Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 21/2: Dầu giảm do sự lây lan của corona bên ngoài Trung Quốc

TT năng lượng TG ngày 21/2: Dầu giảm do sự lây lan của corona bên ngoài Trung Quốc

 Giá dầu giảm trong ngày hôm nay do lo sợ ngày càng tăng về nhu nhiên liệu do bệnh dịch Covid 19 bắt nguồn từ Trung Quốc tiếp tục lây lan bên ngoài quốc gia này, trong khi các nhà sản xuất dầu lớn không linh hoạt sớm thực hiện hành động cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường.
Dầu thô Brent đã giảm 24 US cent hay 0,4% xuống 59,07 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 25 US cent hay 0,5% xuống 53,63 USD/thùng.
Trong ngày hôm nay chính quyền Hàn Quốc đã khẳng định 52 cơ nhiễm virus corona mới. Đường phố của thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc đã bị bỏ hoang sau khi hàng chục người tại đó được thừa nhận có mầm bệnh, trong những gì chính quyền mô tả là một sự kiện “siêu lan rộng”.
Tại riêng Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, số trường hợp nhiễm mới cũng tăng so ngày trước đó ngay cả khi Bắc Kinh áp dụng những nỗ lực hạn chế sự lây lan.
Christopher Wood, nhà chiến lược tại Jefferies cho biết một rủi ro là liệu sự lây lan có tăng lên khi mọi người trở lại làm việc trên đại lục không, vì họ bắt đầu làm việc dù ở rất xa nơi trung tâm dịch bệnh. Ông bổ sung, một nguy cơ khác là việc khôi phục hoạt động kinh tế tại đại lục mất hiều thời gian hơn trường hợp bệnh SARS trong năm 2003, khi Bắc Kinh chọn ưu tiên chống lại dịch bệnh hơn mục tiêu tăng trưởng GDP.
Bổ sung áp lực cho giá dầu là đồng USD mạnh do nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Đồng bạc xanh mạnh hơn thường khiến dầu đắt hơn cho những người sử dụng đồng tiền khác.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết các nhà sản xuất dầu toàn cầu đã hiểu ra rằng hiện nay không có ý nghĩa khi OPEC+ tổ chức nhóm họp trước, kế hoạch trước đó vào đầu tháng 3/2020.
Tổ chức OPEC+ đã hạn chế nguồn cung ra thị trường để hỗ trợ giá trong vài năm qua và nhiều nhà phân tích dự kiến họ sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn.
Trong khi đó, giá thay đổi ít bởi căng thẳng tại Trung Đông sau khi Saudi Arabia cho biết họ đã chặn đứng và phá hủy một vài tên lửa đạn đạo do quân Houthi phóng vào các thành phố của Saudi Arabia.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm do dự báo thời tiết ít lạnh hơn
Khí tự nhiên của Mỹ giảm trong phiên đêm qua, giảm ngày thứ 2 liên tiếp do dự đoán thời tiết trở lại tương đối ấm, bất chấp một báo cáo liên bang cho thấy dự trữ khí giảm nhiều hơn bình thường.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn giao dịch New York giảm 3,5 US cent hay 1,8% đóng cửa tại 1,920 USD/mmBtu.
Trước đó trong phiên giá đã lên trên mức cao nhất một tháng tại 2,025 USD/mmBtu sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ khí đốt giảm 151 tỷ feet khối (bcf) trong tuần kết thúc vào ngày 14/2/2020, nhiều hơn một chút so với dự báo giảm 147 bcf trong một thăm dò của Reuters, và so với mức sụt giảm 163 bcf trong cùng tuần năm ngoái.
Kể từ khi đạt mức cao nhất 8 tháng tại 2,905 USD/mmBtu trong đầu tháng 11/2019, giá kỳ hạn đã giảm khoảng 32% do sản lượng kỷ lục và thời tiết ôn hòa.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 21/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

53,4621

-0,1208

-0,22 %

-6,65%

Dầu Brent

USD/thùng

58,8941

-0,2831

-0,48 %

-12,25%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8947

0,00

0,22%

-30,27%

Xăng

USD/gallon

1,6514

-0,0065

-0,39 %

2,54%

Dầu đốt

USD/gallon

1,6883

0,0013

0,08 %

-16,84%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore

 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Singapore trong công tác quản lí thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore
 
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Singapore trong công tác quản lí thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore - Ảnh 1.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)
 
Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore
 
Mục đích kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Singapore nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách:
 
- Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước kí kết hiệp định.
 
- Khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước kí kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
 
Ngoài ra, các hiệp định này còn tạo khuôn khổ pháp lí cho việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Singapore trong công tác quản lí thuế quốc tế, nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
 
Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước kí kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hay chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.
 
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản được coi là thuế đánh vào thu nhập.
 
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định.
 
Tại Việt Nam
 
- Thuế thu nhập cá nhân;
 
- Thuế lợi tức ;
 
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
 
- Thuế đối với nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí;
 
- Thuế đối với nhà thầu nước ngoài.
 
Tại Singapore
 
- Thuế thu nhập.
 
Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự, hay về căn bản giống như các loại thuế trên do từng nước kí kết ban hành sau ngày kí.
 
4. Hiệp định này để dùng, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước kí kết sẽ thông báo cho nhau biết những thay đổi cơ bản trong luật thuế của từng Nước.
 
Các thủ tục thỏa thuận song phương
1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước kí kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền tại một, hay cả hai Nước kí kết làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết nơi đối tượng đó đang cư trú, mặc dù trong các luật trong nước của hai Nước kí kết đã qui định những chế độ xử lí khiếu nại.
 
Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không phù hợp với những qui định tại Hiệp định này.
 
 
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lí và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại bằng sự thỏa thuận song phương, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này.
 
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết sẽ cùng nhau cố gắng giải quyết mọi khó khăn, hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng Hiệp định này.
 
4. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết có thể trực tiếp thông báo cho nhau với mục đích nhằm đạt được một thỏa thuận theo nội dung của những khoản trên đây.
 
Nguồn: vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng
Trích: http://vinanet.vn

Nông sản Thái Lan kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc

Nông sản Thái Lan kỳ vọng vào thị trường Trung Quốc

Một cuộc thi sắc đẹp ở Thái Lan lồng ghép thêm phần quảng bá trái cây

Kim ngạch xuất khẩu nông sản Thái Lan sang Trung Quốc có thể sẽ tăng gấp đôi trong quý II do nguồn nhu cầu dự trữ lương thực của bạn hàng tăng mạnh.
 
Ông Visit Limlurcha, Phó chủ tịch Hội đồng Thương mại quốc gia kiêm Chủ tịch Hiệp hội chế biến thực phẩm Thái Lan cho biết: Nếu dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona có thể được kiểm soát ngay trong quý I thì nhu cầu nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong qúy II.
 
Hiện kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt trung bình 1 nghìn tỷ bạt hàng năm. Trong khi đó, thị phần nội địa đạt khoảng 2 nghìn tỷ bạt và dư địa trong nước vẫn có thể mở rộng thêm do dân số Thái Lan đã đạt mốc 70 triệu người và hàng năm đón thêm khoảng 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm.
 
Thái Lan hiện đứng trong tốp những nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với gạo chiếm khoảng 17,5% thị phần thế giới, tiếp theo là thịt gà, đường, cá ngừ chế biến, bột sắn và tôm. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Malaysia và Philippines.
 
 
Biểu đồ mô tả thị phần nhập khẩu mặt hàng trái cây của Trung Quốc năm 2018
Theo ông Visit, mặc dù dự kiến nhu cầu nông sản từ Trung Quốc sẽ tăng đột biến nhưng Thái Lan vẫn duy trì mục tiêu xuất tăng trưởng 5% trong năm nay, đạt 34,9 tỷ USD, tương đương 1,02-1,06 nghìn tỷ bạt.
 
Nguyên nhân là tình trạng hạn hán trên diện rộng vẫn đang là một mối đe dọa chính. Theo đó, dự báo khô hạn sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực sản xuất nông nghiệp chủ lực bao gồm dứa, dừa, nhãn, chôm chôm, vải thiều, ngô bao tử và ngô ngọt.
 
Ông Visit cho biết, mệnh giá đồng bạt tăng so với đồng đô la Mỹ hiện vẫn là mối bận tâm hàng đầu đối với các nhà xuất khẩu trong nước, khiến xói mòn kim ngạch xuất khẩu nông sản khoảng 35 tỷ bạt.
 
 
Mặt hàng trái cây của Thái Lan xuất sang Trung Quốc tăng liên tục qua các năm
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thái Lan đã giảm 3,8% quy theo đồng bạt, xuống còn 1,025 nghìn tỷ bạt nhưng tăng 0,2% tính theo đồng USD, lên 33,1 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu lên tới 401 tỷ bạt, giảm 0,1%.
 
Năm nay một số ngành hàng dự kiến sụt giảm sản lượng là gạo, giảm 22%, đường (-13,7%), cá ngừ đóng hộp (-6%), tôm (-9,2%) và dứa (-15,7%).
 
Năm ngoái, Trung Quốc là nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan, bằng cả bốn nước Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam gộp lại, đạt kim ngạch lên tới 151 tỷ bạt, tăng 34% so với năm 2018.
Nguồn: Hà Dương/nongnghiep.vn
Trích: http://vinanet.vn

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản tháng 1/2020 giảm gần 25%

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản tháng 1/2020 giảm gần 25%

 Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam trong tháng 1/2020 sụt giảm mạnh 34,5% so với tháng 12/2019 và cũng giảm 24,7% so với tháng 1/2019, đạt 117,78 triệu USD. 
Các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam gồm có: NaUy, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc; trong đó nhập khẩu từ Độ nhiều nhất 20,52 triệu USD, chiếm 17,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, giảm 8,9% so với tháng 12/2019, nhưng vẫn tăng 15,5% so với tháng 1/2019.
Thủy sản nhập khẩu từ thị trường Na Uy sụt giảm mạnh 35,3% so với tháng 12/2019 và giảm 26% so với tháng 1/2019, đạt 14,71 triệu USD, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước.
Nhập khẩu từ thị trường Indonesia cũng giảm mạnh 42,2% so với tháng 12/2019 và giảm 10% so với tháng 1/2019, đạt 12,55 triệu USD, chiếm 10,7%. Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng giảm tương ứng 38,6% và 29,5%, đạt 10,75 triệu USD, chiếm 9,1%.
Trong tháng đầu năm 2020, chỉ có 4 thị trường nhập khẩu thủy sản tăng kim ngạch so với tháng 1/2019, trong đó ngoài thị trường Ấn Độ nêu trên, còn có thị trường Đan Mạch tăng 36,3%, đạt 2,67 triệu USD; Nhật Bản tăng 3,9%, đạt 9,69 triệu USD; Thái Lan tăng 2,3%, đạt 1,63 triệu USD; còn lại tất cả các thị trường khác đều giảm kim ngạch so với tháng 1/2019; trong đó giảm mạnh ở các thị trường như: Singapore giảm 95,4%, đạt 0,04triệu USD; Anh giảm 70,6%, đạt 0,9 triệu USD; Nga giảm 61,6%, đạt 3,86 triệu USD; Hàn Quốc giảm 56,9%, đạt 3,04 triệu USD.

 

Nhập khẩu thủy sản tháng 1/2020

(Theo số liệu công bố ngày 12/2/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 1/2020

So với tháng 12/2019 (%)

So với tháng 1/2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch NK

117.783.808

-34,54

-24,66

100

Ấn Độ

20.518.553

-8,86

15,5

17,42

Na Uy

14.709.557

-35,32

-25,98

12,49

Indonesia

12.547.476

-42,24

-9,97

10,65

Trung Quốc đại lục

10.750.906

-38,62

-29,51

9,13

Nhật Bản

9.688.479

-43,18

3,94

8,23

Đài Loan (TQ)

8.193.472

11,15

-14,65

6,96

Mỹ

6.256.131

-23,19

-19,84

5,31

EU

4.298.920

-35,74

-23,17

3,65

Nga

3.856.549

-64,35

-61,6

3,27

Hàn Quốc

3.043.477

-52,21

-56,91

2,58

Chile

2.901.416

-57,95

-23,06

2,46

Đan Mạch

2.674.785

-10,55

36,27

2,27

Canada

1.920.603

10,21

-32,68

1,63

Thái Lan

1.630.101

-51,48

2,27

1,38

Anh

903.779

-50,15

-70,58

0,77

Ba Lan

524.960

-60,98

-6,39

0,45

Malaysia

513.220

-48,07

-28,12

0,44

Myanmar

495.556

-0,6

-3,52

0,42

Philippines

203.935

-63,96

-27,99

0,17

Ireland

195.396

-63,9

 

0,17

Singapore

43.731

-86,33

-95,44

0,04

 Nguồn: VITIC

 Trích: http://vinanet.vn

Bộ Công Thương đề nghị rà hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây qua biên giới

Bộ Công Thương đề nghị rà hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây qua biên giới

 Ngày 18/02/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có công văn hỏa tốc gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát công tác sản xuất để điều hành hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây qua biên giới đất liền phía Bắc.
 
Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra đã có tác động nhiều mặt tới nền kinh tế nói chung cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, trái cây. Ngay từ khi dịch bệnh này bắt đầu gây tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây của ta sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương, bằng rất nhiều hình thức (kể cả thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng), đã liên tục cảnh báo, khuyến nghị và hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân liên quan theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu qua các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, điều tiết việc giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
 
Dù đã có nhiều nỗ lực để chuyển đổi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch nhưng xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các chợ biên giới vẫn là phương thức xuất khẩu chủ yếu đối với một số chủng loại nông sản của nước ta, trong đó có nhiều loại trái cây tươi. Việc Chính quyền các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản này. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh nhưng cũng không gây ảnh hưởng quá mức đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 822/BCT-XNK ngày 10 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2020 theo đó cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam - tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
 
Đến nay, lượng hàng hóa nông sản, trái cây được vận chuyển lên các cửa khẩu biên giới phía Bắc để xuất khẩu sang thị trường
 
Trung Quốc đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường và dự kiến dịch bệnh COVID-19 có thể còn kéo dài, các lô hàng nông sản và trái cây của ta, mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng tiến độ đã và đang chậm hơn rất nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 
Trước tình hình đó, để giảm thiểu tối đa những nguy cơ, tác động tiêu cực, đồng thời để có cơ sở điều hành kịp thời, hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản, trái cây qua các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sắt trên cả nước, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị quý Ủy ban phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương triển khai các nội dung sau:
 
Một là, khẩn trương rà soát, thống kê cụ thể, chi tiết sản lượng từng loại hàng nông sản, trái cây đã, đang và sắp thu hoạch, tiêu chuẩn chất lượng, năng lực cạnh tranh của các loại hàng hóa nêu trên để đánh giá khả năng và xây dựng kế hoạch chuyển hướng tiêu thụ. Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục các nỗ lực để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu mới, trong đó có việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tham gia tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mới, góp phần thúc đẩy chuyển hướng thị trường thay thế trong bối cảnh hiện nay.
 
Hai là, đánh giá lại tình hình và chủ động kế hoạch điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19, theo đó:
 
- Đối với các loại nông sản, trái cây đang dựa mạnh vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (như thanh long và dưa hấu), có biện pháp khuyến nghị người nông dân điều tiết sản lượng, ít nhất là không sử dụng các cách thức để gia tăng sản lượng vào thời điểm này.
 
- Đối với những diện tích chưa gieo trồng, xem xét chuyển sang các loại nông sản khác dễ tiêu thụ hơn như chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh COVID-19 ngày 03 tháng 02 năm 2020.
 
Ba là, tiếp tục phối hợp chủ động, tích cực và chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc khuyến nghị các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn:
 
 
- Theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và đối tác phía Trung Quốc có khả năng nhận hàng; liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm… Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực tại các địa phương ưu tiên cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho các lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.
 
- Chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, trái cây, đồng thời triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, quy cách đóng gói (bao bì, nhãn mác) cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với các nước nhập khẩu để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành liên quan thực hiện công tác chuyển hướng thị trường thay thế một cách hiệu quả, kịp thời.
 
Số liệu, thông tin đề nghị gửi về Bộ Công Thương (thông qua Cục Xuất nhập khẩu - địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; thư điện tử e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ) chậm nhất là ngày 23 tháng 02 năm 2020; tình hình, kết quả triển khai các nội dung đề nghị cập nhật thường xuyên về Bộ Công Thương để kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thống nhất thực hiện.

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công Thương

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385168
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2012
4123
6135
2330825
85114
4385168

Your IP: 3.129.39.85
Server Time: 2024-11-25 11:24:15

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 39 guests and no members online