Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Xuất khẩu sắt thép chủ yếu sang thị trường các nước Đông Nam Á

Xuất khẩu sắt thép chủ yếu sang thị trường các nước Đông Nam Á

 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắt thép đạt 6,04 triệu tấn, thu về 3,86 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu sắt thép tháng 11/2019 đạt 653.851 tấn, trị giá 368,81 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 9,1% về kim ngạch so với tháng 10/2019 và cũng tăng 18,3% về lượng nhưng giảm 4,5% về kim ngạch so với tháng 11/2018.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sắt thép đạt 6,04 triệu tấn, thu về 3,86 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân sắt thép tháng 11/2019 đạt mức 564,1 USD/tấn, giảm 10,5% so với tháng 10/2019 và giảm 19,3% so với tháng 11/2018. Tính trung bình trong 11 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân sắt thép đạt mức 639,3 USD/tấn, giảm 12,3% so với 11 tháng đầu năm 2018.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia nhiều nhất, chiếm 25,9% trong tổng lượng và chiếm 23,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, với 1,56 triệu tấn, tương đương 913,93 triệu USD, giá trung bình 584,8 USD/tấn, tăng 26,1% về lượng, tăng 14,7% về kim ngạch nhưng giảm 9% về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia chiếm gần 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 800.812 tấn, trị giá 531,67 triệu USD, giá trung bình 663,9 USD/tấn, tăng 31,2% về lượng, tăng 11,4% về kim ngạch nhưng giảm 15% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến thị trường Malaysia chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 677.821 tấn, thu về 421,32 triệu USD, giá 621,6 USD/tấn tăng 20,7% về lượng và tăng 8,3% về kim ngạch nhưng giảm 10,2% về giá.
Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang hầu hết các thị trường bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: U.A.E giảm 62,4% về lượng và giảm 74,6% về kim ngạch, đạt 6.374 tấn, tương đương 4,78 triệu USD; Ai Cập giảm 64,5% về lượng và giảm 66,7% về kim ngạch, đạt 1.510 tấn, tương đương 1,04 triệu USD; Bangladesh giảm 64,8% về lượng và giảm 66,1% về kim ngạch, đạt 2.538 tấn, tương đương 1,57 triệu USD; Ấn Độ giảm trên 65% cả về lượng và kim ngạch, đạt 71.528 tấn, tương đương 59,41 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Trung Quốc tăng mạnh nhất gấp 46 lần về lượng và tăng gấp 15,7 lần về kim ngạch (đạt 310.912 tấn, tương đương 138,79 triệu USD); Brazil tăng 159,9% về lượng và tăng 145,6% về kim ngạch (đạt 5.761 tấn, tương đương 5,24 triệu USD); Nhật Bản tăng 95,7% về lượng và tăng 52,4% về kim ngạch (đạt 192.527 tấn, tương đương 109,47 triệu USD).

 Xuất khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm 2019

Thị trường

11 tháng đầu năm 2019

So với cùng kỳ năm trước (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Tổng cộng

6.038.240

3.860.196.199

4,43

-8,41

Campuchia

1.562.786

913.932.959

26,11

14,71

Indonesia

800.812

531.667.286

31,17

11,36

Malaysia

677.821

421.321.931

20,68

8,34

Mỹ

366.391

297.704.092

-58,21

-59,98

Thái Lan

344.354

210.662.947

8,55

-1,33

Hàn Quốc

208.914

141.476.409

-18,61

-18,37

Trung Quốc đại lục

310.912

138.787.742

4,498,61

1,477,78

Đài Loan (TQ)

199.151

112.471.062

-43,57

-40,1

Philippines

225.962

110.246.944

-29,46

-39,38

Nhật Bản

192.527

109.471.157

95,71

52,39

Bỉ

146.523

96.352.445

-41,18

-49,97

Lào

113.778

79.739.216

7,54

1,24

Ấn Độ

71.528

59.409.299

-65,6

-65,03

Italia

83.528

58.539.496

29,32

-15,34

Tây Ban Nha

59.158

46.499.597

30,85

36,9

Australia

33.050

26.102.079

-32

-33,41

Pakistan

50.441

25.797.907

44,52

23,57

Anh

28.629

21.920.064

-57,8

-59,96

Myanmar

30.078

21.654.165

-16,45

-17,44

Singapore

36.866

21.097.441

48,76

-1,48

Nga

5.292

5.421.172

-35,71

-36,77

Brazil

5.761

5.238.877

159,86

145,6

Saudi Arabia

6.820

4.860.898

-4

-13,36

U.A.E

6.374

4.784.946

-62,42

-74,55

Thổ Nhĩ Kỳ

1.700

2.317.350

8,9

-1,45

Đức

1.170

1.900.050

-21,48

-42,91

Bangladesh

2.538

1.574.922

-64,75

-66,07

Achentina

711

1.305.758

 

 

Ai Cập

1.510

1.036.548

-64,52

-66,68

Hồng Kông (TQ)

204

667.122

-15

-5,85

Kuwait

601

484.798

 

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 16/12: Dầu giảm nhưng gần mức cao nhất trong 3 tháng

TT năng lượng TG ngày 16/12: Dầu giảm nhưng gần mức cao nhất trong 3 tháng

 Giá dầu giảm nhưng vẫn gần mức cao nhất trong 3 tháng sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý một thỏa thuận thương mại ban đầu, một động thái có thể kích thích nhu cầu dầu và thúc đẩy dòng chảy thương mại.
Mỹ và Trung Quốc đã làm dịu cuộc chiến thương mại của họ, trong ngày 13/12 thông báo thỏa thuận “giai đoạn 1” giảm một số thuế quan của Mỹ đổi lại những gì quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ tăng vọt mua sản phẩm nông nghiệp Mỹ và các hàng hóa khác.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 23 US cent hay 0,4% xuống 64,99 USD/thùng, sau khi đóng cửa trong tuần trước gần mức cao nhất trong 3 tháng. Dầu thô WTI giảm 23 US cent hay 0,4% xuống 59,84 USD/thùng.
Michael McCarthy, nhà chiến lược thị trường tại CMC Markets cho biết “dường như thị trường hiện nay đã định giá thỏa thuận giai đoạn 1 vì thế chúng ta sẽ cần thêm tin tức nếu chúng ta thúc đẩy vượt qua mức kỹ thuật quan trọng của dầu thô trong tương lai”.
Thỏa thuận ở phút cuối đã ngăn cản việc áp thuế bổ sung với tổng 160 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc đã nâng giá dầu trong ngay 13/12, nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng trong ngày hôm nay do họ đợi chi tiết của thỏa thuận thương mại vẫn chưa được ký chính thức.
Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ cho biết thỏa thuận này sẽ tăng gần gấp đôi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong 2 năm tới.
Ủy ban thuế quan hải quan của Hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết rằng họ đã dừng bổ sung thuế với một số hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, lo ngại về kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại đã gây lo lắng cho nhu cầu dầu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này, sau khi các nguồn tin cho biết Trung Quốc dự định thiết lập mục tiêu tăng trưởng chậm hơn khoảng 6% trong năm 2020 từ 6 - 6,5% trong năm nay.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 16/12/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

59,9498

-0,0273

-0,05 %

20,19%

Dầu Brent

USD/thùng

65,1210

0,1011

0,16 %

9,24%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,3141

0,0116

0,50 %

-34,38%

Xăng

USD/gallon

1,6591

0,0021

0,13 %

17,61%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9864

-0,0019

-0,10 %

8,75%

 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Sản xuất tại mỏ dầu El Feel của Libya khởi động dần dần

Sản xuất tại mỏ dầu El Feel của Libya khởi động dần dần

 Sản xuất tại mỏ El Feel công suất 70.000 thùng/ngày của Libya đã được khởi động trong ngày 11/12 sau khi bị đóng cửa do một van đóng.
Một kỹ sư tại mỏ này trả lời Reuters “cho tới nay chúng tôi chưa đạt được tốc độ bình thường, khả năng đạt được tổng sản lượng vào ngày 12/12”.
Công ty dầu nhà nước NOC có thể không bình luận ngay. Nhưng một trang web liên kết với nhà điều hành mỏ dầu, Mellitah Oil và Gas, một liên doanh giữa NOC và Eni SpA của Italy cho biết El Feel đã mở lại. Trang web này cho biết “mỏ dầu El Feel đã khôi phục hoạt động và trở lại sản xuất ở mức độ bình thường”. Một trang web khác đưa thông tin về dầu của Libya cũng báo cáo mở lại mỏ dầu này.
Tuần trước NOC cho biết một van đã bị đóng trên đường ống xuất khẩu từ El Feel (chạy hàng trăm km từ mỏ dầu này tới bờ biển Địa Trung Hải ở miền bắc).
Sự gián đoạn này tiếp theo sau một thời điểm dừng khác tại El Feel trong tuần trước gây ra bởi các cuộc đụng độ giữa các nhóm liên kết với các phe phái chính trị đối thủ tranh đua để kiểm soát thủ đô Tripoli.
Trong những năm gần đây, sản lượng dầu của Libya đã bị gián đoạn bởi phong tỏa, các cuộc tấn công và biểu tình tại một loạt mỏ dầu, đường ống dẫn và các cảng, mặc dù những tháng gần đây sản lượng khá ổn định.
 Theo chủ tịch NOC, sản lượng dầu hiện nay của NOC khoảng 1,25 - 1,3 triệu thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Phần thưởng của U22 Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi đạt HCV SEA Games 30

Phần thưởng của U22 Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi đạt HCV SEA Games 30

 Nghị định 152/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực cuối năm 2018 quy định về một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Vào tối 10/12/2019, đội tuyển U22 của Việt Nam đã làm nức lòng người hâm mộ cả nước khi dành tấm Huy chương vàng môn Bóng đá nam tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 (SEA Games 30) - hoàn thành giấc mơ Vô địch của người Việt sau gần 60 năm.
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 152/2018/NĐ-CP của Chính phủ chỉ rõ mức tiền thưởng mà U22 Việt Nam nhận được sau thành tích này:
Tại SEA Games 30, mức thưởng đối với vận động viên:
- Đạt huy chương vàng là 45 triệu đồng
- Đạt huy chương bạc là 35 triệu đồng
- Đạt huy chương đồng là 20 triệu đồng
- Phá kỷ lục thưởng thêm 20 triệu đồng.
Trong khi đó, khoản 4 Điều 8 của Nghị định quy định:
Vận động viên lập thành tích thi đấu trong các môn thể thao có nội dung thi đấu tập thể được hưởng mức thưởng bằng số lượng người được thưởng theo quy định của điều lệ giải nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Bóng đá nam là một trong những môn thi đấu tập thể. Do đó, mức tiền thưởng nêu trên là mức thưởng với cá nhân mỗi cầu thủ trong đội bóng.
Lưu ý: Trên đây chỉ là mức thưởng của Nhà nước đối với các cầu thủ đạt huy chương tại SEA Games, cũng như vận động viên của các môn thi đấu khác, không tính khoản thưởng đến từ các tổ chức, cá nhân khác.
Trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu, huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia hưởng 505.000 đồng/người/ngày; huấn luyện viên đội tuyển quốc gia hưởng 375.000 đồng/người/ngày; huấn luyện viên trưởng đội tuyển trẻ quốc gia hưởng 375.000đồng/người/ngày.
Về vấn đề nộp thuế của các cầu thủ sau khi nhận thưởng, theo khoản 10 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, chỉ những thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, thu nhập từ nhận quà tặng là tiền thì không thuộc diện thu nhập chịu thuế. Nếu các cầu thủ, ban huấn luyện được thưởng bằng ô tô sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trên thu nhập tính thuế.
Nghị định này được hướng dẫn bởi Quyết định 2112/QÐ-BVHTTDL
Nguồn: VITIC
Trích: http://vinanet.vn
 

Tăng trưởng khu vực Đông Nam Á dự báo đạt 4,5% năm 2020

Tăng trưởng khu vực Đông Nam Á dự báo đạt 4,5% năm 2020

 Theo Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Nam Á (Economic Update: South- East Asia) mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ giảm từ 5,1% năm 2018 xuống 4,5% năm 2019 và không thay đổi vào năm 2020, trong bối cảnh nhiều nguy cơ căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại.
Từ đó, triển vọng xuất khẩu và đầu tư tư nhân được nhận định là sẽ đầy thách thức và tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP chung của khu vực. 
Thực tế, tăng trưởng khu vực đã chậm lại kể từ năm 2018 và tiếp tục trì trệ trong quý 3/2019, với mức tăng trưởng GDP trên toàn khu vực Đông Nam Á chỉ tăng ở mức 4,5% so với cùng kỳ, từ 4,4% trong quý 2/2019. Xung đột thương mại Mỹ-Trung là tác nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp này, điều này cho thấy những bất ổn thương mại vẫn là một lực cản chính trong sản xuất, xuất khẩu và đầu tư.
 

Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi căng thẳng thương mại đang diễn ra, tiêu biểu như Singapore cũng chỉ tránh được tình trạng suy thoái kỹ thuật trong quý 3/2019. Việt Nam là trường hợp ngoại lệ khi được hưởng lợi từ một số hiệu ứng chuyển hướng thương mại do chiến tranh thương mại gây ra. Tuy nhiên, đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,6% vào năm 2020, từ mức 7% vào năm 2019, do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc yếu hơn và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng. 

Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á – Oxford Economics - cho biết: “Mặc dù đã có một số tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sự bất hòa giữa hai nước vẫn còn cao và phần lớn các mức thuế quan áp đặt khó có thể sớm được dỡ bỏ. Bên cạnh nhu cầu nội địa Trung Quốc chậm hơn, triển vọng xuất khẩu khu vực và đầu tư tư nhân sẽ vẫn còn nhiều thách thức. Do đó, chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á sẽ ở mức khiêm tốn 4,5% vào năm 2020, không thay đổi so với năm 2019.” 
Trong bối cảnh, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ôn hòa hơn, lạm phát thấp và triển vọng kinh tế xấu đi, các ngân hàng trung ương khu vực đã chuyển sang một chiến lược phù hợp hơn. 
Philippines, Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bp) trong các quý tới, theo sau là biện pháp kích thích tài khóa để bổ sung cho các nỗ lực của ngân hàng trung ương trong việc làm giảm tốc độ suy thoái kinh tế. 
Tuy nhiên, không gian tài khóa sẽ khác nhau giữa các nước trong khu vực. Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines dự kiến sẽ tung ra các xung lực tài khóa mạnh mẽ hơn. Sau khi triển khai một loạt thặng dư tài khóa, Singapore đã sẵn sàng để thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ. Trong bối cảnh môi trường thương mại thiếu chắc chắn, Chính phủ Singapore có thể sẽ công bố các biện pháp như phát hanhf tiền mặt và hỗ trợ tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong ngân sách của năm tới.
Ngược lại, cả Việt Nam và Malaysia đều bị hạn chế, với mức nợ công hiện tại. Ở Malaysia, mặc dù đã công bố ngân sách mở rộng nhẹ cho năm 2020, chính phủ nước này vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào việc củng cố tài khóa và các rủi ro trượt dốc tài chính, cho thấy giới hạn tài chính để được hỗ trợ thêm. 
Cũng theo báo cáo này, nền kinh tế Indonesia tăng trưởng 5% so với cùng kỳ trong quý 3/2019, không thay đổi so với quý trước, được hỗ trợ bởi sự đóng góp từ thương mại ròng tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, các chính sách nới lỏng tiền tệ và các biện pháp tài khóa có thể sẽ ngăn chặn sự giảm tốc đáng kể trong chi tiêu tư nhân và tác động đến tăng trưởng GDP của Indonesia. Theo đó, tăng trưởng GDP của Indonesia dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 4,9% trong năm tới từ mức 5% vào năm 2019. 
 
Trong khi đó, GDP của Malaysia được dự báo đạt mức 4% vào năm 2020, thấp hơn so với mức 4,4% vào năm 2019, trong bối cảnh môi trường bên ngoài chập chạp và những cơn gió thương mại yếu dần. Do tăng trưởng GDP chậm lại, chính phủ có thể sẽ thực hiện nhiều chính sách nới lỏng tiền tệ hơn để hỗ trợ tăng trưởng.
“Chúng tôi dự đoán căng thẳng thương mại đang diễn ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng chung của các nền kinh tế Đông Nam Á. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy yếu, các biện pháp tài khóa hỗ trợ được cho rằng sẽ giúp cải thiện tăng trưởng GDP ở một số nền kinh tế, mặc dù sẽ chỉ ở mức độ vừa phải. Nhìn chung, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á năm 2019 và 2020 vẫn được đặt dưới mức tiềm năng 4,5%”, ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc nhận định.
Nguồn: Nguyễn Hường/Congthuong.vn
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386653
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3497
4123
7620
2330825
86599
4386653

Your IP: 3.144.235.138
Server Time: 2024-11-25 21:36:31

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 66 guests and no members online