Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Hàng hóa TG sáng 12/12/2019: Giá dầu giảm; vàng, đồng, cà phê…tăng

Hàng hóa TG sáng 12/12/2019: Giá dầu giảm; vàng, đồng, cà phê…tăng

 Phiên 11/12/2019 trên thị trường quốc tế (kết thúc vào rạng sáng 12/12/2019 giờ Việt Nam), vàng tăng do Fed giữ nguyên lãi suất, đồng tăng do kỳ vọng vào các chương trình kích thích kinh tế của Trung Quốc trong khi dầu giảm bởi dấu hiệu nguồn cung tăng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo tồn trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giảm 62 US cent xuống 63,72 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas (WTI) giảm 48 US cent xuống 58,76 USD/thùng.
Theo EIA, tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần vừa qua tăng 822.000 thùng lên 447,9 triệu thùng, trái với dự báo của giới phân tích là giảm 2,8 triệu thùng. Con số này cao hơn khoảng 4% so với mức trung bình 5 năm qua. Tuy nhiên, theo EIA, trong tuần trước, tồn trữ dầu tại các kho ở Cushing (Oklahoma, Mỹ) - trung tâm phân phối dầu WTI - giảm 3,4 triệu thùng, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2018.
Thống kê cũng cho thấy tồn trữ xăng của Mỹ tăng 5,4 triệu thùng, gấp hơn 2 lần mức dự kiến trước đó của các nhà phân tích. Phil Flynn, nhà phân tích thuộc công ty Price Futures Group ở Chicago (Mỹ) nhận định những cơn bão mùa Đông đã gây ra tình trạng tuyết lớn tại một số bang của Mỹ vào tuần trước, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng và khiến lượng tồn trữ gia tăng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu đối với dầu thô của tổ chức này sẽ ở mức trung bình 29,58 triệu thùng/ngày trong năm tới, thấp hơn sản lượng của OPEC trong tháng 11/2019.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục gây rủi ro lên triển vọng về nhu cầu dầu, khi thời hạn 15/12/2019 mà Mỹ dự kiến áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang đến gần.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất - động thái khiến lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD cùng giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7%, lên 1.474,62 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,5%, lên 1.475 USD/ounce.
Sau ba lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 7/2019, tại kỳ họp tháng 11/2019, Fed duy trì mức lãi suất ổn định trong khoảng 1,5%-1,75%. Ủy ban Thị trường mở liên bang - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - cho rằng, quan điểm về chính sách tiền tệ hiện nay là thích hợp để hỗ trợ sự mở rộng liên tục của hoạt động kinh tế, các điều kiện thị trường lao động thuận lợi, và lạm phát gần với mục tiêu 2%. Ngay sau quyết định của Fed, vàng tăng mạnh, có lúc vượt 1.475 USD/ounce.
Về một số thông tin có tác động lên thị trường vàng, các cố vấn kinh tế và thương mại hàng đầu của Nhà Trắng dự kiến sẽ gặp Trump trong những ngày tới để thảo luận về việc liệu có trì hoãn việc áp thuế mới của Mỹ hay không. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ và họp báo đầu tiên khi Christine Lagarde làm chủ tịch vào hôm thứ năm.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng chạm mức cao nhất gần 5 tháng do hy vọng Mỹ sẽ trì hoãn kế hoạch tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trên sàn London, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 0,9% lên 6.156 USD/tấn vào cuối phiên, sau có lúc khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 19/7/2019.
Đồng được sử dụng như một chỉ số quan trộng đánh giá sức khỏe kinh tế thế giới. Do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài nên giá đồng đang tăng chậm lại, tính từ đầu năm 2019 đến nay chỉ còn tăng 2,4%. Lượng đồng lưu kho trên sàn London hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019, là 181.700 tấn.
Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế dự báo thị trường này sẽ thiếu hụt 320.000 tấn đồng trong năm nay, nhưng đến năm 2020 sẽ dư thửa 281.000 tấn.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 0,3% trong phiên vừa qua, lên 1.760 USD/tấn, kẽm giảm 0,2% xuống 2.222 USD/tấn, trong khi chì tăng 1,6% lên 1.937 USD/tấn.
Với nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc biến động giữa bối cảnh thị trường kỳ vọng việc các ngân hàng nước này tăng cường cho vay có thể giúp nhu cầu hàng hóa hồi phục.
Cuối phiên vừa qua, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 659 CNY/tấn, mặc dù trước đó có lúc giảm 1,5% xuống 645 CNY (91,63 USD)/tấn). Thép cây kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 0,7% lên 3.537 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.735 CNY/tấn.
Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, các ngân hàng nước này đã gia tăng 1,39 nghìn tỷ CNY các khoản vay mới trong tháng 11/2019, tăng mạnh so với tháng trước đó.
Dự báo nhu cầu kim loại đen của Trung Quốc sẽ tăng trong năm 2020 do hoạt động xây dựng sôi động nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê biến động trái chiều. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York kết thúc phiên tăng 1,9 US cent, hay 1,4%, lên 1.352 USD/lb, trong phiên có lúc giá đạt 1.3685 USD, cao nhất kể từ tháng 9/2017; rubusta kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London giảm 26 USD hay 2,7% xuống 1.427 USD/tấn.
Giá arabica tăng bởi dự báo thiếu hụt nguồn cung trong niên vụ 2019/20 và lo lắng về thời tiết khô hạn tại Brazil trong tháng 10/2019 có thể hạn chế sản lượng trong năm 2020/21.
Ngân hàng Rabobank dự báo nhu cầu cà phê arabica vẫn cao, nhất là những loại chất lượng tốt.
Các nhà xuất khẩu cà phê của Brazil đã xuất khẩu 2,8 triệu bao cà phê (60 kg/bao) trong tháng 11/2019, thấp hơn 22% so với cùng tháng năm trước và cũng thấp hơn 16% so với tháng 10/2019.
Đường giảm giá trong phiên vừa qua. Tại New York, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,04 US cent xuống 13,42 US cent/lb vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt 13,51 US cent, cao nhất kể từ tháng 11/2018. Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London giảm 0,6, USD hay 0,3%, xuống 351,9 USD/tấn, mặc dù trước đó có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2019, là 353,9 USD/tấn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tỷ lệ tồn kho và sử dụng đường trong niên vụ 2018/19 là 14,5%, không đổi so với dự báo tháng trước. Trong khi đó, USDA nâng dự báo tỷ lệ này trong vụ 2019/20 lên 13,5% so với 10,5% đưa ra ở dự báo trước.
Đối với mặt hàng cao su, giá biến động trái chiều giữa các thị trường. Tại Tokyo, giá giảm bởi các nhà đầu tư chờ đợi có thêm thông tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi thời hạn áp thuế mới đang đến gần.
Kết thúc phiên vừa qua, cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Tokyo giảm 0,2 JPY xuống 198,2 JPY (1,82 USD)/kg; trong khi đó trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 20 CNY lên 13.275 CNY (1.886 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới  
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

58,76

-0,48

 

Dầu Brent

USD/thùng

63,72

-0,62

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.970,00

-150,00

-0,37%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,26

+0,02

+0,67%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

163,50

+0,89

+0,55%

Dầu đốt

US cent/gallon

193,44

+0,56

+0,29%

Dầu khí

USD/tấn

579,00

-11,25

-1,91%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.790,00

-120,00

-0,21%

Vàng New York

USD/ounce

1.477,62

+9,1

+0,7%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.137,00

+27,00

+0,53%

Bạc New York

USD/ounce

16,95

+0,11

+0,63%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,10

+0,80

+1,37%

Bạch kim

USD/ounce

939,04

-0,90

-0,10%

Palađi

USD/ounce

1.913,24

+0,33

+0,02%

Đồng New York

US cent/lb

279,35

+0,40

+0,14%

Đồng LME

USD/tấn

6.156,00

+56,00

+0,92%

Nhôm LME

USD/tấn

1.760,00

+5,00

+0,28%

Kẽm LME

USD/tấn

2.222,00

-5,50

-0,25%

Thiếc LME

USD/tấn

17.290,00

-100,00

-0,58%

Ngô

US cent/bushel

371,75

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

518,25

-1,00

-0,19%

Lúa mạch

US cent/bushel

293,00

-0,75

-0,26%

Gạo thô

USD/cwt

12,43

-0,02

-0,16%

Đậu tương

US cent/bushel

893,50

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

299,50

+0,20

+0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,75

+0,04

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

462,80

-5,20

-1,11%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.568,00

-17,00

-0,66%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

135,20

+1,90

+1,43%

Đường thô

US cent/lb

13,42

-0,04

-0,30%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,25

-0,60

-0,61%

Bông

US cent/lb

65,88

-0,05

-0,08%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

396,60

+3,90

+0,99%

Cao su TOCOM

JPY/kg

198,40

+0,20

+0,10%

Ethanol CME

USD/gallon

1,32

-0,02

-1,20%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn

Để nông sản Việt “đàng hoàng” vào thị trường Trung Quốc

Để nông sản Việt “đàng hoàng” vào thị trường Trung Quốc

Các xe container làm thủ thục thông quan tại cửa khẩu đường bộ Kim Thành (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

 Xuất khẩu nông sản chính ngạch và có truy xuất nguồn gốc là yêu cầu tất yếu để khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đạt gần 10.000 USD/người/năm. Vì vậy, yêu cầu lựa chọn thực phẩm của người dân tại đây không còn đơn giản và dễ dàng như trước đây.
 Điều này nói lên nguồn thực phẩm nhập vào thị trường Trung Quốc phải đảm bảo được truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Do đó, những mặt hàng nông sản của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc phải đáp ứng được các tiêu chí này
 
Truy xuất nguồn gốc trở thành tất yếu
 
Những mặt hàng nông sản của Việt Nam như: thịt lợn, thanh long, dưa hấu, thuỷ sản… vốn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng lớn. Tuy nhiên, trong những năm trước đây, bên cạnh hàng hóa đi bằng đường chính ngạch, được kiểm soát chặt chẽ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc… vẫn còn những chuyến hàng đi bằng đường tiểu ngạch. Điều này dẫn đến rủi ro lớn trong sản xuất và tiêu thụ.
 Theo bà Đỗ Tú Quân, Giám đốc Công ty yến sào Yến Quân (Tp. Hồ Chí Minh), yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành tiêu chí chung của các quốc gia trên thế giới.
 Thị trường Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Không những vậy, đời sống của người dân Trung Quốc hiện nay được nâng cao, nhu cầu thể hiện vị trí xã hội trong các mối quan hệ giao tiếp được đặt lên hàng đầu.
 Do đó, nông sản Việt Nam nói chung, sản phẩm yến sào Việt Nam nói riêng cũng phải tuân theo tiêu chí của người tiêu dùng Trung Quốc. Có như vậy, những sản phẩm của Việt Nam mới hy vọng được giữ chân lâu dài tại thị trường này.
Mặt khác, với trách nhiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặt an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu cũng chính là cách huấn luyện người sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm, người tiêu dùng, tạo thói quen tôn trọng người tiêu dùng. Để từ đó, quen dần với ý thức bán sản phẩm theo yêu cầu, nếu muốn hòa nhập cùng thế giới.
 Hòa nhập với trào lưu tiêu dùng thế giới hiện nay không chỉ là nhu cầu của doanh nghiệp mà còn là điều mà người sản xuất Việt mong muốn. Bởi hàng hóa sản xuất không được thu mua tiêu thụ sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, đồng thời sẽ làm mai một ngành nghề khi nông dân bỏ vườn, treo ao.
 
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit chia sẻ, xuất khẩu nông sản chính ngạch và có truy xuất nguồn gốc là yêu cầu tất yếu để khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam. Khi hàng hóa được lưu thông bằng con đường tiểu ngạch sẽ không còn được mang nhãn mác của Việt Nam. Nó trở thành nguyên liệu thô và được “phù phép” bằng một thương hiệu của quốc gia khác. Như vậy, người sản xuất Việt Nam sẽ thiệt thòi lớn khi muốn quảng bá sản phẩm.
 Ông Nguyễn Lâm Viên cũng cảnh báo các doanh nghiệp Việt nên thâm nhập thị trường thông qua kênh cửa hàng, siêu thị, không nên mua đứt bán đoạn hay qua trung gian. Sau khi thành công ở kênh này, nên tiếp tục bán hàng online qua các kênh Taobao, Alibaba... Bằng cách làm này, hiện nay, Công ty Vinamit đã phủ sóng với hơn 10.000 siêu thị, các kênh thương mại điện tử và 50.000 cửa hàng tiện lợi tại Trung Quốc.
 Thay đổi thói quen sản xuất
 Mặc dù người sản xuất Việt đã dần quen với việc phải làm ra sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng nhưng hiện nay vẫn còn một bộ phận nhỏ sản xuất manh mún, theo tập quán cũ, không nắm bắt thông tin tiêu dùng, thiếu trách nhiệm với sản phẩm làm ra… Đây là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại không đáng có trong xu thế phát triển thông tin, khoa học kỹ thuật hiện nay.
 Theo bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam cũng đã phổ biến rộng rãi đến các hội nông dân địa phương, hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của người tiêu dùng thế giới. Mỗi thị trường đều có tiêu chí tiêu dùng, chứng chỉ chất lượng riêng. Do đó, nông dân Việt Nam không thể sản xuất theo thói quen cũ. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ hàng hóa lớn của Việt Nam, đây là cơ hội lớn và cũng là thách thức khi phải sản xuất với số lượng lớn.
 Do đó, nông dân Việt cần chuyển đổi tư duy sản xuất, khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tăng liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi sản xuất. Bên cạnh đó, Hội Nông dân địa phương, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn về quy trình, thủ tục đăng ký mã vùng sản xuất, mã cơ sở đóng gói nông sản theo quy định.
 Mặt khác, chính quyền địa phương cần vận động, hướng dẫn bà con sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững…, bà Thơm chia sẻ thêm.
 
Dây chuyền chế biến, sơ chế hoa quả xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
 
Với vị trí gần nhau, cơ chế, chính sách đầu tư giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng ngày càng thông thoáng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã trực tiếp đầu tư cơ sở thu mua tại các vùng nguyên liệu nông sản của Việt Nam.
 Ông Thang Thành Vỹ, Hội trưởng Thương hội hoa quả quốc tế thị trấn Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, Thương hội Bằng Tường là đơn vị nhập khẩu trái cây Việt Nam với số lượng lớn. Ông Vỹ thường xuyên đến các vùng nguyên liệu trái cây để tìm hiểu chất lượng và số lượng trước khi quyết định thu mua. Với trái cây tươi, người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển từ lượng sang chất. Hải quan Trung Quốc cũng yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm.
 Ông Vỹ cho rằng, nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và giữ tươi, giúp trái cây Việt xuất khẩu sang Trung Quốc phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc. Bên cạnh đó, thương nhân hai nước cần tăng cường trao đổi qua thương mại điện tử.
 Hàng hóa có thể đóng gói tại Việt Nam theo tiêu chuẩn thương mại điện tử của Trung Quốc. Từ đó, có thể giúp cho trái cây Việt vận chuyển được nhanh, xa hơn.
 Sau những đàm phán giao thương giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay, xu hướng quản lý hiện nay của Trung Quốc là tăng kiểm soát truy xuất nguồn gốc và chất lượng, xuất khẩu nông sản.
 Để nông sản, thủy sản Việt Nam xuất khẩu một cách bền vững và chính ngạch sang Trung Quốc, tận dụng được ưu đãi thuế nhập khẩu 0% mà phía Trung Quốc đã cam kết dành cho đa phần các mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) do Bộ Công Thương chủ trì đàm phán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ trì đẩy nhanh đàm phán, mở cửa thị trường hàng nông sản với Trung Quốc.
 Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xúc tiến, đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác hàng hóa… Có như vậy, các mặt hàng nông sản Việt mới “đàng hoàng” lưu thông tại đây mà không lo ngại ùn ứ, ách tắc như những năm trước đây, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho hay.
 Nguồn: Hồng Nhung/TTXVN
Trích:http://vinanet.vn

Vingroup tặng xe cho tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Vingroup tặng xe cho tuyển bóng đá nữ Việt Nam

Tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành vàng môn bóng đá tại Seagames 30

 Trong đó, HLV Mai Đức Chung được tặng xe VinFast Lux A2.0 giá trị 1,35 tỉ đồng.
Theo thông tin từ Tập đoàn Vingroup, công ty này sẽ dành tặng mỗi thành viên của Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vừa giành Huy chương Vàng tại kỳ Seagames 30 một xe máy VinFast Klara S trị giá 39,9 triệu đồng và 20 triệu tiền thưởng. Riêng huấn luyện viên Mai Đức Chung được tặng một ô tô VinFast Lux A trị giá 1,35 tỉ đồng. 
Ngoài ra, Vingroup cho biết mỗi thành viên của đoàn thể thao Việt Nam giành huy chương tại Seagames 30 cũng được tặng thưởng tương ứng 20 - 10 - 5 triệu đồng tương ứng huy chương Vàng - Bạc - Đồng.
 Tổng giá trị thưởng từ Tập đoàn Vingroup hơn 5 tỉ đồng. Ngoài ra nếu đội tuyển bóng đá nam giành thành tích cao, Vingroup sẽ có phần thưởng riêng cho đội tuyển. 
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ: "Chúng tôi thấu hiểu và trân trọng sự lăn xả, hy sinh và tinh thần cống hiến vì tổ quốc của các VĐV Việt Nam ở tất cả các môn thi đấu. Đó là lý do, Vingroup quyết định động viên toàn bộ VĐV đạt được thành tích tại Seagames 30 như một sự tri ân và cổ vũ những nỗ lực phi thường của các tuyển thủ. Chúng tôi tin tưởng Vingroup sẽ góp phần truyền cảm hứng để cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cùng chung tay cổ vũ, đóng góp cho sự lớn mạnh và toàn diện của thể thao Việt Nam, chứ không chỉ riêng bóng đá nam". 
Trước đó, Tập đoàn Vingroup đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nhằm hỗ trợ phát triển bóng đá Việt Nam trong dài hạn. Trọng tâm hợp tác tập trung vào công tác đào tạo, chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu quốc tế từ năm 2019 đến 2024; hướng đến mục tiêu lọt vào vòng chung kết Olympic 2024 và World Cup 2026.
Nguồn: Đông A/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 11/12: Dầu giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng

TT năng lượng TG ngày 11/12: Dầu giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng

 Giá dầu giảm trong ngày hôm nay sau khi số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng và do các nhà đầu tư đợi tin tức liệu Mỹ có áp thuế mới với hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 hay không.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 37 US cent hay 0,6% xuống 63,97 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 30 US cent hay 0,5% xuống 58,94 USD/thùng.
Stephen Innes, giám đốc chiến lược thị trường Châu Á tại AxiTrader cho biết dầu giảm từ mức đóng cửa cao nhất trong gần 3 tháng sau khi dự trữ của Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo xu hướng giảm giá trong khi không chắc chắn về việc trì hoãn thuế tháng 12.
Dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng tăng, theo số liệu của Viện Dầu khí Mỹ.
Dự trữ dầu thô tăng 1,4 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 6/12 lên 447 triệu thùng, trong khi giới phân tích dự đoán giảm 2,8 triệu thùng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) Mỹ theo xu hướng trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu và nhiên liệu lần đầu tiên trong năm 2020, do sản lượng tăng vọt làm giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu thô của nước ngoài.
Bổ sung nguồn cung toàn cầu, các nhà sản xuất của Mỹ tập đoàn Exxon Mobil và Hess dự kiến xuất khẩu những lô hàng dầu thô đầu tiên từ Guyana từ tháng 1 tới tháng 2/2020, một cột mốc quan trọng cho nhà sản xuất dầu mới nhất của Mỹ Latinh này.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu với thời hạn chót Mỹ áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ngày 15/12.
Các nhà đầu tư cũng nhìn vào các sự kiện trong tuần này gồm bầu cử tại Anh trong ngày 12/12 và cuộc họp của ngân hàng trung ương Mỹ và Châu Âu để có manh mối giao dịch.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng
Khí tự nhiên của Mỹ đêm qua tăng hơn 1% do các dự báo lạnh hơn và nhu cầu sưởi tăng trong 2 tuần tới.
Các nhà khí tượng dự báo nhiệt độ tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ biến đổi từ ấm hơn sang lạnh hơn bình thường tới ngày 20/12 trước khi trở thành ấm hơn từ ngày 21/12 tới ngày 25/12.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch New York tăng 3,2 US cent hay 1,4% đóng cửa tại 2,264 USD/mmBtu.
Với thời tiết lạnh theo mùa, Refinitiv dự báo nhu cầu tại 48 tiểu ban của Mỹ gồm cả xuất khẩu sẽ tăng lên trung bình 123,6 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần tới từ 117 bcfd trong tuần này.
Sản lượng khí tại 48 triểu bang tăng lên 95,6 bcfd trong ngày 9/12/2019 từ 95,3 bcfd trong ngày liền trước.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 11/12/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,9806

-0,2288

-0,39 %

15,32%

Dầu Brent

USD/thùng

64,0151

-0,2371

-0,37 %

6,40%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,2684

0,0013

0,06 %

-45,20%

Xăng

USD/gallon

1,6419

-0,0056

-0,34 %

15,62%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9533

-0,0061

-0,31 %

5,52%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 10/12: Dầu giảm do mối lo ngại nhu cầu, khí tự nhiên giảm 4%

 

TT năng lượng TG ngày 10/12: Dầu giảm do mối lo ngại nhu cầu, khí tự nhiên giảm 4%

Giá dầu giảm trong ngày hôm nay, giảm phiên thứ 2 liên tiếp do lo lắng về triển vọng nhu cầu toàn cầu đang chậm lại lấn át những yếu tố tích cực về thỏa thuận của OPEC+ cuối tuần qua.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 11 US cent hay 0,2% xuống 64,14 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI kỳ hạn giảm 7 US cent hay 0,1% xuống 58,95 USD/thùng. Hợp đồng này đã giảm lần lượt 0,2% và 0,3% trong phiên trước.
Ngân hàng ANZ cho biết “sự hưng phấn (về cắt giảm sản lượng) chỉ có tác dụng một thời gian ngắn, với xuất khẩu từ Trung Quốc bất ngờ giảm làm nổi bật ảnh hưởng của thâm hụt”.
Số liệu phát hành ngày 8/12/2019 cho thấy xuất khẩu từ Trung Quốc trong tháng 11/2019 giảm 1,1% so với một năm trước, ngược với dự đoán tăng 1% trong thăm dò của Reuters.
Sự sụt giảm trong bối cảnh diễn biến mới trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng, đợt tăng thuế mới của Washington với hàng hóa trị giá 156 tỷ của Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12/2019.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn thực thi đợt thuế này, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue, nhưng ông muốn “sự vận động” từ Trung Quốc để tránh điều đó.
Các nhà phân tích cho biết rằng mặc dù bị lu mờ hiện nay, động thái cắt giảm sản lượng sâu hơn của OPEC+ từ 1,2 triệu thùng/ngày lên 1,7 triệu thùng/ngày sẽ vẫn là yếu tố hỗ trợ trong trung hạn.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường tại AxiTrader cho biết “trong khi những rủi ro vẫn còn trong cuối năm với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc, quyết định của OPEC loại bỏ sự không chắc chắn cơ bản”.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 4%
Khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất trong gần 2 tháng trong ngày 9/12/2019, do dự báo thời tiết ít lạnh hơn và nhu cầu sưởi đến cuối tháng 12/2019 ít hơn so với dự báo trước đây.
Hiện nay, các nhà khí tượng dự dự báo thời tiết tại 48 tiểu bang sẽ dao động từ ấm hơn sang lạnh hơn so với bình thường tới 20/12 trước khi trở nên ấm hơn bình thường từ 21/12 tới 24/12.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 10,2 US cent hay 4,4%, đóng cửa tại 2,232 USD/mmBtu, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11/10/2019.
Trong đầu phiên giao dịch giá đã giảm xuống 2,158 USD, thấp nhất kể từ ngày 23/8/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 10/12/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,3284

-0,0789

-0,14 %

10,88%

Dầu Brent

USD/thùng

63,2662

-0,1703

-0,27 %

2,59%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,4203

-0,0048

-0,20 %

46,07%

Xăng

USD/gallon

1,6206

-0,0042

-0,26 %

9,07%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9304

-0,0049

-0,25 %

2,34%

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4386674
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3518
4123
7641
2330825
86620
4386674

Your IP: 18.218.245.179
Server Time: 2024-11-25 21:41:29

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 62 guests and no members online