Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Kinh tế thế giới ra sao nếu giá dầu lên 100 USD/thùng?

Kinh tế thế giới ra sao nếu giá dầu lên 100 USD/thùng?

 Giá dầu thế giới tăng mạnh thời gian gần đây đã đặt ra một mối lo mới cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang có nhiều dấu hiệu giảm tốc.
Từ đầu năm đến nay, giá dầu thế giới duy trì đà đi lên do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đối tác gồm Nga thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu lửa Iran và Venezuela cũng khiến nguồn cung dầu toàn cầu thêm phần thắt chặt.
Cách đây ít ngày, chính quyền Tổng thống Donald Trump siết chặt trừng phạt Iran bằng cách tuyên bố chấm dứt sự miễn trừ vốn cho phép 8 nền kinh tế được tiếp tục mua dầu Iran trong 6 tháng kể từ tháng 11/2018 mà không phải chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Động thái này như một chất xúc tác mới, đẩy giá dầu lên đỉnh của 6 tháng.
Giá dầu Brent đã tăng khoảng 33% từ đầu năm đến nay và hiện đang dao động quanh ngưỡng 72 USD/thùng. Đợt tăng này của giá dầu không phải do nhu cầu tiêu thụ lớn của một nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, mà chủ yếu là do nỗi lo xảy ra cú sốc nguồn cung.
Nhiều chuyên gia cho rằng còn quá sớm để nói về mức giá 100 USD/thùng dầu, nhưng mức giá này không phải là điều không thể nếu nguồn cung tiếp tục bị thắt lại.
Theo hãng tin Bloomberg, ảnh hưởng của giá dầu tăng cao đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ tùy thuộc nhiều vào việc mức giá cao duy trì trong bao lâu. Khi giá dầu leo thang, các nước xuất khẩu dầu lửa sẽ hưởng lợi từ việc nguồn thu của các doanh nghiệp và nhà nước tăng, trong khi các nước nhập khẩu dầu sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi bởi giá bán lẻ xăng dầu bị đẩy lên, có khả năng thổi bùng lạm phát và kéo tụt nhu cầu của người tiêu dùng.
Và đến một mức độ nào đó, giá dầu cao có thể ảnh hưởng xấu tới tất cả các bên.
Dưới đây là một số tác động của giá dầu cao, trong đó có mốc giá 100 USD/thùng, đối với nền kinh tế toàn cầu mà Bloomberg điểm qua:
1. Mức giá đó có ý nghĩa ra sao đối với kinh tế toàn cầu?
Ảnh hưởng đối với các nền kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau. Giá dầu tăng cao sẽ tác động xấu đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình và có thể đẩy lạm phát lên.
Với tư cách là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ ở vào thế dễ tổn thương. Nhiều nước ở châu Âu cũng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Ngoài ra còn có yếu tố mùa vụ. Bán cầu Bắc đang bước vào mùa hè, và người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác hoặc giảm bớt sử dụng dầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu đang giảm tốc có thể gây hạn chế nhu cầu tiêu thụ dầu, theo đó hạn chế đà tăng của giá dầu.
2. Nền kinh tế toàn cầu có thể hấp thụ mức giá dầu 100 USD/thùng như thế nào?
Các chuyên gia kinh tế cho rằng để gây thiệt hại tăng trưởng, giá dầu cần duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng. Điều này sẽ tùy thuộc đáng kể vào diễn biến tỷ giá đồng USD, bởi dầu thô được định giá bằng đồng tiền này.
Một phân tích của công ty nghiên cứu và tư vấn Oxford Economics cho rằng nếu giá dầu Brent đạt ngưỡng 100 USD/thùng trong thời gian từ nay đến cuối năm, thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu đến cuối năm 2020 sẽ thấp hơn 0,6% so với dự báo hiện nay, trong khi lạm phát sẽ tăng thêm 0,7 điểm phần trăm.
"Chúng tôi nhận thấy rủi ro gia tăng trong trường hợp giá dầu tăng cao hơn", Oxford Economics cho biết. "Trong ngắn hạn, có vẻ như vấn đề nguồn cung sẽ được khắc phục bằng sản lượng dầu tăng lên của một số quốc gia, nhưng thị trường vẫn đang thắt chặt và chỉ cần xảy ra một cú sốc nguồn cung nữa là giá dầu có thể vọt lên 100 USD/thùng".
3. Iran và ông Trump có thể ảnh hưởng thế nào đến thị trường dầu lửa?
Mâu thuẫn giữa Iran và chính quyền ông Trump có thể tiếp tục tác động lớn đến giá dầu thế giới, bởi nguồn cung dầu từ Iran ra thị trường toàn cầu hiện ở mức khoảng 800.000 thùng ngày. Washington đã thể hiện quyết tâm khiến xuất khẩu dầu của Iran giảm về 0.
Ông Trump đã tuyên bố rằng một số nước đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ bù đắp cho nguồn cung dầu mất mát từ Iran. Ngoài ra, Mỹ cũng cho rằng sản lượng dầu cao kỷ lục của nước này sẽ giúp ngăn tình trạng thiếu dầu.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: đối với loại dầu thô mà Iran sản xuất, sản lượng hàng ngày của Mỹ chỉ đạt khoảng 1/4 so với của Iran.
4. Những nước nào sẽ hưởng lợi từ giá dầu cao?
Các nền kinh tế mới nổi chiếm đa số danh sách các nước xuất khẩu dầu, bởi vậy mà nhóm này sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc giá dầu tăng so với các nước phát triển. Nguồn thu tăng thêm từ xuất khẩu dầu sẽ giúp các nước xuất khẩu "vàng đen" cải thiện cán cân ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai, cho phép chính phủ tăng đầu tư công.
Những nước hưởng lợi nhiều nhất sẽ bao gồm Saudi Arabia, Nga, Na-Uy, Nigeria và Ecuador - theo một báo cáo của Nomura.
5. Những nước nào thiệt hại?
Khi giá dầu tăng cao, những nền kinh tế mới nổi có thâm hụt cán cân vãng lai và tài khóa lớn sẽ đối mặt với nguy cơ giới đầu tư nước ngoài thoái vốn và đồng tiền mất giá, kéo theo đó là lạm phát tăng mạnh. Trong trường hợp như vậy, chính phủ và ngân hàng trung ương của các quốc gia đó phải cân nhắc giữa các lựa chọn: tăng lãi suất cho dù tăng trưởng giảm tốc; hoặc giữ nguyên lãi suất mặc cho vốn tháo chạy.
Những nước mà Nomura cho rằng có thể rơi vào tình thế khó khăn đó bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Ấn Độ.
6. Giá dầu cao ảnh hưởng thế nào đến Mỹ?
 
Các nhà khai thác dầu lửa của Mỹ đang tìm cách bán thêm dầu cho những khách hàng dừng mua dầu Iran. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ nói chung chưa chắc đã hưởng lợi nếu giá dầu lên 100 USD/thùng.
Mức giá dầu cao như vậy sẽ khiến nhiều người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới phải "thắt chặt hầu bao", trong khi tiêu dùng là lĩnh vực đóng góp chủ lực vào GDP của Mỹ. Giá dầu thế giới tăng cao đã khiến giá bán lẻ xăng ở Mỹ tăng hơn 7% trong tháng 4, lên gần 2,9 USD/gallon.
Nếu giá dầu còn tiếp tục tăng, chính quyền ông Trump có thể bị chỉ trích về việc trừng phạt Iran. Hoạt động đầu tư có thể chững lại, đe dọa sự vững vàng mà kinh tế Mỹ duy trì được cho đến nay.
7. Lạm phát liệu có tăng trên toàn cầu nếu giá dầu lên 100 USD/thùng?
Khi đánh giá lạm phát, các nhà hoạch định chính sách thường xem xét lạm phát lõi - loại bỏ những yếu tố tức thời như một cú sốc về giá năng lượng. Tuy nhiên, nếu giá dầu ở mức cao trong một thời gian dài và liên tục, thì giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác trong lạm phát lõi như giao thông, điện nước… cũng bị đẩy lên, kéo lạm phát lõi tăng.
8. Giá dầu 100 USD/thùng có ý nghĩa như thế nào với các ngân hàng trung ương?
Các ngân hàng trung ương trên thế giới, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), gần đây đã chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu kinh tế giảm tốc và vắng bóng lạm phát. Xu hướng này khó có khả năng sớm thay đổi.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng 4 này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nói rằng nền kinh tế thế giới đang ở trong một "thời khắc mong manh".
 Trích nguồn:http:// VnEconomy.vn

Xăng dầu tăng giá từ 16h00 ngày 02/5/2019

 

Xăng dầu tăng giá từ 16h00 ngày 02/5/2019

 Theo thông tin điều hành xăng dầu ngày 02/5/2019, từ 16h00, Xăng E5RON92 tăng 985 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 956 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 311 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 363 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 385 đồng/kg.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 02 tháng 5 năm 2019 là: 80,294 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 2,399 USD/thùng, tương đương +3,08% so với kỳ trước); 82,281 USD/thùng xăng RON95 (tăng 2,473 USD/thùng, tương đương +3,10% so với kỳ trước); 83,792 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 1,801 USD/thùng, tương đương +2,20% so với kỳ trước); 83,853 USD/thùng dầu hỏa (tăng 2,129 USD/thùng, tương đương +2,61% so với kỳ trước); 442,103 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 13,777 USD/tấn, tương đương +3,22% so với kỳ trước). (Chi tiết tại bảng thống kê giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày gần đây).
Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5RON92 theo Công văn số 462/BTC-QLG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu là 14.791 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).
Từ đầu năm 2019 đến nay, mặc dù giá thế giới có xu hướng tăng nhưng Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều hành chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục và ở mức cao nhằm giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước (dịp trước, trong và ngay sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tránh tác động cộng hưởng trong đợt điều chỉnh tăng giá điện ngày 20 tháng 3 năm 2019) hoặc hạn chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước. Hiện giá bán lẻ các mặt hàng xăng trong nước vẫn đang được duy trì ở mức thấp hơn khá nhiều so với giá cơ sở. Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến kỳ điều hành này (ngày 02 tháng 5 năm 2019) so với giá bán tối đa kỳ điều hành trước liền kề (ngày 17 tháng 4 năm 2019) là: tăng 1.910 đồng/lít xăng E5RON92; tăng 1.239 đồng/lít xăng RON95-III; tăng 311 đồng/lít dầu diesel 0.05S; tăng 363 đồng/lít dầu hỏa; tăng 385 đồng/kg dầu mazut 180CST 3.5S. Để tiếp tục góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, căn cứ tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trong kỳ điều hành này Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá cho các mặt hàng xăng, hạn chế tác động tâm lý đến thị trường hàng hóa nói chung. (Chi tiết mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu từ đầu năm 2019 tới trước kỳ điều hành này tại bảng đính kèm).
Thực hiện Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường, quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT; căn cứ Công văn số 4098/VPCP-KTTH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu, Công văn số 1134/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về công bố giá cơ sở xăng dầu; căn cứ Công văn của Bộ Tài chính: số 1072/BTC-QLG ngày 18 tháng 11 năm 2016 về điều hành kinh doanh xăng dầu, số 3867/BTC-QLG ngày 02 tháng 4 năm 2019 về thuế nhập khẩu bình quân trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu Quý I/2019, số 3910/BTC-QLG ngày 04 tháng 4 năm 2018 về công bố giá cơ sở xăng RON95, số 367/BTC-QLG ngày 06 tháng 4 năm 2018 về tính giá cơ sở xăng RON95, số 404/BTC-QLG ngày 17 tháng 4 năm 2018 về công bố giá cơ sở mặt hàng xăng RON95, số 462/BTC-QLG ngày 17 tháng 4 năm 2019 về điều hành kinh doanh xăng dầu.
Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo giá bán xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, đồng thời tiếp tục góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định:
1. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
1.1. Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
1.2. Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- Xăng E5RON92: 925 đồng/lít (kỳ trước chi 1.456 đồng/lít);
- Xăng RON95: 283 đồng/lít (kỳ trước chi 743 đồng/lít).
2. Giá bán xăng dầu
Sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
- Xăng E5RON92: tăng 985 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: tăng 956 đồng/lít;
 
- Dầu diesel 0.05S: tăng 311 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 363 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 385 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 20.688 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.191 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 17.695 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 16.625 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.002 đồng/kg.
3. Thời gian thực hiện
- Trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 16 giờ 00 ngày 02 tháng 5 năm 2019.
- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 16 giờ 00 ngày 02 tháng 5 năm 2019 đối với các mặt hàng xăng dầu.
- Kể từ 16 giờ 00 ngày 02 tháng 5 năm 2019, là thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT.
Nguồn http://moit.gov.vn

 

Để thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường quốc tế

 

Để thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường quốc tế

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại triển lãm về hàng Việt Nam. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, hàng hóa, thương hiệu quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng rộng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh.
 
 
 
 
Tại Việt Nam, Chương trình Thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ triển khai từ năm 2003. Đến nay, Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển thương hiệu.
 
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới thì thương hiệu càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
 
Trong khi đó, Thương hiệu quốc gia đang góp phần nâng đỡ sự phát triển của thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.
 
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, thương hiệu quốc gia đã mang lại nhiều giá trị vô hình to lớn và đang được các nước tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng.
 
Không chỉ phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, thương hiệu quốc gia còn góp phần gia tăng giá trị của các sản phẩm, dịch vụ trong nước và tạo ra những nhận thức tốt đẹp về hình ảnh quốc gia đến với bạn bè quốc tế.
 
Không nằm ngoài xu thế, thương hiệu quốc gia không thể thiếu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, vào thời điểm này, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, thì việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia đúng mức và đúng cách là biện pháp bổ trợ đáng kể.
 
Triển lãm sản phẩm là Thương hiệu Quốc gia tại diễn đàn Triển lãm thương hiệu Việt. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
 
Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 vừa được Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.
 
Vị trí của thương hiệu được cải thiện hai bậc trên bảng xếp hạng, lên thứ 43 nhờ đóng góp của Chương trình Thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.
 
Chương trình cũng đã nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp thể hiện qua số doanh nghiệp đăng ký tăng liên tục qua các kỳ bình chọn.
 
Tổng Công ty May 10 (May 10) là một trong những doanh nghiệp khá thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho chính sản phẩm của mình. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, liên tục 4 năm được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam, dưới góc độ của một doanh nghiệp, May 10 cảm thấy rất tự hào.
 
Đây không đơn thuần là giải thưởng về thương hiệu, mà là chương trình duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia của Việt Nam thông qua thương hiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
 
Khi doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia thì sẽ có rất nhiều lợi thế về thị trường, về phân phối sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, phát triển kinh doanh, giá trị khối tài sản vô hình…
 
Thực tế thống kê cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao cả về lợi nhuận và doanh thu. Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đã từng công bố theo khảo sát đã có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng tới gần 70% nhờ đạt thương hiệu quốc gia.
 
Tuy nhiên, theo ông Thân Đức Việt, để có một thương hiệu đã khó, để có một thương hiệu nổi tiếng, một thương hiệu đại diện cho một quốc gia lại càng khó hơn rất nhiều, nhất là đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp.
 
Nguyên lý trong xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp cần lưu ý là thương hiệu không đơn giản chỉ ở một cái tên mà trong đó phải hàm chứa chất xám về chất lượng, mẫu mã, công dụng… của sản phẩm.
 
Bên cạnh chất lượng thì yếu tố quan trọng, cốt lõi để tạo nên thương hiệu còn nằm ở sự đáp ứng thị hiếu, đáp ứng về giá cả đối với thị trường, khách hàng.
 
Ông Thân Đức Việt cho biết, muốn xây dựng thành công một thương hiệu cho sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp.
 
Khi người đứng đầu có cách hiểu đúng và ý thức tốt về xây dựng thương hiệu thì sẽ có một chiến lược đúng đắn, mục tiêu kinh doanh và hành động cụ thể.
 
Đồng tình với quan điểm này, PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu (Trường đại học Thương mại) chia sẻ, Chương trình thương hiệu quốc gia góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu.
 
Qua khảo sát gần đây, kết quả cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến lớn khi có khoảng 86% doanh nghiệp chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu; gần 50% doanh nghiệp quan tâm đến Chương trình.
 
Cùng với đó, kỹ năng xây dựng thương hiệu của nhiều doanh nghiệp có sự tiến bộ rõ rệt. Nhiều đơn vị đã từng bước phát triển và quản trị thương hiệu có hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh, dần khẳng định vị trí trên thị trường.
 
Mặt khác, thông qua các hoạt động quảng bá, Chương trình cũng góp phần tạo dựng uy tín, tăng cường nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt, tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trên khắp thế giới đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
 
Mặc dù vậy, theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu Việt vẫn còn những hạn chế. Trước hết, có quá ít thương hiệu Việt mạnh. Nguyên nhân chính nằm ở nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp khi một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đủ quan tâm, coi trọng thương hiệu, chưa coi đây là công cụ cốt yếu để đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng.
 
Bên cạnh đó, sự vào cuộc của hệ thống chính trị dù đã có tiến triển, nhưng nhiều nơi vẫn chưa thật sự quan tâm, quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.
 
Cộng thêm nguồn lực cho việc xây dựng thương hiệu tại các doanh nghiệp nói riêng cũng như Chương trình nói chung còn thiếu; hoạt động quảng bá, xúc tiến hình ảnh chưa đồng bộ, thiếu hệ thống, khiến sức lan tỏa của thương hiệu Việt chưa đạt được như yêu cầu.
 
 
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, trong thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương triển khai các hoạt động nhằm tăng cường sự nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt, tăng cường sự liên kết và phối hợp hoạt động của các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia, hướng tới hình ảnh một quốc gia gắn liền với những thương hiệu xứng tầm quốc tế, niềm tự hào của dân tộc Việt.
 
Về phía Bộ Công thương, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên nghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
 
Nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch. Đề án cũng nêu lên cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doạnh nghiệp và cá nhân liên quan trong tổ chức thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
 
Theo đó, sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế...
 

 

Dịp nghĩ lễ 30/4 và 1/5: Nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, mua sắm tăng cao

 

Dịp nghĩ lễ 30/4 và 1/5: Nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, mua sắm tăng cao

Theo thông báo của Bộ LĐTB&XH, dịp lễ kỷ niệm Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, công chức, viên chức nghỉ từ thứ Hai (29/4) đến hết thứ Tư (1/5); đi làm bù vào thứ Bảy (4/5). Như vậy, tính cả thứ Bảy, Chủ Nhật, dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày.
 
 
Đây là một trong những dịp nghỉ lễ lớn nhất năm nên nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm sẽ tăng rất cao. Đây không chỉ là thời điểm những người xa quê trở về sum họp với gia đình mà còn là dịp lý tưởng để tổ chức những chuyến du lịch cùng bạn bè và người thân. Vậy nên, nếu muốn đi chơi vào dịp này, du khách nên book lịch ngay từ sớm vì càng đến gần ngày nghỉ lễ, các dịch vụ du lịch càng quá tải.
Dịp lễ dài năm nay, du khách có thể chọn các chùm tour ngắn ngày với lịch trình 3-5 ngày, trong đó, các tour biển, đảo có xu hướng đang 'hot' bởi khoảng thời gian này cũng tập trung nhiều sự kiện, lễ hội chào đón mùa hè ở các địa phương như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Cửa Lò, Hạ Long…
Các tour mang tính liên kết, khám phá các khu bảo tồn và di sản thiên nhiên thế giới thu hút du khách như : "Hành trình di sản miền Trung”; vòng cung miền núi phía Bắc, Sa Pa; chùm tour Phú Yên - Quy Nhơn tham quan phim trường của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”; tour tìm hiểu văn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ qua các địa danh lịch sử, các món ăn dân dã của địa phương; tour Cần Thơ - Côn Đảo, Cần Thơ - Cà Mau, Phú Quốc, Tuy Hòa - Quy Nhơn, Đà Nẵng - Huế...
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn các tour du lịch nước ngoài có điểm đến gần: như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ðài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Như vậy, nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng cao. Tại thời điểm này, các trang đặt vé trực tuyến của hãng bay hầu như "cháy vé" hạng phổ thông, thậm chí một số chặng bay đã bắt đầu hết. Người dân có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không gần như không còn cơ hội mua vé giá rẻ cho kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 do nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này tăng mạnh. Bởi vậy, dù các hãng hàng không tăng tới 1,9 triệu/chỗ ngồi nhưng vẫn không đáp ứng hết được nhu cầu. Đặc biệt, giá vé thấp luôn được người dân "săn" từ sớm, do vậy, đến thời điểm này, vé giá rẻ không còn.
Trên các trang website bán vé máy bay của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways, hầu hết các hãng hàng không đã hết vé máy bay giờ đẹp, giá bán cũng đã đẩy lên cao chót vót. Một số chặng đường bay "hot" như từ Hà Nội đến một số điểm du lịch Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quy Nhơn…, giá vé vào các ngày 27 và 28/4 (ngày bắt đầu kỳ nghỉ lễ) cao gấp 2 lần; thậm chí, có chặng bay còn cao gấp 4 - 5 lần ngày bình thường.
Cụ thể, ngày 27/4, đường bay Hà Nội - Nha Trang một chiều chưa bao gồm thuế và phí, vé rẻ nhất của Jetstar Pacific 2.390.000 đồng, Vietjet Air 2.260.000 đồng, Bamboo Airways 2.635.000 đồng, Vietnam Airlines rẻ nhất có mức giá 2.800.000 đồng. Trong khi đó, những ngày thường giá vé của các hãng này từ 590.000 đồng - hơn 1.000.000 đồng.
Không chỉ vé máy bay nội địa bắt đầu tăng với mức giá khá cao, đường bay đi các thành phố quốc tế cũng tăng mạnh. Giá vé cập nhật trên trang Abay.vn, chặng từ Hà Nội đi Bangkok (Thái Lan) ngày 27/4, thấp nhất có mức giá 5.339.000 đồng của hãng hàng không Jet Airways cho một chiều và qua 1 trạm dừng.
Để chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ cao điểm, các hãng hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã tăng cường bố trí nhân sự và nguồn lực để bảo đảm khai thác an toàn tuyệt đối các chuyến bay cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách.
Ngoài việc thông tin kế hoạch khai thác chuyến bay của các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo, hành khách nên mua vé trên trang web chính thức của các hãng hàng không hoặc phòng vé, đại lý chính thức, facebook chính thức hoặc Tổng đài chăm sóc khách hàng của của các hãng bay.
Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, đã có nhiều đối tượng mang danh đại lý vé máy bay, lợi dụng tính năng cho phép thanh toán tiền vé máy bay trong 24 giờ sau khi đặt chỗ để tạo mã đặt chỗ "ảo" gửi cho khách hàng, sau đó không thanh toán tiền cho hãng.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo, hành khách nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức và yêu cầu xuất hóa đơn thanh toán để đảm bảo không mua phải vé giả, vé bị nâng giá.
Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam cũng khuyến nghị, hành khách nên chủ động kế hoạch đi lại từ sớm, tăng cường sử dụng dịch vụ làm thủ tục trực tuyến hoặc tự làm thủ tục tại các quầy để tiết kiệm thời gian chờ đợi ở sân bay trước giờ khởi hành.
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, giai đoạn từ ngày 26/4 - 5/5, các hãng đã cung ứng gần 1,9 triệu vé với 8.700 chuyến bay trên đường bay nội địa và quốc tế.
Còn đối với đường sắt, giá vé tàu hỏa giảm tới 50% khi mua sớm, mua nhiều. Các doanh nghiệp đường sắt đang áp dụng nhiều chương trình giảm giá vé tàu tập thể trong năm 2019, cao nhất đến 12% đối với vé tập thể và 50% đối với vé cá nhân.
Cụ thể, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội giảm giá cho cá nhân mua vé tàu SE1/2, SE5/6, SE9/10, SE17/18, SE19/20 trong giai đoạn từ 1-10/4, từ 16-24/4, từ 2-22/5, từ 19-28/8 và từ 3/9-31/12 như sau: Giảm 50% khi mua trước 50 ngày trở lên, giảm 40% từ 40-49 ngày, 30% từ 30-39 ngày, 20% từ 20-29 ngày, với điều kiện cự ly vận chuyển từ 1.000 km trở lên (riêng tàu SE17/18, SE19/20 từ 500 km trở lên).
Cũng các mác tàu trên và trong khoảng thời gian tương tự, khách hàng tập thể sẽ được giảm từ 6-12% tùy theo số lượng khách.
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng áp dụng nhiều chương trình giảm giá vé tàu tập thể trong các khoảng thời gian từ 1/3-10/4, từ 16-24/4, từ 2-22/5, từ 19-28/8 và từ 3/9-31/12.
Theo đó, khách tập thể mua vé đi tàu trong khoảng thời gian này sẽ được giảm giá tùy theo số lượng khách: Từ 10-39 người giảm 6%, từ 40-69 người giảm 8%, từ 70-100 người giảm 10%, từ 101 người trở lên giảm 12%.
Trong khoảng thời gian từ 23/5-18/8, mức giảm giá vé sẽ ít hơn vì vào mùa cao điểm vận tải hè, khách đông. Cụ thể: Từ 20-50 người giảm 3%, từ 50-100 người giảm 5%, từ 101 người trở lên giảm 7%.
Việc mua vé phải thực hiện trước khi tàu chạy ít nhất 5 ngày. Nếu mua vé sau thời gian trên, mức giảm sẽ trừ 2%.
Công ty cũng sẽ tiếp tục thực hiện chính sách giảm giá vé đối với đoàn viên công đoàn các ngành, tập đoàn, doanh nghiệp, địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước. Theo đó, hành khách mua vé cá nhân được giảm 5%; nếu đi tập thể, đoàn từ 10-39 người được giảm 7%, đoàn từ 40 người trở lên giảm 10%.
Đối với khách đoàn theo tour của các công ty du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch trong năm 2019 với các hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố được giảm từ 10-40% giá vé tùy vào thời điểm đi lại trong năm. Riêng tập thể theo chương trình này khi mua vé đi tàu từ 10 người trở lên và mua vé trước 30 ngày được giảm thêm 10%.
Trích nguồn: VITIC tổng hợp/Báo Công thương điện tử, Chính phủ

 

Ngắm Sài Gòn hoa lệ tại đài quan sát Saigon Skydeck

 

Ngắm Sài Gòn hoa lệ tại đài quan sát Saigon Skydeck

Đài quan sát Saigon Skydeck là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến với Sài Gòn, nơi bạn có thể tận hưởng tầm nhìn 360 độ, phóng tầm mắt bao trọn cả thành phố từ trên cao.
Bitexco Financial Tower là toàn nhà có độ cao 262m với 68 tầng, chưa kể 3 tầng hầm và 1 tầng trệt. Đây là một trong những tòa nhà cao nhất thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Car-los Zapata, lấy cảm hứng từ hình dáng búp sen hé nở, tòa nhà Bitexco tượng trưng cho sức sống và khát khao của người Việt. Đây cũng là một minh chứng điển hình cho sự sáng tạo và thiết kế đặc sắc vượt bậc.
 
Tọa lạc trên tầng 49, ở độ cao 178m, đài quan sát Saigon Skydeck là một trong những điểm đến mà bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh cổ kính nhưng hiện đại với những đường nét uốn lượn của sông Sài Gòn và rất nhiều cảnh đẹp khác.
 
 
Đặc biệt, nơi đây có hệ thống ống nhòm hiện đại cho phép bạn quan sát các ngóc ngách của một Sài Gòn năng động nhưng vẫn nhẹ nhàng, một Sài Gòn với những con người, những góc văn hóa đối lập những vẫn đan xen và hòa quyện. Hãy đến đây vào ban đêm, bạn sẽ cảm nhận được một Sài Gòn rực rỡ hoa lệ với dòng người như những con thoi hay ánh đèn từ các tòa cao ốc và công trình lấp lánh, tạo nên một bức tranh vô cùng sống động và kỳ ảo.
 
 
Ngoài ra, thông qua màn hình cảm ứng thông minh, bạn còn được tìm hiểu về các địa điểm văn hóa, danh lam thắng cảnh và lịch sử của thành phố. Còn khu vực quầy lưu niệm với những mặt hàng truyền thống độc đáo sẽ giúp bạn lựa chọn những món đồ xinh xắn để lưu giữ lại khoảng khắc tuyệt vời của chuyến đi.
 
 
Đài quan sát Saigon Skydeck:
• Địa Chỉ: Tầng 49 của tòa tháp Bitexco Financial Tower, lối vào tại cổng số 36 Hồ Tùng Mậu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
• Giờ mở cửa: 9h30-21h30
• Thời gian vào cửa cuối cùng: 20h45
• Giá vé:
o Người lớn: 200.000đ/người
o Trẻ em (4-12 tuổi), người cao tuổi, người tàn tật: 130.000đ/người
o Trẻ em phải có người lớn đi cùng, giá vé người cao tuổi áp dụng cho khách hàng trên 65 tuổi.
Trich Nguồn: http://wanderlusttips.com

 

Hỗ trợ trực tuyến

4390672
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3614
3902
11639
2330825
90618
4390672

Your IP: 3.145.109.244
Server Time: 2024-11-26 15:30:16

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 99 guests and no members online