Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2019

 

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2019

Khung giá phát điện đối với nhà máy nhiệt điện than dao động từ 1.677,02 đến 1.896,05 đồng/kWh, nhà máy thủy điện là 1.110 đồng/kWh.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 281 về việc ban hành khung giá phát điện năm 2019 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Căn cứ khung giá phát điện đã quy định và chi tiết thông số nhiên liệu sử dụng tính toán khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện thực tế tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về phương pháp xác định giá phát điện và về quản lý chi phí đầu tư xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo Quyết định:
Thứ nhất, đối với nhà máy nhiệt điện than, mức trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí cảng biển và cơ sở hạ tầng dùng chung) áp dụng cho than nhập khẩu công suất tinh 1x600 MW là 1.896,05 đồng/kWh. Mức trần của nhà máy điện chuẩn có công suất tinh 2x600MW là 1.677,02 đồng/kWh.
Các thông số nhiên liệu sử dụng tính toán giá phát điện năm 2019 bao gồm: Suất tiêu hao nhiên liệu tinh ở mức tải 85%: 0,478 kg/kWh (công suất tinh 1x600MW); 0,474 kg/kWh (công suất tinh 2x600MW). Nhiệt trị than: 4.797 kcal/kg. Giá than (chưa bao gồm thuế VAT và chi phí vận chuyển): 1.737.978 đồng/tấn (than nhập khẩu). Tỷ giá đồng/USD là 23.350.
 
Thứ hai, đối với nhà máy thủy điện, mức trần của khung giá điện (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng) là 1.110 đồng/kWh.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12/2/2019.
Trích  Nguồn: Moit.gov.vn

 

Tại sao đợt giá dầu tăng chưa kết thúc

 

Tại sao đợt giá dầu tăng chưa kết thúc

 Tâm lý trên thị trường dầu thô đang chuyển dịch theo hướng tăng, với việc cắt giảm của OPEC+ và một danh sách ngày càng tăng các đợt ngừng hoạt động nghiêm trọng đang lấy đi nguồn cung khỏi thị trường này.
Gần đây Saudi Arabia báo hiệu rằng họ sẽ giảm sản lượng xuống chỉ 9,8 triệu thùng/ngày hay nhiều hơn 0,5 triệu thùng/ngày so với yêu cầu theo thỏa thuận của OPEC+. Điều đó sẽ khiến sản lượng của Saudi Arabia giảm xuống gần mức thấp nhất 4 năm, một dấu hiệu rằng Riyadh đang tích cực cố gắng tăng giá dầu.
Điều đó có ý nghĩa, đặc biệt khi Nga không thực sự mang lại tầm quan trọng của họ. Nga cắt giảm sản lượng 42.000 thùng/ngày trong tháng 1/2019, theo Bloomber, chỉ khoảng 1/6 của mức giảm sản lượng 230.000 thùng/ngày theo thỏa OPEC+.
Nhưng Saudi Arabia cắt giảm sản lượng nhiều hơn bù đắp cho đối tác tụt hậu. Trong khi đó, việc mất điện tại Venezuela có thể liên tục trong tuần tới. Khủng hoảng đang diễn ra nhanh chóng và khối lượng dầu chính xác bị loại ra thị trường sẽ khó đánh giá, nhưng khoản thiếu hụt sẽ tăng.
Iran cũng có thể bổ sung thêm cho sự tồi tệ trong nguồn cung. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã được đón tiếp lạnh nhạt tại Hội nghị An ninh Munich trong những ngày gần đây, do Châu Âu không muốn hợp tác với chiến dịch “áp lực tối đa” của Washington.
Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong năm kể từ khi Mike Pompeo trở thành Ngoại Trưởng và John Bolton trở thành cố vấn An ninh Quốc gia. Mỹ vẫn hy vọng đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0, mặc dù điều đó có thể chứng minh khó khăn khi thị trường dầu đang thắt chặt. Hơn nữa gần đây, tình trạng mất điện bất ngờ tại một mỏ dầu ngoài khơi Saudi Arabia cũng bổ sung vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Trong khi đó, Tổng thống Trump dường như đang làm ấm lên thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Cuối tuần qua ông viết “tiến độ lớn đã được thực hiện trên nhiều mặt trận khác nhau” trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Thời hạn chót ngày 1/3/2019 đang đến nhanh, nhưng tỷ lệ tăng thuế quan lớn dường như suy yếu dần.
Tất cả điều đó thúc đẩy tâm lý tăng giá trong dầu thô. Các quỹ phòng hộ chủ chốt và các nhà quản lý tiền tệ khác tăng đặt cược dầu tăng giá ở tốc độ nhanh nhất trong gần 6 tháng.
Tất nhiên, sự tăng giá tiếp là không chắc chắn. Ngân hàng Commerzbank cho biết “chúng tôi xem sự tăng giá hiện nay là quá mức và thấy tiềm năng điều chỉnh ngày càng tăng. Thực tế sản lượng dầu tại Mỹ đang tăng đáng kể mạnh hơn nhiều ó với dự đoán trước đây hiện đang hoàn toàn bị lờ đi”. EIA hiện nay điều chỉnh tăng dự báo sản lượng năm 2019 thêm 300.000 thùng/ngày, ước tính sản lượng 12,4 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Nguy cơ giá dầu giảm lớn nhất có thể là sự kết hợp của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu yếu hơn, và sản lượng của Mỹ ngày càng tăng.
Nhưng cũng có nguy cơ rằng Saudi Arabia trở nên chán ngấy với việc Nga không tuân thủ hiệp ước, đặc biệt nếu việc cắt giảm đơn phương chỉ đáp ứng với sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang tăng mạnh. Saudi Arabia sẽ không muốn mãi phải gánh vác việc cân bằng thị trường dầu. Riyadh đang điều hành thâm hụt ngân sách khá lớn và đang chuyển sang thị trường trái phiếu để lấp chỗ trống. Nếu việc cắt giảm sản lượng không khiến giá dầu tăng, tổn thất sẽ lớn hơn. JPMorgan Chase viết “do đó Saudi Arabia sẽ không tiếp tục hạn chế nếu họ không thành công trong việc hỗ trợ giá, hoặc vì mức tuân thủ kém của các thành viên OPEC+ khác hay nếu sản lượng của Mỹ tăng đủ để phá hủy những nỗ lực trong quyết định tháng 12 năm ngoái”.
 
Hiện nay, Riyadh sẽ muốn để chiến lược này vận hành theo hướng của họ. Giá tăng mạnh từ đầu năm tới nay, đưa ra một số bằng chứng rằng việc cắt giảm đang hoạt động. Hạn chế nguồn cung đã bắt đầu kéo giảm dư thừa. Trong khi đó, chính sách ngoại giao tích cực của Mỹ cũng góp phần thắt chặt thị trường dầu mỏ.
Trích nguồn: VITIC/oilprice

Bốn ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới

 

Bốn ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới

Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.

Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
Theo báo cáo thường niên Banking 500 năm 2019 của hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance về các thương hiệu ngân hàng mạnh nhất và giá trị nhất thế giới, có bốn ngân hàng Việt Nam được nêu tên danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới.
 
Trong đó, đáng chú ý VPBank là đại diện ngân hàng tư nhân duy nhất của Việt Nam lần đầu tiên góp mặt trong danh sách này.
Cụ thể, VPBank là đại diện ngân hàng tư nhân duy nhất của Việt Nam lọt vào top 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu 2019 khi giá trị thương hiệu đạt vị trí 361. Tiếp tục có mặt trong top 500 này là 3 ngân hàng TMCP nhà nước BIDV, VietinBank và Vietcombank.
 
Xét về giá trị thương hiệu của các ngân hàng thay đổi nhiều nhất, VietinBank của Việt Nam tăng đến 66% so với năm 2018. Thứ hạng của giá trị thương hiệu VietinBank tăng đáng kể từ 310 lên 242 (tăng 66%), BIDV tăng từ 351 lên 307 (sức mạnh thương hiệu của BIDV tăng đến 22%), Vietcombank từ 368 lên 325 so với năm ngoái.
 
Theo báo cáo của Brand Finance, các ngân hàng lớn của Trung Quốc đang chiếm giữ các vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu tăng 35%, lên 79,8 tỷ USD.
 
Ngân hàng này cũng có sức mạnh thương hiệu đáng chú ý khi là một trong ba ngân hàng duy nhất có xếp hạng AAA+ trong năm nay. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc xếp ở vị trị thứ hai (với 69,7 tỷ USD, trong khi Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (55 tỷ USD) và Ngân hàng Trung Quốc (51 tỷ USD) lần lượt đứng ở các vị trí thứ ba và thứ tư.
 
Theo Giám đốc điều hành Brand Finance, David Haigh, các thương hiệu ngân hàng của Trung Quốc tiếp tục ghi được dấu ấn mạnh mẽ khi tăng trưởng với một tốc độ đáng chú ý cho dù có những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế.
 
Ông đánh giá thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn, nhờ đó duy trì được sự lớn mạnh của các thương hiệu ngân hàng của nước này thêm nhiều năm nữa và tốc độ mở rộng ra các thị trường nước ngoài của các ngân hàng có thể thậm chí còn nhanh hơn, điều mà các ngân hàng phương Tây nên chú ý.
 
Trong khi đó, Well Fargo là ngân hàng Mỹ có vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng, khi đứng thứ năm, mặc dù giá trị thương hiệu giảm 9%, xuống 39,9 tỷ USD. Nằm trong tốp 10 còn có ngân hàng Chase, ngân hàng lớn duy nhất của Mỹ chứng kiến giá trị thương hiệu giảm (giảm 7% xuống còn 36,3 tỷ USD).
Mặc dù đang có vị thế tốt hơn nhờ sự can thiệp sớm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều ngân hàng Mỹ đã gặp phải các vấn đề về nhận thức. Nghiên cứu khách hàng độc quyền do Brand Finance tiến hành cho thấy các ngân hàng Mỹ yếu về danh tiếng và việc tạo giá trị đồng tiền.
 
Trong khi các ngân hàng Mỹ đã hồi phục, hệ thống ngân hàng châu Âu hiện đang đứng trước những trở ngại lớn do thiếu sự chủ động trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính, khiến giá trị thương hiệu giảm và sự hài lòng của khách hàng thấp chưa từng có. Một ví dụ là các ngân hàng Đức có tổng giá trị thương hiệu giảm 24%, với ngân hàng Deutsche Bank là thương hiệu duy nhất của nước này đứng trong tốp 100.
 
 
Giám đốc Brand Finance, Alex Haigh, cho rằng trong khi Mỹ phản ứng mạnh trước cuộc khủng hoảng tài chính, châu Âu đang lãnh những hệ quả của việc thiếu chủ động, khiến các ngân hàng hàng đầu khu vực đang mất vị thế và giảm sút giá trị thương hiệu, đặc biệt là Đức, khi ngân hàng Deutsche Bank giảm 30% giá trị thương hiệu, xuống 4,3 tỷ USD và tụt hạng từ 47 xuống 70.
 
Bên cạnh việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng đánh giá các sức mạnh tương đối của thương hiệu thông qua bảng đo lường về đầu tư thị trường, vốn cổ đông và hoạt động kinh doanh. Theo các tiêu chí này, ngân hàng Sberbank của Nga giành danh hiệu thương hiệu ngân hàng mạnh nhất thế giới lần đầu tiên, với 93,1 điểm trên tổng điểm 100 và xếp hạng AAA+.
 
Nguồn: Lê Minh (Theo Brand Finance)/Bnews.vn, TTXVN

 

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong tháng 1/2019, nhập khẩu khí kỷ lục

 

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng trong tháng 1/2019, nhập khẩu khí kỷ lục

 Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 1/2019 tăng 4,8% so với một năm trước, với các nhà máy lọc dầu tăng dự trữ trước khi nghỉ Tết trong đầu tháng 2/2019.
Nhập khẩu khí tự nhiên tại nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về nhiên liệu này tăng kỷ lục lên 9,81 triệu tấn một tháng, vượt mức đỉnh trước đó trong tháng 12/2018 tại 9,23 triệu tấn, do các nhà nhập khẩu quốc doanh tăng khối lượng vì dự đoán nhu cầu sưởi ngày càng tăng.
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhập 42,6 triệu tấn dầu trong tháng 1/2019, theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Tính ra 10,03 triệu thùng/ngày, tháng thứ 3 liên tiếp lượng nhập khẩu vượt 10 triệu thùng/ngày.
Nhập khẩu trong tháng 1/2019 giảm từ mức kỷ lục theo ngày 10,43 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2018 do các nhà máy lọc dầu độc lập giảm mua vì hạn ngạch được phân bổ trong năm 2019 ít hơn. Nhưng việc nhập khẩu của các nhà máy lọc dầu tư nhân mới Hengli Petrochemical và Zhejiang Petrochemical để thử hoạt động khiến nhập khẩu tăng.
Nhà máy Hengli Petrochemical nằm ở Đông Bắc Trung Quốc dự định tất cả các bộ phận tại nhà máy công suất 400.000 thùng/ngày hoạt động hết công suất vào cuối tháng 3/2019.
Nhập khẩu khí đốt, gồm khí qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng LNG vận chuyển trong các tàu, tăng lên 9,81 triệu tấn trong tháng trước, tăng 26,2% so với tháng 1/2018.
Ngay cả với dự trữ ở mức cao trong bối cảnh mùa đông ấm hơn thương lệ, nhập khẩu LNG của Trung Quốc dự kiến đạt kỷ lục trong tháng 1/2019 do các công ty năng lượng nhà nước nhập khẩu với dự đoán nhu cầu mạnh hơn.
Số liệu của hải quan cũng cho thấy xuất khẩu nhiên liệu xăng dầu của Trung Quốc tăng 31,6% trong tháng 1/2019 so với cùng tháng năm trước lên 5,42 triệu tấn.
 
Các nhà máy lọc dầu nhà nước, có hạn ngạch xuất khẩu tăng, đang xuất khẩu nhiên liệu với khối lượng lớn hơn và tiếp cận với các thị trường xa hơn.
Tập đoàn Sinopec cho biết họ đã lần đầu tiên xuất khẩu dầu diesel và nhiên liệu bay sang Châu Âu.
Trích Nguồn: VITIC/Reuters
 

Giá dầu thô ‘đối đầu’ giá đường trong năm 2019

 

Giá dầu thô ‘đối đầu’ giá đường trong năm 2019

Việc giá dầu thô giảm tới một phần ba đã hạ sức hấp dẫn của ethanol, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nông dân Brazil sẽ trồng nhiều mía hơn cho sản xuất đường vào năm 2019, đồng thời cân nhắc giá đường trên thị trường toàn cầu.
 
Thời tiết khô ráo, thiếu mưa và sâu bệnh phá hoại không hoàn toàn là tin tốt lành cho những người nông dân trồng mía. Khi sản lượng giảm và điều chỉnh mức sản xuất thấp hơn, giá của chất tạo ngọt phục hồi nhưng cũng khiến giá cổ phiếu của công ty xay xát giảm nhẹ.
Và khi bước vào ngành công nghiệp năm 2019, sự lạc quan lại xa dần. Giá bắt đầu giảm nhẹ vào tháng 11, theo dõi sự khởi đầu của mùa mới và nguồn cung vào thị trường. Theo cơ quan xếp hạng Icra Ltd, sản lượng đường ở Ấn Độ dự kiến sẽ giảm khoảng 2% xuống còn 31,5 triệu tấn mùa này.
 

Hạch toán việc xuất khẩu sau khi chính phủ hỗ trợ, ngành công nghiệp này vẫn có khả năng nắm giữ 11,3 - 12,3 tấn. Nguồn: Livemint.com

Mặc dù vậy, kịch bản thặng dư đường có thể sẽ tiếp tục khi ngành công nghiệp đang gánh lượng hàng tồn kho lớn. Thậm chí hạch toán việc xuất khẩu sau khi chính phủ hỗ trợ, ngành công nghiệp này vẫn có khả năng nắm giữ lên tới 11,3 - 12,3 tấn, tương đương với 5,3 tháng tiêu thụ nội địa. Tính toán của Icra cho thấy, đây là mức cao nhất trong những năm gần đây. Mùa đường ở Ấn Độ bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 9 năm sau.
Về mặt tích cực, hàng tồn kho tiếp tục nâng lên trong điều kiện thời tiết bất lợi (lượng mưa thấp, thời tiết khô) ở các khu vực sản xuất chính khác - Châu Âu, Brazil, Thái Lan và Pakistan, nhà cung cấp dịch vụ thông tin S&P Global Platts cho biết. Nếu sản xuất tại các quốc gia này giảm, giá cả trên thị trường toàn cầu sẽ nhận được nhiều hỗ trợ cần thiết.
Tuy nhiên, tính toán này đang gặp trở ngại. Giá dầu thô tăng cao trong hầu hết năm 2018 đã khuyến khích nông dân ở Brazil, một nước xuất khẩu đường lớn đã chuyển hướng mía để sản xuất ethanol cho việc sử dụng nhiên liệu.
Sau đó, việc giá dầu Brent giảm tới một phần ba lại hạ sức hấp dẫn của ethanol, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nông dân Brazil sẽ trồng nhiều mía hơn cho sản xuất đường vào năm 2019. Sắp tới, Ấn Độ tiến vào cuộc tổng tuyển cử có thể tăng cường khuyến khích sản xuất ethanol và đang cố gắng đạt được các thỏa thuận song phương để xuất khẩu đường.
Nhưng trừ khi xuất khẩu “cất cánh”, nếu không việc hàng tồn kho tăng có thể là trở ngại đối với các nhà máy đường. Ngoài ra, phải xem xét việc các công ty đường có lợi ích bao nhiêu từ chính sách ethanol thuận lợi. Trong khi đó, sản lượng mía thấp đang giới hạn phạm vi sản xuất ethanol.
Hơn nữa, theo ông M. Manickam, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sakthi Sugars Ltd cho biết, các công ty tiếp thị dầu thường không thích mua ethanol, đặc biệt là khi giá dầu thô giảm. Vì vậy, việc chính phủ giải quyết những thách thức này sẽ giúp xác định được quỹ đạo thu nhập của ngành.
 
Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (Isma) đã ước tính sản lượng đường năm 3018 đạt 30,5 triệu tấn, một sự điều chỉnh giảm mạnh so với mức 35,5 tấn trước đó. Tình hình thật đáng báo động, chính phủ cần làm điều gì đó nhiều hơn để đảm bảo các nhà máy hoạt động hiệu quả hơn, ông Abinash Verma, tổng giám đốc tại Isma nói. Các nhà máy đã yêu cầu tăng giá bán tối thiểu của đường thêm 5 rupee/kg, lên 34 rupee/kg. Giá cả trong nước đang nhích lên nhưng vẫn chỉ 2.950 rupee/tạ (29,5 rupee/kg) trên thị trường bán buôn.

Trích nguồn: Nhật Huyền/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng 

 

Hỗ trợ trực tuyến

4390941
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3883
3902
11908
2330825
90887
4390941

Your IP: 18.118.255.51
Server Time: 2024-11-26 17:16:15

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 23 guests and no members online