Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Chuyên gia World Bank nói về vấn đề giá điện tại Việt Nam

 

Chuyên gia World Bank nói về vấn đề giá điện tại Việt Nam

Theo Chuyên gia World Bank, giá bán điện của Việt Nam dưới mức thu hồi vốn đã làm cho thị trường điện méo mó.
Thông tin giá điện Việt Nam dự kiến tăng 8,36% trong cuối tháng 3-2019, bên cạnh sự ủng hộ, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Từ đó, đặt ra yêu cầu minh bạch ngành điện để vừa đảm bảo quyền lợi của người dân nhưng cũng không quên quyền lợi doanh nghiệp.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Franz Gerner - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Trưởng nhóm Năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - về vấn đề giá điện.
 
Giá bán điện Việt Nam đang thuộp top giá rẻ, xếp thứ 21/93 nước được khảo sát, theo thống kê của Global Petrol Prices. Với giá 1.720 đồng/kWh, giá điện Việt Nam thấp hơn nhiều so với Indonesia, Philippines, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay kể cả Lào, Campuchia…
 
- PV: Có quan điểm cho rằng giá bán điện Việt Nam còn nặng về chính trị do chưa phản ánh được chi phí sản xuất đầu vào. Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
 
Ông Franz Gerner: Mỗi quốc gia có những đặc thù riêng về tiềm năng năng lượng, cơ cấu nguồn điện cũng như hạ tầng và các thách thức riêng về điện, và cùng đó là mức giá dịch vụ tương ứng. Các yếu tố chi phối giá sản xuất dao động rất lớn nên việc so sách giá điện giữa các nước trên thế giới có thể khập khiễng.
Chuyên gia World Bank: Giá bán điện của Việt Nam dưới mức thu hồi vốn đã làm cho thị trường điện méo mó - Ảnh 1.
Ông Franz Gerner - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Trưởng nhóm Năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam

Để đánh giá sự phù hợp về mức giá bán điện, cần phải đánh giá về cấu trúc chi phí đặc thù của quốc gia và mức độ các dịch vụ cung ứng điện cho người tiêu dùng. Trước đây, Việt Nam có các nguồn tài nguyên giá rẻ như than đá, dầu và thủy điện dồi dào. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng một cách tiếp cận về giá khá thống nhất, theo đó nguồn thu từ bán điện được sử dụng để trang trải cho hoạt động và vận hành cũng như để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và cho ngành điện.

 
Tuy nhiên, giá bán điện này chưa tính đến chi phí đầu tư và chi phí đầu tư thường được trang trải bởi nguồn tài chính ODA hoặc các khoản vay của EVN nhưng được Chính phủ bảo lãnh.
 
Cách tiếp cận này thành công trong quá khứ, góp vào sự phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam, giúp vận hành nền kinh tế bằng một nguồn năng lượng giá tương đối rẻ.
 
Song giá bán điện dưới mức thu hồi vốn đã làm cho thị trường điện méo mó và kém hiệu quả, đơn cử là cường độ thâm dụng năng lượng cao, từ việc đưa ra những tín hiệu không chính xác đến người tiêu dùng về chi phí thực của dịch vụ.
 
- Vậy tương lai giá điện Việt Nam sẽ được điều chỉnh ra sao, thưa ông?
 
- Tình hình hiện nay của Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Đầu tiên phải kể đến là phần lớn nguồn tài nguyên rẻ trong nước đã được phát huy tối đa về công suất, đặc biệt là dầu khí và thủy điện. Việt Nam càng ngày càng dựa vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu đắt đỏ hơn như than và khí tự nhiên. Thứ hai, Việt Nam cũng đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình và ngành điện không còn nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi nhiều như trước đây nữa. Cuối cùng, Chính phủ đã và đang tăng định hướng cho ngành điện hướng tới các hình thức huy động vốn theo hướng thị trường nhiều hơn thay vì sử dụng nguồn ODA và vay bảo lãnh của Chính phủ.
 
Bởi vậy, chi phí đầu tư cho phát triển ngành điện trong tương lai ước tính khoảng 8 tỉ USD mỗi năm sẽ được tính vào doanh thu bán điện từ các công ty phân phối điện tới người tiêu dùng. Mức tăng giá bán lẻ điện dự kiến khoảng 8,4% hay 8,1 US cent/kWh là một bước đi đúng hướng.
 
Giá điện trong tương lai cần phải thu hồi đầy đủ tất cả chi phí của ngành điện gồm chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí đầu tư, các nghĩa vụ trả nợ thông qua nguồn thu từ bán điện, và mức giá này dự tính trung bình khoảng 11-12 US cent/kWh.
 
Ông vừa nói đến hiện tượng giá điện Việt Nam không phản ánh được chi phí sản xuất đầu vào của ngành điện. Thực tế những năm gần đây, các tổng công ty điện lực đã nỗ lực giảm thất thoát điện, chi phí đầu vào và phân phối điện. Ông đánh giá thế nào về nỗ lực này?
 
- EVN đã và đang làm rất tốt trong việc giảm tổn thất điện liên quan đến kỹ thuật trong những năm qua. Thực tế là EVN đã giảm thất thoát điện trong truyền tải và phân phối điện từ 24% vào năm 1995 xuống chỉ còn 7,5% vào năm 2018. Việt Nam có một hệ thống điện tích hợp lớn trải dài hơn 2.000 km từ Bắc vào Nam và mức tổn thất kỹ thuật hiện nay có thể nói là đã tương đương với chuẩn mực quốc tế và các thực tiễn tốt nhất.
 
Những gì đã đạt được trong giảm tổn thất điện năng phản ánh năng lực vận hành rất tốt của EVN và là kết quả từ các đầu tư quy mô lớn trong hệ thống truyền tải và phân phối của Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia và các Công ty Điện lực trong suốt những năm qua.
Chuyên gia World Bank: Giá bán điện của Việt Nam dưới mức thu hồi vốn đã làm cho thị trường điện méo mó - Ảnh 2.
EVN đã và đang làm rất tốt trong việc giảm tổn thất điện liên quan đến kỹ thuật trong những năm qua

Nhưng vẫn có thể giảm thất thoát hơn nữa bằng cách tiếp tục đầu tư vào nâng cấp hệ thống và vào các công nghệ thông minh để tối ưu hóa hệ thống điện và phản hồi nhanh, hiệu quả hơn nữa trước các vấn đề phát sinh của mạng lưới điện. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cũng thấy rằng EVN đã thực hiện rất tốt việc giảm thất thoát thương mại khi các Công ty Điện lực đã thu được tới 99,8% hoá đơn điện. Quy trình thanh toán tiền điện đã ứng dụng những cách thức mới như thông qua tin nhắn và chuyển trực tiếp qua ngân hàng đã tạo thuận lợi cho cả Tổng Công ty Điện lực và các khách hàng.

 
Về chi phí điện hiện nay và trong tương lai, nhìn chung, 2/3 chi phí bán điện cuối cùng nằm ở khâu phát điện. Bởi vậy, điều quan trọng ở đây là công suất phát điện mới phải được thực hiện đấu thầu một cách cạnh tranh để có thể giảm giá thấp nhất. Theo đó, WB khuyến nghị Chính phủ xây dựng một chương trình IPP toàn diện và minh bạch trong phát điện thành một phần của Quy hoạch Tổng Sơ đồ Điện 8.
 
 
Ngành điện đã đi qua một thập kỷ tái cấu trúc và vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Cần phải làm gì nữa để đưa ngành điện tiệm cận thế giới, thưa ông?
 
- Hơn 10 năm trước đây, Chính phủ đã quyết định tái cấu trúc ngành điện và thúc đẩy cạnh tranh tại những khâu có thể. Mục đích là để cải thiện chất lượng dịch vụ điện, tăng hiệu quả vận hành, tối ưu hóa chi phí và tăng sự tham gia của khu vực tư nhân.
 
Thị trường phát điện cạnh tranh bắt đầu được thực hiện vào năm 2012 và Việt Nam cũng cam kết thực hiện thị trường điện bán buôn đầy đủ vào năm 2020. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy tái cơ cấu ngành và sự cạnh tranh đã cải thiện hiệu quả vận hành, tăng cường minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện cũng như đã thu hút sự tham gia đáng kể của các nhà đầu tư tư nhân. Và thực tế hiện nay khu vực tư nhân đã đầu tư 1/3 công suất lắp đặt.
 
Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực và các cam kết thúc đấy sự cạnh tranh trong ngành điện của Chính phủ. Chúng tôi tin tưởng những hành động này sẽ tiếp tục củng cố tính hiệu quả và công khai minh bạch trong công tác của ngành cũng như tạo ra nguồn cung ứng điện tin cậy và an toàn ở mức giá hợp lý cho đại bộ phận người tiêu dùng.
 
Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng cần thiết phải thực hiện song song với phát triển thị trường phát điện cạnh tranh đó là thực hiện công tác đấu thầu cạnh tranh trong việc xây dựng các cơ sở phát điện mới. Chính phủ đang cân nhắc việc phát triển một quy trình đấu thầu cạnh tranh cho điện mặt trời để mở rộng quy mô nguồn điện mặt trời. Ngân hàng Thế giới cũng khuyến nghị rằng bên cạnh việc xây dựng Tổng Sơ đồ Điện 8 - dự kiến được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2020 - Chính phủ cần phải thực hiện một chương trình Nhà phát điện độc lập (IPP) toàn diện, minh bạch và dài hạn nhằm tiến hành đấu thầu cạnh tranh cho toàn bộ công suất phát điện mới.
 
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Hồng Trân/Người Lao động

 

Saudi Arabia cắt giảm xuất khẩu dầu thô trong tháng 4/2019

 

Saudi Arabia cắt giảm xuất khẩu dầu thô trong tháng 4/2019

 Saudi Arabia dự định cắt giảm xuất khẩu dầu thô của mình trong tháng 4/2019 xuống dưới 7 triệu thùng/ngày, trong khi giữ sản lượng dưới 10 triệu thùng/ngày, khi vương quốc này tìm cách giảm dư cung và hỗ trợ giá dầu.
Quan chức Saudi Arabia cho biết lượng dầu phân bổ của Saudi Aramco trong tháng 4/2019 thấp hơn yêu cầu của khách hàng 635.000 thùng/ngày. Ông nói “bất chấp nhu cầu rất mạnh từ các khách hàng quốc tế ở mức hơn 7,6 triệu thùng/ngày, các khách hàng được phân bổ chưa tới 7 triệu thùng/ngày”.
Xuất khẩu dầu của tháng 3/2019 cũng dưới 7 triệu thùng/ngày.
Lượng phân bổ trong tháng 4/2019 của Aramco cho thấy việc cắt giảm sâu 635.000 thùng/ngày so với yêu cầu của khách hàng đối với dầu thô của họ. Quan chức này nói “điều này sẽ khiến sản lượng thấp hơn 10 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2019”, bổ sung rằng sản lượng cũng dưới 10,311 triệu thùng/ngày mà vương quốc này đã đồng ý theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+.
OPEC và các nhà sản xuất khác như Nga, được gọi là OPEC+ trong tháng 12/2018 đã đồng ý giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2019 trong 6 tháng.
Saudi Arabia đang thể hiệm cam kết phi thường để tăng tốc tái cân bằng thị trường, bổ sung rằng vương quốc này hy vọng tất cả các quốc gia OPEC+ khác sẽ thực hiện mức đóng góp tương tự.
Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih cho biết sản lượng dầu tháng 3/2019 là 9,8 triệu thùng/ngày và rằng quốc gia này, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, dự định giữ sản lượng tháng 4/2019 ở mức tương tự.
 
Sản lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng 2/2019 giảm xuống 10,136 triệu thùng/ngày, giảm từ 10,24 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019.
Nguồn: VITIC/Reuters

 

Sẽ truyền hình trực tiếp khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2019 trên VTV

 

Sẽ truyền hình trực tiếp khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2019 trên VTV

 Chương trình khai mạc lễ hội cà phê sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV8, VTV5, DRT và các đài liên kết trong khu vực.

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam mong muốn cùng Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê mang thông điệp “Tinh hoa đại ngàn” lan tỏa đến mọi người

Theo ý tưởng kịch bản do Tổng đạo diễn Hoàng Nhật Nam phụ trách, chương trình sẽ thể hiện thông qua hình tượng tứ đại trong vũ trụ nhân cách hoá thành 04 vị thần “Đất – Nước – Gió – Lửa” – 4 yếu tố siêu nhiên trong tư tưởng “vạn vật hữu linh” của đồng bào Tây Nguyên.
Các vị thần sẽ được hóa thân trong những trang phục rực rỡ, sẽ lần lượt được xuất hiện một cách ấn tượng trên sân khấu khoe những năng lực siêu nhiên của mình trong 02 chương đầu: Chương I – Đất & Nước, Chương II – Gió và lửa. Ở chương III – Tinh hoa đại ngàn: 4 vị thần tụ hội tạo tác nên cây cà phê và xuất hiện một nhân vật chính: “Nữ thần cà phê”.
Xuyên suốt chương trình người xem sẽ được “mãn nhãn” với các màn trình diễn ấn tượng, các màn kỹ xảo dàn dựng có liên quan đến nước, lửa và kỹ thuật chiếu 3D mapping kết hợp tương tác diễn viên thực để tạo nên những màn biểu diễn có một không hai.
Đặc biệt, chương trình sẽ có sự tham gia của Hoa hậu hoàn vũ H’Hen Niê, người đẹp, siêu mẫu, ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam như: Mỹ Tâm, Tuấn Hưng, KaSim Hoàng Vũ…Các nghệ sỹ thành danh của Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên như Hồ Quang Hiếu, Hiền Hồ, Mai Trang, Y Chen Niê, Linh Chi.
 
Nguồn: daklak.gov.vn

 

Hãng hàng không Việt nào đúng giờ nhất tháng qua?

 

Hãng hàng không Việt nào đúng giờ nhất tháng qua?

 Cục hàng không Việt Nam vừa công bố số liệu khai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy của 5 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO và Bamboo Airways.
Tháng từ 19/1 đến 18/2: Hơn 5.000 chuyến bay bị chậm, hủy
Trong tháng từ 19/1 đến 18/2, các hãng hàng không của Việt Nam khai thác tổng cộng 29.363 chuyến bay, trong đó CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air) dẫn đầu với 12.442 chuyến, chiếm tỉ lệ 42,4%. Theo sau là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) với 12.063 chuyến, tỉ lệ 41,1%. Hãng hàng không "tân binh" Bamboo Airways khai thác 507 chuyến trong khoảng thời gian này, tương đương 1,7% tổng số chuyến.
Tổng số chuyến bay bị chậm là 4.984 chuyến. Trong đó, Vietjet Air có 2.677 chuyến chậm, chiếm 53,7% tổng số chuyến chậm và bằng 21,5% tổng số chuyến do hãng này khai thác, Vietnam Airlines chậm 1.343 chuyến, chiếm 27% tổng số chuyến chậm.
Jetstar Pacific chậm 838 chuyến, VASCO chậm 98 chuyến và Bamboo Airways chậm 28 chuyến. Trong số 28 chuyến chậm của Bamboo Airways, 24 chuyến có nguyên nhân là tàu bay về muộn.
 
Nguồn số liệu: Cục Hàng không Việt Nam.
Trong giai đoạn 19/1 đến 18/2 này còn có 18 chuyến bay bị hủy, trong đó Vietnam Airlines hủy 12 chuyến, Jetstar Pacific và VASCO mỗi hãng hủy ba chuyến. Vietjet Air và Bamboo Airways không hủy chuyến nào.
Trừ đi số chuyến chậm và hủy, tỉ lệ đúng giờ của Jetstar Pacific là thấp nhất trong 5 hãng hàng không, chỉ đạt 74,5%; Bamboo Airways dẫn đầu với 94,5%. Tuy nhiên cũng cần chỉ ra rằng số máy bay cũng như số chuyến bay mà Bamboo Airways đang khai thác là rất thấp, thấp nhất trong số 5 hãng nên công tác quản lí còn đơn giản hơn rất nhiều.
Tính chung cả 5 hãng, tỉ lệ đúng giờ đạt 83%, tổng số chuyến bị chậm, hủy là 5.002.
Hai tháng từ 19/12/2018 đến 18/2/2019: Tỉ lệ đúng giờ chung đạt 85%
Bamboo Airways cất cánh bay thương mại chuyến đầu tiên vào ngày 16/1 năm nay. Tuy nhiên trong tổng hợp của Cục Hàng không Việt Nam cho giai đoạn 19/12/2018-18/1/2019 không có số liệu của Bamboo Airways (dù hãng này thực hiện một số chuyến bay trong các ngày 16-17-18/1).
Vì vậy, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số chuyến bay mà Bamboo Airways khai thác trong thời gian hai tháng từ 19/12/2018 đến 18/2/2019 vẫn là 507 và tỉ lệ đúng giờ vẫn là 94,5%, giống với trong giai đoạn 19/1-18/2.
Tổng số chuyến bay mà 5 hãng hàng không thực hiện trong hai tháng kể trên là 54.531 chuyến, trong đó Vietjet Air chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42,4%, Vietnam Airlines theo sát phía sau với 41,24%.
 
Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ Cục Hàng không Việt Nam.
Tỉ lệ đúng giờ của Jetstar Pacific tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng với 78,8%, tiếp đến là Vietjet Air 81,1%, Vietnam Airlines 89,8%, VASCO 91,7% và Bamboo Airways 94,5%.
Tỉ lệ đúng giờ chung của cả 5 hãng là 85%. Tổng số chuyến bị chậm là 8.205, trong đó Vietjet Air góp 4.364 chuyến, Vietnam Airline góp 2.303 chuyến.
 
Tổng số chuyến bị chậm giai đoạn 19/12/2018 đến 18/2 năm nay là 8.205 chuyến. Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam.
Số chuyến bị hủy là 82, trong đó Vietnam Airlines là 31 chuyến, Vietjet Air 11 chuyến. Jetstar Pacific 3 chuyến, VASCO 37 chuyến.
Bamboo Airwayscó duy trì được tỉ lệ đúng giờ trong tương lai?
Trong một sự kiện tổ chức ngày 27/2, lãnh đạo Bamboo Airways cho biết từ khi cất cánh ngày 16/1 đến cuối tháng 2, hãng này đã thực hiện hơn 1.000 chuyến bay, vận chuyển hơn 100.000 lượt hành khách. (Trong khi theo số liệu của Cục Hàng không, tính từ 19/1 đến 18/2, hãng này khai thác 507 chuyến. Vậy trong giai đoạn 19 – 27/2, hãng đã khai thác hơn 500 chuyến?)
 
Thời điểm cuối tháng 2, hãng đã khai thác 14 đường bay nội địa với 6 tàu bay. Ngày 4/3 vừa qua, Bamboo Airways đã mở bán vé thêm ba đường bay mới là Hà Nội – Pleiku, Hà Nội – Đà Lạt, Hà Nội – Cần Thơ. Cả ba đường bay dự kiến sẽ chính thức khai trương từ ngày 10/3 tới.
Trong tương lai gần, hãng dự định mở thêm ba đường bay kết nối TP Hồ Chí Minh với Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc.
Hãng cũng đặt mục tiêu tăng tần suất khai thác lên 100 chuyến bay/ngày, phục vụ 5 triệu hành khách, đồng thời phủ sóng trên hầu hết các sân bay nội địa tại Việt Nam ngay trong năm nay.
Về đội tàu bay, theo giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cấp tháng 11/2018, Bamboo Airways được khai thác tối đa 10 tàu bay cho vận chuyển nội địa và quốc tế - tức là hãng còn có thể vận hành thêm 4 tàu bay nữa so với hiện nay. Bamboo Airways cũng liên tiếp kí các thỏa thuận mua tàu bay mới với Airbus và Boeing, gần đây nhất là thỏa thuận mua 10 máy bay Boeing 787-9 ngày 27/2 vừa qua.
Với kế hoạch mở rộng tham vọng này, số chuyến của hãng có khả năng tăng lên nhanh chóng. Liệu Bamboo Airways có thể duy trì được tỉ lệ đúng giờ cao trên 90% như trong tháng đầu tiên hoạt động hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật số liệu vào các tháng sau.
Nguồn: Kiên Dương/Kinh tế & Tiêu dùng

 

Hà Nội cấm những tuyến đường nào phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều?

 

Hà Nội cấm những tuyến đường nào phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khẩn trương nhường đường, chủ động đi vào các đường tránh gần nhất hoặc dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên đi qua.

Công an TP. Hà Nội vừa thông báo kế hoạch phân luồng, cấm đường, hạn chế phương tiện phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong vài ngày tới.
Từ ngày 26/2 đến ngày 2/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai và các hoạt động ngoại giao song phương giữa Việt Nam với Mỹ, Triều Tiên. Nhằm bảo đảm trật tự giao thông thông suốt, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể:
 
Tạm cấm đối với các loại xe vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất cháy, hóa chất độc hại đi qua địa bàn Hà Nội trước và trong thời gian diễn ra Hội nghị.
 
Các xe bồn, xe xi téc chở ga, chở xăng dầu cấm hoạt động trên các tuyến hành lang bảo vệ, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh, nơi lưu trú của các đoàn Mỹ, Triều Tiên (chỉ được vào các địa điểm đổ xăng dầu trong thời gian từ 24 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau).
 
Khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khẩn trương nhường đường, chủ động đi vào các đường tránh gần nhất hoặc dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên đi qua.
Từ 7h đến 13h ngày 26/2 và từ 13h đến 15h ngày 2/3, tạm cấm đối với các loại ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (trừ các xe phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục các sự cố).
 
Hạn chế đối ô tô, mô tô cá nhân hoạt động trên các tuyến đường, như: Quốc lộ 1B (đoạn tiếp giáp Hà Nội, Bắc Ninh đến khu vực đường dẫn vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), lối lên, xuống cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với QL5, đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chương Dương, Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Trần Khánh Dư, Đê 401.
 
Trong thời gian diễn ra các Hội nghị Mỹ - Triều, sự kiện theo thông báo, Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng dẫn tuyến đường đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế khi tham giao giao thông di chuyển theo tuyến đường như sau:
 
Các phương tiện từ các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc đi các tỉnh phía Đông, phía Nam theo tuyến: Quốc lộ 1A cũ - Quốc lộ 38 - Quốc lộ 5 (hoặc cao tốc Hà Nội - Hải Phòng); Quốc lộ 1A cũ - Quốc lộ 18 - Quốc lộ 17 - Quốc lộ 5 đi các tỉnh và ngược lại.
 
Các phương tiện từ các tỉnh phía Đông đi các tỉnh phía Bắc theo tuyến: Quốc lộ 5 - Ngã tư Quán Gỏi - Quốc lộ 38 - Quốc lộ 18 - Quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Thái Nguyên hoặc Quốc lộ 5 - Quốc lộ 17 - Quốc lộ 18 - Quốc lộ 2 và ngược lại.
 
Các phương tiện từ các tỉnh phía Đông Bắc đi các tỉnh phía Bắctheo tuyến: Quốc lộ 1A cũ - Đặng Phúc Thông - Hà Huy Tập - Quốc lộ 3 đi các tỉnh và ngược lại.
 
Từ 19h đến 22h, ngày 26/2 và từ 11h đến 17h, ngày 28/2, tạm cấm đối với các loại ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (trừ các xe phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục các sự cố)
 
Hạn chế đối với xe ô tô, mô tô cá nhân hoạt động trên các tuyến đường: Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công, Vành Đai II trên cao, Láng (đoạn từ ngã 4 Cầu Giấy - Láng đến đoạn Láng - Trần Duy Hưng), Trần Duy Hưng, Đại Lộ Thăng Long, đường gom phải Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Trần Duy Hưng đến Lê Quang Đạo), Đỗ Đức Dục, Miếu Đầm, Phạm Hùng.
 
Từ 9h đến 15h ngày 27/2, tạm cấm đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (trừ các xe phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục các sự cố); đồng thời, hạn chế đối với xe ô tô, mô tô cá nhân hoạt động trên các tuyến đường: Đỗ Đức Dục, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An, Điện Biên Phủ, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Trần Phú.
 
Từ 6h đến 11h ngày 28/2, cấm triệt để tất các các loại phương tiện hoạt động trên các tuyến phố: Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Lê Phụng Hiểu, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Lê Lai, Lê Thạch, Tràng Tiền, Trần Nguyên Hãn, Tông Đản.
 
Tạm cấm đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (trừ các xe phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục các sự cố); đồng thời, hạn chế đối với xe ô tô, mô tô cá nhân hoạt động trên các tuyến đường: Đỗ Đức Dục, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Hai Bà Trưng, Phan Chu Trinh, Lý Thái Tổ, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Trần Phú.
 
Từ 14h đến 23h ngày 1/3, tạm cấm đối với các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (trừ các xe phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục các sự cố); đồng thời, hạn chế đối với xe ô tô, mô tô cá nhân hoạt động trên các tuyến đường: Lý Thường Kiệt, Quán Sứ, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Trần Phú, Phan Bội Châu, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông.
 
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra các hội nghị, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế khi tham gia giao thông theo tuyến đường như sau:
 
 
Các phương tiện từ phía Đông, Đông Bắc đi các tỉnh phía Namdi chuyển qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy - cầu Mai Động rẽ Tam Trinh - Pháp Vân ra Quốc lộ 1A, 1B và ngược lại.
 
Các phương tiện từ phía Đông, Đông Bắc đi các tỉnh phía Bắc đi theo tuyến Quốc lộ 5 - Lý Sơn - cầu Đông Trù - Trường Sa - QL3 và đi các tỉnh và ngược lại.
 
Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Tây Bắc đi đường Pháp Vân - Ngọc Hồi đến Văn Điển rẽ Phan Trọng Tuệ - Cầu Bươu - Phúc La Văn Phú - Lê Trọng Tấn -Quang Trung - QL6 và ngược lại.
 
Riêng xe ô tô tải có tải trọng toàn bộ cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc đến Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Quang Trung (Hà Đông) sẽ đi thẳng Quốc lộ 6 - Xuân Mai - đường Hồ Chí Minh - Đại lộ Thăng Long (hoặc đi thẳng ra Quốc lộ 32) - Tỉnh lộ 70 - Nhổn - Quốc lộ 32 Đối với các xe từ các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh phía Nam đi theo chiều ngược lại.
 
Đặc biệt, Công an Hà Nội đề nghị tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
 
Đáng chú ý, khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khẩn trương nhường đường, chủ động đi vào các đường tránh gần nhất hoặc dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên đi qua.

Nguồn: Báo hải quan

 

Hỗ trợ trực tuyến

4390956
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3898
3902
11923
2330825
90902
4390956

Your IP: 18.188.59.124
Server Time: 2024-11-26 17:18:46

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 35 guests and no members online