Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới

 

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới

Ngành công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.
Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60 tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp điện tử, cho nên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ các ngành công nghiệp điện tử phát triển trong khu vực. Bên cạnh đó, chi phí cho nhân công lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp. Vậy, câu hỏi đặt ra là: liệu các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này có tận dụng được những cơ hội để thay đổi cục diện?
Kim ngạch xuất khẩu đồ điện tử chiếm 28,9%
Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đồ điện tử, đồ điện gia dụng chiếm 28,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này (điện thoại di động và linh kiện, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác) đạt 61,8 tỷ USD, tăng 14,45 tỷ USD, bằng 130% năm 2016.
Sự phát triển của những chiếc Smartphone
Sự hiện diện của smartphone ngày càng nhiều hơn và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người với những tiện ích như nghe nhạc, lướt web, ứng dụng mạng xã hội, chơi game, chụp ảnh, thực hiện các giao dịch tài chính…
Sau hơn 10 năm, thị trường smartphone cạnh tranh khốc liệt và phát triển như vũ bão, có những người thành công nắm giữ phần lớn thị phần, có những kẻ thất bại bị mua lại và sát nhập. Đến nay smartphone đã có rất nhiều khác biệt, tiện ích, gọn nhẹ, tích hợp nhiều thứ hơn dần trở thành một phần quan trọng trong thời kì công nghệ.
Trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 45,27 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu điện thoại di động đạt 184,4 triệu chiếc và chủ yếu sang các thị trường như Nga, Đức, Áo, Indonesia, Mỹ, Ả rập…
Kim ngạch nhập khẩu 53,9 tỷ USD, tăng 11,93 tỷ USD so với 2016
Trong năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đồ điện tử, đồ điện gia dụng chiếm 25,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này (điện thoại di động và linh kiện, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, hàng điện gia dụng và linh kiện, máy móc và thiết bị dụng cụ phụ tùng khác) đạt 53,9 tỷ USD, tăng 11,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đồ điện tử, đồ điện gia dụng đạt 53,9 tỷ USD. Chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
Cạnh tranh khốc liệt trong ngành camera quan sát
Cả năm 2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 181,5 triệu chiếc camera và giá trị nhập khẩu đạt 1,17 triệu USD. Trong đó camera chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc (80%), Hàn Quốc (17,5%), Philippines (1,1%)… Camera được nhập khẩu chủ yếu gồm 2 loại chính là camera dùng để sản xuất, lắp ráp điện thoại di động và camera quan sát.
Năm 2017, đánh dấu sự gia tăng và cạnh tranh khốc của ngành camera quan sát Việt Nam. Sự gia tăng và cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực bán buôn của các nhà phân phối, hay các đại lý, hãng camera, các công ty lắp đặt mà còn cả các đơn vị ngoài, hoạt động trong lĩnh vực khác. Hiện tại trên thị trường có 3 dòng camera quan sát chính là: hàng sản xuất tại Việt Nam, linh kiện nhập khẩu; hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, Đài Loan và hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
95% kim ngạch xuất khẩu thuộc khối FDI
 
 
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử cũng đạt những kết quả ấn tượng: Dự kiến năm 2017, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu công nghiệp điện tử lớn của thế giới. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công. Sức lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp điện tử FDI với doanh nghiệp điện tử trong nước còn rất yếu.
Về cơ cấu sản phẩm, điện tử dân dụng chiếm đến 80%, còn lại là điện tử chuyên dụng với tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm khoảng 20 - 30%. Hầu hết sản phẩm trên thị trường điện tử hiện nay đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu. Trong số 80% sản phẩm điện tử dân dụng, vai trò thực sự của các doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong nước nên phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc trực tiếp từ Nhật Bản.
Với thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu những phân tích và dự báo về các ngành kinh tế. Trung tâm thông tin Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra báo cáo “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2017 ngành điện tử”. Nội dung bài báo cáo đem lại cái nhìn toàn cảnh tình hình xuất nhập khẩu toàn ngành điện tử năm 2017 về kim ngạch, mặt hàng, thị trường, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… đồng thời báo cáo là sự phân tích, dự báo triển vọng và xu hướng phát triển ngành điện tử trong tương lai.

Trích nguồn: Báo Công Thương điện tử

Cần giải ngân nhanh gói 1.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội

Cần giải ngân nhanh gói 1.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở xã hội

 Kế hoạch giải ngân gói hỗ trợ đã được Chính phủ thông qua và các thủ tục để thực hiện chương trình này đã hoàn tất.
Kế hoạch giải ngân 1.000 tỷ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua nhà ở xã hội đã được Chính phủ thông qua. Ngân hàng chính sách xã hội cho biết, đến nay các thủ tục để thực hiện chương trình này đã hoàn tất.
Trong đó, vốn nhà nước cấp là 500 tỷ đồng và ngân hàng tự huy động 500 tỷ đồng. Việc giải ngân gói tín dụng 1.000 tỷ đồng sẽ được cho vay với mức lãi suất là 4,8%/năm.
 
Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân là rất lớn. (Ảnh minh họa: KT)
Đối với trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội, mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Còn với trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án tính toán giá thành và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Người vay vốn gửi hồ sơ cho Tổ tiết kiệm và vay vốn nơi cư trú hợp pháp; Họp bình xét công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ Dân phố và người đại diện tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác xã, phường, thị trấn.
Ông Trương Thái Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần địa ốc Hoàng Quân cho biết, gói 1.000 tỷ đồng này cần giải ngân nhanh để đáp ứng nhu cầu của người dân.
 
“Tôi đánh giá cao sự quan tâm của Nhà nước khi dành gói này cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tôi băn khoăn vì số tiền này hơi ít. Ngay cả gói 30.000 tỷ cũng chỉ một bộ phận người dân ở các thành phố lớn tiếp cận được, trong khi còn rất nhiều người ở Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành phố khác cũng có nhu cầu”, ông Quân nói./.
Trích nguồn: Cafef.vn

Căng thẳng Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng năm nay

 

Căng thẳng Trung Đông có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng năm nay

Mới chỉ 6 tháng trước, thị trường dự báo giá dầu có thể đạt tới 60-70 USD/thùng trong năm 2018.
Giá dầu thế giới có thể sớm vọt lên mức 100 USD/thùng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công Syria để đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở nước này. 
Tuần này, giá dầu thô giao sau đã thiết lập những mức đỉnh kể từ tháng 12/2014 do bất ổn bị đẩy cao ở Syria. 
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 0,56 USD/thùng, đạt mức 72,58 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI tăng 0,32 USD/thùng, chốt ở 67,39 USD/thùng. 
Cả tuần, giá dầu Brent tăng 5,48 USD/thùng, tương đương 8%. Giá dầu WTI cũng tăng 8% trong tuần. Hãng tin Reuters cho biết đây là tuần tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ tháng 7 năm ngoái. 
"Tôi cho rằng giá dầu có khả năng đạt mức 100 USD/thùng vào một thời điểm nào đó trong năm nay nếu căng thẳng tăng mạnh ở Trung Đông", ông Anish Kapadia, nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Akap Energy, nói với hãng tin CNBC. 
Nhận định này của vị chuyên gia được đưa ra trước khi Tổng thống Trump hạ lệnh tấn công Syria vào buổi tối ngày thứ Sáu theo giờ Washington, tức sáng thứ Bảy theo giờ Việt Nam. Tham gia chiến dịch này cùng với lực lượng của Anh và Pháp. 
Ông Kapadia nhấn mạnh rằng mới chỉ 6 tháng trước đây, thị trường dự báo giá dầu có thể đạt tới 60-70 USD/thùng trong năm 2018. Căng thẳng Trung Đông đã khiến tình thế thay đổi, dẫn tới dự báo giá dầu đạt mốc 100 USD/thùng trong năm nay. 
Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse vào ngày thứ Sáu cũng nâng dự báo giá dầu thêm 18% so với lần dự báo trước. Theo đó, Credit Suisse nhận định mức giá bình quân trong năm 2018 của dầu Brent là 71 USD/thùng và của dầu WTI là 66 USD/thùng. Trong lần dự báo trước, ngân hàng này cho rằng giá dầu Brent và WTI sẽ đạt bình quân lần lượt 60 USD/thùng và 56 USD/thùng trong năm nay.
 
Diễn biến giá dầu Brent giao sau tại thị trường London trong vòng 1 năm trở lại đây - Nguồn: CNBC.
 Ngoài Syria, Trung Đông - "vựa" dầu của thế giới - hiện còn có một điểm nóng nữa là Yemen. Lực lượng nổi dậy Houthi ở nước này gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch nã tên lửa vào nước láng giềng Saudi Arabia, trong đó có các mục tiêu là các cơ sở dầu lửa.
Những quả tên lửa của Houthi đều bị Saudi Arabia đánh chặn thành công. Tuy nhiên, nội chiến Yemen được xem là một "cuộc chiến qua tay" giữa Iran và Saudi Arabia, và cuộc chiến này rất có thể sẽ leo thang trong thời gian tới. 
Một vấn đề nữa nằm ở thỏa thuận hạt nhân Iran, thỏa thuận mà Mỹ có thể rút lui vào tháng 5 tới đây. Cố vấn an ninh quốc gia mới được bổ nhiệm của Mỹ là ông John Bolton được cho là sẽ khuyến khích ông Trump từ bỏ thỏa thuận với Tehran. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với hoạt động khai thác dầu lửa của Iran và ngành tài chính nước này. 
Chưa kể, bất ổn đối với thị trường dầu lửa còn nằm ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela, nơi sản lượng của công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA đã giảm một nửa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và chính trị. Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu lửa vốn dĩ đã điêu đứng của Venezuela nếu Tổng thống Nicolas Maduro tiến hành một cuộc bầu cử vào tháng 5. 
 
Ngoài ra, giá dầu còn đang được hỗ trợ bởi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đang được thực hiện giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga. 
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Sáu nói rằng "còn phải chờ xem" để xác định liệu sự tăng giá gần đây của dầu thô có bền vững hay không. Báo cáo hàng tháng mới nhất của IEA giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu của thế giới ở mức 99,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Dự báo nguồn cung cũng không thay đổi so với báo cáo tháng trước. 
Bên cạnh đó, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ gia tăng cũng có thể cản trở đà đi lên của giá dầu. Trong khi sản lượng của OPEC giảm, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ lại sản xuất nhiều hơn. Hôm thứ Năm, OPEC nói tổng sản lượng dầu của thế giới tăng 180.000 thùng/ngày trong tháng 3, chủ yếu do sản lượng tăng của các nước ngoài OPEC như Mỹ, Na Uy và Anh.

Nguồn: Diệp Vũ/Vneconomy

Ngành điện: Tiên phong ứng dụng khoa học - công nghệ

 

Ngành điện: Tiên phong ứng dụng khoa học - công nghệ

Với ngành điện lực, để phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phải đi trước một bước. Vì vậy, ngành điện luôn tiên phong ứng dụng KH&CN trong quản lý, điều hành và mang lại những kết quả thiết thực.

Khi đánh giá về công tác ứng dụng KH&CN trong ngành điện, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh khẳng định, ngành điện Việt Nam đã chú trọng thực hiện đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ mới tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào vận hành hệ thống điện đã giúp ngành điện đạt trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Chẳng hạn, với việc vận hành Trung tâm Điều khiển hệ thống và thị trường điện mới giúp công tác vận hành hệ thống điện và giao dịch thị trường điện trở nên dễ dàng hơn do cập nhật nhanh tình hình thực tế của hệ thống, hỗ trợ đắc lực trong giám sát, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện, giúp công tác lập lịch huy động nguồn điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng chính xác và kịp thời. Đồng thời, khẳng định những bước đi chắc chắn trong đầu tư ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế hệ thống điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Về vấn đề này, Thạc sỹ Lê Hoàng - Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Vụ KH&CN (Bộ Công Thương) - cho biết, EVN đã và đang tiếp cận đổi mới công nghệ, thiết bị góp phần tích cực nâng cao năng lực hệ thống điện, chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện, cũng như góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ điện khí hóa nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc gia. Đặc biệt, các đơn vị trong nước đã thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và sản xuất thành công được các loại máy biến áp, đánh dấu bước đột phá quan trọng của ngành điện.
Cụ thể, năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đã sản xuất thành công máy biến áp 220kV - 250MVA. Việc chế tạo thành công máy biến áp 220kV vận hành an toàn tại Trạm 220kV Thái Nguyên, đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của ngành cơ khí điện, đóng góp thiết thực có hiệu quả vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời làm đối trọng để các hãng nước ngoài bán sản phẩm tương tự vào Việt Nam phải giảm giá thành từ 20 - 30% khi đấu thầu tại Việt Nam, góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế. Tiếp nối thành công của máy biến áp 220kV, ngày 22/11/2011, máy biến áp 500kV do EEMC chế tạo đã được đóng điện thành công và đưa vào vận hành tại Trạm 500kV Nho Quan - Ninh Bình.
Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong các quốc gia ở Đông Nam Á chế tạo được máy biến áp 500kV. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã nghiên cứu làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thiết kế, thi công, vận hành các công trình thủy điện quy mô lớn như: Thủy điện Sơn La, Lai Châu; giúp ngành điện hoàn thành trước thời hạn việc thi công công trình thủy điện Sơn La, tiết kiệm kinh phí hàng nghìn tỷ đồng… Những minh chứng này cho thấy, KH&CN đã khẳng định vai trò then chốt, là nền tảng và động lực quan trọng giúp ngành điện phát triển mạnh mẽ.
 
EVN đề ra mục tiêu đến năm 2020, KH&CN điện đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, hầu hết các lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới, đáp ứng các yêu cầu của một nước công nghiệp...
Nguồn: Quỳnh Nga/Báo Công Thương điện tử

Năm 2022 hoặc 2023 đưa vào vận hành nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

 

Năm 2022 hoặc 2023 đưa vào vận hành nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Đây là hạn định được Chính phủ đưa ra tại Quyết định số 389/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng với công suất lắp máy 480 MW, tổng mức đầu tư gần 8,6 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, Quyết định số 389/QĐ-TTg của Chính phủ nêu mục tiêu đầu tư Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng nhằm tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện. Đồng thời, nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia; giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Về quy mô đầu tư xây dựng, Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ gồm 2 tổ máy với công suất lắp máy là 480 MW, nhà máy thủy điện kiểu hở. Điện lượng trung bình hàng năm là 479 triệu kWh/năm (vào mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.
Thiết bị công nghệ chính của Dự án này gồm: Thiết bị cơ khí thủy lực (gồm 2 tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ 3 pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2 x 240 MW) và các thiết bị phụ đồng bộ); thiết bị cơ khí thủy công (gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác); trạm phân phối điện (sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV).
 
Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành vào năm 2022 – 2023.
Nguồn: Hoàng Châu/Báo Công Thương điện tử

Hỗ trợ trực tuyến

4391803
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4745
3902
12770
2330825
91749
4391803

Your IP: 18.224.69.176
Server Time: 2024-11-26 21:34:52

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 111 guests and no members online