Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Thị trường dầu thô năm 2018 vẫn còn nhiều bất ổn dù thời kỳ dư cung đã kết thúc

 

Thị trường dầu thô năm 2018 vẫn còn nhiều bất ổn dù thời kỳ dư cung đã kết thúc

 Trong báo cáo của mình OPEC bày tỏ thái độ thận trọng trước triển vọng giá dầu năm nay. Theo đó, tổ chức này cho rằng sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC tăng sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
OPEC cho biết triển vọng thị trường dầu thô từ nay đến hết năm 2018 sẽ có nhiều bất ổn ngay cả khi thời kỳ thừa dầu đã kết thúc. Đồng thời, OPEC ngụ ý rằng buổi thảo luận về việc nới rộng thỏa thuận giảm sản lượng sẽ có nhiều khó khăn.
 OPEC, Nga và một số nước ngoài OPEC đã thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu thô kể từ tháng 1/2017 nhằm rút lượng dầu thừa trên thị trường và thúc đẩy giá dầu.
Trong bản báo công bố hôm thứ Ba (12/6), OPEC cho biết tồn kho dầu trong tháng 4 giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm 26 triệu thùng. Tháng 1/2017, lượng dầu thừa vượt ngưỡng trung bình 5 năm 340 triệu thùng.
Với việc giá dầu chạm 80 USD/thùng trong năm nay, ngưỡng cao nhất kể từ năm 2014, Nga và Arab Saudi đang bàn luận khả năng tăng sản lượng. Tuy nhiên, Iran và Iraq không đồng ý với đề xuất này.
Trong báo cáo của mình OPEC bày tỏ thái độ thận trọng trước triển vọng giá dầu năm nay. Theo đó, tổ chức này cho rằng sản lượng dầu thô từ các nước ngoài OPEC tăng sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá dầu.
“Những diễn biến gần đây tạo ra yếu tố bất ổn trong thị trường dầu thô từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, nhu dầu thô ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy tiềm năng giá dầu sẽ được hỗ trợ”, OPEC cho hay.
Giá dầu Brent giảm xuống còn 76 USD/thùng sau khi báo cáo của OPEC được công bố.
Sản lượng dầu thô đang tăng
Trong khi mục đích chính của thỏa thuận hạn chế sản lượng là giảm dầu thừa trên thị trường xuống mức trung bình 5 năm, các bộ trưởng năng lược cho biết những yếu tố khác cũng cần được xem xét và không nên vội kết thúc thỏa thuận này.
Chính sách thắt chặt sản lượng của OPEC sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp giữa các quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới diễn ra vào ngày 22/6 tại Vienna. Lựa chọn nới lỏng sản lượng hoặc duy trì nguồn cung như hiện tại sẽ được đưa ra tại cuộc họp này.
Sản lượng khai thác của OPEC tăng 35.000 thùng/ngày lên 31,87 triệu thùng/ngày. OPEC cho hay con số này thấp hơn 90.000 thùng/ngày so với nhu cầu dầu mà thế giới cần từ tổ chức. Sản lượng khai thác của Arab Saudi trong tháng 5 tăng 161.000 thùng/ngày.
Cùng lúc, sản lượng dầu thô của Venezuela bất ngờ tăng 28.000 thùng/ngày lên 1,5 triệu thùng/ngày. Hồi tháng 4, sản lượng dầu nước này chạm đáy 10 năm do khủng hoảng kinh tế.
 
Nhu cầu dầu thô mạnh do kinh tế toàn cầu tăng trưởng tốt giúp lượng dầu thừa giảm. OPEC dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,65 triệu thùng/ngày và có thể lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 triệu thùng/ngày trong quý IV.
Tuy nhiên, việc giá dầu tăng do OPEC thắt chặt sản lượng đã kích thích Mỹ tăng cường khai thác. OPEC dự báo sản lượng dầu thô của các nước ngoài tổ chức sẽ tăng thêm khoảng 1,86 triệu thùng/ngày, cao hơn 130.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng trước.
Trich nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

Chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa toàn cầu điêu đứng vì cuộc chiến thương mại

 

Chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa toàn cầu điêu đứng vì cuộc chiến thương mại

 Đôla Australia (AUD) giảm giá, đậu tương dao động mạnh và cổ phiếu của các hãng ô tô Đức lao dốc. Các thị trường tài chính toàn cầu trở nên nhiễu loạn bởi lo sợ về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư bán đổ bán tháo các tài sản có độ rủi ro cao để tìm tới những tài sản an toàn hơn như yen Nhật hay trái phiếu chính phủ Mỹ.
 
Mọi sự bắt nguồn từ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này rằng sẽ áp thuế quan lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Trung Quốc ngay lập tức đáp trả sẽ trả đũa xứng đáng.
Và đây là những tiền tệ, chứng khoán và hàng hóa dễ bị tổn thương nhất khi xung đột thương mại leo thang:
 

Tiền tệ

Những thị trường có nền kinh tế mở cửa phụ thuộc vào thương mại toàn cầu dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra chiến tranh thương mại quốc tế.
Đôla Australia nằm trong số này. Australia coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, và tiền tệ của họ có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư xếp đồng AUD vào vị trí quan trọng trong thương mại toàn cầu hơn là đôla Canada (CAD) – đồng tiền cũng bị biến động mạnh trong các đợt thương lượng về Hiệp ước thương mại Bắc Mỹ - NAFTA. Do đó, tuần này đồng AUD giảm xuống mức thấp nhất 13 tháng, và tương lai có thể sẽ còn tiếp tục giảm giá hơn nữa.
Một đồng tiền khác cũng có nguy cơ giảm mạnh là crown của Thụy Điển (SEK) do Thụy Điển là nền kinh tế rất mở của khối Nordic, và sở hữu những ngành xuất khẩu quan trọng. Đồng tiền này đã giảm khoảng 2,5% giá trị chỉ trong 3 ngày vừa qua xuống mức thấp nhất 6 tuần so với euro (EUR).
Các đồng tiền châu Á, theo nhận định của người phụ trách mảng tiền tệ toàn cầu của State Street Global Advisors (trụ sở ở London), “có mối liên quan rất mật thiết với tăng trưởng toàn cầu nên sẽ chịu áp lực nặng nề ngay lập tức nếu tranh chấp thương mại có bất kỳ “động thái leo thang” nào. Do đó tương tự như các đồng tiền nêu trên, những tiền tệ châu Á như won Hàn Quốc (KRW), đôla Singapore (SGD) hay đôla Hongkong (HKD) cũng sụt giá trong tuần này bởi những lý do tương tự.
 

Chứng khoán

Ngân hàng Merrill Lynch vừa tiến hành một cuộc khảo sát và kết quả cho thấy rõ sự lo lắng về việc Mỹ áp thuế cao lên các hãng sản xuất ô tô Đức. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu mỗi năm xuất khẩu trị giá 50 tỷ USD sang thị trường Mỹ. BMW phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường này bởi 1/5 doanh số bán hàng toàn cầu có được từ thị trường Mỹ. Việc Trung Quốc trả đũa bằng thuế nhập khẩu tô tô Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng tới các hãng châu Âu bởi nhiều hãng xuất khẩu sang Trung Quốc từ các nhà máy đặt tại Mỹ.
Do đó, dễ hiểu khi cổ phiếu của Volkswagen và Daimler đã giảm mạnh, khiến chỉ số chứng khoán ngành ô tô châu Âu rơi xuống mức thấp nhất 7 tháng.
 
 
Ngành sản xuất máy bay, trong đó có Boeing và Airbus, cũng là môt trong những chỉ báo rõ rệt về tác động của cuộc chiến thương mại, bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào dây chuyền cung ứng toàn cầu mở.
Boeing là hãng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang thị trường Trugn Quốc nên cổ phiếu của hãng này, cũng như của đối tác Airbus của châu Âu, đã trồi sụt rất mạnh theo diễn biến căng thẳng thương mại.
 
 
Thép và nhôm là những mục tiêu đầu tiên trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế. Việc Mỹ đánh thuế mạnh đối với thép nhập khẩu đã ảnh hưởng tới cổ phiếu của các hãng xuất khẩu thép châu Âu như Thyssenkrupp, Salzgitter và Voestalpine.
Các hãng sản xuất đặt tại châu Âu nhưng nhập khẩu thép từ các nhà máy ở Mỹ có thể cũng bị vạ lây bởi cuộc xung đột này, nơi mà nếu có người hưởng lợi thì, nếu là các hãng sản xuất châu Âu thì đó là ABB và Siemens sẽ có cơ hội mở rộng thị phần ở Trung Quốc khi các dối thủ Mỹ như Honeywell bị giảm thị phần. Nhưng những rào cản thương mại gia tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế nên kể cả những người chiến thắng cũng sẽ không trọn vẹn.
Hàng hóa
Trung Quốc mua 1/3 tổng đậu tương xuất khẩu của Mỹ nên khi Bắc Kinh áp thuế 25% đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ đã khiến mặt hàng này trở thành một “chiến trường” thực sự.
Điều đó sẽ làm tăng chi phí đậu tương – được Trung Quốc sử dụng rất nhiều để làm thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm. Giá khô đậu tương tại Trung Quốc đã tăng 4,2% trong ngày 19/6.
Giá đậu tương từ trước tới nay thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn là các yếu tố kinh tế, nhưng thuế quan mới có thể làm thay đổi dòng chảy thương mại. Do đó đậu tương kỳ hạn giao sau tại Mỹ cũng bị giảm giá xuống mức thấp nhất nhiều năm do nông dân Mỹ lo ngại bị mất thị phần ở Trung Quốc về tay các đối thủ Mỹ Latinh.
Và không thể không nhắc tới mặt hàng đồng – kim loại được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và năng lượng. Giá đồng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 31/5 và dự kiến sẽ còn giảm nữa nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị giảm sút.
 
 
 
Trích nguồn: VITIC/Reuters

Người Việt trở lại sử dụng sơn Việt Nam

 

Người Việt trở lại sử dụng sơn Việt Nam

Những dòng sơn cơ bản của DN Việt đang được người tiêu dùng ưa chuộng

 Mưa bão nhiều làm cho nhà cửa nhanh xuống cấp, nhu cầu chống thấm tăng cao
 
“Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắt nghiệt, mưa bão nhiều làm cho nhà cửa nhanh xuống cấp, nhu cầu chống thấm tăng cao. Vì vậy từ đầu năm đến nay, sản lượng sơn và chống thấm CT-11A đều tăng so với cùng kỳ. Đặc biệt tại thị trường miền Nam và miền Trung. Riêng chống thấm tăng xấp xỉ 32%”. Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Duy, Giám đốc kinh doanh tập đoàn sơn Kova khi đưa nhà máy thứ 7 vào hoạt động. Đây là nhà máy sản xuất các dòng sơn sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu-một phụ phẩm sau gạo của ngành nông nghiệp. 
Cùng nhận định này ông Phạm Lưu Đức, Giám đốc công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ sơn Hoàng Gia cho biết, trong sáu tháng đầu năm sản lượng tiêu thụ sơn và chống thấm tăng 28% so với cùng kỳ. 
Thông tin cho biết hiện ở thị trường sơn Việt Nam có 600 DN ngành sơn. Trong đó các thương hiệu lớn của các DN có vốn nước ngoài chiếm khoảng 60% thị phần.
Theo ông Đức trong ba năm trở lại đây các doanh nghiệp nội đã khẳng định chất lượng với người tiêu dùng, chủ các công trình…hơn so với hàng ngoại nên hàng Việt đang được thị trường đón nhận. Chứ khoảng ba năm trước thì thị trường chuộng sản phẩm sơn, chống thấm của DN ngoại hơn. Đây là tín hiệu cho thấy NTD đã quay trở lại tin tưởng hàng Việt hơn.
Những sản phẩm sơn thuộc dòng cơ bản của DN Việt đang chiếm 60% thị phần. Một số mặt hàng nhưchất chống thấm CT-11A hiện đang được nhìn nhận với vị thế dẫn đầu thị phần chống thấm dân dụng so với các thương hiệu chống thấm của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.
 
Bộ công thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sơn - mực in Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể giaiđoạn đến năm 2020 chú trọng đầu tư các sản phẩm sơn bảo vệ, sơn tàu biển, sơn gỗ… đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Nâng tổng công suất sơn các loại lên 570 triệu lít/năm. Mở rộng nâng tổng công suất các cơ sở sản xuất sơn trang trí - xây dựng lên 280 triệu lít/năm...
Nguồn: Tú Uyên/Pháp luật TP HCM

Honda SH 300i phiên bản mới được nâng cấp tính năng như ô tô

 

Honda SH 300i phiên bản mới được nâng cấp tính năng như ô tô

 Ngày 14/6, Honda Việt Nam giới thiệu ra thị trường phiên bản mới cho mẫu xe SH 300i nhập khẩu từ Ý. Mẫu xe ga sang trọng nhất của Honda đã được bổ sung cảm biến nhiệt độ ngoài trời như các mẫu ô tô hiện đại.

 Theo đó, nhằm mang lại tiện nghi cao cấp cho mẫu xe ga hạng sang SH 300i cũng như đem đến nhiều lựa chọn mua sắm hơn cho khách hàng.

Honda đã nghiên cứu và cho ra đời phiên bản mới mẫu xe SH 300i với việc bổ sung cảm biến nhiệt độ được hiển thị trên mặt đồng hồ mới.

 

Chức năng này sẽ giúp người lái quan sát được thông số nhiệt độ môi trường, đảm bảo kế hoạch cho những chuyến hành trình.

Cảm biến nhiệt độ ngoài trời vốn là chức năng thường chỉ được tích hợp trên các mẫu xe ô tô hiện đại.

Vì vậy, trang bị này trên SH 300i được đánh giá là một nâng cấp đáng đồng tiền để đem lại những trải nghiệm tuyệt vời và xứng tầm cho người dùng.

 

Hơn thế nữa, SH 300i là mẫu xe máy đầu tiên của Honda Việt Nam sở hữu tiện ích cảm biến nhiệt độ ngoài trời.

Ngoài việc hiển thị nhiệt độ môi trường, mặt đồng hồ của SH 300i cũng được bố trí lại cách sắp xếp các thông số giúp người lái dễ dàng quan sát hơn, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho mẫu xe hạng sang này.

 

SH 300i phiên bản mới tiếp tục sở hữu diện mạo sang trọng, đẳng cấp với những đường nét thiết kế tinh tế, mang đậm phong cách châu Âu cùng với hệ thống chiếu sáng toàn bộ bằng đèn LED.

Khối động cơ mạnh mẽ với dung tích động cơ lớn, khả năng tăng tốc cao đem lại cảm giác lái hứng khởi vượt trội cũng là lợi thế giúp SH 300i chinh phục được trái tim của mọi khách hàng.

Bên cạnh đó, SH 300i vẫn được tích hợp những tiện ích vượt trội như hệ thống khóa thông minh (smartkey), hệ thống phanh tiêu chuẩn ABS 2 kênh cùng cốp đựng đồ dung tích 19 lít chứa được một mũ bảo hiểm cả đầu.

 
 

Honda SH 300i sẽ được chính thức bán ra thị trường Việt Nam từ ngày 25/6 cùng với Lead phiên bản kỷ niệm 10 năm. Mức giá niêm yết của SH 300i là 269 triệu đồng với phiên bản tiêu chuẩn và 270 triệu đồng với phiên bản thể thao.

Tuy nhiên, với mức giá tương đương với một chiếc xe ô tô cũ thì SH 300i khá kén khách tại thị trường Việt Nam. Mẫu xe này chỉ phù hợp với tầng lớp thượng lưu nên sự ra mắt của phiên bản mới khiến người tiêu dùng “ngắm” nhiều hơn là mua

Nguồn: Hoàng Hiệp/giadinhmoi.vn

Ngành dầu khí và than, khoáng sản: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2018

 

Ngành dầu khí và than, khoáng sản: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2018

Dù còn gặp không ít khó khăn nhưng ngành dầu khí và khoáng sản đều đang nỗ lực, tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch năm 2018.
Nhiều khó khăn
Theo nhận định của Bộ Công Thương, ngành dầu khí đang gặp nhiều khó khăn do các phát hiện dầu khí trong giai đoạn gần đây phần lớn trữ lượng nhỏ, dẫn đến số lượng công trình khai thác mới đưa vào bổ sung sản lượng khai thác ít. Những mỏ hiện tại đều đã khai thác trong thời gian dài, dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm.
Cụ thể, nếu năm 2011, khai thác dầu thô đạt 14,38 triệu tấn thì đến năm 2017, sản lượng chỉ đạt 13,58 triệu tấn. Theo kế hoạch, năm nay, ngành dầu khí chỉ khai thác 11,34 triệu tấn. 4 tháng đầu năm, sản lượng khai thác dầu giảm so với cùng kỳ. Dầu thô ước đạt 4,197 triệu tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm về giá dầu từ cuối năm 2014 khiến công tác tìm kiếm, thăm dò và phát triển khai thác trong ngành dầu khí giảm mạnh. Năm 2017, chỉ có duy nhất một giàn khai thác được đưa vào vận hành nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm sản lượng khai thác dầu trong năm 2017 và kế hoạch khai thác của năm 2018.
Trong khi đó, ngành than, khoáng sản cũng gặp không ít khó khăn do nhu cầu than trên thế giới giảm mạnh, chi phí sản xuất tăng. Dự kiến, sản lượng khai thác than năm 2018 chỉ ở mức đạt 40 triệu tấn. Đối với các khoáng sản chính khác, như: Apatit, alumina, quặng sắt, titan, cromit, măng gan… dù sản lượng khai thác có tăng trưởng, song vẫn rất khó khăn trong công tác tiêu thụ.
Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế năm 2018, ngành dầu khí và than, khoáng sản đang nỗ lực, tập trung thực hiện các giải pháp sản xuất, kinh doanh.
Ngành dầu khí đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, kiểm soát tiến độ phát triển các mỏ và sản lượng khai thác năm 2018 theo đúng kế hoạch đề ra; rà soát các dự án chưa cần thiết để tập trung nguồn vốn ưu tiên đầu tư vào việc khoan các giếng đan dày, sửa chữa giếng … để gia tăng sản lượng khai thác; bám sát diễn biến giá dầu năm 2018 để có giải pháp kịp thời điều chỉnh phù hợp; phối hợp chặt chẽ với nhà thầu dầu khí nước ngoài và có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng tháng….
Trong khi đó, ngành than, khoáng sản cũng đang nỗ lực để đạt được chỉ tiêu sản xuất khoảng 37,65 triệu tấn than thương phẩm; tiêu thụ khoảng 41,85 triệu tấn; đảm bảo tồn kho ở mức hợp lý. Giải pháp căn cơ được ngành than, khoáng sản đề ra và quyết tâm thực hiện là đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư trọng điểm, xây dựng các mỏ than theo quy hoạch; tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ trong khâu sản xuất; tiết giảm chi phí... Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu TKVgiai đoạn 2016-2020 gắn với công tác rà soát và hoàn thiện lại định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu hao vật tư, vật liệu, lao động... phù hợp với điều kiện thực tế và quy định hiện hành.
 
Bộ Công Thương dự kiến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 của ngành khai khoáng bằng 91,5-92% so với cùng kỳ và giá trị gia tăng (VA) bằng khoảng 91,5% so với năm 2017.
Trích nguồn: Hoàng Châu/Báo Công thương điện tử
 

 

Hỗ trợ trực tuyến

4392658
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
5600
3902
13625
2330825
92604
4392658

Your IP: 18.222.78.65
Server Time: 2024-11-26 23:27:56

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 121 guests and no members online