Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Venezuela đối mặt với việc dọn dẹp tồn đọng 24 triệu thùng dầu xuất khẩu

 

Venezuela đối mặt với việc dọn dẹp tồn đọng 24 triệu thùng dầu xuất khẩu

 Theo số liệu của Reuters, xuất khẩu dầu thô của Venezuela cho các khách hàng chậm trễ gần một tháng từ các cảng dầu chính của họ, do việc trì hoãn kinh niên kết hợp với sản lượng sụt giảm có thể vi phạm các hợp đồng cung cấp dầu thô của PDVSA nếu họ không nhanh chóng dọn dẹp tồn đọng.
Công ty dầu này trong những ngày gần đây đã đưa ra viễn cảnh rằng việc giao hàng tới một số nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới có thể bị gián đoạn nếu họ không kết thúc được ách tắc tàu chở dầu khiến xuất khẩu sụt giảm mạnh.
Các tàu đang đợi nạp hơn 24 triệu thùng dầu thô, gần bằng khối lượng PDVSA đã xuất khẩu trong tháng 4, nằm ở cảng dầu chính của nước này. Việc tồn đọng này quá nghiêm trọng, công ty đã trả lời một số khách hàng họ có thể tuyên bố bất khả kháng, cho phép tạm thời dừng hợp đồng nếu họ không chấp nhận các điều khoản giao hàng mới.
Tính đến ngày 6/6, hơn 80 tàu chở dầu đang đợi ngoài khơi Venezuela, một nửa trong số đó để nạp dầu thô và sản phẩm xăng dầu cho xuất khẩu.
Việc trì hoãn này được kéo dài từ tháng 5, khi việc tịch thu tài sản buộc PDVSA dừng sử dụng các cơ sở ở Caribbean để chứa và nạp hàng xuất khẩu. Nhưng theo tài liệu nội bộ việc không tuân thủ theo các hợp đồng cung cấp dầu mỏ đã bắt đầu vài tháng trước do sản lượng sụt giảm mạnh.
Trong tháng 4, PDVSA đã xuất khẩu 1,49 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày, thấp hơn 665.000 thùng/ngày so với 2,15 triệu thùng đã ký hợp đồng. Trong năm 2017, PDVSA đã mất hai hợp đồng cung cấp, một với công ty năng lượng PBF của Mỹ và một với công ty Braskem Brazil, do nguồn cung không ổn định và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Kể từ đó, việc chậm trễ thực hiện đầy đủ các hợp đồng cung cấp chỉ tăng lên.
Các khách hàng đang đợi tàu chở dầu ngoài biển gồm tập đoàn Chevron và Valero Energy trụ sở tại Mỹ, Nayara Energy của Ấn Độ, CNPC của Trung Quốc và một đơn vị kinh doanh PetroChina.
Một điều kiện PDVSA đang cố gắng áp đặt để tránh vi phạm hợp đồng là cho các khách hàng đồng ý nạp dầu từng tàu một rời khỏi bờ tây của quốc gia này để giảm bớt tắc nghẽn tại cảng Jose. Công ty này dự kiến các điều khoản mới sẽ kết thúc ùn tắc tại đó và tại Trung tâm Lọc dầu Paraguana. Hiện không rõ ai sẽ thanh toán cho việc vận chuyển bằng tàu.
Một khách hàng cho biết các cơ hội là mong manh mà bất cứ khách hàng nào cũng sẽ tranh cãi về bất khả kháng và lựa chọn thay vì đàm phám về sự khác biệt trong giá cả do chi phí vận chuyển liên quan.
Xuất khẩu dầu thô của Venezuela giảm 6% trong tháng 5 xuống 1,168 triệu thùng/ngày sau khi ConocoPhillips thực hiện các hành động pháp lý tịch thu các tài sản của PDVSA tại 4 hòn đảo Caribbean. Xuất khẩu dầu thô của quốc gia này trong 5 tháng đầu năm 2018 giảm 27% so với cùng kỳ năm 2017.
Việc thiếu hàng xuất khẩu và kho cảng lưu trữ, đặc biệt bến tàu nước sâu để nạp dầu cho các tàu lớn sang châu Á, đã buộc PDVSA chuyển hướng các tàu sang Venezuela trong những tuần gần đây. Biện pháp này cũng được thực hiện để tránh việc tịch thu hàng hóa tiếp, sau khi Conoco nhận được lệnh tòa án tạm thời giữ hai tàu gần Aruba trong tháng trước.
 
Các cảng của Venezuela - đang đối mặt với tình trạng thiếu phụ tùng, hạn chế giờ hoạt động và công nhân giảm - đang vật lộn để xử lý số lượng tàu chở dầu ngày càng tăng khiến khách hàng bị trì hoãn tăng lên và các hợp đồng cung cấp không đầy đủ.
Giải pháp vận chuyển từng tàu một được đề xuất của công ty này diễn ra tại vùng biển cách nhà máy lọc dầu Cardon của Venezuela 6 dặm, phải đối mặt với sự phản đối của những khách hàng mua dầu. Việc vận chuyển này đòi hỏi thiết bị đặc biệt, xử lý bởi các chuyên gia. Thuyền trưởng tàu chở dầu cũng phải được đào tạo để thực hiện hoạt động này.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

 

Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

 Gạo sẽ kém dinh dưỡng hơn khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng tỷ người phụ thuộc vào cây trồng này làm nguồn lương thực chính, một nghiên cứu mới cho thấy.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra tiếp xúc với lượng khí CO2, dự kiến có trong khí quyển trước khi kết thúc thế kỷ này, làm hàm lượng protein, sắt và kẽm trong hạt gạo thấp hơn, cũng như làm giảm một số lượng vitamin B.
Trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu đã báo cáo cách họ khám phá tác động của việc lượng CO2 tăng đối với lúa bằng cách tiến hành thí nghiệm trên 18 giống lúa khác nhau tại nhiều vùng ở Trung Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn 2010 - 2014.
Lúa được trồng trong những cánh đồng, với những vòng cấu trúc hình bát giác lớn được lắp đặt phía trên cây trồng. Theo đó, có vòng hoặc được cung cấp với CO2, hoặc không. Nồng độ CO2 mà thực vật tiếp xúc được theo dõi tại trung tâm của mỗi vòng, và gạo được sản xuất bởi mỗi loại cây trồng được thu thập và phân tích.
Kết quả cho thấy, cây trồng tiếp xúc với lượng CO2 cao hơn trung bình ít dinh dưỡng hơn, bất kể quốc gia mà chúng được trồng, chứa ít hơn 10% protein, ít hơn 8% sắt và ít hơn 5% kẽm so với lúa được trồng trong những vòng có nồng độ CO2 tương đương mức hiện tại. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B1, B2, B5 và B9 cũng giảm, với mức giảm trung bình hơn 30%. Ngược lại, hàm lượng vitamin E tăng lên.
Theo ông Ziska, những khác biệt này có thể liên quan đến việc các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau có chứa nitơ hay không, với những loại chứa nito thì mức dinh dưỡng và vitamin giảm khi CO2 tăng, và loại chứa nito thì ngược lại.
Tuy nhiên, với một số giống lúa dường như cho thấy ít thay đổi về mức độ chất dinh dưỡng nhất định, các nhà nghiên cứu cho biết có thể tìm thấy hoặc phát triển các loại gạo sẽ vẫn bổ dưỡng khi khí hậu thay đổi.
Sự suy giảm dinh dưỡng của gạo do hậu quả của biến đổi khí hậu có thể có ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe, đặc biệt là đối với những người phụ thuộc nhiều nhất vào vụ mùa. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ và làm trầm trọng thêm tác động của dịch bệnh, gồm cả bệnh sốt rét.
“Khoảng hai tỷ người dựa vào gạo như một nguồn thực phẩm chính và những người nghèo nhất, thường tiêu thụ gạo trong thực đơn hàng này là trên 50%”, Tiến sĩ Lewis Ziska, đồng tác giả của nghiên cứu đến từ bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết.
Các quốc gia dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hàm lượng dinh dưỡng trong gạo giảm là Bangladesh và Madagascar.
 
Chất lượng gạo giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, khi phân khúc gạo chất lượng cao tiếp tục chiếm ưu thế.
Chưa kể, theo ông David Dawe, chuyên gia kinh tế cấp của FAO tại Bangkok, gạo sẽ không còn chiếm lĩnh thị trường trong những năm tới khi các loại thực phẩm mới "nhảy vào", dù đây vẫn là loại lương thực quan trong nhất tại châu Á.
 
Khoảng 90% sản lượng và tiêu thụ gạo toàn cầu tại châu Á, ngôi nhà của khoảng 60% dân số thế giới, nhưng xu hướng tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông chỉ ra tiêu thụ gạo đang thay đổi đáng kể vì chế độ ăn uống thay đổi.
Cụ thể, tiêu thụ gạo trên đầu người đã giảm 60% tại Hồng Kông kể từ năm 1961, giảm gần một nửa tại Nhật Bản, 41% tại Hàn Quốc kể từ năm 1978.
Xu hướng thay thế gạo bằng những thực phẩm khác thể hiện rõ ràng hơn ở Trung Quốc đại lục và một số quốc gia Đông Nam Á, nơi người dân tiêu thụ ngày càng nhiều thức ăn giàu protein với nhiều thịt và cá hơn. 
Tại Philippines, một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chính phủ đã xem xét các loại thực phẩm thay thế như ngô, chuối, khoai lang, sắn, khoai môn và adlai, một loại ngũ cốc truyền thống.
Trích nguồn: Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

 

Các hãng ôtô “đau đầu” trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế nhập khẩu cao

 

Các hãng ôtô “đau đầu” trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế nhập khẩu cao

Lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao đối với ôtô nhập khẩu, nếu trở thành hiện thực sẽ là một “đòn chí mạng” giáng vào các nhà chế tạo ôtô nước ngoài đang xuất khẩu số lượng lớn ôtô sang thị trường Mỹ.
Hầu hết các thương hiệu ôtô này, chẳng hạn như Mercedes, BMW và Volkswagen của Đức hay Nissan, Honda của Nhật Bản, đều có ít nhất một nhà máy tại Mỹ, tuyển dụng hàng chục nghìn nhân công, đồng thời “rót” nhiều tỷ USD vào hệ thống nhà xưởng tại Mỹ.
Toyota và Mazda của Nhật Bản đầu năm nay thông báo kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất chung trị giá 1,6 tỷ USD tại bang Alabama, phía Đông Nam nước Mỹ, có khả năng sản xuất 300.000 ôtô/năm.
Hãng chế tạo ôtô Volvo của Thụy Điển, vốn có kế hoạch mở một nhà máy tại South Carolina vào cuối năm nay, đã lên tiếng cảnh báo các mức thuế nhập khẩu mới sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư của hãng.
Số liệu của AutoData cho thấy trong năm 2017 có khoảng hơn 17 triệu ôtô được bán tại Mỹ, gần 8,7 triệu xe trong số này được nhập khẩu, phần lớn từ Mexico và Canada - hai đối tác của Mỹ trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và từ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc.
Số liệu từ Edmunds.com cho thấy từ đầu năm đến nay, thị phần xe ôtô nội địa được bán tại Mỹ đã giảm xuống mức hơn 50%, so với mức trên 51% trong cùng kỳ năm 2017. Ít nhất 82% ôtô Volkswagen được bán tại Mỹ được nhập khẩu. Tỷ lệ này đối với thương hiệu Toyota, Huyndai, Mercedes-Benz và BMW lần lượt là 55%, 57%, 70% và 68%.
Ôtô là ngành chế tạo lớn nhất của Mỹ, tuyển dụng (trực tiếp và gián tiếp) khoảng 8 triệu lao động. Đây cũng là một trong những lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu ôtô đạt gần 138 tỷ USD trong năm 2015, tăng gấp đôi so với mức của năm 2009. Theo giới quan sát, đây là những yếu tố hoàn toàn xác đáng để Tổng thống Mỹ cân nhắc các phương án bảo vệ lợi ích ngành ôtô Mỹ.
Song hệ thống nhà xưởng của các nhà chế tạo ôtô nước ngoài đặt tại Mỹ cũng không hề nhỏ. Hãng Toyota tuyển dụng hơn 36.000 lao động, có 10 nhà máy tại Alabama, California, Mississippi và Texas. Trong khi đó, Honda tuyển dụng hơn 4.000 lao động, đặt nhà máy tại Alabama, George, Indiana và Ohio.
 
Còn Volkswagen tuyển dụng 2.444 lao động, với nhà máy tại Tennessee có công suất sản xuất lên tới 150.000 ôtô/năm. Daimler có nhà máy tại Alabama, Indiana, và South Carolina, tuyển dụng 4.900 lao động địa phương. Nissan có hai nhà máy tại Mississipi và Tennesse, tạo việc làm cho 14.400 lao động Mỹ.

Trích nguồn: http://Vietnamplus.vn

 

Tại sao Mỹ vẫn tăng sản lượng dầu thô ngay cả khi giá giảm mạnh?

 

Tại sao Mỹ vẫn tăng sản lượng dầu thô ngay cả khi giá giảm mạnh?

Công nghệ khai thác dầu đá phiến được cải thiện khiến nhiều công ty dầu khí của Mỹ vững vàng hơn trước những đợt biến động mạnh về giá do chi phí sản xuất thấp trong khi sản lượng dầu thu về lớn.
Chỉ vài bình luận từ Arab Saudi và Nga về việc tăng sản lượng đã khiến giá dầu thô giảm tới 8% trong mấy phiên gần đây. Làn sóng bán tháo đã xóa hết thành quả của giá dầu thô Mỹ vượt ngưỡng 70 USD/thùng từ đầu tháng, thời điểm Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên Iran.
Theo CNN, việc Nga và OPEC dự định tăng sản lượng là tin tốt cho người dân Mỹ khi giá xăng hiện nay lên tới 3 USD/gallon nhưng lại khiến giá dầu giảm tới 4% vào cuối phiên giao dịch hôm Thứ Sáu tuần trước. Đây là đợt giảm giá mạnh nhất trong 1 năm qua. Đến ngày 29/5, giá dầu tiếp tục phải trải qua đợt giám giá mạnh tới 2,5% xuống 66 USD/thùng. Cổ phiếu các công ty dầu khí lớn như Chevron và Hess chìm trong sắc đỏ.
Mặc dù vậy, đợt giảm giá vừa qua cũng chưa đủ sức kéo giá dầu thô Mỹ xuống mức thấp kỷ lục của thời kỳ khủng hoảng 2014 - 2016, thời điểm hàng trăm lao động mất việc và nhiều công ty phá sản.
Công nghệ khai thác dầu đá phiến được cải thiện khiến nhiều công ty dầu khí vững vàng hơn trước những đợt biến động mạnh về giá do chi phí sản xuất thấp trong khi lượng dầu thu về lớn. Sản lượng dầu thô Mỹ tăng mạnh và đang trên đà đuổi kịp Nga, quốc gia khai thác dầu thô lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 11 triệu thùng/ngày.
Tại Permian Basin, khu vực khai thác dầu lớn nhất Mỹ chi phí khai thác một thùng dầu chỉ khoảng 45 USD/thùng, theo công ty Raymond James.
Quan trọng không kém, cường quốc dầu thô này đang cố gắng không phạm phải sai lầm trước đây. Họ nỗ lực cắt giảm chi phí và tránh các dự án đắt đỏ để không bị rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các CEO chỉ tập trung những dự án hiệu quả nhất và tránh những dự án chứa nhiều rủi ro. Điều này khiến ngành dầu khí Mỹ chịu ít tổn thất khi giá dầu giảm.
Brian Youngberg, chuyên gia phân tích đến từ Edward Jones nhận định “Ngành công nghiệp năng lượng Mỹ đang cho thế giới thấy cách họ vận hành khi giá giảm mạnh. Các đợt biến động giá ngắn hạn không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ”. Thay vì liên tục bơm tiền cho khai thác, các công ty tiết kiệm để phòng những ngày khó khăn và trả nợ.
“Giai đoạn 2014 - 2015, ngành công nghiệp này đã chi quá nhiều tiền và họ phải trải qua cơn sốc khi giá dầu giảm quá thấp”, ông Youngberg nói.
Tại thời điểm giá dầu thô Mỹ vượt ngưỡng 70 USD/thùng, hầu hết CEO các công ty dầu khí cho rằng mức giá này khó lòng tiếp tục tăng. Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho biết các công ty có thể thu lời khi giá dầu đạt từ 50 USD đến 55 USD/thùng. Thực tế, công ty khác thác dầu thô lớn khu vực Permian Basin như Occidental Petroleum và Marathon Oil vẫn có lãi ngay cả khi giá dầu giảm xuống dưới mức 60 USD/thùng.
 
Ông Ghulam nhận định “Giá dầu giảm có thể là tin xấu cho ngành dầu khí nhưng trong ngắn hạn sẽ không có công ty nào phải lâm vào tình trạng phá sản hoặc cắt giảm lượng lớn lao động. Khả năng phá sản chỉ xảy ra khi giá dầu giảm xuống còn 26 USD”.
 
Trich nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng

 

Những dự án lớn của tập đoàn Vingroup đang triển khai đến đâu?

 

Những dự án lớn của tập đoàn Vingroup đang triển khai đến đâu?

 Hàng loạt dự án lớn của tập đoàn Vingroup sắp được bàn giao nhà như Vinhomes Green Bay, Vinhomes Metropolis,…tòa nhà cao nhất Việt Nam The Landmark 81 dự kiến hoàn thành vào cuối 2018.

Năm 2017 tiếp tục đánh dấu một năm tăng trưởng xuất sắc của nhà phát triển bất động sản số 1 Việt Nam, và là doanh nghiệp tư nhân đạt vốn hóa tới 14,7 tỷ USD vào cuối 4/2018. Theo tài liệu ĐHCĐ của tập đoàn này vừa mới được công bố, tập đoàn Vingroup đã bàn giao gần 14.000 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại, biệt thự biển trong năm 2017 tại 12 dự án ở 5 tỉnh thành.

Những dự án này đã góp phần lớn vào mức tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận cho Vingroup. Theo đó, tập đoàn đã ghi nhập 89.350 tỉ đồng doanh thu và 5.655 tỉ đồng lợi nhuận trong năm 2017, lần lượt tăng trưởng 55% và 27% so với năm 2016.
Năm 2018, Vingroup tiếp tục là đơn vị phát triển bất động lớn nhất nước với hàng loạt dự án có quy mô lớn đang triển khai. Theo báo cáo của Vingroup, tập đoàn đã và đang triển khai 8 dự án quy mô lớn:
 
 
Tòa nhà cao nhất Việt Nam dự kiến hoàn thành vào cuối 2018
Trong đó, nổi bật là dự án Vinhomes Central Park tại Tp.HCM quy mô diện tích 40ha với 18 tòa nhà cao tầng, 100 căn biệt thự, 1 bệnh viện đa khoa và 1 trường học liên cấp. Dự án này đã bàn giao căn nhà và đi vào hoạt động ngoại trừ tòa The Landmark 81 đang xây dựng.
Dự án Vinhomes The Harmony (Long Biên, Hà Nội): Đây là khu đô thị lớn rộng 97ha gồm các căn biệt thự thấp tầng, nhà vườn và trường học. Đến nay dự án đã cơ bản xong hạ tầng kỹ thuật, đã xây dựng xong trường học và cơ bản hoàn thành 70% các căn nhà thấp tầng.
Dự án Vinhomes Green Bay (Mễ Trì, Nam Từ Liêm): Là khu đô thị rộng 30ha gồm các hạng mục chính là biệt thự, nhà phố, chung cư và trường học. Hiện dự án đã hoàn thành phần nhà thấp tầng, trường học, khu chung cư đang hoàn thiện và lắp đặt nội thất, dự kiến bàn giao vào quý 1/2019. Toàn bộ hạ tầng dự án đã hoàn thành 70%.
Dự án Vinhomes Skylake, đây là khu chung cư cao cấp có tổng mức đầu tư 3.786 tỉ đồng nằm trên đường Phạm Hùng (Cầu Giấy, HN), hiện 1 tòa đã cất nóc, 2 tòa còn lại dự kiến cất nóc vào tháng 5/2018.
 
 
Vinhomes Phạm Hùng
Dự án Vinhomes Metropolis trên đường Liễu Giai (Ba Đình, HN) hiện đang thi công hoàn thiện, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Khu văn phòng khởi công hồi đầu năm 2018, dự kiến hoàn thành năm 2019.
 
 
Vinhomes Metropolis
Bên cạnh những dự án tại Hà Nội, tập đoàn Vingroup còn đầu tư nhiều dự án lớn ở các tỉnh, thành phố khác. Trong đó, nổi bật là khu đô thị Vinhomes Imperia Hải Phòng quy mô 78ha với tổng mức đầu tư gần 5000 tỷ đồng. Đây là khu đô thị mới nằm ở phía Tây thành phố Hải Phòng với các hạng mục là nhà ở thấp tầng, thương mại, văn phòng, trường học…được xây dựng đồng bộ. Hiện khu đô thị đang xây dựng khu TTTM, văn phòng, khách sạn và khu nhà ở thấp tầng. Các trường học đã được xây dựng xong, đang nghiệm thu và bàn giao.
Ngoài ra, một dự án mới khác của Vingroup đó là Vinhomes Starcity Thanh Hóa, được xây dựng trên địa bàn phường Đông Hương và Đông Hải quy mô 118ha, với tổng mức đầu tư 11.683 tỉ đồng. Đây là khu đô thị lớn tại TP Thanh Hóa với đầy đủ các chức năng: nhà ở cao tầng, nhà ở thấp tầng, trường học và các tiện ích đô thị khác. Hiện dự án đang được xây dựng, san lấp mặt bằng thi công phần hạ tầng.
Trích nguồn: http://Cafef.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4391794
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4736
3902
12761
2330825
91740
4391794

Your IP: 18.117.192.64
Server Time: 2024-11-26 21:33:43

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 106 guests and no members online