Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TOTAL at Motorcycle Show 2016

Tại Triển lãm mô tô xe máy lần đầu tiên tại Việt Nam, Total – một trong bốn tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới trình làng dòng sản phẩm dầu nhớt cao cấp Total Hi-Perf để khách hàng trải nghiệm. Total cũng là điểm sáng của ngành linh kiện khi mang đến gian hàng sống động với cảm hứng thiết kế từ giải đua xe mô tô MotoGP World Championship. Những hoạt động tư vấn và tương tác hấp dẫn cũng thu hút đông đảo khách hàng đến với thương hiệu dầu nhớt số 1 đến từ Pháp.


‘Lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới’

‘Lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới’

Phân tích về CPI tháng 7/2017 tăng 0,13%, Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) cho biết, viện phí và học phí tăng sẽ làm CPI tăng tốc trong những tháng tới.

Mới đây, Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2016 đã tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sau 7 tháng, CPI đã tăng 2,48% - bằng một nửa mục tiêu kế hoạch cả năm so với tháng 12 năm trước.

HSC đánh giá, nhân tố mùa vụ cộng với tác động gián tiếp của các đợt tăng giá xăng vào tháng 6 dẫn đến CPI tháng 7 tăng, mặc dù giá cả trong tháng 7 không thay đổi nhiều so với tháng liền trước.

Có 9 trong số 10 nhóm mặt hàng có chỉ số giá tăng so với tháng liền trước và có một nhóm mặt hàng giảm.

Tuy vậy, mức độ tăng giảm là không lớn ngoại trừ nhóm hàng vận tải và viễn thông có mức tăng 1,19% so với cùng kỳ.

Về tốc độ tăng so với tháng liền trước, có 8 trong số 10 nhóm hàng có sự giảm tốc và 2 nhóm có sự tăng tốc.

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng vận tải & viễn thông tăng 1,19% so với tháng liền trước do ảnh hưởng gián tiếp từ đợt tăng giá xăng với mức tăng 4,3% vào ngày 4/6.

Nhóm hàng lương thực & thực phẩm giảm 0,05% so với tháng liền trước chủ yếu là do nguồn cung lương thực & thực phẩm tăng mạnh sau vụ thu hoạch (miền Bắc thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân và miền Nam đang thu hoach lúa Hè Thu).

‘Lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới’ - Ảnh 1.

Diễn biến lạm phát qua các tháng gần đây. Nguồn: Tổng cục Thống kê

HSC cho rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới – Từ giờ đến cuối năm, áp lực lạm pháp từ nâng giá dịch vụ công là viện phí và học phí sẽ làm CPI tăng tốc. Học phí và viện phí tăng tập trung vào tháng 8 & tháng 9 cho dù vẫn được chia dần làm nhiều đợt.

Học phí tăng chủ yếu vào đầu năm học mới vào tháng 9 vì theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP học phí ở bậc giáo dục đại trà sẽ được điều chỉnh theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và dựa trên mức lạm phát bình quân hàng năm.

Trong khi đó ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp (do Nhà nước tài trợ cơ sở vật chất và quản lý), học phí sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm.

Viện phí đối với người bệnh có bảo hiểm y tế tăng thêm 50% chia làm 2 đợt, viện phí tăng do cộng thêm các chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc biệt và chi phí tiền lương. Đợt 1 đã diễn ra vào tháng 3 với viện phí nhiều dịch vụ y tế tăng bình quân 30%.

Đợt 2 cộng thêm chi phí tiền lương sẽ bắt đầu từ tháng 8 với mức viện phí mới sẽ áp dụng dần trong 5 tháng. Các tỉnh thành tập trung đông dân cư với tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế cao sẽ áp dụng viện phí mới nêu trên.

Trong báo cáo gần đây gửi Quốc hội, Chính phủ đề cập đến khả năng lạm phát có thể vượt mục tiêu 5% trong năm nay.

Tuy nhiên, HSC không lo ngại nhiều về lạm phát và giữ nguyên dự báo cho cả năm là 5%. Chi phí dịch vụ công tăng cộng với giá nông sản tăng một chút kể từ đầu năm sẽ làm CPI tăng nhưng có những nhân tố làm giảm nhẹ hay triệt tiêu bớt những ảnh hưởng tăng giá nói trên.

HSC thấy có 3 nhân tố có thể làm giảm bớt áp lực tăng giá là (1) giá hàng hóa cơ bản như dầu thô đã chạm đỉnh và đang dư cung sản phẩm xăng dầu nên có thể giá nhiên liệu sẽ giảm tiếp (2) mùa thu hoạch diễn ra gần đây cho thấy áp lực giá lương thực & thực phẩm có thể dịu xuống (3) tác động của việc mở rộng mạnh kênh phân phối hiện đại đối với giá cả hàng hóa chưa được đưa vào các mô hình dự báo lạm phát.

Trích nguồn : http://soha.vn/

Có nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ Nhật

Vì sao các nhà bán lẻ Nhật đang đổ vào Việt Nam?

Trung tâm thương mại Aeon ở Hà Nội - Ảnh: Bloomberg.

“Mua sắm ở đây rất tiện lợi. Tôi có thể mua tất cả mọi thứ cần thiết cho gia đình trong cả tuần. Tôi cũng cảm thấy hiện đại và thú vị hơn khi đi mua sắm ở một nơi như thế này”, Thu Huong, 30 tuổi, nhân viên làm việc trong một công ty sữa, nói với phóng viên hãng tin Bloomberg.

Hiện nay, cô đã bỏ thói quen đi mua thực phẩm tươi sống ở chợ gần nhà, mà thay vào đó đi taxi tới trung tâm thương mại Aeon được khai trương cách đây 9 tháng ở Hà Nội. Tại đây, trong lúc mua sắm cho gia đình 5 người của mình, vị khách hàng này có thể tận hưởng không gian có wifi miễn phí và mát lạnh nhờ điều hòa.

Nhiều yếu tố hấp dẫn

Theo Bloomberg, với dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang phát triển, và một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ Nhật Bản như Aeon, Takashimaya, và Seven&i. Lý do còn nằm ở chỗ: kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, còn tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thì trì trệ.

“Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ở đây đang phát triển với tốc độ bùng nổ”, ông Nagahisa Oyama, Giám đốc điều hành Aeon tại Việt Nam, phát biểu. “Thị trường bán lẻ Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, với nhu cầu chi tiêu lớn, đặc biệt là của những người trẻ”.

Có nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ Nhật như Aeon ở Việt Nam, đất nước 93 triệu dân. Khoảng 60% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 35 và ngày càng có trình độ cao hơn - theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam.

4 ngày sau khi Aeon Mall khai trương ở Tp.HCM hôm 1/7, trung tâm này đã đạt doanh thu cao hơn 18 % so với dự kiến ban đầu - Aeon cho biết.

Aeon, nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản về doanh thu, hiện có 4 trung tâm thương mại và 54 siêu thị ở Việt Nam. Con số siêu thị Aeon ở Việt Nam nhiều gấp hơn 2 lần so với số cửa hiệu thực phẩm của công ty này ở Trung Quốc và chiếm 1/3 số siêu thị của Aeon ngoài thị trường Nhật.

Tuy nhiên, Aeon không phải là công ty bán lẻ Nhật Bản duy nhất muốn tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường Việt Nam. Hôm thứ Tư tuần trước, khoảng 20 công ty tiêu dùng Nhật Bản, từ một nhà sản xuất chocolate cho tới một công ty mì và một công ty sản xuất trà xanh, đã gặp gỡ với các đối tác Việt tiềm năng tại một hội thảo đầu tư tại Hà Nội do Mitsubishi UFJ Financial và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp tổ chức.

Ngày càng có nhiều công ty Nhật đi tìm cơ hội tăng trưởng ở thị trường nước ngoài. Aeon đã báo lỗ ròng trong thời gian từ tháng 3-5 năm nay, đánh dấu quý tài khóa thua lỗ thứ ba trong vòng 1 năm trong bối cảnh dân số của Nhật giảm và người dân nước này thắt chặt chi tiêu hơn trước.

Năm 2015, dân số Nhật giảm năm thứ 7 liên tiếp. Trong khi đó, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập trung bình của người Việt Nam đã tăng lên mức 2.111 USD vào năm ngoái, so với mức chỉ 433 USD vào năm 2010.

Công ty Nhật, Thái, Hàn cùng xuất hiện

“Chúng tôi cho rằng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng khi các công ty bán lẻ tiện ích của Nhật, Hàn và Thái cùng vào đây”, ông Oyama nói.

Theo Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa thích trải nghiệm mua sắm tốt hơn, thúc đẩy mô hình bán lẻ tại đây phát triển từ chỗ chủ yếu là các chợ dân sinh bán hàng tươi sống.

Một báo cáo của Chính phủ hồi tháng 6 cho thấy Việt Nam hiện có gần 9.000 chợ dân sinh, 800 siêu thị, và hơn 1 triệu cửa hiệu tạp hóa. Báo cáo này nói rằng từ nay đến năm 2020, mức chi tiêu tại các cửa hiệu và trung tâm bán lẻ chính thức được dự báo sẽ chiếm 40% tiêu dùng của người dân, từ mức 25% hiện nay.

Ông Roberto Butragueno, Phó giám đốc phụ trách mảng dịch vụ bán lẻ của Nielsen Việt Nam, nhận định sự dịch chuyển của ngành bán lẻ Việt Nam bắt đầu diễn ra cách đây hai năm, được thúc đẩy bởi “cả các công ty lớn trong nước và các công ty đa quốc gia muốn thúc đẩy nhanh sự phát triển để tạo dựng chỗ đứng vững chắc”.

Cũng theo Nielsen, người tiêu dùng ở Việt Nam yêu cầu ngày càng cao. Trong một cuộc khảo sát do công ty này thực hiện, 60% người tiêu dùng Việt Nam muốn địa chỉ bán lẻ ở gần, và một tỷ lệ tương tự muốn nơi bán lẻ phải được tổ chức làm thế nào cải thiện được trải nghiệm mua sắm.

Công ty bách hóa Nhật Takashimaya cho biết sẽ mở một bách hóa rộng 15.000 mét vuông tại Saigon Center ở Tp.HCM trong tháng này, đánh dấu sự hiện diện đầu tiên trê thị trường bán lẻ Việt Nam. Công ty này nói từ năm 2012 đến nay đã đầu tư khoảng 5 tỷ Yên, tương đương 47 triệu USD vào Việt Nam, bao gồm bách hóa sắp khai trương và bất động sản khác.

Năm ngoái, công ty bán lẻ tiện ích 7-Eleven của Nhật đã ký một thỏa thuận nhượng quyền với Seven System Vietnam. 

Tập đoàn bán lẻ Lotte của Hàn Quốc đã đặt mục tiêu mở 60 siêu thị ở Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2020. Tập đoàn TCC của Thái Lan đã thâu tóm mảng bán lẻ của Metro tại Việt Nam với giá 720 triệu USD. 

“Sự thay đổi thế hệ”

Các nhà bán lẻ Việt Nam đang nỗ lực cạnh tranh với sự xuất hiện của đối thủ ngoại. Vingroup cho biết sẽ mở tới 500 siêu thị và 8.000 cửa hàng tiện ích với thương hiện VinMart và VinMart  trong vòng 5 năm tới, cho dù các nhà bán lẻ lớn từ nước ngoài đã “gây khó khăn cho các công ty trong nước”.

Nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Việt Nam Thế giới Di động cũng đang có kế hoạch mở cửa hiệu thực phẩm vào năm tới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức tài nói lĩnh vực này được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động và hàng điện tử tiêu dùng. 

“Thị trường ở đây rất lớn. Trung bình, mọi người thay phải hai năm mới thay điện thoại một lần, trong khi họ phải mua đồ ăn hàng ngày”, ông Tài nói. “Cách đây 10 năm, bạn thấy phụ nữ xách làn đi chợ mua thức ăn mỗi sáng, nhưng bạn có thể không còn nhìn thấy cảnh đó trong tương lai nữa. Đây là điều mà chúng tôi gọi là ‘sự thay đổi thế hệ’”.
Trích nguồn : http://vneconomy.vn/

Kinh doanh online: Mọi thứ đều có thể bán trên internet

- Dựa trên số liệu khách hàng đăng ký sử dụng nền tảng bán hàng online, DKT đánh giá xu hướng kinh doanh online nửa đầu năm 2016.

Thực phẩm online lên ngôi – đã đến lúc mọi thứ đều có thể bán trên internet

Theo số liệu tổng hợp về ngành nghề kinh doanh của các website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb, thời trang mỹ phẩm và điện tử điện lạnh vẫn luôn là nhóm sản phẩm được ưa chuộng kinh doanh online đối với cả người bán và người mua khi số lượng website TMĐT thuộc nhóm này chiếm đến 25,5% và 19.1%. Theo sau là nhóm các website liên quan đến trang thiết bị máy móc công nghiệp và văn phòng. Đây là những nhóm sản phẩm dễ dàng bán trên mạng thông qua website hoặc sàn TMĐT, tuy nhiên những số liệu mới đây cho thấy đang dần có sự dịch chuyển về chủng loại mặt hàng được ưa thích khi kinh doanh online.

Điểm nhấn trong 6 tháng đầu năm 2016 nằm ở nhóm thực phẩm, tỷ trọng các website cung cấp mặt hàng này thông qua hình thức TMĐT tăng gấp đôi so với năm trước. Cụ thể, trong năm 2015, chỉ có hơn 3% doanh nghiệp khách hàng của DKT tham gia vào cung cấp thực phẩm qua con đường internet nhưng đến năm 2016, con số ghi nhận đã tăng lên 7%.

Thực phẩm – đặc biệt là các loại mặt hàng rau củ tươi sống vốn là nhóm mặt hàng khó đưa lên online do vấn đề bảo quản và thói quen mua trực tiếp của người tiêu dùng. Xu thế này một phần đến từ câu chuyện thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn nhưng đồng thời cũng được coi là dấu hiệu đáng mừng cho TMĐT Việt Nam. Về mặt sản xuất, chu trình TMĐT đã được tối ưu giải quyết được vấn đề của bảo quản, vận chuyển sản phẩm, làm ngắn gọn lại quy trình từ vườn rau đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, về mặt tiêu dùng, TMĐT đã đi đến những ngõ ngách sâu nhất về thói quen mua hàng của người Việt, phát huy tối đa lợi ích của mô hình này mang lại cho khách hàng.

Không chỉ ở nhóm ngành thực phẩm, năm 2016 cũng chứng kiến sự bắt nhịp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Nếu như một năm trước đây, trong số các doanh nghiệp sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb, chỉ có 1% thuộc nhóm sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ. Đến năm 2016, con số đã tăng lên 3%. Số liệu này chứng tỏ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống của Việt Nam đang được đầu tư nhiều hơn về thương hiệu cũng như kênh bán. TMĐT đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhóm mặt hàng truyền thống này.

Mặc dù so sánh tỷ trọng của nhóm ngành thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ vẫn khá thấp so với nhóm thời trang hay đồ điện tử, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của các nhóm sản phẩm này cho thấy TMĐT đang ảnh hưởng trực tiếp đến những lĩnh vực mà trước đây chúng ta nghĩ rằng khó có thể bán online. Điều này mở ra ‘đại dương xanh’ cho rất nhiều doanh nghiệp để phát triển thị trường TMĐT cho mình, không bị giới hạn bởi một hoặc một số mặt hàng nhất định.

Hơn 73% website kinh doanh online tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Mặc dù TMĐT đang chứng minh sự phát triển thần kỳ và ngày càng sâu rộng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhưng những số liệu của DKT cho thấy sự phát triển này không đồng đều tại các địa phương trên cả nước.

Trong số 20.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb, có đến hơn 73% là các doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong 6 tháng đầu năm 2016, có 44,1% doanh nghiệp đăng ký nền tảng Bizweb có trụ sở kinh doanh tại Hà Nội, con số tương ứng tại TP. Hồ Chí Minh là 29,5%. Tức là cứ 100 doanh nghiệp có website kinh doanh online thì 73 trong số đó đến từ 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Số liệu này không có nhiều thay đổi khi so sánh với dữ liệu của DKT năm 2015 khi tỷ trọng website TMĐT có địa chỉ đăng ký tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 75%

So sánh với số lượng khách hàng tìm hiều Bizweb thông qua trải nghiệm dịch vụ trên trang chủ, trong số hơn 110.000 cá nhân/doanh nghiệp ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, có đến hơn 70% khách hàng đến từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, ngay từ bước tìm hiểu TMĐT để phục vụ kinh doanh, đã có sự chênh lệch rất lớn giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành còn lại.

Số liệu trên chỉ ra một vấn đề quan trọng trong bài toán phổ thông hóa TMĐT tại Việt Nam. Nếu tình trạng trên diễn biến kéo dài, TMĐT sẽ gián tiếp gia tăng sự chênh lệch mức độ phát triển kinh tế tại các địa phương. Tuy nhiên, đứng trên góc độ cung cấp nền tảng bán hàng online Bizweb, Công ty CP Công nghệ DKT cho rằng đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tại các địa phương nếu họ có thể tận dụng cơ hội khi chưa có nhiều cạnh tranh tại các tỉnh thành trên cả nước.

Đánh giá số liệu xu hướng sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb, ông Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty CP Công nghệ DKT cho biết: “Những số liệu nửa đầu năm 2016 cho thấy mục tiêu phổ thông hóa TMĐT đã đi được một chặng đường dài, đi sâu vào cuộc sống của chúng ta. Mục tiêu tới đây là mang những bài học thành công tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để phát triển tiếp tại các địa phương còn lại trên cả nước”./.

Trích nguồn : VOV.VN

 

Hỗ trợ trực tuyến

4385892
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2736
4123
6859
2330825
85838
4385892

Your IP: 3.142.130.242
Server Time: 2024-11-25 15:44:13

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 87 guests and no members online