Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Kinh tế đang tăng tốc

Kinh tế đang tăng tốc

Kinh tế những tháng đầu năm 2015 đang có nhiều dấu hiệu tốt lên. Trong niềm vui kinh tế phục hồi, giới chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng dành những lời đánh giá tích cực cho kinh tế Việt Nam. Những “gam màu hồng” ấy đang tạo đà cho việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 cho dù thách thức của năm 2015 vẫn còn không ít.

Những con số “đẹp”

Từ năm 2011, tăng trưởng là vấn đề khiến nhiều người âu lo mỗi lần được Tổng cục Thống kê công bố. Nhưng những tháng đầu năm 2015, niềm vui đã đến từ việc tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức tăng trưởng ngoạn mục, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt với mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Theo Ngân hàng HSBC, con số tăng trưởng ngoạn mục những tháng đầu năm phản ánh kinh tế Việt Nam khởi động năm 2015 với một vị thế mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, trong báo cáo mang tiêu đề “Đoạn đường dài phía trước”, cơ quan này cũng nhận định mọi thứ vẫn đang trong “tâm thế cẩn thận”.

Lời cảnh báo ấy không thừa khi tăng trưởng XK là nỗi lo hiện lên hàng đầu. XK chịu ảnh hưởng bởi giá hàng hóa thế giới giảm. Kim ngạch XK những tháng đầu năm thấp hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (GSTCQG), từ nay đến cuối năm với dự báo giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm XK sẽ gặp không ít khó khăn. Đáng lo hơn bởi tăng trưởng XK 2013 và 2014 có sự đóng góp không nhỏ của XK điện thoại Samsung nhưng yếu tố này không còn trong năm 2015. Do vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng XK 10% đòi hỏi phải có sự cố gắng hơn.

Ngoài ra, đồng USD tăng giá có khả năng gây áp lực tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần một tỷ giá ổn định. Bởi ổn định tỷ giá là chìa khóa góp phần tạo niềm tin thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ hội giảm mặt bằng lãi suất cho vay, giảm chi phí đầu vào của DN.

Nhắc đến những thách thức của Việt Nam trong 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng các rủi ro đối với triển vọng trung hạn vẫn chủ yếu mang tính tiêu cực. Sự suy yếu của giá cả các mặt hàng gạo và nông sản khác trên toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình nông thôn, làm nới rộng khoảng cách thành thị - nông thôn. Giá dầu giảm cũng có thể làm gia tăng áp lực đối với thu ngân sách. Đầu tư tư nhân trong nước còn dè dặt bởi niềm tin của DN còn thấp. Tăng trưởng toàn cầu vẫn ì ạch và nhiều bất trắc, điều này tạo ra những rủi ro đối với XK và FDI chảy vào Việt Nam.

Đánh giá của WB cũng tương đồng với những lo ngại của giới nghiên cứu kinh tế trong nước. Ông Cao Viết Sinh, chuyên gia cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: Kinh tế Việt Nam thời gian tới vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn và giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng XK.

Việc thực hiện lộ trình giảm thuế NK theo các hiệp định thương mại sẽ tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh cho các DN. Đồng USD dự báo tiếp tục lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác có thể gây tác động bất lợi đến XK của Việt Nam. Giá dầu thế giới còn diễn biến phức tạp, không loại trừ khả năng tăng cao trở lại, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát cũng như hạ mặt bằng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện cũng sẽ làm tăng chi phí đầu vào sản xuất của DN và giảm tiêu dùng dân cư. Qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhiều dự báo lạc quan

Mặc dù những nỗi lo vẫn còn, nhưng vượt lên trên những thách thức đó, các cơ quan, tổ chức trong nước cũng như quốc tế đã dần thay đổi cách nhìn nhận về triển vọng kinh tế Việt Nam với góc nhìn lạc quan hơn. Theo dự báo của Tổ Công tác liên bộ, nếu thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn cho DN và điều phối tốt nền kinh tế trong thời gian tới thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 dự báo sẽ đạt khoảng 6,3-6,5% (kế hoạch là 6,2%) và lạm phát được kiểm soát ở mức khoảng 4%. Tương tự, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 có khả năng đạt mức 6,5%, cao hơn so với mục tiêu 6,2%; còn lạm phát cơ bản khoảng 3,5%.

Đánh giá viễn cảnh 2015 của kinh tế Việt Nam, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ cũng dành những lời động viên tích cực khi nhận định “cầu trong nước đã dần hồi phục sau một thời gian dài suy yếu”. Bởi thế, ANZ đã mạnh dạn nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 có thể đạt 6,5%. Con số này trở nên có ý nghĩa hơn khi dự báo trước đó của ANZ cho tăng trưởng của Việt Nam chỉ là 6,2% năm 2015 và 6,4% năm 2016.

Không chỉ ANZ, Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận rằng các dự báo đều phản ánh sự cải thiện dần dần trong tăng trưởng GDP và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, dù áp lực ngày càng lớn của nợ công đang gia tăng. Lạm phát được dự báo sẽ ở mức vừa phải trong năm 2015 do giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu đang ở mức thấp và cầu tư nhân trong nước phục hồi. XK tăng mạnh và kiều hối ổn định là những yếu tố giúp cán cân vãng lai tiếp tục thặng dư, mặc dù quy mô thặng dư sẽ giảm do kinh tế khởi sắc kéo theo NK gia tăng.

Thâm hụt tài khóa sẽ giảm xuống dưới 4% GDP vào năm 2017 cho thấy sự cần thiết phải tiến hành củng cố tài khóa trong trung hạn và đồng thời phải có một kế hoạch đáng tin cậy nhằm cải thiện tình hình tài chính của các DNNN và các ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà nước để đảm bảo tính bền vững của nợ công. Cân nhắc các yếu tố, WB đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 6% trong năm 2015, tương đương với năm 2014 thay cho mức dự báo khiêm tốn 5,6% được WB đưa ra vào cuối năm 2014.

Năm 2015 là năm cuối của kế hoạch kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015. Có thể, tăng trưởng 6,2-6,5% như nhiều tổ chức dự báo là mức cao nhất trong 5 năm này song điều đó vẫn không đủ để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 7-7,5% đã đặt ra trước đó. Tuy nhiên như nhiều chuyên gia đã khuyến nghị, con số tăng trưởng quan trọng song chất lượng tăng trưởng còn quan trọng hơn.

Trong khi nước ta đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước cũng là một “món quà” quý giá. Một “món quà” khác là nền kinh tế đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô sau thời gian dài bất ổn, đây chính là tiền đề tạo đà cho giai đoạn 2016-2020, kinh tế sẽ có bước đột phá cả về chất lẫn lượng.

Trích nguồn : Báo Hải quan

Quan hệ đối tác của dầu nhớt Total và các hãng xe

Automotive lubricants banner

Dầu bôi trơn phải đi đầu về thay đổi công nghệ, phải điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được các yêu cầu trong ngành công nghiệp. Trên quan điểm đó, dầu nhớt Total đã xây dựng mối quan hệ vững chắc với các nhà sản xuất thiết bị quốc tế, bao gồm:

Các đối tác trong dầu nhờn xe

TOTAL

CITROËN
Mối quan hệ đối tác giữa Total và hãng sản xuất ô-tô của Pháp CITROËN thật sự đã trở thành một mối quan hệ lịch sử. Vào năm 1968, Total bắt đầu phát triển một loại dầu nhớt cho CITROËN DS để giải quyết vấn đề đánh lửa và tắc nghẽn. Hơn 40 năm hợp tác đã cho ra đời các sản phẩm dầu nhớt chất lượng cao và nhiều thành tích vô địch trong làng xe thể thao. Ngày hôm nay, mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty đã nâng lên tầm quan hệ công nghiệp và toàn cầu, vượt ngoài khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực xe thể thao để bao gồm cả mảng công nghệ, thương mại và đào tạo.
Xem thêm chi tiết về mối quan hệ hợp tác của chúng tôi với Citroën

PEUGEOT
Là đối tác từ năm 1995, Total và PEUGEOT gần đây đã khẳng định sự tin tưởng lẫn nhau bằng việc tiếp tục kí bản thỏa thuận hợp tác. Đây là một điều không lấy làm ngạc nhiên vì dầu nhớt Total là thương hiệu duy nhất được hãng sản xuất ô-tô của Pháp này chấp thuận cho tất cả các dòng xe của họ. Tại sao? Vì chúng tôi cùng chia sẻ một mục tiêu. Các nghiên cứu viên của Total và PEUGEOT đang cùng nhau phát triển các sản phẩm dầu nhớt của tương lai: loại dầu giúp tăng hiệu suất nhiên liệu và thân thiện với môi trường. 

MAZDA 
Total đã là đối tác của MAZDA Motors cho thị trường dầu nhớt châu Âu từ năm 2003. Cùng với nhau, Total và hãng sản xuất ô-tô Nhật Bản này đã phát triển dòng dầu MAZDA chính hãng cho các dòng xe MADZA. Đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và bảo hành cho mỗi dòng xe, dầu nhớt MADZA còn đặc biệt thiết kế cho các dòng xe MAZDA mới, các dòng xe đột phá công nghệ SKYACTIV.

KIA
Năm 2011, hãng sản xuất xe hơi Hàn Quốc KIA Motors và Tập đoàn dầu nhớt Total đã kí thỏa thuận hợp tác 5 năm trên toàn thế giới*. Dầu nhớt Total trở thành nhãn hiệu được KIA khuyến nghị cho tất cả các đại lí sau bán hàng của KIA tại các quốc gia nằm trong thỏa thuận. Total cũng là nhà cung cấp chủ đạo về dầu động cơ để châm dầu lần đầu cho các nhà máy KIA và HYUNDAI trên toàn thế giới.
* Áp dụng trên toàn thế giới, trừ khu vực châu Âu và tại Hàn Quốc.

Great Wall Motors
Dầu nhớt Total đã kí thỏa thuận quốc tế với hãng GREAT WALL MOTORS của Trung Quốc vào tháng 2 năm 2012. Dầu nhớt Total chính thức trở thành đối tác được khuyến nghị của GREAT WALL MOTORS tại các thị trường trọng điểm. Cả hai bên đều đề cao giá trị của sự chuyên nghiệp, năng lực và định hướng tập trung vào khách hàng. Mối quan hệ hợp tác củng cố mục tiêu chung của cả hai: cùng đẩy mạnh thị phần tại thị trường Trung Quốc và sự hiện diện của hai bên ở thị trường thế giới và cùng hợp tác phát triển các sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các tay lái.

DAF
Mối quan hệ đối tác với DAF bắt đầu từ đầu những năm 90 qua việc cung cấp dầu châm lần đầu ở công ty Fina Netherlands. Sự hợp tác kĩ thuật, thương mại với hãng sản xuất xe Hà Lan này đã giúp chúng tôi trở thành nhà cung cấp dầu nhờn cho nhà máy số 1 và là nhà cung cấp trọng yếu cho cho chương trình thị trường dầu nhớt chính hãng của DAF ở châu Âu.

ZF
Năm 2007, Total và hãng sản xuất xe của Đức ZF bắt đầu phát triển loại dầu nhớt hàng đầu cho hệ thống truyền động tay dành cho dòng xe hạng nặng. Năm 2010, sản phẩm của chúng tôi được ZF chứng nhận đạt được chu kì thay dầu sau 540.000 Km. Hiện nay chúng tôi đã chính thức trở thành nhà cung ứng dầu cho nhà máy của ZF và là nhà cung ứng được khuyến nghị cho các nhu cầu sau bán hàng.

Scania
Total và hãng sản xuất xe Thụy Điển SCANIA cùng hợp tác để phát triển các sản phẩm dầu nhớt chuyên dụng cho dòng xe tải và xe buýt.

Renault Trucks 
Hợp tác giữa Total và hãng xe tải RENAULT của Pháp bắt đầu từ năm 1979, phát triển dòng sản phẩm dầu nhớt cho xe tải RENAULT. Hai tập đoàn đã gia hạn hợp đồng hợp tác đến tháng 1 năm 2016 cho tất cả các chi nhánh thương mại của xe tải RENAULT và Total.

Trích nguồn : http://www.total.com.vn/

Gần 2,3 tỷ USD nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc

2,266 tỷ USD là tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ Trung Quốc, trong quý I vừa qua theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan công bố.
Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: T.Bình.

 Con số trên tăng gần 46% so với cùng kỳ 2014 (tương đương con số 712 triệu USD). Đây cũng là mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong số 45 mặt hàng mà nước ta nhập từ Trung Quốc.

 Ngoài máy móc, thiết bị, phụ tùng, các mặt hàng nhập khẩu lớn khác từ Trung Quốc có thể kể đến như: Điện thoại các loại và linh kiện (gần 1,9 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 1,18 tỷ USD); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (hơn 1 tỷ USD)…

 Hết quý I-2015, cả nước nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 11,466 tỷ USD, tăng 2,659 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ đạt 8,807 tỷ USD) và quốc gia này tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong cùng thời điểm trên, trị giá kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 3,54 tỷ USD. Như vậy, nước ta đang thâm hụt thương mại gần 8 tỷ USD trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Năm 2014, nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 43,867 tỷ USD.

Trích nguồn : HQ ONLINE

"Muốn hay không, Thế giới vẫn kéo đến "sân" nhà bạn chơi, phải tham gia sân chơi cùng với họ"

"Muốn hay không, Thế giới vẫn kéo đến "sân" nhà bạn chơi, phải tham gia sân chơi cùng với họ"

“Cho dù doanh nghiệp Việt có muốn hay không thì thế giới vẫn kéo đến sân nhà bạn chơi, bạn chỉ có lựa chọn, hoặc chạy ra chơi cùng, hoặc trốn vào xó nhà và trở thành đứa bé tự kỷ”. – Tiến sĩ Trần Phương Lan, Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh FSB – Đại học FPT, trao đổi với chúng tôi.

Bà có nghĩ rằng, năm 2015 là một thời điểm rất đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam?

Nếu như thời điểm Việt Nam gia nhập WTO được coi là một làn sóng mở cửa biên giới thì năm 2015 thực sự là một làn sóng hội nhập toàn cầu sâu rộng.

Sự kiện lớn đầu tiên là Việt Nam chính thức tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay cùng 9 quốc gia trong khu vực, tạo nên một khu vực kinh tế lớn, với quy mô hơn 600 triệu người.

Thứ 2, Việt Nam đang trong những nỗ lực kết thúc đàm phán hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất khu vực, gồm 12 nước, bao trùm gần 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.

Thứ 3, trong tháng 1 vừa qua, vòng đàm phán cuối cùng về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu (EVFTA) đã kết thúc.

Với hàng loạt những hiệp định như vậy, có thể nói, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một làn sóng hội nhập rất sâu và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc nền kinh tế Việt nam.

Có nghĩa là doanh nghiệp Việt đang có rất nhiều cơ hội mới trong làn sóng hội nhập này, thưa bà?

Cơ hội đang đến với những người có tư duy và sẵn sàng cho việc hội nhập. Với những Hiệp định thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ có thị trường Việt Nam, nguồn nhân lực Việt Nam, mà đó là cả thị trường thế giới, rộng lớn và mênh mông. Nếu chỉ tính riêng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thì 10 quốc gia đã tạo nên một khu vực kinh tế lớn gấp gần 7 lần thị trường Việt Nam hiện nay.

Hiệp định TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản của Việt Nam để mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu. Hiệp định Việt Nam - EU đang được đánh giá là có thể giúp Việt Nam tăng GDP thêm từ 10-15% và giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40%, nhập khẩu vào Việt Nam tăng từ 20-25%.

Đó là câu chuyện với những doanh nghiệp sẵn sàng tham gia hội nhập, còn với những doanh nghiệp không muốn hội nhập thì sao, thưa bà?

Một sáng đi làm, tôi giật mình khi thấy trong thang máy chỉ có duy nhất tôi là người Việt Nam. Bao quanh tôi toàn người Hàn, họ nói cười thoải mái như đang ngồi trong nhà họ, khiến tôi phải bấu vào tay mình tự hỏi “Mình đang ở Hà Nội hay Hàn quốc?”. Những câu chuyện tương tự đang trở thành một sự thật hiển nhiên diễn ra xung quanh chúng ta.

Như vậy, chúng ta không phải đi ra ngoài mới là hội nhập mà thế giới đã đến tận nơi để hội nhập với chúng ta. Và chúng ta không còn con đường nào khác là phải tham gia sân chơi chung với họ. Các doanh nghiệp giờ đây chỉ có 2 con đường, hoặc là trở thành cá kình cưỡi sóng ra khơi hoặc bị sóng ập đến và nhấn chìm….

Theo bà, các doanh nghiệp mong muốn trở thành cá kình cưỡi sóng thì phải có những hành động gì?

Đầu tiên là các doanh nhận cần nhìn nhận hội nhập như một cơ hội chứ không chỉ có thách thức. Rất nhiều doanh nhân đang tham gia học tại FSB là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi được hỏi về hội nhập, câu trả lời của họ đã làm tôi thực sự lo lắng. Họ không thực sự quan tâm xem sẽ có cơ hội gì và thách thức gì để chuẩn bị cho việc nắm bắt thời cơ hoặc tìm cách hoá giải các thách thức.

Thứ 2 là các doanh nhân cần có tư duy toàn cầu về thị trường và nguồn nhân lực. Trong năm 2014 tôi đã mất 3 nhân viên chuyển sang Philipines làm việc cho một công ty chuyên về Casino, và nhiệm vụ của họ là làm marketing cho khách hàng Việt nam hoặc khách nói tiếng Việt. Vậy sao doanh nghiệp Việt Nam lại không có tư duy toàn cầu trong việc tuyển dụng và bán hàng?

Thứ 3 là cần nghiên cứu cả chuỗi giá trị và đánh giá xem chúng ta ở đâu trong chuỗi giá trị đó và sẵn sàng cho việc trở thành đối tác liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mỗi nước sẽ có những lợi thế so sánh khác nhau vì khi liên kết sẽ tạo ra được sự hợp lực giúp cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên tôi cũng phải cảnh báo về nguy cơ bị thôn tính trong những cuộc “kết hôn” như vậy.

Đứng trên cương vị một đơn vị đào tạo, Viện Quản trị Kinh doanh FSB có thể giúp gì cho các doanh nhân Việt vươn ra biển lớn?

Chúng tôi sẽ đồng hành với doanh nghiệp trong cả 3 vấn đề trên bằng cách chỉ ra những khó khăn, thuận lợi trong các ngành khi tham gia hội nhập; Trang bị tư duy, kiến thức, kỹ năng toàn cầu hóa cho các doanh nghiệp; Chia sẻ những bài học thành công, thất bại của chính FPT quá trình toàn cầu hóa.

Trích nguồn : InfoNet

Kinh tế Việt Nam sau 40 năm tái thiết dưới góc nhìn quốc tế

Kinh tế Việt Nam sau 40 năm tái thiết dưới góc nhìn quốc tế
Ảnh minh họa. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Dưới góc nhìn của quốc tế, Việt Nam được coi là một câu chuyện thành công về quá trình phát triển, với những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời gian qua và với tiềm năng để trở thành một “con hổ” châu Á trong tương lai.

Trên chặng đường dài kể từ khi thống nhất đất nước với không ít chông gai và thử thách, cả dân tộc Việt Nam đã chung tay tái thiết, phát triển nền kinh tế.

Liên hợp quốc: Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng

Bài "Vài nét về Việt Nam" trên website của Liên hợp quốc đã tổng kết lại những thành công của Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 1970 và 1980.

Để vượt qua những khó khăn đó, quá trình Đổi mới đã được khởi xướng năm 1986, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu nhà nước sang một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường, dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, và tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới.

Theo Liên hợp quốc, nhờ thực hiện những cải cách nêu trên, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Kể từ năm 1990, GDP của Việt Nam tăng gần gấp ba lần, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ước đạt 7,5% và liên tục tăng lên cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra năm 2008.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới chuẩn nghèo đã giảm từ con số ước tính 58% năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009. Các nguồn lực phát triển trong nước đã tăng lên, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh mẽ.

Liên hợp quốc cho rằng các Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội trong hai giai đoạn 1991-2000 và 2001-2010 đã giúp Việt Nam vươn mình từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thành một nền kinh tế dựa trên thị trường và phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng khu vực và toàn cầu.

Và Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn mới 2011-2020 hướng tới thiết lập một nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại vào năm 2020.

Liên hợp quốc ghi nhận, những chiến lược và nỗ lực của Việt Nam đã đưa đất nước từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo khó đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng.

Nhìn chung, những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu bắt nguồn từ những cải cách kinh tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

WB: Việt Nam là một câu chuyện thành công về quá trình phát triển

Trong "Tổng quan về Việt Nam" trên website của mình, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu triển khai từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người lên tới 1.960 USD năm 2013.

Việt Nam đã hoàn thành bốn trong 10 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và dự kiến sẽ hoàn thành thêm ba mục tiêu nữa trong năm 2015. Trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận về giảm nghèo. Hiện nay, tỷ lệ người nghèo đã giảm xuống dưới 10% từ mức 60% trong thập niên 1990.

Theo WB, trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,4%/năm. Tuy tăng trưởng kinh tế còn thấp và nằm dưới mức tiềm năng nhưng Việt Nam đã thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm từ mức đỉnh 23% vào thời điểm tháng 8/2011 xuống còn 4,2% tháng 8/2014. Xuất khẩu vẫn là cỗ máy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

WB lưu ý đến việc Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam tập trung vào cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội cũng như các vấn đề mới nổi trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu tổng quát với Việt nam là phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

WB đề cập đến Nghị quyết của Chính phủ ban hành sau phiên họp thường kỳ tháng 8/2014, trong đó một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết cũng nhấn mạnh cần phải thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy các mô hình tăng trưởng sáng tạo, cải cách hành chính và chống tham nhũng.

ADB: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất kể từ năm 1990

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới kể từ năm 1990 và đạt thu nhập trung bình vào năm 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã suy giảm từ mức trung bình 7,3% trong những năm 2000-2007 xuống 5,7% trong 2008-2013, do những cải cách cơ cấu diễn ra chậm và tình trạng thiếu ổn định trên toàn cầu. ADB khuyến khích chính phủ nhắm tới mục tiêu đưa tăng trưởng kinh tế đạt 7-8% trở lại trong những năm tới.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào năm ngoái, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nói rằng để củng cố những thành tựu đạt được và phục hồi tăng trưởng kinh tế cao và toàn diện, các cải cách cơ cấu, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực ngân hàng, cần được đẩy mạnh, trong khi chính phủ cũng cần quản lý nợ công bằng cách tăng nguồn thu thuế và hợp lý hóa các khoản chi tiêu công.

Ông Nakao đã chỉ ra rằng khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình. Theo ông, Việt Nam cần khai thác tối đa những lợi ích từ việc hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua tăng cường thương mại và đầu tư trên cơ sở hội nhập sâu hơn vào Cộng đồng Kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các thỏa thuận thương mại tự do.

Báo cáo triển vọng phát triển châu Á năm 2015 mới công bố của ADB nhấn mạnh, trong ngắn hạn Việt Nam cần ưu tiên tăng cường hệ thống ngân hàng, vạch chiến lược rõ ràng để giải quyết vấn đề nợ xấu, tăng cường cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và thúc đẩy việc thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này.

Báo cáo nhận định, khu vực tư nhân là động lực chính giải phóng tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu để khai thác tối đa tiềm năng cho tăng trưởng.

Bloomberg: Việt Nam có tiềm năng để trở thành “con hổ” châu Á

Theo hãng tin Bloomberg, công cuộc Đổi mới bắt đầu vào những năm 1980 đã đ ưa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vượt mức 7%. Sau những năm gần đây tăng trưởng giảm sút khi các doanh nghiệp nhà nước đứng trước khối nợ xấu, tiền đầu tư từ các tập đoàn như Samsung Electronics Co. and Intel Corp. đang tạo ra những thế mạnh để kinh tế Việt Nam một lần nữa cất cánh, trở thành “con hổ” của châu Á.

Hãng tin trên dẫn báo cáo “Thế giới năm 2050” của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP (PwC), trong đó cho rằng Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014-2050.

Theo báo cáo của PwC, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt nhịp độ 5,3% trong giai đoạn 2014-2050, trong khi mức tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 4%.

PwC cho rằng không chỉ là quốc gia Đông Nam Á có lợi thế về chi phí sản xuất rẻ hơn thay thế nước láng giềng Trung Quốc, Việt Nam còn là điểm đến ổn định về chính trị cho những doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn mở rộng đầu tư trong khu vực trong bối cảnh xảy ra những bất đồng Trung-Nhật.

Bloomberg đã chỉ ra rằng kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu của sự bứt phá: Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua các đối tác trong khu vực để trở thành nước dẫn đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về xuất khẩu sang Mỹ.

Theo số liệu của Cơ quan Đầu tư nước ngoài, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tăng mạnh trong 14 năm qua, đạt 12,35 tỷ USD vào năm 2014, tăng 7,4% so với năm 2013 và so với 2,4 tỷ USD vào năm 2000.

Bloomberg cũng đề cập đến việc các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nỗ lực giải quyết những vấn đề gai góc nhất của nền kinh tế như nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với kế hoạch mà một quan chức Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã nói đến trong một cuộc phỏng vấn mới đây là sẽ bán một lượng cổ phiếu kỷ lục trong doanh nghiệp nhà nước trong năm nay./.

Trích nguồn : TTXVN

Hỗ trợ trực tuyến

4384025
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
869
4123
4992
2330825
83971
4384025

Your IP: 3.12.73.149
Server Time: 2024-11-25 03:51:48

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 65 guests and no members online