Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Loại bỏ những loại phí, lệ phí không phù hợp

 - Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn số 8293 /BTC-TTr gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấp hành pháp luật về phí, lệ phí.
Theo Bộ Tài chính, thời gian qua việc ban hành chế độ thu phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách về phí, lệ phí còn chậm, chưa đúng thẩm quyền, chưa đúng quy định của pháp luật về phí, lệ phí, dẫn đến tình trạng một số loại phí, lệ phí phát sinh tại địa phương như: Phí chợ; phí đo đạc, lập bản đồ địa chính phí thư viện, phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước; lệ phí cấp phép xây dựng; lệ phí cấp phép hoạt động điện lực...
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cùng với đó, một số bộ, ngành chưa kịp thời ban hành các hướng dẫn thu một số loại phí dẫn đến các mức thu chưa phù hợp, như: Phí sử dụng đường bộ đối với mô tô, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, phí vệ sinh, phí quảng cáo trên dải phân cách; lệ phí cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, phí dự thi, dự tuyển, phí thăm quan các công trình văn hóa, lịch sử thuộc địa phương quản lý; phí chợ đêm, phí chợ tạm...; chưa lập và quyết định giao dự toán thu, chi phí, lệ phí đúng quy định, dẫn đến việc giao dự toán thu chưa sát với thực tế: Như học phí, lệ phí tuyển sinh, phí, lệ phí trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế dự phòng, các loại phí, lệ phí có thay đổi về mức thu, tỷ lệ để lại, những loại phí, lệ phí liên quan đến cấp phép, thẩm định có điều kiện...
Thực tế cho thấy, hầu hết các khoản phí, và lệ phí đều thu cao hơn mức cho phép và không sát với thực tế, hoặc thu các khoản không có danh mục trong quy định thu; đồng thời chưa công khai minh bạch các khoản thu, chi.
Theo Công văn, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát các khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền, đề xuất bãi bỏ, hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền những loại phí không phù hợp. Đối với những loại phí, lệ phí có trong danh mục thu của Nhà nước cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ trong việc quản lý thu, đảm bảo thu đúng và ngừng ngay những khoản thu vượt chế độ tài chính hiện hành. Đồng thời công khai minh bạch các khoản thu, và sử dụng, thanh quyết toán các khoản thu đúng chế độ quy định./.
Trích nguồn : http://www.ktdt.vn/

Việt Nam trở thành "điểm sáng" tiêu thụ bia trong khu v

- Trong vòng nửa thập kỷ tới, bia vẫn là ngành công nghiệp đặc biệt hấp dẫn tại Việt Nam. Đây là nhận định của Bloomberg và hãng nghiên cứu BMI về sản lượng tiêu thụ bia tại các thị trường mới nổi tại châu Á
Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Ảnh Bloomberg
Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam so với các nước trong khu vực. 
Theo nhận định của Bloomberg và hãng nghiên cứu BMI về sản lượng tiêu thụ bia tại các thị trường mới nổi tại châu Á. Bloomberg phát hiện rằng, dường như đang có một sự "đồng biến" giữa doanh số tiêu thụ bia và tình hình phát triển kinh tế.
Doanh số tiêu thụ bia ở các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu không tăng trong những năm gần đây. Tại Nhật Bản, doanh thu liên tục giảm trong hơn một thập kỷ qua, còn tại Australia, lợi nhuận từ ngành công nghiệp này đã thấp đến mức kỷ lục trong hơn 60 năm qua khi người dân nước này đang già đi và càng thích uống rượu hơn.
Ngược lại ngành công nghiệp bia đang phát triển thịnh vượng tại các nước châu Á, với doanh thu liên tục tăng, độ tuổi uống bia ngày càng trẻ, và hệ thống phân phối dần được hoàn thiện.
Trên bảng xếp hạng các hãng bia có thị phần lớn nhất toàn cầu, Trung Quốc có 4 đại diện. Dòng bia có thương hiệu Snow chiếm 5,4% thị phần toàn thế giới, mức tăng trưởng doanh số đạt mức 573% kể từ năm 2005. Còn dòng Tsingtao đứng ở vị trí thứ hai, chiếm 2,8% thị phần cao hơn Budlight (2,5%) và Budweiser (2,3%) của Mỹ.
Tuy bia nằm trong các mặt hàng không thiết yếu, song chuyên gia Raphaele Auberty, tại BMI nhận định: “Ngành công nghiệp thức uống có cồn tương đối chịu ít tác động hơn so với ngành sản xuất các mặt hàng, dịch vụ xa xỉ khác”.
Bia là ngành công nghiệp nhiều triển vọng phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. Ảnh: Saigoneer
Bia là ngành công nghiệp nhiều triển vọng phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới. 
Tuy nhiên, cũng có một vài ngoại lệ ở các thị trường như Philippines và các quốc gia hồi giáo Malaysia và Indonesia. Tại Philippines, Chính phủ áp một loại thuế đặc biệt đối với các sản phẩm thức uống có cồn và thuốc lá, được gọi là “thuế tội lỗi”.
"Chính sách này cộng với ngành công nghiệp bán lẻ kém phát triển và bất bình đẳng thu nhập có thể ảnh hưởng xấu tới sản lượng tiêu thụ (bia)” - chuyên gia từ BMI đánh giá. Còn Chính phủ quốc gia hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia, đã cấm các cửa hàng tạp hóa kinh doanh bia.
Còn tại Việt Nam, BMI đánh giá bia là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội (kinh doanh) mạnh mẽ nhất trong các nước Đông Nam Á. Điều này được BMI giải thích qua hai nhân tố. Thứ nhất, theo thống kê của BMI, tăng trưởng tiêu dùng khối tư nhân tại Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2015 và 6,4% năm 2016. Điều này cộng với cơ cấu dân số trẻ (gần 50% trên 90 triệu dân đang ở độ tuổi dưới 50) sẽ “chắp cánh” cho sản lượng tiêu thụ bia.
Nguyên nhân thứ hai đến từ văn hóa, du lịch. Việt Nam có “văn hóa bia” phát triển và một ngành du lịch đang đi lên. Điều này góp phần khiến thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực là thấp, song mức tiêu thụ bia trên thu nhập lại rất cao.
Theo dự đoán, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng đạt mức 6% trong năm này, thuộc loại nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. BMI kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất châu Á cho các sản xuất đồ uống, trong đó bia sẽ vẫn là lĩnh vực đặc biệt hấp dẫn trong nửa thập kỷ tới.
Trích nguồn : http://www.ktdt.vn/

Việt Nam ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế với Slovenia

- Từ ngày 15-20/6, Đoàn công tác Bộ Công Thương, do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã có chuyến công tác tại Slovenia và Áo.
Việt Nam đã lần đầu tiên ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế với Slovenia. Hiệp định tập trung vào các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật...
Song song với việc ký kết hiệp định, Đoàn Việt Nam đã có một số các hoạt động song phương như làm việc với Thủ tướng Slovenia Miro Cerar, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Karl Erjavec, Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế và Công nghệ Slovenia; tham dự Diễn đàn doanh nghiệp, tiếp xúc với các doanh nghiệp đại diện của Slovenia.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. 
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết Slovenia khẳng định sẽ là chiếc cầu nối cho các hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam thâm nhập và tiêu thụ không chỉ ở thị trường nước này mà còn ở các thị trường lân cận. Slovenia đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện và hợp tác với Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Slovenia sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực là thế mạnh của Slovenia như công nghiệp giấy, công nghiệp điện tử, vận tải biển, logistics và một số lĩnh vực liên quan đến công nghiệp chế biến. Việt Nam cũng sẵn sàng làm cầu nối cho Slovenia trong mối liên hệ với các nước Asean.
Tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng và Phó thủ tướng Slovenia, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề cập đến vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay. Chính phủ Slovenia đã đồng ý với cách tiếp cận và xử lý vấn đề này của Việt Nam.
Tại Áo, Đoàn Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tọa đàm với Bộ Khoa học Nghiên cứu và Kinh tế Áo, các đại diện Bộ Tài chính, Phòng thương mại và Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ Áo.
Hai bên tìm kiếm, thống nhất những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại; việc sử dụng vốn ODA giữa Áo với Việt Nam.
Áo là một trong những nước liên tục duy trì việc cấp ODA cho Việt Nam, thông qua những chương trình liên quan đến bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, hỗ trợ tư vấn pháp lý; Áo sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong việc phát triển một số ngành công nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước năm 2014 đạt 2,4 tỷ USD. Áo sẽ tiếp tục là một trong những nước dẫn đầu Liên minh châu Âu trong quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, kinh tế và nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Áo sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế, phát triển các công trình và kết cấu hạ tầng, triển khai những nội dung liên quan đến phát triển công nghiệp bền vững, năng lượng, các vấn đề an sinh xã hội. 
Cũng trong thời gian tại Áo, Đoàn Việt Nam đã tham dự Diễn đàn năng lượng Vienna của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO). Đây là diễn đàn toàn cầu, bàn về các vấn đề liên quan đến năng lượng, đánh giá hiệu quả sử dụng, tiết kiệm năng lượng, sử dụng những nguồn năng lượng mới thay thế, giảm thiểu hiệu ứng nhà kýnh, tình trạng phức tạp của giá dầu mỏ trên thế giới.
Tuy thị trường Slovenia và Áo nhỏ về quy mô dân số nhưng là bàn đạp quan trọng để Việt Nam tiến vào thị trường châu Âu một cách thuận lợi./.
Trích nguồn : VIETNAM+

Doanh nghiệp lo hết lợi nhuận vì điện và xăng dầu tăng giá

Doanh nghiệp (DN) chưa kịp trở tay với đợt điều chỉnh tăng giá điện vào giữa tháng 3/2015 thì lại tiếp tục phải đối mặt với các đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp với biên độ lớn trong tháng 5 mới đây khiến chi phí đầu vào liên tiếp tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN trong quý II.

Ông Nguyễn Trung Bình, Giám đốc Công ty TNHH SX TM Hoàng Thanh cho biết, việc tăng giá dồn dập các mặt hàng thiết yếu như điện, gas, xăng dầu từ đầu năm đến nay đã khiến sản xuất của DN bị đảo lộn và chịu ảnh hưởng lớn. Chi phí sản xuất của DN tăng lên do hầu hết nguồn nguyên liệu đều biến động theo hướng tăng. Trong khi đó, lợi nhuận của mỗi sản phẩm giảm khoảng trên dưới 30%. Đáng lo ngại nhất là đầu ra của sản phẩm rất khó khăn do sức mua vẫn chưa cải thiện nhiều. Hiện nay, chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng, cắt giảm bớt nhân công, xiết lại toàn bộ chi phí. Nếu sắp tới, giá cả tiếp tục tăng thì DN buộc phải chấp nhận lãi ít hoặc thậm chí là không có lãi để giữ khách hàng, hoặc buộc phải chuyển hướng kinh doanh khác để giảm lỗ.

Đồng tình, đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cũng nhận định, giá điện tăng bình quân 7,5% nhưng thực tế đối với các DN tiêu thụ điện năng lớn thì mức tăng có thể lên tới 10% thậm chí lên tới 12-15% tùy theo khung giờ, do đó tuy nói là giá điện tăng không nhiều, song thực tế việc tăng giá điện tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất, đặc biệt đối với những DN sử dụng sản lượng điện lớn.

Ví dụ đối với Nhà máy Giấy trực thuộc Công ty XNK Bắc Giang, trước đây trung bình mỗi tháng phải trả gần 3,1 tỷ đồng tiền điện, nay theo mức tăng giá điện thì chi phí điện tăng thêm khoảng 300 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, phần lớn khách hàng đối tác của công ty là các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh ở phía Nam nên chi phí vận chuyển là rất lớn. Giá xăng, dầu tăng liên tục với biên độ lớn như vậy khiến DN phải trả thêm vài chục triệu đồng mỗi tháng cho chi phí xăng dầu. Hiện nay, tính theo cơ cấu đầu vào, giá điện chiếm khoảng 7% giá thành sản phẩm, cộng với chi phí vận chuyển tăng nên giá thành sản phẩm đã tăng thêm khoảng 10%. Tuy nhiên, giá thành tăng nhiều như vậy, song chúng tôi chưa có kế hoạch tăng giá trước mắt vì tăng giá sản phẩm chắc chắn sẽ giảm doanh số bán hàng, giảm doanh thu và giảm lợi nhuận, tăng chi phí tồn kho. Vì vậy biện pháp trước mắt là tìm mọi cách cắt giảm chi phí để bù đắp phần nào mức tăng, song về dài hạn nếu cứ tăng như này thì DN sẽ vô cùng khó khăn và buộc phải tính đến điều chỉnh giá.

Theo ông Đặng Quốc Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Sơn Hà, chi phí điện và xăng dầu chiếm tới 7-10% giá thành của sản phẩm. Do đó, việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đã tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DN.

Nhìn chung các DN đều cho hay, trước diễn biến tăng của giá điện, xăng dầu, đẩy chi phí lên cao, giải pháp tình thế là cắt giảm chi phí không cần thiết, sử dụng máy móc tiết kiệm hơn. Giải pháp cắt giảm nhân công cũng được tính đến dù là biện pháp cực chẳng đã.

Hầu hết các DN đã đề xuất lên các hiệp hội ngành hàng kiến nghị cơ quan quản lý cần có biện pháp để duy trì ổn định giá điện, xăng dầu trong một khoảng thời gian tương đối dài, tránh tình trạng điều chỉnh giá liên tục với biên độ quá cao như hiện nay, khiến DN không kịp trở tay. Bên cạnh đó, nhà nước cần đánh giá một số dự án đáp ứng về tiêu chuẩn khoa học công nghệ, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ khuyến khích cho DN như giảm chi phí thuê đất, giảm thuế TNDN, giảm thuế VAT để hỗ trợ tăng thêm nguồn lực cho DN trực tiếp đầu tư thêm máy móc công nghệ mới, giảm bớt chi phí tiêu thụ năng lượng.

Trích nguồn : http://cafef.vn/

VN nhập ô tô từ Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ

Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, đã có 45.700 chiếc ô tô nhập khẩu vào VN, trị giá 1,2 tỉ USD, tăng 128,8% về lượng và 183,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, số ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu từ Trung Quốc lớn nhất, lên đến 13.400 xe, tăng 295% so với cùng kỳ năm trước. Sau Trung Quốc, lượng ô tô nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật... vào VN đều tăng đáng kể. Cụ thể, xe nhập từ Hàn Quốc là 9.780 chiếc, tăng 51,4%; Thái Lan 8.300 chiếc, tăng 133%; Ấn Độ là 6.600 chiếc, tăng 134% và Nhật Bản là 2.700 chiếc, tăng 117%...
Trích nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4384197
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1041
4123
5164
2330825
84143
4384197

Your IP: 3.144.89.152
Server Time: 2024-11-25 05:12:35

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 27 guests and no members online