Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Tập đoàn Total đầu tư 980 triệu USD vào dự án dầu khí tại Bolivia

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Bộ trưởng Dầu khí và Năng lượng Bolivia Luis Alberto Sanchez thông báo, tập đoàn dầu khí Total của Pháp sẽ đầu tư 980 triệu USD trong lĩnh vực khí đốt tại miền Tây Nam nước này. 

Với nguồn đầu tư này, Total dự kiến sẽ sản xuất 6,5 triệu m3 khí đốt/ngày tại mỏ Incahuasi, bang Santa Cruz. 

Dự án sẽ đi vào hoạt động và cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khí đốt từ năm 2016. 

Ông Sanchez cho biết, Total sẽ liên kết với tập đoàn Gazprom của Nga và công ty Tecpetrol của Argentina. Trong đó, Total sẽ đóng góp và nắm giữ 60% cổ phần, Gazprom và Tecpetrol sẽ giữ 20% cổ phần mỗi bên. 

Dự án sẽ kéo dài trong 20 năm, với tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD trong giai đoạn đầu. Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu vào năm 2019. 

Hiện Bolivia sản xuất mỗi ngày 60,3 triệu m3 khí đốt, trong đó 32 triệu tấn xuất khẩu sang Brazil và 13 triệu tấn sang Argentina./.

Trích nguồn : http://www.vietnamplus.vn/

Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin: Sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường

Với đặc thù là đơn vị vận chuyển, kinh doanh than, hàng năm Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin vận chuyển 5 đến 6 triệu tấn than từ khu vực Mạo Khê (Đông Triều), Vàng Danh (Uông Bí) cho 2 doanh nghiệp nhiệt điện trên địa bàn và qua cảng Bến Cân (Đông Triều), cảng Điền Công (Uông Bí) để cung ứng cho các khách hàng khác của Vinconmin. Do sản phẩm than dễ phát tán bụi, số lượng vận chuyển lớn, cung đường vận chuyển xa nên hoạt động của Công ty Kho vận Đá Bạc không tránh khỏi việc tác động xấu đến môi trường. Xác định rõ điều này nên thời gian qua Công ty Kho vận Đá Bạc đã đặc biệt quan tâm tới công tác môi trường, triển khai hàng loạt giải pháp đổi mới về phương thức, công nghệ vận chuyển và tăng cường vệ sinh công nghiệp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.

Bốc rót than ở cảng Bến Cân.
Bốc rót than ở cảng Bến Cân.

Bắt đầu từ năm 2010, Công ty Kho vận Đá Bạc đã mạnh dạn chuyển đổi từ vận chuyển bằng đường bộ sang vận chuyển bằng đường sắt và băng tải. Ông Nguyễn Duy Định, cán bộ Phòng Cơ điện Vận tải của Công ty khẳng định: Chi phí bỏ ra để áp dụng phương thức vận chuyển mới này khá lớn, rồi việc sắp xếp nhân sự, giải quyết số đầu xe tồn sau đó cũng rất khó khăn. Thế nhưng Công ty vẫn quyết tâm làm bởi xác định đó là xu hướng phát triển tất yếu và quan điểm của Công ty là sản xuất, kinh doanh phải đi đôi với bảo vệ môi trường thì mới phát triển bền vững được. Chính bởi vậy nên đến năm 2012, khi ngành Than bắt đầu thực hiện lộ trình hạn chế vận chuyển than bằng ô tô thì Công ty Kho vận Đá Bạc đã vận chuyển đến 96,5% sản lượng than bằng toa tàu và băng tải. Chỉ còn 3,5% than cục và than bùn được vận chuyển bằng ô tô, vốn là chủng loại than khó khăn trong khâu bốc xúc, chuyển tải khi vận chuyển bằng toa tàu và băng tải. Đến thời điểm này Công ty đã có 19 đầu tàu với gần 450 toa tàu, tất cả đầu tàu đều là động cơ đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, 100% toa tàu được áp dụng bộ cơ cấu bạt che toa bằng bạt linh động, hiện đại. Gần đây Công ty còn đang áp dụng thử nghiệm bộ sản phẩm cơ cấu bạt che toa cải tiến bằng sắt, một sáng chế mới của Công ty TNHH Đạt Minh Hà có công năng bền đẹp, mức độ đảm bảo an toàn môi trường cao để tiến tới thay thế bộ cơ cấu cũ. Cùng với đó, hệ thống băng tải của Công ty Kho vận Đá Bạc với chiều dài trên 7km cũng đều được lắp đặt đạt tiêu chuẩn cao nhất của ngành Than, trong đó riêng đoạn băng tải dài gần 4km từ mặt bằng 56 khu vực Mạo Khê ra cảng Bến Cân đã được áp dụng công nghệ băng tải ống từ năm 2013. Với công nghệ này, Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành Than áp dụng, mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng đảm bảo môi trường hơn. Riêng toàn bộ số lượng than cục đều được đóng vào container, như vậy tuy vận chuyển bằng đường bộ nhưng rất kín, không phát tán bụi.

Đi đôi với áp dụng công nghệ, phương thức vận chuyển tiên tiến, Công ty Kho vận Đá Bạc rất chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp tại các mặt bằng sản xuất và khâu xử lý phát thải. Tại mặt bằng cảng Bến Cân, mặc dù đang giờ cao điểm bốc rót than song lượng bụi khá thấp và mặt bằng tương đối sạch sẽ. Bà Đỗ Thị Huyền, nhân viên Phòng Đầu tư Môi trường của Công ty cho biết: Với đặc thù sản phẩm than rất bụi và bẩn nên Công ty phun nước gần như liên tục và các bộ phận vệ sinh công nghiệp phải hoạt động thường xuyên để giảm thiểu. Trên khu vực cảng Bến Cân rộng lớn, tất cả các rãnh thoát nước, hố thu, hố lắng đều được xúc dọn sạch; tại các kho bãi, đường vận chuyển và gầm các tuyến băng tải cũng được thu gom rác thải, thu gom xúc dọn than. Toàn mặt bằng cảng đều được phun nước chống bụi. Các tuyến đường nội bộ cảng còn được phun nước dập bụi bằng ô tô stec. Đối với các băng tải rót than, vốn là vị trí phát sinh lượng bụi mạnh nhất được lắp đặt hệ thống giàn ống nước cố định tại các băng tải, máng rót, các vòi nước di động kết hợp với sử dụng bạt để che than. Công ty Kho vận Đá Bạc còn xây dựng hệ thống rãnh thu gom, 2 hồ môi trường công suất gần 20.000m3/năm để thu gom toàn bộ lượng nước thải chảy qua kho bãi nhiễm bẩn lắng trong trước khi thải ra môi trường; xây dựng tường bao quanh ranh giới quản lý, bờ kè chống trôi than tại các bến cảng, trồng cây xanh tại các mặt bằng sản xuất…

Hiện nay Công ty Kho vận Đá Bạc đang tiếp tục triển khai dự án nâng cấp cải tạo, mở rộng cảng Điền Công; tiến tới nâng cấp cảng Bến Cân nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường.

Trích nguồn :baoquangninh

Việt Nam thắng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo cho Philippines

- Reuters đưa tin, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã tiến hành mời các nhà thầu từ Việt Nam và Thái Lan cung cấp 250.000 tấn gạo 25% tấm, giao hàng trong tháng 7 và tháng 8 năm nay nhằm bổ sung lượng gạo lưu kho quốc gia trong vụ giáp hạt (tháng 7 - tháng 9) cũng như kiềm chế giá gạo nội địa tăng.
Ban đầu, Việt Nam chào bán 150.000 tấn gạo với giá 419,35 USD/tấn và Thái Lan chào bán 100.000 tấn gạo với giá 419 USD/tấn, nhưng NFA đã từ chối cả 2 vì mức giá này cao hơn giá tham chiếu và cho phép chào giá lại.
Việt Nam đồng ý hạ giá bán xuống 410,12 USD/tấn, bằng mức giá tham chiếu của NFA, nhưng Thái Lan rút lui vì cho rằng giá tham chiếu của NFA quá thấp.
Hồi đầu năm, Philippines đã nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Việt Nam và 200.000 tấn từ Thái Lan. NFA được phép nhập khẩu thêm 350.000 tấn gạo trong trường hợp hiện tượng El Nino ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việt Nam sẽ phải giao 150.000 tấn gạo thắng thầu hồi đầu năm cho Philippines vào tháng 7 tới.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines tăng được dự đoán sẽ hỗ trợ giá gạo xuất khẩu đang liên tục giảm tại châu Á. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ hiện tương ứng đạt 365 USD/tấn, 355 USD/tấn và 380 USD/tấn, giảm so với 410 USD/tấn, 380 USD/tấn và 390 USD/tấn hồi đầu năm.

Trích nguồn : VOV.VN

KCN Tràng Duệ đón thêm 100 triệu USD từ nhà đầu tư Hàn Quốc

 - Ban quản lý KKT Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy sản xuất điện tử Haengsung Việt Nam cho Công ty TNHH Haengsung Electronics Việt Nam (Haengsung). Đây là doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc.
Dự án có tổng số vốn đầu tư là 100 triệu USD, diện tích đất sử dụng 10 ha, được xây dựng tại KCN Tràng Duệ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
Nhà máy chuyên sản xuất, lắp ráp bảng vi mạch điện tử, bo mạch điện tử cho các sản phẩm điện tử, điện thoại và thiết bị gia dụng. Dự kiến, đến tháng 02/2016, sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy; đến tháng 01/2017, nhà máy sẽ đi vào sản xuất ổn định, sử dụng khoảng gần 600 lao động. Công suất của nhà máy khi đó cũng sẽ đạt sản lượng 4,77 triệu bo mạch điện tử/năm; 6,864 triệu bảng vi mạch điện tử cho điện thoại di động/năm; 3,96 triệu bo mạch điện tử/năm và trên 02 triệu bản vi mạch cho các thiết bị gia dụng.
Nhà máy tại khu công nghiệp Tràng Duệ.
Nhà máy tại khu công nghiệp Tràng Duệ.
Dự án của Haengsung là dự án vệ tinh lớn nhất tính đến thời điểm này, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực điện tử, cung cấp linh kiện cho nhà máy của Tập đoàn LGE tại KCN Tràng Duệ. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên “mở hàng” đất khu đất thuộc giai đoạn II của KCN này.
Phát biểu tại buổi lễ trao giấy chứng nhận đầu tư, ông Huh Maeng, Chủ tịch Công ty điện tử Haengsung Hàn Quốc nhấn mạnh: “Quá trình chúng tôi tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư diễn ra rất nhanh. Đầu năm 2015, chúng tôi tiến hành khảo sát đầu tư, thì đến đầu tháng 3 đã tiến hành ký hợp đồng nguyên tắc thuê đất. Quá trình thực hiện thủ tục để được cấp phép cũng diễn ra trong thời gian rất ngắn. Ngày 20/5/2015, chúng tôi nộp hồ sơ và chỉ sau 7 ngày, giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của chúng tôi đã được cấp”.
Ông Dương Anh Điền, Bí thư thành Ủy Hải Phòng khẳng định: “Mục tiêu thu hút đầu tư của Hải Phòng là hướng đến những dự án sự dụng công nghệ sạch, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Việc một nhà đầu tư lớn như Haengsung chọn Hải Phòng là địa điểm đầu tư đã phần nào nào khẳng định sự thành công của Hải Phòng trong việc thực hiện mục tiêu này. Hải Phòng luôn sẵn sàng chào đón và tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư triển khai dự án”.
Dự án của Tập đoàn LG đầu tư vào KCN Tràng Duệ đã tạo ra được hiệu ứng lan toản mạnh mẽ tới các nhà đầu tư khác. Chỉ sau hơn 01 năm kể từ khi Tập đoàn LGE khởi công dự án, đến cuối năm 2014, gần như toàn bộ diện tích giai đoạn I của KCN Tràng Duệ đã được lấp đầy. Đến hiện tại, “cùng với dự án của Haengsung, và các dự án khác của Hiệp hội điện tử Hàn Quốc đang chờ để đầu tư, thì ngay sau khi các vướng mắc về mặt bằng của giai đoạn II KCN Tràng Duệ được giải quyết,khu đất thương phẩm của giai đoạn II sẽ được lấp đầy khoảng 80% vào cuối năm nay”. Ông Bùi Thế Long, Tổng Giám đốc của Công ty CP KCN Sài Gòn Hải Phòng(SHP) cho biết.
Ông Long cũng cho biết thêm, để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư Hàn Quốc, SHP đang thực hiện các thủ tục để tiến hành mở rộng diện tích KCN thêm 600ha phía bên huyện An Lão, Hải Phòng./.

 Trích nguồn : báo Đầu Tư

 

Thị trường ô tô “nóng” lên vì thuế

- Thị trường ô tô trong nước đang bước vào giai đoạn chạy nước rút nhằm tránh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tăng cao từ 1/1/2016.
Thực tế, nếu triển khai mở rộng giá tính thuế TTĐB đối với ô tô nhập khẩu (NK), giá ô tô trong nước có thể tăng 20 - 30%.
Giá ô tô trong nước có thể tăng khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao.  	Ảnh:  Nguyễn Đức
Giá ô tô trong nước có thể tăng khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao. Ảnh: Nguyễn Đức
Thuế nọ bù thuế kia
Đề xuất về cách tính thuế TTĐB mới của Bộ Tài chính dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2016. Giá tính thuế ô tô sẽ là giá bán ra của nhà NK (giá bán buôn) thay vì giá CIF (giá tại cửa khẩu bên nhập) đã có thuế NK như trước đây. Với phương án này, giá thuế TTĐB phải cộng thêm một phần lợi nhuận, phí hải quan, đăng kiểm, phí lưu kho, lưu bãi và cước vận chuyển, rồi chi phí marketing quảng cáo… từ nhà NK tới tay đại lý phân phối.
Thực tế, ngay tại cuộc họp nội bộ tại Bộ Tài chính ngày 27/5, một đại diện của Honda Việt Nam đã hé lộ, thực ra, với ô tô NK thì giá CIF về Việt Nam cũng đã bao gồm cả chi phí toàn bộ: Giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành… nếu có) cộng với lãi của nhà sản xuất chính hãng. Nay, theo cách tính mới dự kiến của Bộ Tài chính, giá tính thuế ô tô NK sẽ không chỉ áp trên giá CIF, mà còn tính trên giá bán lẻ tới người tiêu dùng, nhằm thu thêm thuế ở khâu tiêu thụ nội địa.
Mức thuế phổ thông và chung nhất với NK trong ASEAN hiện đang ở mức 50% và sẽ giảm dần xuống 40%, 30%, 0% áp dụng cho các năm tương ứng 2016, 2017, 2018. Như vậy, nếu áp thuế TTĐB sẽ làm dòng xe này ít nhất là tăng giá trong năm 2016 do thuế NK chỉ giảm 10%...
Ông Trương Kim Phong - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị Ford Việt Nam cho biết, mức thuế TTĐB theo cách tính mới sẽ tăng và chắc chắn giá ô tô bán ra tăng, mức tăng có thể đến 20 - 30% tùy loại xe. Ví dụ với xe Toyota Camry 2.0 giá khoảng 1 tỷ đồng, với cách tính thuế mới, giá có thể tăng lên mức 1,2 tỷ đồng. Không chỉ giá bán tăng mà phí trước bạ cũng sẽ tăng theo.
Nhập khẩu ô tô tăng mạnh
Sau 2 năm giảm thuế NK, giá ô tô trên thị trường đến nay không những không rẻ mà còn đắt hơn trước. Tính toán trên cơ sở dự thảo của một đại diện NK xe, ví dụ một xe có giá NK 20.000 USD, thuế NK năm 2015 là 50% (giá xe là 30.000 USD) cộng 50% thuế TTĐB, giá xe tại cảng là 45.000 USD chưa bao gồm vận chuyển, tiền lãi và VAT (10%). Trong năm 2016, cũng với chiếc xe có giá 20.000 USD, với thuế NK 40% (giá xe tại cảng là 28.000 USD), cộng tiền trong chuỗi lưu thông 10.000 USD, giá xe đã lên 38.000 USD, cộng thuế TTĐB (50% tương đương 19.000 USD), vậy xe có giá là 57.000 USD, chưa bao gồm vận chuyển, tiền lãi và VAT… Đến năm 2018, xe có giá là 20.000 USD, thuế NK bằng 0, lưu thông 10.000 USD (không đổi) cộng với thuế TTĐB là 15.000 USD thì xe có giá 45.000 USD, là giá không giảm được nữa và cũng chưa bao gồm vận chuyển, tiền lãi và VAT.
Giá USD vẫn tăng hàng năm, do vậy, tính đến năm 2018, giá xe sẽ còn tăng cao nếu tính theo giá tiền đồng. Người tiêu dùng cho rằng, giấc mơ xe giá rẻ của người Việt Nam sẽ tan biến. Một điểm đáng lưu ý nữa là Thái Lan đang dự kiến quy định giá tính thuế TTĐB là giá bán lẻ đối với cả hàng hóa sản xuất trong nước và NK, điều này sẽ làm tăng giá sản phẩm tại thị trường này. Chính vì vậy, dù NK ô tô từ thị trường Thái Lan sẽ được giảm thuế theo lộ trình, song giá bán sản phẩm tại thị trường này có khả năng sẽ tăng. Do đó, nhiều người tiêu dùng chạy đua nước rút mua xe vào năm 2015 này, do sẽ có giá thấp hơn nhiều so với năm 2016 và 2017.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) cho thấy, ước tính đã có khoảng 45.000 ô tô nguyên chiếc (CBU) được NK về nước trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị kim ngạch trên 1,2 tỷ USD. Như vậy, chỉ mất quãng thời gian 5 tháng đầu, kim ngạch NK ô tô nguyên chiếc năm 2015 đã tiến gần tổng kim ngạch của cả năm 2014 xét cả về lượng lẫn giá trị.
Hiện tại, xe ô tô NK về Việt Nam phải chịu 3 loại thuế là thuế NK nguyên chiếc (từ 50 - 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc NK. Tiếp đó là thuế TTĐB và cuối cùng là thuế VAT bằng 10%; Sau khi được bán ra thị trường, sẽ chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo quy định từng địa phương. Để được cấp biển số, ô tô dưới 10 chỗ phải nộp từ 2 - 20 triệu đồng nếu ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh; Muốn lăn bánh trên đường, ô tô còn phải chịu phí kiểm định với mức 240.000 - 560.000 đồng một lần kiểm định. Bên cạnh đó, lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật có mức 50.000 - 100.000 đồng một lần; Đặc biệt, mới đây, ô tô cũng phải nộp phí sử dụng đường bộ được thu theo năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với mức 130.000 - 1.430.000 đồng/tháng tùy theo tải trọng xe.

Trích nguồn : http://www.ktdt.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4384372
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1216
4123
5339
2330825
84318
4384372

Your IP: 3.142.255.23
Server Time: 2024-11-25 05:52:54

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 66 guests and no members online