Trong vài năm trở lại đây, Công ty Đóng tàu Hạ Long (Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ - SBIC) luôn phải đối mặt với không ít thách thức khi thị trường vận tải biển chưa hồi phục, dẫn đến việc tìm kiếm các hợp đồng đóng mới là vô cùng khó khăn. Việc tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện Công ty không tránh khỏi việc một số nhân lực có kinh nghiệm và trình độ tay nghề di chuyển ra khỏi ngành, hầu hết các ngân hàng đồng loạt ngừng cho vay, khiến cho việc huy động vốn đối ứng trong sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trở ngại lớn.
Tàu kéo ATD 2412 xuất khẩu cho Tập đoàn Damen (Hà Lan) đang được đóng mới tại Công ty Đóng tàu Hạ Long. |
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của đơn vị vẫn đạt trên 1.400 tỷ đồng, doanh thu trên 1.550 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 8 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, giá trị công nghiệp đạt khoảng 700 tỷ đồng, doanh thu 740 tỷ đồng. Như vậy so với cùng kỳ năm trước, doanh thu của đơn vị đã tăng cao hơn 100 tỷ đồng, thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Hiện mức lương bình quân của người lao động trong Công ty đạt gần 5 triệu đồng/người/ tháng, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2013, gần gấp đôi so với năm 2012. Công ty đã bàn giao cho chủ tàu 2 tàu kiểm ngư; hạ thuỷ thành công sà lan poton 3216, 2 tàu kéo ATD 2412 xuất khẩu cho Tập đoàn Damen (Hà Lan)… Đồng thời đang tập trung đóng mới 2 tàu kéo ATD 2412, 4 tàu chở quân RORO, 1 tàu chở đất, 2 tàu 53.000 tấn, 1 tàu chở container và chuẩn bị đóng mới tàu dịch vụ dầu khí…
Có được kết quả trên, Công ty đã kiện toàn bộ máy tổ chức của đơn vị theo yêu cầu sản xuất thực tế, bố trí thời gian làm việc hợp lý, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện có nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hoàn thiện và bàn giao các sản phẩm đúng tiến độ. Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế và hạch toán trên từng sản phẩm làm cơ sở đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả. Xây dựng kế hoạch tiến độ, lập sổ theo dõi cho từng sản phẩm riêng biệt với mốc thời gian ấn định cụ thể và thể hiện rõ các yêu cầu đối với các phòng ban, phân xưởng trong dây chuyền sản xuất. Cùng với đó, Công ty đẩy mạnh phát động các phong trào thi đua sản xuất, đăng ký hoàn thành tiến độ và chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp làm việc của các tập thể và cá nhân trong Công ty. Tích cực thu hồi nợ các sản phẩm còn tồn đọng của các đơn vị, đồng thời huy động vốn trên nhiều lĩnh vực: Vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn vay tín dụng... Nhất là, tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác, các bạn hàng, đồng nghiệp, các cơ quan và tổ chức Đăng kiểm trong nước và quốc tế. Trong các đối tác Công ty đang hợp tác với Tập đoàn Damen - Tập đoàn đóng tàu hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực gia công, chế tạo các loại tàu công suất lớn. Đồng thời về chiến lược phát triển, Công ty sẽ tập trung hơn cho đóng tàu dịch vụ dầu khí, là sản phẩm mà Damen đã giúp định hướng, có yêu cầu về quản lý kỹ thuật sản xuất rất cao và giá trị gia tăng mang lại cũng rất lớn.
Tuy còn gặp không ít khó khăn, nhưng với những giải pháp thiết thực và hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đóng tàu Hạ Long đã dần ổn định đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 1.000 lao động.
Trong thời gian tới dự kiến sẽ có 600 kỹ sư công nhân trực tiếp tham gia lắp đặt thiết bị. Sau khi kết thúc công việc này, Lilama 18 sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị áp lực, cơ khí áp lực và tiến hành thử áp, hoàn thiện để bàn giao cho chủ đầu tư.
Để lắp đặt và bàn giao nhà máy cho PVN, Tổng công ty Lilama sẽ huy động 11 đơn vị thành viên tham gia lắp đặt công trình này. Hiện tại, lò hơi số 2 của nhà máy đang được Công ty CP Lilama 69 - 1 triển khai lắp đặt bu lông móng, dự kiến trong tháng 10 tới sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị kết cấu thép.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng thuộc Trung tâm Điện lực Thái Bình. Theo thiết kế, nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giao cho Tổng công ty Điện lực dầu khí làm chủ đầu tư. Sau khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 6,7 tỷ kWh điện/năm.
(ST)
Sáng 20 - 8, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 và các ngành liên quan của tỉnh đã đi khảo sát để lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 3 trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Đoàn công tác nghiên cứu các địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy trên bản đồ thực địa. |
Theo đề xuất của Sở Xây dựng và huyện Ba Chẽ dự kiến 3 vị trí (khu Chương Đường và thôn Làng Cũ; khu Thủy Cơ thôn Sơn Hải) tại xã Nam Sơn. Các vị trí trên nằm liền kề nhau có tổng diện tích khoảng 1.000ha và rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy nhiệt điện kết nối với 2 tuyến đường bộ (tuyến Nam Hả - Cửa Cái và tỉnh lộ 329) và tuyến đường sông có thể cho tàu trọng tải 200 – 500 tấn đi vào thuận lợi cho việc giao thông đường thủy; cùng với đó việc giải phóng mặt bằng rất thuận lợi bởi toàn bộ diện tích chủ yếu đất lâm nghiệp và cốt cao trung bình 30m so với mực nước biển.
Lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 nghiên cứu bản đồ thực địa tại khu vực thôn Làng Cũ(xã Nam Sơn, Ba Chẽ). |
Sau khi khảo sát thực địa và ý kiến đóng góp của các Sở ngành liên quan, huyện Ba Chẽ, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định các địa điểm dự kiến đều rất phù hợp cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện như: quỹ đất rộng, điều kiện cấp nước cấp than cho nhà máy đều rất thuận lợi. Sau khi nhà đầu tư lựa chọn được địa điểm tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ giải phóng mặt bằng bàn giao quỹ đất sạch; hoàn thiện hạ tầng phục vụ xây dựng nhà máy. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao Sở Xây dựng ngay ngày 21 – 8 cung cấp bàn đồ số hiện trạng các khu vực đã khảo sát cho lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2.
Đoàn công tác nghiên cứu thực địa tại khu Thủy Cơ thôn Sơn Hải (xã Nam Sơn, Ba Chẽ). |
Tại cuộc khảo sát, Ông David Stone, Tổng Giám đốc Điều hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 đã thống nhất với tỉnh Quảng Ninh, trước 10 – 9, Nhiệt điện Mông Dương 2 sẽ có văn bản đề nghị với tỉnh về việc triển khai xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 3. Sau đó sẽ phối hợp cùng tỉnh báo cáo Chính phủ cùng các bộ, ngành cho lập dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2.
(ST)
Chi phí của DN mua hàng hoá dịch vụ tính vào chi phí được trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm)
Theo đó, thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 25% xuống thành 22% từ ngày 01/01/2014 và xuống là 20% từ ngày 01/01/2016. Bổ sung mức thuế suất thuế TNDN là 20% đối với DN có doanh thu không quá 20 tỷ đồng năm.
Ưu đãi thuế TNDN
Thông tư bổ sung điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, thông tư bổ sung về việc xác định dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Các dự án đầu tư mới nếu đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ được hưởng ưu đãi. Trước đây quy định là DN mới thành lập từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi. Bổ sung trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của DN.
Bổ sung mới ưu đãi thuế TNDN đối với đầu tư mở rộng: Trường hợp DN có dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị ịnh ố 218/2013/NĐ-CP được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, dự án đầu tư mở rộng phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:
Thứ nhất, nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Thứ hai, tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
Thứ ba, công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật trước khi đầu tư ban đầu. Trường hợp DN đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư mở rộng không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế TNDN thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.
Khoản chi được trừ và không được trừ
Thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 25% xuống thành 22% từ ngày 1/1/2014 và xuống là 20% từ ngày 1/1/2016. |
Thông tư 78 còn quy định về khoản chi thanh toán không dùng tiền mặt là nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, mới được tính vào chi phí hợp lý.
Tăng mức phân bổ tối đa không quá 3 năm đối với tài sản là công cụ, dụng cụ bao bì luôn chuyển... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định. Bổ sung việc xác định giá trị còn lại từ chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống là bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe. Bỏ quy định DN phải thông báo định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của DN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bổ sung quy định về Chi phí của DN mua hàng hoá dịch vụ tính vào chi phí được trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm). Quy định chặt chẽ hơn về thời hạn chi Quỹ lương dự phòng là 6 tháng nghĩa là sau 30/6 năm sau mà chưa chi hết quỹ lương dự phòng thì phải điều chỉnh giảm chi phí. Bổ sung thêm điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với Chứng từ đối với chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử. Ngoài ra, quy định nếu cá nhân làm mất thẻ lên máy bay thì vẫn được xem là chi phí hợp lý nếu có đủ vé điện tử, giấy công tác và thanh toán không dùng tiền mặt. Nâng tỉ lệ chi phí khống chế từ 10% lên 15% tổng số chi được trừ, bỏ khoản chi chiết khấu thanh toán ra khỏi mục này đồng thời bổ sung thêm các khoản chi cho, biếu, tặng khách hàng vào mục này. Bổ sung các khoản chi được trừ khi tài trợ nghiên cứu khoa học, chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước đối với các địa bàn khó khăn. Bổ sung các khoản chi không được trừ khi chi mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn; chi liên quan đến phát hành cổ phiếu, cổ tức, tăng, giảm vốn chủ sở hữu; chi tiền chậm nộp tiền thuế. Bổ sung các khoản chi không được trừ khi chi trả tiền vay trong giai đoạn đầu tư.
(ST)
Cải cách các thủ tục về thuế là điều mà Cục thuế thực hiện khá tốt trong thời gian qua |
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, trong năm 2014 này, ngành thuế cả nước phấn đấu giảm thời gian khai và nộp thuế cho doanh nghiệp xuống 300 giờ/năm và năm 2015 giảm xuống còn 171 giờ/năm. Ngoài những chính sách ưu đãi khác về thuế thì việc giảm thời gian khai, nộp thuế là một tin vui đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Riêng đối với ngành thuế, đây là một bước đột phá lớn trong cải cách hành chính và ngành còn phải nỗ lực rất nhiều.
Đột phá trong cải cách hành chính
Theo công bố mới đây của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới (WB) thì chỉ số làm thủ tục nộp thuế của Việt Nam là 872 giờ mỗi năm, cao gấp 4 lần mức trung bình của các nước trong khu vực. Đây là một rào cản lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như khiến doanh nghiệp gặp khó khăn đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế, dễ phát sinh tiêu cực.
Không để tình trạng này kéo dài, ngày 5-8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Theo đó, cần rà soát, đánh giá lại và cải tiến quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế, rút ngắn thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm).
Còn ở Hải Phòng, dù chưa có một thống kê cụ thể nào về thời gian nộp thuế nhưng theo ý kiến của người nộp thuế thì ngành thuế đã có nhiều cải cách mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc rút ngắn thời gian kê khai nộp thuế, cắt giảm các thủ tục không cần thiết đã phần nào giảm bớt thời gian và công sức cho cả người nộp thuế và cán bộ thuế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu 171 giờ/năm như chỉ đạo của Thủ tướng thì ngành thuế Hải Phòng ngoài việc thực hiện cắt giảm các thủ tục thuế theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế, ngành cần tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, quản lý nội ngành, đặc biệt là các dịch vụ công cung cấp cho người nộp thuế; khuyến khích phát triển hệ thống đại lý thuế…
Doanh nghiệp phấn khởi
Có thể nói, việc giảm thời gian nộp thuế thì cộng đồng doanh nghiệp sẽ là đối tượng hưởng lợi đầu tiên nên họ tỏ ra rất hào hứng. Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, Giám đốc Cty thương mại Hà Anh bày tỏ, nếu ngành thuế thực sự giảm bớt được các thủ tục liên quan đến kê khai thuế GTGT và thuế TNDN, nghĩa là số thủ tục và thời gian thực hiện các thủ tục kê khai nộp thuế của doanh nghiệp trên thực tế sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.
Ví dụ, chỉ riêng kê khai thuế GTGT, để có thể hoàn tất thủ tục này, doanh nghiệp cần kê khai đủ 9 loại biểu mẫu, đồng thời có kèm 1 bảng kê về thuế GTGT với yêu cầu kê tất cả hóa đơn bán ra gồm số hiệu ký tự hóa đơn, ngày, số tên mặt hàng, lượng hàng bán, mã số thuế người mua... Các bước kê khai này không thể thao tác bằng máy mà hầu hết phải làm bằng tay nên mất rất nhiều thời gian. Còn việc kê khai thuế TNDN cũng rườm rà, phức tạp. Đây là loại thuế tạm khai theo quý và báo theo năm, trong khi mỗi lần nộp cần thực hiện hơn 20 thủ tục để hoàn thành việc khai, nộp.
Chính vì thủ tục rườm rà và mất thời gian như vậy cho nên thời gian trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra là 5 tuần để khai, nộp thuế GTGT và TNDN. Do đó, nếu giảm được số lượng thủ tục và thời gian cho việc kê khai 2 loại thuế này thì thực sự là một cuộc cải cách rất lớn trong quy trình nộp thuế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, kế toán Cty TNHH Liên Thành hồ hởi: Được biết, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi các chỉ tiêu kê khai thuế GTGT giảm được khoảng 156 giờ; khắc phục sự khác biệt giữa doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế TNDN sẽ giảm được khoảng 35 giờ; khắc phục khác biệt giữa ghi nhận chi phí kế toán với chi phí tính thuế giảm được khoảng 10 giờ; đẩy mạnh kê khai nộp thuế điện tử sẽ giảm được 23 giờ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ không phải tạm khai thuế TNDN theo quý như hiện nay nữa mà chỉ khai quyết toán theo năm, góp phần làm giảm 47 giờ kê khai thuế cho doanh nghiệp mỗi năm…, như vậy doanh nghiệp cảm thấy nhẹ nhàng hơn đối với việc nộp ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hải Phòng Đào Kim Ngân thì đánh giá cao việc ngành thuế đẩy mạnh việc khai thuế điện tử và nộp thuế qua ngân hàng. Đây là điều hết sức thuận lợi cho người nộp thuế. Bởi nếu như trước đây, doanh nghiệp buộc phải tới cơ quan thuế để khai và nộp thuế, thì nay có thể ngồi nhà khai thuế qua mạng, hoặc đến ngân hàng nào gần nhất để nộp thuế. Tuy nhiên hiện tại thì việc khai thuế qua mạng ở Hải Phòng chỉ mới thực hiện đối với các doanh nghiệp thuộc quản lý của cơ quan Cục thuế và 2 chi cục Lê Chân, Hồng Bàng, cho nên mở rộng khai thuế qua mạng cho doanh nghiệp, ngành thuế nên gấp rút triển khai…
Như vậy, song song với việc thực hiện các giải pháp khai thác tốt nguồn thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trong năm 2014 và những năm tiếp theo, ngành thuế thành phố đã và đang nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác cải cách hành chính thuế với mục tiêu giảm thời gian khai và nộp thuế xuống còn 300 giờ trong năm nay và 171 giờ năm 2015. Còn với các doanh nghiệp, mặc dù nhận được nhiều sự ưu đãi về chính sách thuế nhưng cũng cần nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nghiêm pháp luật thuế.
(ST)
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 29 guests and no members online