Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm mạnh do việc Mỹ trừng phạt Iran

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm mạnh do việc Mỹ trừng phạt Iran

 Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4-11/2019 (8 tháng đầu của tài khóa hiện tại) giảm 1/4, xuống 5,5 triệu tấn (so với 7,5 triệu tấn cùng kỳ năm trước), chủ yếu do việc Mỹ trừng phạt Iran. Trị giá xuất khẩu trong giai đoạn đó cũng giảm 19% xuống 3,8 tỷ USD, từ mức 4,7 tỷ USD của tài khóa trước.
Xuất khẩu gạo Basmati sang Iran – khách hàng chính mua gạo loại này của Ấn Độ - đã giảm xuống 600.000 tấn trong giai đoạn 8 tháng nêu trên, so với 900.000 tấn một năm trước đó. Điều đáng nói là các thương nhân lo lắng về việc thanh toán chậm nên gần đây không ký bất hợp đồng mới với Tehran.
Năm 2018/19, trong số 4,4 triệu tấn gạo Basmati xuất khẩu của Ấn Độ thì có 1,4 triệu tấn sang thị trường Iran. Năm nay, xuất khẩu sang thị trường này chắc chắn sẽ giảm, khiến tổng xuất khẩu gạo các loại nói chung của Ấn Độ sẽ giảm theo.
Ngoài thị trường Iran, xuất khẩu gạo non-basmati sang Châu Âu cũng giảm do những quy định chặt chẽ hơn của EU về dư lượng thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, giá gạo Ấn Độ rẻ hơn so với gạo Thái Lan đã tạo lợi thế cạnh tranh nhất định cho gạo Ấn Độ, là một trong những lý do khiến giá gạo Ấn Độ tăng trong thời gian gần đây, mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm.
 
Ngày 23/1/2020, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đạt mức cao nhất kể từ 31/10/2019, là 366- 371 USD/tấn.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Những điều cần biết về các cam kết chính của EVFTA

Những điều cần biết về các cam kết chính của EVFTA

 Cắt giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan, qui tắc xuất xứ là ba trong số các cam kết chính của Hiệp định EVFTA liên quan đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
 
 
Cam kết về Thuế
Thuế nhập khẩu
 
Việt Nam và EU đều áp dụng một biểu thuế nhập khẩu chung cho hàng hóa có xuất xứ của bên còn lại khi nhập khẩu vào lãnh thổ của nhau. Về cơ bản, cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA được chia thành các nhóm sau:
 
Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: là nhóm hàng hóa mà thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
 
Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% (từ mức thuế cơ sở) sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình).
 
Theo Hiệp định EVFTA, gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn. Với EU tối đa là 7 năm và với Việt Nam tối đa và 10 năm. Cá biệt có một số dòng thuế nhạy cảm, Việt Nam đạt được lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 15 năm.
 
Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ được xóa bỏ hoặc cắt giảm đối với một khối lượng hàng hóa nhất định (lượng hàng hóa trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.
 
Nhóm hàng hóa không cam kết: Đây là nhóm hàng không cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế nhập khẩu sẽ theo qui định trong nước của mỗi bên.
 
Cam kết thuế nhập khẩu của EU
 
Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
 
Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta.
 
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
 
Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được kí kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.
 
Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam
 
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
 
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU.
 
Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.
 
Cam kết cụ thể đối với một số mặt hàng EU quan tâm:
 
Nhóm mặt hàng ô tô, phụ tùng ô tô, xe máy: thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm với ô tô phân khối lớn, 10 năm với các loại ô tô khác, 7 năm với phụ tùng ô tô, 10 năm với xe máy thường và 7 năm với xe máy trên 150 cm3.
 
Nhóm mặt hàng rượu vang, rượu mạnh, bia: thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với rượu vang, rượu mạnh, sau 10 năm với bia.
 
Nhóm mặt hàng thịt lợn, thịt gà: thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với 3 dòng thuế thịt heo đông lạnh và 9 năm đối với các loại thịt heo khác. Đối với thịt gà thì lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 10 năm.
 
Thuế xuất khẩu
 
Về nguyên tắc, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia. Lí do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa của các nước.
 
Trong EVFTA, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, trong đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc).
 
Đối với các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng mangan có mức trần 10%). Với các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.
 
Hàng tân trang
 
Theo Hiệp định EVFTA, hàng tân trang là hàng hóa được phân loại tại Chương 84, 85, 87, 90 và 9402, ngoại trừ hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục 2-A-5 của Hiệp định (Danh mục loại trừ đối với hàng tân trang), theo đó hàng tân trang:
 
Được cấu tạo hoàn toàn hoặc một phần từ các bộ phận của sản phẩm đã được sử dụng trước đó;
 
Có tính năng hoạt động và các điều kiện làm việc cũng như tuổi thọ tương tự như sản phẩm mới nguyên bản, và được bảo hành như hàng mới.
 
Hai bên cam kết sẽ đối xử với hàng tân trang như đối với hàng mới tương tự. Điều này có nghĩa là Việt Nam cho phép nhập khẩu hàng tân trang có xuất xứ EU với mức thuế nhập khẩu, các loại thuế và phí khác tương tự như hàng mới cùng loại.
 
Cam kết này không ngăn cản một bên quyền được yêu cầu dán nhãn đối với hàng tân trang nhằm tránh gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Việt Nam có thời gian chuyển đổi là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực để thực thi nghĩa vụ này.
 
Cam kết về Hạn ngạch thuế quan
Bên cạnh thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU cũng áp dụng hạn ngạch thuế thuế quan đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ Bên kia. Nội dung cam kết này được quy định tại Phần B - Hạn ngạch thuế quan, Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA, bao gồm các nguyên tắc chính, cam kết cụ thể theo từng mặt hàng kèm theo các qui định, yêu cầu tương ứng để được cấp hạn ngạch thuế quan.
 
Cam kết hạn ngạch thuế quan của EU
 
Cơ chế quản lí và phân bổ hạn ngạch thuế quan
 
EU sẽ quản lí hạn ngạch thuế quan theo luật của EU, với mục tiêu tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên theo hướng tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan.
 

 

Danh mục mặt hàng được hưởng HNTQ và các cam kết cụ thể:

Mặt hàng

Mã HS

(Biểu thuế của EU)

Lượng hạn ngạch thuế quan

Lưu ý

Trứng và lòng đỏ trứng gia cầm

0408.11.80; 0408.19.81

0408.19.89; 0408.91.80

0408.99.80

500 tấn

 

Tỏi

0703.20.00

400 tấn

 

Ngô ngọt

0710.40.00A; 2001.90.30A;

2005.80.00A

5,000 tấn

Lượng TRQ không bao gồm tổng lượng hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 0710.40.00B, 2001.90.30B và 2005.80.00B

Gạo

Gạo đã xát:

1006.10.21; 1006.10.23

1006.10.25; 1006.10.27

1006.10.92; 1006.10.94

1006.10.96; 1006.10.98

1006.20.11; 1006.20.13

1006.20.15; 1006.20.17

1006.20.92; 1006.20.94

1006.20.96; 1006.20.98

20,000 tấn

 

Gạo đã xay:

1006.30.21; 1006.30.23

1006.30.25; 1006.30.27

1006.30.42; 1006.30.44

1006.30.46; 1006.30.48

1006.30.61; 1006.30.63

1006.30.65; 1006.30.98

1006.30.67; 1006.30.92

1006.30.94; 1006.30.96

30,000 tấn

 

Gạo đã xay:

1006.10.21; 1006.10.23

1006.10.25; 1006.10.27

1006.10.92; 1006.10.94

1006.10.96; 1006.10.98

1006.20.11; 1006.20.13

1006.20.15; 1006.20.17

1006.20.92; 1006.20.94

1006.20.96; 1006.20.98

1006.30.21; 1006.30.23

1006.30.25; 1006.30.27

1006.30.42; 1006.30.44

1006.30.46; 1006.30.48

1006.30.61; 1006.30.63

1006.30.65; 1006.30.67

1006.30.92; 1006.30.94

1006.30.96; 1006.30.98

30,000 tấn

Gạo phải thuộc một trong số các loại gạo thơm sau:

(a) Hoa nhài 85,

(b) ST 5, ST 20,

(c) Nàng Hoa 9,

(d) VD 20,

(e) RVT,

(f) OM 4900,

(g) OM 5451, và

(h) Tài Nguyên Chợ Đào.

 

Các lô hàng gạo đáp ứng qui định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên.

Tinh bột sắn

1108.14.00

30,000 tấn

 

Cá ngừ

1604.14.11; 1604.14.18

1604.14.90; 1604.19.39

1604.20.70

11,500 tấn

 

Surimi

1604.20.05

500 tấn

 

Đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao

Đường thô:

1701.13.10; 1701.13.90

1701.14.10; 1701.91.00

1701.99.10; 1701.99.90

1702.30.50; 1702.90.50

1702.90.71; 1702.90.75

1702.90.79; 1702.90.95

1806.10.30; 1806.10.90

20,000 tấn

 

Đường đặc biệt

1701.14.90

400 tấn

 

Nấm

0711.51.00; 2001.90.50

2003.10.20; 2003.10.30

350 tấn

 

Ethanol

2207.10.00; 2207.20.00

1000 tấn

 

Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác

2905.43.00; 2905.44.11

2905.44.19; 2905.44.91

3505.10.10; 3505.10.90

3824.60.19

2000 tấn

 

Các mặt hàng có xuất xứ được nhập khẩu vào EU nằm trong lượng hạn ngạch nêu trên sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Đối với lượng ngoài hạn ngạch nêu trên, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng theo các mức trong biểu cam kết của EU quy định tại Tiểu Phụ lục 2A1 của Hiệp định EVFTA.

 
Cam kết hạn ngạch thuế quan của Việt Nam
 
Việt Nam vẫn duy trì việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO đối với lượng hạn ngạch, phương thức quản lí và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến việc phân bổ hạn ngạch thuế quan. Thuế suất trong hạn ngạch đối với các mặt hàng được nhập khẩu từ EU sẽ được xóa bỏ dần đều trong 11 năm kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
 
Cam kết về Qui tắc Xuất xứ
Hiệp định EVFTA qui định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy; (ii) hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể; và (iii) qui tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR).
 
Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.
 
Ngoài ra, hai bên đã thống nhất một số nội dung mới như sau:
 
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ:
 
Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, hai bên thống nhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Đây là cơ chế mà nhà xuất khẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng.
 
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU:
 
Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kì nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ.
 
Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ.
 
Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng kí (Registered exporters) - là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng kí với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho Việt Nam trước khi thực hiện.
 
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam:
 
Hiện nay, Việt Nam chưa chính thức triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Trong thời gian tới, khi có thể chính thức áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ ban hành qui định liên quan trong nước và thông báo cho EU trước khi thực hiện.
 
Dự kiến, nhà xuất khẩu sẽ tự chứng nhận xuất xứ trên một hoá đơn, phiếu giao hàng hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào mô tả sản phẩm liên quan với đủ thông tin để xác định được sản phẩm đó. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ không phải thể hiện tiêu chí xuất xứ và mã HS hàng hóa nhưng phải có chữ kí của nhà xuất khẩu.
 
Trong trường hợp nhà xuất khẩu đủ điều kiện có đăng kí với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu về việc chịu hoàn toàn trách nhiệm với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do họ phát hành thì không phải kí tên trên chứng từ đó.
 
Bên cạnh đó, việc tự chứng nhận xuất xứ có thể được thực hiện sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ đó phải được xuất trình tại Bên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc khoảng thời gian được qui định trong luật pháp của Bên nhập khẩu, tính từ khi hàng hoá được nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên đó.
 
Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ:
 
Việt Nam và EU nhất trí sử dụng mẫu C/O EUR 1 là mẫu chung trong Hiệp định EVFTA. Mẫu EUR 1 yêu cầu thông tin khai báo đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam đã kí kết.
 
Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại. Về nội dung khai báo, hai bên thống nhất không yêu cầu thể hiện tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa trên C/O.
 
Quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba:
 
Hai bên đồng ý cho phép sản phẩm được quá cảnh và chia nhỏ tại nước thứ ba ngoài Hiệp định. Cụ thể:
 
- Sản phẩm đó không được thay đổi hoặc tham gia vào bất kỳ công đoạn gia công nào làm thay đổi sản phẩm, ngoại trừ các công đoạn bảo quản sản phẩm hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc thêm các chứng từ khác để đảm bảo việc tuân thủ với các qui định cụ thể của Bên nhập khẩu.
 
Các công đoạn này cần được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hoá trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
 
- Sản phẩm hoặc lô hàng có thể được lưu kho với điều kiện sản phẩm hoặc lô hàng đó vẫn nằm trong sự giám sát của hải quan nước quá cảnh.
 
Trong trường hợp có nghi ngờ, cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, cụ thể là:
 
- Chứng từ vận tải như vận đơn;
 
- Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa;
 
- Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng;
 
- Chứng từ chứng minh hàng hóa như hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán;
 
- Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặc chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ lô hàng.
 
Điều khoản về Quản lí lỗi hành chính:
 
Điều khoản Quản lí lỗi hành chính qui định về cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và EU như một biện pháp chống gian lận thương mại.
 
Theo đó, các Bên sẽ hỗ trợ nhau, thông qua cơ quan có thẩm quyền của mình, trong việc kiểm tra tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và mức độ chính xác của thông tin được kê khai trên những chứng từ đó.
 
Qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR):
 
Quy tắc cụ thể mặt hàng là qui tắc xác định xuất xứ đối với từng mặt hàng (ở cấp độ mã HS 8 số). Danh mục PSR được Việt Nam và EU xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu là:
 
(i) Giới hạn tỉ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công;
 
(ii) Tiêu chí chuyển đổi nhóm (cấp độ 4 số) và phân nhóm (cấp độ 6 số) mã số HS của sản phẩm cuối cùng so với mã số HS của nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất;
 
(iii) Công đoạn gia công cụ thể;
 
(iv) Công đoạn gia công, chế biến thực hiện trên nguyên liệu có xuất xứ thuần túy.
 
Ngoài ra, trong EVFTA còn có các cam kết khác bao gồm cam kết về dịch vụ và đầu tư, cam kết về mua sắm của Chính phủ, cam kết về sở hữu trí tuệ, cam kết về thương mại và phát triển bền vững.
 Nguồn: Như Huỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng
 Trích: http://vinanet.vn

Giá kim loại hiếm tăng mạnh do virus corona

Giá kim loại hiếm tăng mạnh do virus corona

 Giá kim loại hiếm (kim loại không cơ bản - minor metals) đã tăng mạnh trong vòng một tháng qua do nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị cạn kiện bởi dịch virus corona làm tê liệt hoạt động khai thác và luyện kim của nước này.
Chính phủ Trung Quốc đã tung ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế để giảm thiểu ảnh hưởng từ dịch bênh, song hoạt động công nghiệp nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguồn cung các kim loại không cơ bản của Trung Quốc bị gián đoạn khiến “Giá mọi thứ sản xuất ở Trung Quốc lúc này đều tăng, chẳng hạn như mangan và antimon, và dự báo sẽ còn tăng thêm nữa vì họ không thể xuất khẩu bất cứ thứ gì”, thông tin từ các nhà kinh doanh kim loại không cơ bản ở Châu Âu cho biết.
Giá mangan (manganese elect) - dùng trong sản xuất thép – đã tăng gần 34% trong vòng hơn một tháng qua, hiện đạt trung bình 2.275 USD/tấn, cao nhất trong vòng hơn 1 năm. Cuối tháng 1/2020, giá kim loại này chỉ khoảng 1.700 USD/tấn.
Nam Phi là nơi khai thác nhiều mangan nhất, nhưng Trung Quốc cũng nằm trong tốp dẫn đầu về sản xuất kim mangan điện phân (Manganese electrolytic).
Giá antimon – kim loại chống cháy được sử dụng trong sản xuất pin/ắc quy - cũng có chung xu hướng đó, khi tăng 4% lên 6.200 USD/tấn.
Sản lượng antimon toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 160.000 tấn, trong đó Trung Quốc chiếm hơn một nửa, theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.
Giá những loại kim loại khác mà Trung Quốc sản xuất chủ chốt cũng tăng. Giá Ferro vonfram đã tăng 15,8% trong vòng một tháng qua lên 33 USD/kg, mức cao nhất kể từ tháng 5/2019; rong khi đó cobalt tăng 5,4% lên 12,7 USD/lb.
Khủng hoảng nguồn cung bắt đầu từ Tết, càng trở nên trầm trọng khi kỳ nghỉ ở Trung Quốc kéo dài vì dịch bệnh.
 
Mặc dù hầu hết các nhà kinh doanh những mặt hàng này đã lên kế hoạch dự trữ nguồn cung khi Trung Quốc nghỉ Tết, song cũng không đủ vì dịch bệnh diễn biến phức tạp. Số hàng dự trữ của họ ở sàn Rotterdam đã được bán hết và hiện vẫn rất nhiều khách hàng hỏi mua. Việc chờ đợi số hàng tồn đọng ở các cảng biển Trung Quốc được xuất khẩu đi sẽ mất rất nhiều thời gian. Các thương gia quốc tế đang tính toán việc tìm kiếm các nguồn hàng thay thế.

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Cập nhật thông tin về virus corona ngày 24/2 và công tác phòng, chống dịch của Bộ CT

Cập nhật thông tin về virus corona ngày 24/2 và công tác phòng, chống dịch của Bộ CT

 Số ca nhiễm virus mới ở Hàn Quốc tăng vọt lên mức đáng báo động. 
Đến hết ngày 23/2/2020, tổng số ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới là 79.163 trường hợp, trong đó 23.599 người đã được chữa khỏi, 2.471 trường hợp tử vong.
 
Số liệu cập nhật đến hết ngày 23/2/2020
 

Biểu đồ về số người nhiễm và số người tử vong

 

Hàn Quốc trở thành nước có tổng số ca nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên cấp độ cao nhất trong thang 4 cấp, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.

 
Hãng tin Yonhap sáng 24/2 dẫn nguồn nhà chức trách y tế Hàn Quốc xác nhận có thêm 161 ca mới nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này tính đến đầu giờ sáng 24/2 là 763 người, trong đó có 7 người đã tử vong. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, ngày 21/2 có một binh sỹ đầu tiên nhiễm nCov, đến sáng 24/2 có có 11 quân nhân của nước này được xác nhận nhiễm nCoV và khoảng 7.700 người được cách ly như một phần trong những nỗ lực ngăn chặn virus lây lan bên trong các doanh trại.

Hàn Quốc cũng đã quyết định hoãn khai giảng năm học mới, dự kiến vào đầu tháng 3 tới, một phần trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, năm học mới tại tất cả các cấp học trên khắp Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 9/3 tới, muộn hơn 1 tuần so với kế hoạch ban đầu.

Báo Triều Tiên khẳng định hiện chưa có bất kỳ ca nhiễm virus Covid-19 nào tại nước này, mặc dù nước này có chung đường biên giới với Trung Quốc và Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Triều Tiên đã siết chặt việc cách ly hải quan ở khu vực biên giới và thực hiện nhiều biện pháp kịp thời để ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) lây lan từ Trung Quốc và Hàn Quốc.Toàn bộ hàng hóa được đưa tới các cảng ở Triều Tiên hoặc đi qua các cầu ở biên giới nước này phải được giữ lại ở khu vực cách ly trong 10 ngày và khử trùng toàn bộ, trước khi được chuyển phát theo quy trình liên quan. Biện pháp kiểm soát này được áp dụng với toàn bộ hàng hóa và không có ngoại lệ.
Gần như tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á đều xác nhận ít nhất một trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Tuy nhiên, danh sách này không có Triều Tiên, mặc dù nước này có chung biên giới với những nơi có “ổ dịch” corona như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tại Trung Quốc, tính đến hết ngày 23/2 đã có 76.974 người bị nhiễm nCov, trong đó 23.342 người đã được chữa khỏi và 2.444 người tử vong.
Sau ca tái nhiễm virus Corona, giới hữu trách thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, đã áp dụng chính sách cách ly bắt buộc 14 ngày đối với toàn bộ trường hợp đã chữa khỏi bệnh Covid-19. Cụ thể, kể từ ngày 22/2, tất cả các bệnh nhân đã hồi phục và được ra viện ở Vũ Hán sẽ bị chuyển đến những khu vực cách ly tiếp trong vòng 2 tuần. Giới chuyên gia y tế Trung Quốc đang chống chọi dịch Covid-19 ở tuyến đầu lên tiếng cảnh báo những người đã khỏi bệnh có thể vẫn còn virus corona và đủ sức lây lan.
Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận thêm 1 ca tử vong trên du thuyền Diamond Princess. Như vậy, đây là trường hợp tử vong thứ 3 trên tàu Diamond Princess sau 2 trường hợp hôm 20/2 và là trường hợp tử vong thứ 4 tại Nhật Bản.Tính đến nay đã có tổng cộng 780 trường hợp nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản, trong đó có 634 người trên du thuyền Diamond Princess và 14 công dân Nhật Bản trở về từ Vũ Hán.
Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ thị cho nhóm đặc trách của Chính phủ về dịch Covid-19 nhanh chóng soạn thảo một chính sách cơ bản mới nhằm kiềm chế dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo Thủ tướng Abe, chính sách mới sẽ bao gồm việc cung cấp thông tin cho công chúng và doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh, các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan chủng mới virus corona và cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Tại Iran, ngày 2/3/2 đã có 14 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 43, trong đó có 8 người tử vong.
Dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Iran hôm 19/2 và nhanh chóng lây lan trong bối cảnh có các lo ngại về khả năng chống chọi với dịch bệnh của quốc gia Hồi giáo - vốn thiếu hụt các nguồn lực do kinh tế đang khủng hoảng. Iran đã đóng cửa các trường học, đại học và trung tâm văn hóa trên khắp 14 tỉnh của đất nước, bắt đầu từ ngày 23/2 sau khi có 5 trường hợp tử vong vì Covid-19. Iran cũng là nước đầu tiên ở khu vực Trung Đông ghi nhận trường hợp tử vong vì virus.
Thống kê cụ thể về tình hình lây nhiễm virus corona
 

 

Hoạt động phòng, chống dịch của Bộ Công Thương
Đảm bảo điện cho các bệnh viện và cơ sở y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh
Trong tháng 01 năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo điện phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị, xã hội trên phạm vi cả nước. Tháng 2/2020, EVN đã và đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo điện và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus Covid-19 đảm bảo điện cho các bệnh viện và các cơ sở y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; tiếp tục phối hợp với Tổng cục Thủy lợi thực hiện xả nước đợt 3 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2019 - 2020 đạt hiệu quả cao.
  
Trên 21.000 sản phẩm phòng dịch Covid-19 trên một số website thương mại điện tử bị xử phạt
Trong công tác kiểm soát các sản phẩm, hàng hóa phòng dịch Covid-19, các Sàn thương mại điện tử như: Sendo.vn, Shopee.vn, Lazada.vn, Tiki.vn, chotot.com, vatgia.com, fado.vn, bibomart.com.vn, concung.com,... chủ động rà soát các gian hàng và gỡ bỏ các sản phẩm, hàng hóa lợi dụng dịch bệnh để tăng giá gây mất ổn định thị trường. Tính đến thời điểm 24/02/2020, các Sàn đã rà soát tổng số 463.865 gian hàng và 1.755.559 sản phẩm; đã xử lý khoảng 5.200 gian hàng với trên 21.000 sản phẩm vi phạm.
Ngày 23/02/2020 xử phạt vi phạm hành chính 4,5 triệu đồng
Ngày 22/02/2020 lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã kiểm tra, giám sát 64 cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, số vụ xử lý 9 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 4.500.000 đồng. Lũy kế số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng Quản lý thị trường từ ngày 31/01 đến ngày 23/02/2020 là 5.013 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1.489.030.000 đồng .

Nguồn: VITIC tổng hợp

Trích: http://vinanet.vn

Nhập khẩu xăng dầu các loại từ Hàn Quốc tăng 122,23% về kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu các loại từ Hàn Quốc tăng 122,23% về kim ngạch

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 1/2020 sụt giảm nhẹ 3,91% so với cùng kỳ đạt 3,94 tỷ USD.
Hàn Quốc là nhà cung cấp nhiều nhóm hàng “tỷ USD” cho Việt Nam.
Lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 39,29% thị phần, tăng 2,55% so với cùng kỳ 2019.
Các nhóm hàng nhập khẩu lớn khác từ Hàn Quốc như: Máy móc thiết bị đạt 543,02 triệu USD, giảm 12,05%; điện thoại và linh kiện đạt 564,19 tỷ USD, tăng 13,79%. Đây là hai nhóm hàng có trị giá nhập khẩu đạt trên 500 triệu USD. Ngoài hai mặt hàng này, còn 6 nhóm khác đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Trong đó, xăng dầu các loại có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất 122,23% so với cùng kỳ, đạt 118,02 triệu USD.
Việt Nam giảm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường Hàn Quốc trong tháng đầu năm này, khiến kim ngạch sụt giảm. Trong đó phải kể đến các nhóm: Vải các loại giảm 32,49% đath 121,08 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày giảm 34,53% đạt 39,83 triệu USD; Cao su giảm 32,77% đạt 16,05 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 60,99% đạt 3,84 triệu USD; hàng thủy sản giảm 56,91% đạt 3,04 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 73,28% đạt 818.209 USD…

 Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tháng 1 năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/02/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T1/2020

So với T12/2019 (%)

T1/2020

So với T1/2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

3.944.292.673

4,85

3.944.292.673

-3,91

100

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1.549.655.137

49,23

1.549.655.137

2,55

39,29

Điện thoại các loại và linh kiện

564.198.450

-5,33

564.198.450

13,79

14,3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

543.028.265

-3,45

543.028.265

-12,05

13,77

Sản phẩm từ chất dẻo

153.216.665

5,39

153.216.665

-18,02

3,88

Vải các loại

121.085.734

-31,59

121.085.734

-32,49

3,07

Xăng dầu các loại

118.021.376

-46,31

118.021.376

122,23

2,99

Linh kiện, phụ tùng ô tô

114.552.502

63,48

114.552.502

29,03

2,9

Chất dẻo nguyên liệu

113.416.268

-11,77

113.416.268

-21,82

2,88

Kim loại thường khác

107.820.851

-13,47

107.820.851

-22,12

2,73

Sắt thép các loại

95.106.520

-24,71

95.106.520

-15,65

2,41

Sản phẩm từ sắt thép

59.507.240

-9,95

59.507.240

-9,37

1,51

Sản phẩm hóa chất

49.184.797

-22,99

49.184.797

-21,76

1,25

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

39.837.467

-30,21

39.837.467

-34,53

1,01

Hóa chất

35.890.097

-15,99

35.890.097

-9,42

0,91

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

20.277.881

36,14

20.277.881

-30,15

0,51

Giấy các loại

19.932.052

-5,43

19.932.052

-24,3

0,51

Sản phẩm từ kim loại thường khác

19.460.240

-9,43

19.460.240

6,27

0,49

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

17.055.364

-1,22

17.055.364

64,6

0,43

Cao su

16.051.379

-25,03

16.051.379

-32,77

0,41

Dây điện và dây cáp điện

13.859.678

6,58

13.859.678

-6,76

0,35

Dược phẩm

10.794.050

-50,03

10.794.050

-12,9

0,27

Xơ, sợi dệt các loại

10.590.492

-24,62

10.590.492

-26,04

0,27

Sản phẩm từ cao su

8.179.926

-8,02

8.179.926

-27,11

0,21

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

6.321.559

39,34

6.321.559

37,22

0,16

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

5.191.353

-36,05

5.191.353

3,86

0,13

Hàng rau quả

5.119.427

-27,16

5.119.427

9,42

0,13

Hàng điện gia dụng và linh kiện

4.316.765

-22,32

4.316.765

-9,29

0,11

Sản phẩm từ giấy

4.267.528

-32,45

4.267.528

-28,86

0,11

Chế phẩm thực phẩm khác

3.979.245

-2,99

3.979.245

7,52

0,1

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

3.842.117

-4,98

3.842.117

-60,99

0,1

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.763.076

-18,04

3.763.076

11,18

0,1

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

3.496.255

-35,31

3.496.255

19,96

0,09

Hàng thủy sản

3.043.477

-52,21

3.043.477

-56,91

0,08

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.618.302

-1,39

2.618.302

-28,28

0,07

Phân bón các loại

1.665.724

-68,53

1.665.724

-33,11

0,04

Sữa và sản phẩm sữa

1.539.492

31,15

1.539.492

-1,51

0,04

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.188.719

-73,64

1.188.719

16,6

0,03

Quặng và khoáng sản khác

929.091

46,16

929.091

-27,51

0,02

Ô tô nguyên chiếc các loại

818.209

-93,59

818.209

-73,28

0,02

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

580.971

-84,4

580.971

-64,75

0,01

Dầu mỡ động thực vật

511.035

-1,51

511.035

-3,68

0,01

Bông các loại

265.094

-19,45

265.094

-53,16

0,01

Nguyên phụ liệu dược phẩm

115.152

-56,2

115.152

-43,99

0

Khí đốt hóa lỏng

89.624

-76,12

89.624

-68,71

0

Hàng hóa khác

89.908.024

-11,39

89.908.024

 

2,28

 Nguồn: VITIC
 Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385208
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
2052
4123
6175
2330825
85154
4385208

Your IP: 3.133.123.162
Server Time: 2024-11-25 11:32:25

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 70 guests and no members online