Warning
  • Sorry No Product Found!!.

CNBC: Giá dầu đã không còn phụ thuộc vào biến động tại Trung Đông

 

CNBC: Giá dầu đã không còn phụ thuộc vào biến động tại Trung Đông

Iran đang leo thang căng thẳng ở vùng Vịnh với việc bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Anh, nhưng giá dầu vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
 
Với sản lượng gia tăng tại Mỹ và lo ngại về nhu cầu toàn cầu yếu, dầu mỏ không phải là chỉ báo cho xung đột ở Trung Đông như trước đây.
 
Một động lực định giá khác đã được xuất hiện với các tính toán nguồn cung mới dựa vào Mỹ với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, và mối quan hệ đối tác giữa Nga và Arab Saudi khi đang cố gắng kiểm soát mức độ sản xuất.
Trước đây, một trong những mối quan tâm lớn nhất của ngành công nghiệp năng lượng là một cuộc xung đột tại Trung Đông có thể làm gián đoạn hoat động vận chuyển dầu ở eo biển Hormuz, một tuyến đường thủy hẹp với khoảng 1/5 lượng dầu thế giới được vận chuyển qua.
 
Tuy nhiên, sau khi Iran bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero hôm 19/7 vì cáo buộc vi phạm hàng hải, giá dầu đã tăng nhẹ nhưng không ở tốc độ có thể được nhìn thấy trong các giai đoạn căng thẳng khác.
 
Giá dầu thô Brent giao sau chỉ tăng 2% vào sáng thứ Hai (22/7) từ mức thấp xác lập hôm 19/7, ngay trước khi tin tức về vụ bắt giữ tàu chở dầu đến với truyền thông.
 
Trong phiên giao dịch hôm 22/7, hợp đồng tương lai Brent đạt mức cao nhất, tăng 3% kể từ khi có tin về vụ bắt giữ.
 
Sự cố tàu chở dầu xảy ra khi căng thẳng giữa Iran và phương Tây leo thang.
 
Anh đã chặn một tàu chở dầu của Iran vài tuần trước vì vi phạm luật pháp châu Âu và bị cáo buộc mang dầu thô đến Syria.
 
Một phiên tòa của Gibraltar hôm 19/7 đã cho phép tiếp tục giam giữ tàu chở dầu, mặc dù Iran cho biết con tàu không hướng tới Syria.
 
Áp lực tiếp tục gia tăng sau khi Iran cho biết hôm 22/7 rằng họ đã bắt giữ 17 cá nhân Iran mà họ tuyên bố là gián điệp do CIA đào tạo và một số người sẽ bị kết án tử hình. Tổng thống Donald Trump nói rằng tuyên bố này là không đúng.
 
Kết thúc tuần trước, giá dầu Brent ghi nhận tuần thể hiện tội tệ nhất kể từ tháng 12 năm 2018.
 
Hợp đồng giá dầu Brent giao sau, giảm 6,4% trong tuần, biến động nhiều hơn dưới sự phát triển của các vấn đề tại Trung Đông so với giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ.
 
Giá dầu WTI giao sau đã giảm 7,6% trong tuần xuống còn 55,63 USD, đánh mất đà tăng được nhờ kì vọng cơn bão Barry có thể cản trở hoạt động vận chuyển và lọc dầu.
 
Cơn bão là yếu tố không có lợi cho ngành công nghiệp, khi hơn 70% sản lượng của Vịnh Mexico tạm thời bị đóng cửa.
 
Biến động giá dầu thô Brent trong 5 ngày.
 
Dầu không phải là một chỉ số hàng đầu
Thứ ba tuần trước (16/7), giá dầu đã giảm mạnh vì những bình luận từ Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng Iran sẵn sàng đàm phán về chương trình tên lửa của nước này.
 
Iran phủ nhận tuyên bố đó, nhưng giá dầu không phục hồi được đà giảm trước đó, theo CNBC.
 
Trong tuần, Mỹ đã phá hủy một máy bay không người lái của Iran, nhưng Iran đã bác bỏ tuyên bố đó.
 
Theo bà Helima Croft, người đứng đầu phòng chiến lược hàng hoá toàn cầu tại RBC, lí do lớn khiến các nhà giao dịch dầu mỏ không đẩy giá dầu tăng cao là do sản lượng của Mỹ tăng mạnh.
 
Mỹ hiện đã vượt qua Nga và Arab Saudi để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất. Bà Croft cho biết giao dịch dầu cũng đã thay đổi và thị trường chi phối bởi yếu tố kĩ thuật nhiều hơn, với ít người chơi hàng hóa lớn giao dịch nó.
 
 
Các nhà phân tích của Citigroup cho biết sự thống trị mới của Mỹ trên thị trường xuất khẩu toàn cầu trên thực tế có thể khiến một sự kiện bão lớn ở Bờ Vịnh Mỹ trở thành mối đe dọa lớn hơn đối với thị trường dầu so với căng thẳng Trung Đông đang gia tăng.
 
Tuy nhiên, ông John Kilduff, đối tác của Again Capital, cho biết, Vịnh Ba Tư có thể tác động mạnh hơn đến dầu mỏ trong thời gian tới nếu những sự cố này vẫn tiếp diễn như các vụ bắt giữ tàu chở dầu theo sau nhiều cuộc tấn công của Iran vào các đơn vị dầu mỏ và cơ sở hạ tầng quan trọng, như sân bay ở Arab Saudi.
 
Các nhà lọc dầu Trung Quốc đề nghị giảm thuế trước khi sản xuất dầu nhiên liệu sạch cho tàu, thuyềnCác nhà lọc dầu Trung Quốc đề nghị giảm thuế trước khi sản xuất dầu nhiên liệu sạch cho tàu, thuyền
18-07-2019Các nhà lọc dầu châu Á thử nghiệm loại nhiên liệu mới đáp ứng tiêu chuẩn IMO 2020
19-07-2019IEA tiếp tục giảm tăng trưởng nhu cầu dầu 2019 vì sự chậm lại của nền kinh tế thế giới
Trích nguồn: Lyly Cao/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

Nguồn điện toàn quốc đã đạt 53.326 MW

 

Nguồn điện toàn quốc đã đạt 53.326 MW

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhờ nhiều nhà máy điện mặt trời đi vào hoạt động đã góp phần nâng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 53.326 MW.
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn vướng mắc về chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn. Trước tình hình đó, Tập đoàn đã đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các công trình theo kế hoạch năm 2019, đặc biệt các công trình phục vụ cấp điện mùa khô, các công trình phục vụ truyền tải công suất các nguồn điện. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 39.030 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 33.419 tỷ đồng.
Về nguồn điện, đã hoàn thành cấp PAC cho các tổ máy dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Thái Bình; hòa lưới phát điện Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW); đưa vào vận hành Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 (42,65MWp), Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi (47,5 MWp) và cảng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đã đảm bảo tiếp nhận tàu 70.000 tấn. Tính chung trên toàn quốc, tổng công suất các nguồn điện bổ sung được đưa vào phát điện 6 tháng năm 2019 là 4.753 MW, trong đó chủ yếu là các dự án điện mặt trời (4.397 MW). Tính đến cuối tháng 06/2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đã đạt 53.326 MW.
Về lưới điện, trong 6 tháng đầu năm 2019, EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 01 công trình 500 kV, 10 công trình 220 kV và 46 công trình 110 kV), trong đó có các công trình quan trọng như: đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, đường dây 220 kV Nam Sài Gòn - Quận 8 và các công trình cấp điện hè 2019 như: cáp ngầm 110 kV Thành Công - Thượng Đình, cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp 110 kV Yên Phụ, Văn Điển, công viên Thống Nhất... Tổng số các công trình đã khởi công xây dựng là 72 công trình lưới điện 110 – 500 kV (bao gồm 3 công trình 220 kV và 69 công trình 110 kV). Ngoài ra, đối với các công trình lưới truyền tải giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang tập trung đầu tư nâng khả năng tải và mạch 2 của các tuyến đường 110 kV từ Tháp Chàm 2 - Ninh Phước - Phan Rí và Phan Rí - Lương Sơn - Mũi Né - Phan Thiết; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đang thực hiện giải pháp cấp bách, điều động vật tư thiết bị cho các dự án với mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 các dự án: lắp MBA thứ 2 trạm Hàm Tân, đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm và trong năm 2020 các dự án trạm biến áp 220 kV Phan Rí, Ninh Phước, nâng công suất các trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân, 220 kV Tháp Chàm...
 
Để củng cố quy mô và sự ổn định cho hệ thống nguồn và lưới điện, trong những tháng cuối năm 2019, EVN sẽ phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành 3 dự án với tổng công suất 1.480 MW, gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, Thủy điện Thượng Kon Tum. Khởi công các dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 và Sê San 4. Về đầu tư xây dựng lưới điện, EVN phấn đấu hoàn thành đóng điện các công trình đường dây 220kV Thủy điện Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi, lắp máy biến áp 500 kV và 220 kV thứ 2 tại trạm biến áp 500 kV Lai Châu; các công trình trọng điểm cấp điện cho TP. Hà Nội và các phụ tải lớn (như: Đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, nhánh rẽ 220 kV trạm biến áp 500 kV Việt Trì, các trạm biến áp 220kV Thanh Nghị, Lưu Xá, Thủy Nguyên, nâng công suất các trạm biến áp 220kV Đình Vũ, Sơn Tây, Dung Quất)...
Trich nguồn: Báo Công thương điện tử

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Các mốc thời gian cần nhớ

 

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Các mốc thời gian cần nhớ

Vinanet -Trong thời điểm này, các thí sinh cần ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2019.
Từ hôm nay (16/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở Cổng thông tin tuyển sinh để thí sinh và các điểm tiếp nhận hồ sơ thực hành thử nghiệm việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến. Kết quả này sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử (ngày 18/7) và hệ thống sẽ được làm mới để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng theo kế hoạch.
 
Ngày 18/7 cũng là hạn cuối cùng để các Sở Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông sơ bộ. Giấy chứng nhận kết quả thi, Giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông tạm thời được cấp cho thí sinh chậm nhất ngày 21/7, để các em làm hồ sơ xác nhận nhập học, cũng như các thủ tục khác. Trong thời điểm này, các thí sinh cần ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2019.
 
Cụ thể, trước ngày 18/7, các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm tổ chức xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định, cập nhật danh sách trúng tuyển vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời gửi kết quả xét tuyển thẳng cho các Sở Giáo dục và Đào tạo để thông báo cho thí sinh. Thí sinh trúng tuyển thẳng phải gửi hồ sơ, xác nhận nhập học tại các trường trước ngày 23/7.
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe trước ngày 21/7.
 
Các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ và trang thông tin điện tử của trường dự kiến trước ngày 22/7.
 
Từ ngày 22/7, thí sinh bắt đầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, trong đó thời gian điều chỉnh theo phương thức trực tuyến từ 22/7 đến 17 giờ ngày 29/7; thời gian điều chỉnh bằng Phiếu Đăng ký xét tuyển từ 22/7 đến 17 giờ ngày 31/7.
 
Lưu ý, đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có trước 17 giờ ngày 2/8.
 
Điểm thu nhận hồ sơ hoàn thành việc cập nhật thông tin về điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển của tất cả thí sinh vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh trước 17 giờ ngày 3/8.
 
Các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 từ ngày 6/8 đến 17 giờ ngày 8/8. Thời gian công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17 giờ ngày 9/8. Thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 trước 17 giờ ngày 15/8 (tính theo dấu bưu điện).
 
Các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm cập nhật thông tin thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ trước 17 giờ ngày 19/8.
 
Dự kiến từ ngày 28/8, các trường chủ động công bố lịch xét tuyển bổ sung, nếu còn chỉ tiêu.
 
 
Bên cạnh các mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng, các thí sinh cần chú ý,với mỗi hình thức điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sẽ có những cách thức thực hiện khác nhau.
 
Đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến, các em truy cập vào đường link: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn và có thể thay đổi thứ tự nguyện vọng, thay đổi trường, tổ hợp môn, ngành đã đăng ký. Lưu ý, với phương thức này, thí sinh chỉ được thay đổi thứ tự các nguyện vọng đã được đăng ký trước đó, không được thêm các nguyện vọng mới, làm tăng số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu.
 
Đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu đăng ký xét tuyển (giấy), có thể thêm hoặc bớt nguyện vọng đã đăng ký. Lưu ý, thí sinh sẽ đóng lệ phí tại điểm thu nhận hồ sơ nếu đăng ký thêm nguyện vọng.

Trích nguồn: Bnews.vn, TTXVN

 

Nhập khẩu xăng dầu liên tục sụt giảm mạnh

 

Nhập khẩu xăng dầu liên tục sụt giảm mạnh

Vinanet - 2 quý đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu 4,39 triệu tấn xăng dầu, trị giá 2,72 tỷ USD, giảm 38% về lượng, giảm 41,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng gần đây giảm mạnh liên tục, tháng 5/2019 giảm 19,3% về lượng và giảm 20,4% về kim ngạch; tháng 6/2019 giảm tiếp 33,4% về lượng, giảm 40,9% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 530.196 tấn, tương đương 305,63 triệu USD;
Tính chung cả 2 quý đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu 4,39 triệu tấn xăng dầu, trị giá 2,72 tỷ USD, giảm 38% về lượng, giảm 41,8% về kim ngạch so với 2 quý đầu năm 2018, giá trung bình 618 USD/tấn, giảm 6,2%.
Đáng chú ý, trong khi nhập khẩu xăng dầu từ tất cả các thị trường 6 tháng đầu năm nay đều sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, thì riêng thị trường Hồng Kông mặc dù nhập khẩu rất ít 563 tấn, tương đương 0,26 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng rất mạnh 452% về lượng và tăng 325,7% về kim ngạch; tuy nhiên, giá nhập khẩu giảm 22,9%, đạt 463,4 USD/tấn.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ thị trường Malaysia, với 1,22 triệu tấn, trị giá 722,13 triệu USD, chiếm 27,8% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,6% trong tổng kim ngạch, giảm 39,5% về lượng và giảm 41,6% về kim ngạch. Giá 592 USD/tấn, giảm trên 3,5% .
Lượng xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Singapore đứng thứ 2 thị trường với 1,09 triệu tấn, tương đương 637,54 triệu USD, chiếm trên 24,9% trong tổng lượng và chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, giảm mạnh 35,5% về lượng và giảm 40,9% về kim ngạch; giá trung bình 582,5 USD/tấn, giảm 8,4%.
Nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc – thị trường lớn thứ 3 cũng giảm rất mạnh 47% về lượng, giảm 50% về kim ngạch và giảm 5,7% về giá so với cùng kỳ, đạt 978.196 tấn, trị giá 660,86 triệu USD, giá trung bình 675,6 USD/tấn, chiếm gần 22,3% trong tổng lượng và chiếm 24,4% trong tổng kim ngạch.
Ngoài 3 thị trường lớn như trên, thì xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tương đối lớn, chiếm trên 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 706.585 tấn, tương đương 449,68 triệu USD, giá 636,4 USD/tấn, giảm 10,6% về lượng, giảm 5,8% về giá, giảm 15,8% kim ngạch.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Nga sụt giảm rất mạnh 84,4% về lượng, giảm 29,8% về giá, giảm 89% kim ngạch, chỉ đạt 563 tấn, tương đương 0,26 triệu USD, giá 463,4 USD/tấn. 

 Nhập khẩu xăng dầu 6 tháng đầu năm 2019

 

Thị trường

6T/2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

 

Trị giá

 

Tổng cộng

4.389.360

2.712.693.780

-37,95

-41,8

Malaysia

1.219.726

722.129.069

-39,46

-41,61

Hàn Quốc

978.196

660.864.568

-46,98

-49,99

Singapore

1.094.545

637.542.582

-35,52

-40,94

Trung Quốc đại lục

706.585

449.679.611

-10,64

-15,84

Thái Lan

325.921

202.734.910

-34,28

-36,99

Nhật Bản

14.501

8.489.368

 

 

Đài Loan (TQ)

12.873

8.401.319

 

 

Nga

9.421

5.611.500

-84,39

-89,05

Hồng Kông TQ)

563

260.902

451,96

325,66

(*Tính toán theo số liệu của TCHQ)

Trích nguồn: http://vinanet.vn 

 

Tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc chậm lại xuống 6,2% do chiến tranh thương mại

 

Tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc chậm lại xuống 6,2% do chiến tranh thương mại

 Một thăm dò của Reuters cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự kiến chậm lại xuống 6,2%, mức thấp nhất trong gần 30 năm, bất chấp một loạt các biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhu cầu trong nước trong bối cảnh một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Dự báo trung bình không đổi so với thăm dò trong tháng 4/2019.
Nhưng một loạt số liệu lạc quan trong những tháng gần đây và thuế quan của Mỹ cao hơn khiến dự đoán Bắc Kinh sẽ cần tung thêm các biện pháp kích thích sớm để tránh suy giảm hơn nữa.
Tăng trưởng quý 2/2019 được thấy giảm xuống 6,2% so với năm trước, giống như trong thăm dò trước đó, từ mức 6,4% trong quý 1/2019. Trung Quốc sẽ công bố GDP trong quý 2/2019 vào ngày 15/7/2019.
Hầu hết trong số 72 đơn vị được khảo sát dự kiến tăng trưởng sẽ vẫn ổn định ở mức 6,2% trong phần còn lại năm nay, so với dự đoán tăng lên 6,3% trong thăm dò trước đó.
Zhang Yiping, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Merchants Securities ở Thâm Quyến cho biết ông dự kiến Mỹ tăng thuế trong tháng 5/2019 với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc sẽ đè nặng lên tăng trưởng trong nửa cuối năm. Nhưng Zhang cho biết chính quyền có thể nới lỏng thêm chính sách hơn là dùng tới các biện pháp tích cực hơn.
Cho tới nay, các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã bị hạn chế hơn so với các lần suy thoái trong quá khứ, mà các nhà phân tích cho là lo sợ bổ sung thêm nợ còn sót lại từ các khoản tín dụng trong quá khứ. Nhưng thống đốc ngân hàng trung ương liên tục cho biết trong tháng trước rằng có khả năng lớn về điều chỉnh chính sách nếu chiến tranh thương mại trở nên tồi tệ.
Dự báo tăng trưởng cả năm nay sẽ gần ngưỡng thấp của mục tiêu chính phủ năm 2019 từ 6 - 6,5% và sẽ đánh dấu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc thấp nhất trong 29 năm. Tăng trưởng cũng sẽ tiếp tục giảm tốc từ 6,6% trong năm 2018 và 6,8% trong năm 2017. Tăng trưởng năm tới sẽ tiếp tục nguội lạnh xuống mức 6,0%.
Bắc Kinh tin tưởng vảo sự kết hợp của kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ để vượt qua sự suy giảm hiện tại, gồm hàng trăm tỷ USD trong chi tiêu cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế của các công ty.
Nhưng nền kinh tế này chậm phản ứng và các nhà đầu tư lo sợ cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế kéo dài hơn và tốn kém hơn, có thể gây suy thoái toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với người đồng cấp Tập Cận Bình cuối tháng trước rằng ông sẽ hoãn áp thuế bổ sung khi họ đồng ý quay lại đàm phán thương mại.
Nhưng Washington đã nâng mạnh thuế với 200 tỷ hàng hóa từ Trung Quốc trong tháng 5/2019, vẫn có hiệu lực và không có khung thời gian nào để thiết lập các cuộc đàm phán.
Capital Economics tin tưởng chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ trở nên hỗ trợ nhiều hơn. Chính phủ đã thông báo nâng thâm hụt ngân sách của họ lên 2,8% GDP trong năm nay từ 2,6% trong năm 2018.
Các nhà phân tích trong một thăm dò mới nhất của Reuters dự báo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa trong năm nay. Nhưng họ không mong đợi cắt giảm lãi suất vay chuẩn như họ đã liên tục làm trong những lần suy thoái trước.
 
Một số nhà theo dõi Trung Quốc gần đây đã nâng khả năng cắt giảm lãi suất chuẩn hay một trong số lãi suất ngắn hạn của PBOC nếu ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách sớm trong tháng này.
PBOC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc RRR của ngân hàng 6 lần kể từ đầu năm 2018. Họ cũng bơm ra một khối lượng lớn thanh khoản trong hệ thống tài chính và thông báo giảm lãi suất ngắn hạn.
Các nhà phân tích dự báo có thêm hai lần cắt giảm RRR mỗi lần 50 điểm cơ bản trong quý này và quý 4/2019.
Các nhà kinh tế dự kiến ngân hàng trung ương giữ lãi suất chuẩn không đổi ở mức 4,35% ít nhất đến hết năm 2020.
Trích  nguồn: VITIC/Reuters
 

 

Hỗ trợ trực tuyến

4390093
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3035
3902
11060
2330825
90039
4390093

Your IP: 3.137.166.61
Server Time: 2024-11-26 11:40:36

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 74 guests and no members online