Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Thị trường dầu thô đang bị chi phối bởi yếu tố nào?

 

Thị trường dầu thô đang bị chi phối bởi yếu tố nào?

Theo chuyên gia môi giới Stephen Brennock tại PVM, thị trường dầu thô đang nhận được nhiều sự hỗ trợ.
Tuần trước, giá dầu thô Brent từng vượt mốc 80 USD/thùng lên sát mức kỷ lục của năm 2018 khi thị trường bàn tán về việc Mỹ trừng phạt ngành năng lượng của Iran, các tổ chức hạ dự báo sản lượng dầu đá phiến và khả năng tàn phá lớn của cơn bão Florence ở bờ đông nước Mỹ.
Hiện nay, dù triển vọng tăng trưởng nhu cầu không mấy khả quan nhưng thị trường dầu thô vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ.
Xuất khẩu dầu của Iran là tâm điểm
Nguồn cung dầu thô từ Iran dự báo gián đoạn khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ có hiệu lực vào tháng 11. “Iran trở thành mối bận tâm ngày càng lớn của thị trường dầu thô. Dòng chảy dầu thô đã bắt đầu ùn ứ lại vì Iran đang phải trữ dầu thô cả trên đất liền và trên tàu”, nhóm chuyên gia phân tích tại Công ty JBC Energy cho biết.
Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cảnh báo rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể tạo ra bất ổn rất lớn đối với thị trường dầu mỏ, vì chưa rõ sẽ có bao nhiêu nước nhập khẩu dầu lớn hạn chế mua dầu Iran để “thỏa mãn” yêu cầu của Mỹ. Hàn Quốc hiện không còn nhập khẩu dầu từ Iran. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc cũng bắt đầu giảm giao dịch với quốc gia Trung Đông này.
Mặc dù Arab Saudi và “cộng sự” Nga đã quyết định sẽ tăng sản xuất để bù lại sự gián đoạn nguồn cung từ Iran, nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng vẫn chậm hơn dự kiến. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang kêu gọi các nước sản xuất dầu tăng sản lượng để giữ giá dầu thô nằm trong tầm kiểm soát, giảm bớt tác động lên giá nhiên liệu nội địa trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra. Theo đó, Mỹ đã chào bán 11 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược ra thị trường nhằm kéo giảm giá.
“Kể từ tháng 4, giá dầu Brent dao động trong khoảng 70 – 80 USD/thùng và đây có thể sẽ là hai ngưỡng thử của thị trường sắp tới. Mọi thứ đang dần thắt chặt hơn”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định.
 

Tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự báo giảm

Sản lượng dầu thô tại Mỹ dự báo tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong năm 2019, xuống 840.000 thùng/ngày, Ủy ban Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết. Hiện tại, hoạt động khoan dò tìm tại khu vực Permian Basin đang chậm lại vì công suất của đường ống dẫn dầu không đủ.
Theo số liệu mới nhất của Viện Dầu mỏ Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 8,6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn nhiều mức dự đoán 805.000 thùng. EIA cũng tính toán tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 5,3 triệu thùng trong cùng kỳ.
Trong bối cảnh như vậy, thị trường đang giữ tâm lý rất tích cực đối với giá dầu thô.
Siêu bão Florence ảnh hưởng thế nào đến sản xuất dầu tại Mỹ?
Siêu bão Florence tràn vào bờ đông nước Mỹ từ ngày 15/9, gây thiệt hại lớn cho hai bang Bắc và Nam Carolina. Trước khi, cơn bão này đổ bộ, giá xăng dầu tại khu vực này được dự báo tăng mạnh. Tuy nhiên theo giới phân tích, nhu cầu thực tế có thể giảm vì ít người lái xe ra đường khi bão về.
Mặt khác, những lo ngại liên quan đến ảnh hưởng của cơn bão Florence đến đường ống dẫn đầu Colonial (vận chuyển dầu thô xuyên qua các bang Carolina tới khu vực đông bắc) cũng được xoa dịu, bởi hệ thống ống dẫn dầu này nằm sâu dưới lòng đất và có thể không bị ảnh hưởng, theo giới chuyên gia.
Tuy nhiên, thị trường vẫn theo dõi tác động của cơn bão đến hệ thống cung cấp điện tại các trạm bơm cho đường ống này.
Ngoài Florence, diễn biến của cơn bão nhiệt đới Issac cũng là điểm đáng chú ý. Với hướng di chuyển dự báo là vào Vịnh Mexico, một trung tâm sản xuất và lọc dầu của châu Mỹ, cơn bão này có thể sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực dầu khí của Mỹ.
Bước đi của các quỹ đầu tư
Sau nhiều tháng liên tục thanh lý vị thế mua, các quỹ đầu tư đang mạnh tay đặt cược giá dầu thô tăng trước lo ngại lệnh trừng phạt Iran của Mỹ sẽ khiến thị trường thiếu hụt mặt hàng này.
 
Vị thế mua ròng đối với dầu Brent, chênh lệch giữa hợp đồng đặt cược giá tăng và giá giảm tăng hơn 7% trong tuần kết thúc vào ngày 4/9 lên 416.742 hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn, theo số liệu của sàn giao dịch ICE.
Tương tự, vị thế mua ròng đối với dầu WTI cũng tăng 16.634 hợp đồng trong cùng kỳ lên 386.487 hợp đồng, Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ cho biết.
Dấu hỏi về tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ
Một lý do khiến các nước sản xuất dầu của OPEC không nhanh tay tăng sản lượng là sự bất ổn về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều rủi ro.
Cả EIA và bộ phận nghiên cứu của OPEC mới đây đều hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô trong năm 2019. Theo đó, EIA giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu về 1,47 triệu thùng/ngày. Dự báo OPEC là 1,4 triệu thùng/ngày, giảm 20.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó và ghi nhận hai tháng hạ triển vọng liên tiếp.
Trong báo cáo mới nhất, OPEC cho rằng thách thức tại một số quốc gia mới nổi và đang phát triển ngày càng lớn, khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo đó cũng u ám hơn. “Lo ngại nữa là căng thẳng thương mại ngày càng leo thang, thế giới ngày càng thắt chặt chính sách tiền tệ và tổng nợ toàn cầu tiếp tục lên cao”.
Trích nguồn: Phan Vũ/Người đồng hành

WEF ASEAN 2018: Việc làm trong ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng

 

WEF ASEAN 2018: Việc làm trong ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng

Việc làm trong ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng

Trong vòng 10 năm tới, 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm.
 
 
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
 
Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
 
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco khu vực Đông Nam Á cho biết: ASEAN có 630 triệu dân; 90% trong số này có tiếp cận với internet. Đến năm 2020-2022, khu vực này sẽ có những đổi mới, sáng tạo, đột phá về công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo, từ đó sẽ có những việc làm mới được tạo ra.
 
Những công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo sẽ khiến kỹ năng lao động phổ thông trở nên dư thừa trong tương lai. Người lao động kỹ năng thấp sẽ chịu rủi ro lớn nhất; trong đó lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là ngành dịch vụ, nông nghiệp.
 
Theo đánh giá từ Báo cáo nghiên cứu trên, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Singapore với 21%, tương đương khoảng 500.000 việc làm; Indonesia có 8%, tương đương 9,5 triệu việc làm; Malaysia là 7,4%, tương đương 1,2 triệu việc làm; Philippines là 10,1% với 4,5 triệu việc làm; Thái Lan là 11,9% với 4,9 triệu việc làm.
 
Con số này ở Việt Nam là 13,8% tương đương 7,5 triệu việc làm. Một số lĩnh vực đòi hỏi nguồn lao động lớn sắp tới bao gồm: Bán sỉ và lẻ (1,8 triệu việc làm mới); sản xuất (0,9 triệu việc làm), xây dựng (0,9 triệu việc làm) và phương tiện đi lại (0,7 triệu việc làm).
 
Trong số 28 triệu việc làm bị ảnh hưởng trong vòng 10 năm tới, có 6,6 triệu việc làm cần được đào tạo thêm các kỹ năng mới như: Giải quyết vấn đề, tư duy thiết kế, giải quyết xung đột..., giúp người lao động linh hoạt hơn, đáp ứng được thị trường lao động phát triển không ngừng.
 
Để lực lượng lao động có những kỹ năng này, theo ông Naveen Menon, các quốc gia cần có chương trình giáo dục phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đào tạo lại kỹ năng.
 
Các bên liên quan gồm: doanh nghiệp, chính phủ và cơ sở giáo dục cần hợp tác nhằm đảm bảo nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại và tương lai.
 
Ông Naveen Menon cho rằng, trong tương lai kỹ thuật số, nơi mọi người có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu và thông tin, những kỹ năng này sẽ là điểm khác biệt chính của lực lượng lao động.
 
Đưa ra lời khuyên với những nhà đầu tư muốn vào Việt Nam, bà Lương Thủy, Giám đốc Cisco Việt Nam cho rằng, như các nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam không nằm ngoài những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
 
 
Bà Lương Thủy nhận thấy,Việt Nam hiện vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài bởi một trong những lý do, chi phí lao động còn thấp.
 
Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là đa số lao động là phổ thông, không có nhiều kỹ năng. Lợi thế về chi phí nhân công rẻ của Việt Nam sau 10 năm sẽ không còn. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp để đào tạo kỹ năng cho lao động để có thể vượt qua được những thách thức này.
 
Nguồn: Thu Phương-Hiền Hạnh/TTXVN

Giá xăng tăng đồng loạt 300 đồng, tiến sát mức 20.000 đồng/lít

 

Giá xăng tăng đồng loạt 300 đồng, tiến sát mức 20.000 đồng/lít

 Từ 15 giờ chiều 6/9, theo Quyết định của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá cơ sở đối với mặt hàng xăng được điều chỉnh tăng 300 đồng/lít, lên mức 19.911 đồng/lít (xăng E5 RON 92) và 21.477 đồng/lít (xăng A95).
Theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày qua tăng nhẹ. Cụ thể, xăng RON 92 có giá 85,005 USD/thùng, xăng RON 95 là 87,258 USD/thùng, tăng gần 4% so với kỳ trước.
 
Mặt khác, tỉ giá đồng USD so với Đồng Việt Nam (VNĐ) cũng tăng 3 VNĐ so với kỳ trước.
 
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
 
Mức chi sử dụng Quỹ bình ổn cũng tăng nhẹ. Cụ thể, xăng E5 RON 92 ở mức 1563 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 1.272 đồng/lít); xăng RON 95 là 960 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 697 đồng/lít); Dầu diezel ở mức 400 đồng/lít; Dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít.
 
Riêng đối với dầu mazut, cơ quan chức năng quyết định dừng trích Quỹ bình ổn xăng dầu như kỳ điều chỉnh trước.
 
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, giá các mặt hàng xăng tăng 300 đồng/lít, giá các mặt hàng dầu diesel tăng nhẹ, còn giá dầu hỏa và dầu mazut lại giảm.
 
Cụ thể, xăng E5 RON 92 có giá 19.911 đồng/lít; xăng A95 có giá 21.477 đồng/lít.
 
 
Dầu diesel 0.05S tăng nhẹ lên mức 18.069 đồng/lít. Riêng giá dầu hỏa còn 16.559 đồng/lít và dầu mazut có giá 14.916 đồng/kg.
 
Trong phiên điều chỉnh trước, giá các mặt hàng xăng giữ nguyên và giá dầu giảm nhẹ. Như vậy, nhìn chung giá xăng bắt đầu tăng sau khi liên tục được giữ ổn định liên tiếp trong 2 tháng.

TrÝch nguồn: Petro Times

Tháng thứ 10 liên tiếp các nhà phân tích nâng dự báo giá dầu

 

Tháng thứ 10 liên tiếp các nhà phân tích nâng dự báo giá dầu

Giới phân tích cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng cao trong các tháng cuối năm và cả 2019.
Giá dầu dự báo sẽ vững trong năm nay và năm tới vì sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Mỹ tăng nhưng cũng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu mạnh lên ở châu Á và giúp bù đắp phần sụt giảm nguồn cung từ Iran và một số nước khác.
Theo kết quả thăm dò mà Reuters tiến hành ở 44 nhà phân tích và nhà kinh tế, giá dầu thô Brent dự báo sẽ đạt trung bình 72,87 USD/thùng trong năm 2018, tăng 29 US cent so với dự báo cách đây một tháng (72,58 USD/thùng) và cũng cao hơn mức trung bình từ đầu năm đến nay (71,68 USD/thùng).
 
Dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) sẽ trung bình 67,32 USD/thùng trong năm 2018, so với 66,79 USD dự báo cách đây một tháng, và trung bình 66,16 USD từ đầu năm tới nay.
Đây là tháng thứ 10 liên tiếp các nhà phân tích nâng dự báo về giá dầu.
"Chúng thôi nhận định giá sẽ vẫn vững ở mức cao trong các tháng cuối năm 2018 và năm 2019. Một mặt, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh và lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ngăn giá tăng. Nhưng mặt khác, dự trữ dầu toàn cầu gần đây giảm khiến giá trở nên nhạy cảm hơn đối với bất cứ rủi ro địa chính trị nào, sẽ ngăn giá giảm mạnh", nhà phân tích Cailin Birch thuộc EIU cho biết.
OPEC và một số nước ngoài OPEC đã nhất trí nâng nguồn cung trong cuộc họp mới đây. Lý do để đáp ứng nhu cầu tăng, nhưng nhóm này chưa định lượng cụ thể mục tiêu tăng sản lượng.
Trong khi đó, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, dẫn tới nguồn dầu xuất khẩu giảm và hỗ trợ giá.
"Sự gián đoạn nguồn cung từ Iran sẽ tác động tới thị trường dầu trong 6 tháng cuối năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 vì sản lượng tăng ở một số nước khác không đủ bù đắp sự sụt giảm rất nhiều từ Iran", nhà phân tích hàng hóa Edward Bell thuộc Emirates NBD nhận định.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà quốc tế ký với Iran, gây ra sự thiếu chắc chắn về nguồn cung dầu toàn cầu. Và từ thời điểm đó các nước nhập khẩu dầu đã giảm dần nhập khẩu dầu Iran.
Các nhà phân tích dự báo nguồn cung từ Iran sẽ giảm khoảng 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại trên toàn cầu có nguy cơ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu, bởi "Cuộc chiến thương mại sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại, từ đó ảnh hưởng lây lan tới những lĩnh vực khác, nhất là chứng khoán, do đó gây áp lực giảm giá dầu", nhà phân tích Jette Jørgensen thuộc Global Risk Management Ltd cho biết.
 
Các nhà phân tích vẫn đánh giá cao nhu cầu của châu Á, cho rằng khu vực này sẽ vẫn "điều khiển" nhu cầu dầu toàn cầu. Dự báo châu Á sẽ cần thêm 800.000 đến 900.000 thùng dầu/ngày trong năm nay và năm tới.
"Đang có rất nhiều vấn đề trên thị trường dầu. Nhu cầu dầu thế giới liệu có chậm lại do tăng trưởng kinh tế yếu đi? Sản lượng của Mỹ sẽ tác động ra sao? Sản lượng của Venezuela có giảm tiếp hay không? Lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ ảnh hưởng ra sao tới sản lượng của Iran? Và OPEC có sẵn sàng nâng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày hay không?, ông Frank Schallenberger, giám đốc công ty nghiên cứu hàng hóa LBBW liệt kê hàng loạt các vấn đề vẫn còn chưa được sáng tỏ.
Trích nguồn: CafeF, Reuters

Phí trước bạ xe bán tải và xe Van sắp tăng

 

Phí trước bạ xe bán tải và xe Van sắp tăng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 140 của Chính phủ về lệ phí trước bạ (LPTB). Dự thảo Nghị định mới sẽ tăng phí trước bạn của các dòng xe bán tải (pick-up) và xe Van.
Cụ thể, trong dự thảo mới, Bộ Tài chính đề xuất mức thu LPTB lần đầu đối với xe ô tô pick-up chở hàng và ô tô tải Van có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống bằng 60% mức thu LPTB lần đầu đối với ô tô con (trong khung 10-15%). Mức thu LPTB lần thứ 2 trở đi là 2%.
Bộ Tài chính lý giải, theo quy định, Nghị định số 140/2016/NĐ-CP quy định mức thu LPTB lần đầu đối với ô tô khác không phải là ôtô con (bao gồm cả xe pick-up chở hàng và ô tô tải VAN) là 2%. Việc xác định xe ô tô con và ô tô khác để xác định mức thu LPTB được căn cứ theo Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT do cơ quan đăng kiểm cấp.
Tuy nhiên, hiện nay xe pick-up chở hàng và xe ô tô tải Van có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống vừa chở người, vừa chở hàng, được áp dụng các hệ thống báo hiệu đường bộ như đối với xe ô tô con. Vì vậy cần thiết điều chỉnh mức thu LPTB lần đầu đối với loại xe này để đảm bảo công bằng với xe ô tô con.
Thực tế, trong giai đoạn từ 2012-2017, số lượng xe pick-up, gồm cả xe pick-up chở hàng và xe pick-up chở người (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) tăng theo từng năm, đặc biệt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh (xe pick-up nhập khẩu năm 2017 là 28.482 chiếc, tăng 8,7 lần).
Riêng số lượng xe pickup chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống (nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước) giai đoạn 2012-2017 như sau: năm 2012 là 3.305 chiếc, năm 2013 là 6.902 chiếc, năm 2014 là 10.961 chiếc, năm 2015 là 20.132 chiếc, năm 2016 là 28.091 chiếc, năm 2017 là 28.911 chiếc; bình quân khoảng 16.383 chiếc, chiếm khoảng 99,8% số lượng xe pick-up.
Xe ô tô pick-up chở hàng và ô tô tải Van có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được sử dụng kết hợp vừa chở người, vừa chở hàng; các xe ô tô tải khác chủ yếu sử dụng để chở hàng.
Do đó, để đảm bảo công bằng về mức thu LPTB lần đầu đối với xe ô tô con; trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan nêu trên, Bộ Tài chính đã đề xuất cách thu như trên.
Về giá tính lệ phí trước bạ của ô tô, xe máy, Bộ Tài chính đề xuất, giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là ô tô, xe máy là giá chuyển nhượng tài sản trên thị trường tại thời điểm xây dựng Bảng giá được xác định.
Trường hợp phát sinh loại tài sản mà tại thời điểm nộp tờ khai lệ phí trước bạ chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành thì Cục trưởng Cục thuế quyết định giá tính lệ phí trước bạ theo nguyên tắc giá tính lệ phí trước bạ tối thiểu là giá chuyển nhượng tài sản trên thị trường theo quy định tại điểm a khoản này để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ.
 
Trường hợp phát sinh loại tài sản chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ hoặc tài sản có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ mà giá chuyển nhượng trên thị trường tăng hoặc giảm từ 10% trở lên so với giá tính lệ phí trước bạ tại Bảng giá tính lệ phí trước bạ thì Cơ quan thuế báo cáo Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ bổ sung, điều chỉnh hàng năm theo quy định.
Nếu dự thảo Nghị định này được phê duyệt, các dòng xe bán tải đang có mặt tại thị trường Việt Nam có thể đứng trước một đợt tăng giá mới. Vì mức LPTB lần đầu đối với các dòng xe con là 10%. Nếu tính theo cách này thì LPTB của các dòng xe bán tải và Van sẽ tăng đáng kể so với trước đó.
Nguồn: Hoàng Nam - Ictnews

Hỗ trợ trực tuyến

4392283
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
5225
3902
13250
2330825
92229
4392283

Your IP: 3.145.103.169
Server Time: 2024-11-26 22:34:48

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 160 guests and no members online