Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Chiến tranh thương mại bùng nổ, thị trường hàng hóa toàn cầu 'khốn khổ'

 

Chiến tranh thương mại bùng nổ, thị trường hàng hóa toàn cầu 'khốn khổ'

 Sau khi Tổng thống Trump châm ngòi "chiến tranh thương mại lớn nhất lịch sử kinh tế thế giới", Mỹ và Trung Quốc liên tiếp ra “đòn” đáp trả khiến thị trường hàng hóa toàn cầu chưa ngày nào được bình yên.
 
Sau khi Mỹ ban hành quyết định áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vào cuối tuần trước, chính phủ Bắc Kinh đã ngay lập tức phản “đòn” với tuyên bố áp thuế 25% tới gần như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ cường quốc số một thế giới.
Cuộc chiến đậu nành
Đậu nành có thể được xem là tâm điểm trong cuộc chiến thương mại này. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới khi phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nội địa, trong đó Mỹ là nước cung cấp hơn 30%. Kết quả là, khi chiến tranh thương mại giữa hai nước bùng nổ, cường quốc lớn thứ hai thế giới buộc phải tìm nguồn cung thay thế.
Brazil hiện là nguồn cung đậu nành chính của Trung Quốc nhưng vẫn không thể bù đắp cho lượng thiếu hụt. Vì vậy, Nga và các nước Trung Á có khả năng cao sẽ là đích nhắm tiếp theo của ông Tập Cận Bình. Cả hai đều là những phương án thay thế rất khả quan bởi thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hóa thông qua khu vực Á – Âu đã được rút ngắn nhờ dự án “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Quốc. Thực tế cho thấy từ tháng 7/2017 đến nay, xuất khẩu đậu nành của Nga sang Trung Quốc đạt tổng 850.000 tấn, tăng 2,5 lần so với một năm trước.
 
Trung Quốc cũng đang dần quay sang đậu nành và lúa mì của Kazakhstan. Bộ Nông nghiệp Kazakhstan cũng cho biết muốn tăng cường xuất khẩu lúa mì qua cường quốc lớn thứ hai thế giới với mục tiêu 1 triệu tấn đến năm 2020, tăng gần ba lần so với năm 2016. Tháng 6, Tổng thống nước này từng có buổi gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh để thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vận tải, nông nghiệp,…
Trên thực tế, mục tiêu ban đầu của Trung Quốc chủ yếu là đậu nành và các nông sản khác. Tuy nhiên, chính phủ của ông Tập Cận Bình đang lên kế hoạch áp thuế 25% đối dầu thô và các mặt hàng năng lượng khác sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế tương tự lên 16 tỷ USD hàng hóa khác nhập từ Trung Quốc.
Cuộc chiến dầu 
Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô Mỹ lớn thứ hai thế giới sau Canada. Trong ba tháng đầu năm 2018, nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc gấp đôi cùng kỳ năm ngoái lên 350.000 thùng/ngày. 
Đáng nói là trong khi Mỹ chỉ chiếm 3,5% trong tổng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, cường quốc lớn thứ hai thế giới lại chiếm khoảng 20% trong tổng xuất khẩu dầu của Mỹ. Như vậy, nếu ông Tập Cận Bình áp thuế đối với mặt hàng này, xuất khẩu dầu thô của Mỹ có thể bị chậm lại và tham vọng đẩy mạnh bán dầu ra nước ngoài của ông Trump cũng sẽ gặp trở ngại.
“Trung Quốc vẫn có thể có đủ dầu thô nhờ các nguồn cung thay thế nhưng Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu thay cho Trung Quốc,” công ty nghiên cứu Wood Mackenzie nhận định. Nhiều chuyên gia dự đoán chính phủ Bắc Kinh sẽ chuyển qua mua dầu thô hạng trung từ Angola và các nước Trung Đông, và mua dầu ngọt nhẹ từ Nigeria.
 
Ngoài ra, Nga cũng có thể sẽ tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc. Tháng 11/2017, nước này đã xây dựng xong đường ống dẫn đầu Đông Siberia – Thái Bình Dương thứ hai để vận chuyển dầu trực tiếp từ Nam Siberia tới Đông Bắc Trung Quốc. Khối lượng dầu mà Nga xuất sang Trung Quốc theo đó tăng hai lần lên khoảng 30 triệu tấn hàng năm.
Hoạt động nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc gần như không chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại vì nước này có thể dễ dàng mua dầu từ các nước khác. Ở chiều ngược lại, Mỹ có thể bị dư thừa dầu thô và giá dầu WTI theo đó sẽ giảm, chuyên gia kinh tế cấp cao Tsuyoshi Uneno tại Viện nghiên cứu NLI dự đoán. 
 
Ngoài dầu thô, những tranh chấp thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường khí đốt hóa lỏng như propane. Hoạt động sản xuất propane đang phát triển mạnh tại Mỹ theo sau sự bùng nổ của dầu đá phiến.
 Mỹ chiếm 25% trong tổng nhập khẩu propane của Trung Quốc, và con số này chắc chắn sẽ giảm nếu ông Tập áp thuế với mặt hàng này. Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc cũng bắt đầu đi tìm nguồn cung thay thế như Trung Đông.
 Dầu thô và khí tự nhiên của Mỹ nằm trong danh sách bị Trung Quốc áp thuế, nhưng khí tự nhiên hóa lỏng lại “vắng mặt”. Điều này chứng tỏ cường quốc lớn thứ hai thế giới cũng đang cân nhắc rất kỹ lưỡng việc áp thuế hàng hóa. Bởi nếu áp thuế cao lên khí tự nhiên hóa lỏng, lạm phát tại Trung Quốc sẽ lên cao, đặc biệt là trong bối cảnh nước này đang chủ trương ngừng sử dụngthan để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, Trung Quốc từng không thể đảm bảo đủ nguồn cung khí đốt cho người dân trong mùa đông vừa qua nên khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ có lẽ vẫn sẽ an toàn, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Trích nguồn: Phan Vũ/Người đồng hành/Nikkei Asia Review

Croatia quật khởi, nhưng cả thế giới phải ngả mũ trước đội tuyển Pháp

 

Croatia quật khởi, nhưng cả thế giới phải ngả mũ trước đội tuyển Pháp

 Croatia đã chơi với tinh thần chiến binh, đã có lúc họ khiến tuyển Pháp phải lạnh lưng, nhưng trước một đội tuyển Pháp đầy mạnh mẽ và tinh nhuệ, họ đành phải gục ngã đớn đau.
Trước trận chung kết World Cup, Aljosa Asanovic - cựu trợ lý của HLV Slaven Bilic ở U21 Croatia năm 2004 có đọc cho phóng viên Jonathan Howcroft của The Guardian chép lại một bài viết với tựa đề "Hãy hình dung cảnh tượng Croatia đem chức vô địch World Cup 2018 về quê hương", trong đó có những câu chữ khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Trong đấy, Aljosa Asanovic mô tả thủ lĩnh của Crotia - Luka Modric xứng đáng với Quả bóng vàng 2018, và nếu Croatia vô địch, đấy là câu chuyện cổ tích vĩ đại nhất. Một ngày nào đó, khi câu chuyện của Croatia hôm nay được viết thành sách, đấy sẽ là một trong những cuốn sách bestseller.
Aljosa Asanovic nói rằng, sau trận thua Pháp ở bán kết World Cup 1998, anh và các đồng đội đặt chân xuống Croatia trong vòng tay của hàng ngàn người hâm mộ, và nếu như Croatia vô địch World Cup 2018, hơn 4 triệu người dân trên quê hương anh chắc chắn sẽ xuống đường, và đấy là cảnh chưa bao giờ diễn ra, và sẽ không bao giờ có được lần thứ hai.
Tiếc rằng, điều ấy sẽ chẳng bao giờ đến. Có thể sẽ có rất nhiều người Croatia xuống đường, dang rộng vòng tay chào đón những người hùng của dân tộc trở về, nhưng ngày vui lịch sử chứng kiến Croatia ngạo nghễ trên đỉnh thế giới sẽ chẳng đến...
Mandzukic sẽ rất buồn, Perisic sẽ rất buồn. Hai người hùng trong trận thắng Anh ở bán kết World Cup 2018 sẽ rất buồn. Bởi Mandzukic chính là người đánh đầu tung lưới nhà, còn Perisic là người để bóng chạm tay trong vòng cấm địa, mang lại quả penalty cho Griezmann sút tung lưới Subasic.
Người Crotia sẽ rất buồn, bởi hai bàn thắng của Pháp vào lưới Subasic đều do một tay các cầu thủ của họ "tặng quà", trong khi bàn thắng của Perisic vào lưới Hugo Lloris thì lại cực kỳ đẹp mắt mà sứt khoát, từ nỗ lực gây kinh ngạc cho đối phương của những cầu thủ khoác trên mình chiếc áo ca rô đỏ trắng.
Trong đội hình Croatia hôm nay, có không ít cầu thủ đã đi qua chiến tranh, chứng kiến sự mất mát của người thân và vươn lên thành ngôi sao từ những ngày tháng nghèo đói, cùng những vết hằn sâu trong tâm hồn, nhưng cháy bỏng trong thẳm sâu là tình yêu tổ quốc mãnh liệt, và những yếu tố ấy làm nên một đội tuyển Croatia đầy khác biệt và đáng sợ khôn lường.
Pháp của HLV Deschamps vẫn chơi thứ bóng đá mà họ từng dùng để hủy diệt Bỉ - một trong những ứng cử viên nặng ký của chức vô địch. Họ chơi chậm 15 phút đầu trận, nhường cho đối thủ chủ động tấn công, để rồi tìm khe hở đâm một cú chí mạng, sau đó giết chết trận đấu, giết chết đối phương bằng sự chắc chắn đến mức tàn nhẫn của mình.
Kịch bản ấy ngày hôm nay được lặp lại, khi 15 phút đầu trận thuộc về Crotia, nhưng Pháp mới là đội vượt lên bằng bàn thắng ở phút 18, dẫu rằng bàn thắng ấy đến khá may mắn khi Mandzukic đánh đầu phản lưới nhà từ cú treo bóng của Griezmann.
Nhưng đối đầu với họ hôm nay không phải là một đội tuyển Bỉ như ở bán kết, mà là một Croatia vừa đi qua đến 3 trận phải thi đấu hơn 120 phút, và khiến đội tuyển Pháp phải lạnh gáy, chẳng thể triển khai thế trận chắc chắn đến mức tàn nhẫn của mình.
Những Perisic, Madzukic, Rebic... chiến đấu như những chiến binh, và cú volley tuyệt đẹp khiến thủ thành Hugo Lloris phải bó tay đến như sự tưởng thưởng cho tinh thần chiến binh, tinh thần chiến đấu những con mãnh sư ấy.
Perisic chắn chắn là người hùng lớn nhất của Croatia ở giải đấu lần này, nhưng gọi anh là tội đồ cũng chẳng sai, bởi trong khi người Pháp đang bàng hoàng nghĩ đến hiệp 1 trận đấu sẽ kết thúc với tỷ số 1-1, thì cái tay vô duyên của chân sút Inter Milan này đã đưa Croatia vào bi kịch, bi kịch trên chấm phạt đền.
Perisic khiến Croatia phải chịu phạt đền, dù trước đó anh là người ghi bàn gỡ hòa. Mandzukic là tội đồ khi đánh đầu tung lưới đội nhà, nhưng cũng là người thắp lại lên hi vọng cho đội nhà khi ép cho Hugo Lloris phải mắc lỗi, đá bóng vào chân Mandzukic để bóng bật vào lưới nhà.
Nhưng hi vọng ấy chỉ là ánh lửa leo lét giữa đêm đông giá lạnh, bởi trước đó, Pogba và Mbappe đã kịp ghi thêm hai bàn thắng nữa, để đẩy Croatia vào thế cực khó. Dẫu bàn thắng của Mandzukic ghi được ở phút 69, và họ còn hơn 20 phút nữa trước mặt, nhưng trước mặt họ vẫn còn đó 2 bàn cách biệt. Quá khó, dẫu họ vẫn chơi như những chiến binh, những con mãnh sư đầy khát khao.
 
Bài học đớn đau của trận chung kết EURO 2016 của Pháp đã không lặp lại. Họ quá mạnh, quá tỉnh táo, quá già dặn trong tay HLV Deschamps để thêm lần nữa lên ngôi vô địch thế giới đầy xứng đáng sau chức vô địch vẫn còn nằm trong vòng nghi ngờ 20 năm về trước.
Tỷ số: Pháp 4-2 Croatia
Đội hình thi đấu
Pháp: Lloris, Pavard, Varane, Umtiti, Hernandez, Kante, Pogba, Matuidi, Griezmann, Mbappe, Giroud.
Croatia: Subasic, Vrsaljko, Strinic, Lovren, Vida, Rakitic, Modric, Brozovic, Perisic, Rebic, Mandzukic.
Ghi bàn
Pháp: Mandzukic (18' đá phản), Griezmann (38' pen), Pogba (59'), Mbappe (65')
Croatia: Perisic (28'), Mandzukic (69')
Trích Nguồn: http://worldcup.soha.vn 

Kể từ 1/7 giá gas tăng 1.000 đồng

 

Kể từ 1/7 giá gas tăng 1.000 đồng

Từ ngày 1/7, bình gas 12 kg bán tại TP HCM sẽ có giá 346.000 đồng, nhích nhẹ 1.000 đồng một bình so với tháng 6.
Người tiêu dùng tại Sài Gòn sẽ chi thêm 83 đồng cho mỗi kg nhiên liệu, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Nguyên nhân giá gas điều chỉnh được nhà phân phối lý giải là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu 562,5 USD một tấn, tăng 2,5 USD mỗi tấn so với tháng 6.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá gas diễn biến theo xu hướng đi lên. Tuy nhiên, trong tháng 7, mức tăng khá khiêm tốn, không đáng kể so với đà tăng của tháng 5 và 6.
Nếu tính ba tháng 5-6-7/2018, giá nhiên liệu này đội thêm 29.000 đồng mỗi bình 12kg. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.
 

Trích Nguồn:http:// Vnexpress.vn

Các nhà máy lọc dầu châu Á tìm kiếm thêm nguồn cung dầu mỏ thay thế Iran

 

Các nhà máy lọc dầu châu Á tìm kiếm thêm nguồn cung dầu mỏ thay thế Iran

 Nizar al-Adsani giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Kuwait (KPC) cho biết các nhà máy lọc dầu châu Á đang tìm kiếm nguồn thay thế dầu thô Iran từ Saudi Arabia, Kuwait, UAE và Iraq sau khi Mỹ cam kết các lệnh trừng phạt mới với Iran.
Phát biểu bên lề của một sự kiện tại Bắc Kinh, al-Adsani khẳng định KPC đã tăng sản lượng 85.000 thùng/ngày như một phần thỏa thuận nâng sản lượng của OPEC. Bất kỳ sự gia tăng sản lượng tiếp sẽ phụ thuộc vào OPEC.
Ông nói “có nhu cầu hiện nay ... do các lệnh trừng phạt được thực hiện với Iran ... Một số công ty đang cố gắng tìm các lựa chọn khác ngoài Iran, có thể là Saudi Arabia, UAE, Iraq và Kuwait”.
Cũng trả lời Reuters tại sự kiện này, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, Bakheet al-Rashidi cho biết ông không dự kiến OPEC sẽ tổ chức một cuộc họp khác để bàn luận về thị trường dầu mỏ trước cuộc họp đã lên kế hoạch trong tháng 12. Ông nói “thị trường này đủ ổn định, chúng tôi sẽ sản xuất thêm đủ để ổn định thị trường”.
Al-Adsani và al-Rashidi phát biểu bên lề của một sự kiện trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh trong tuần này để tham dự hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Ả Rập.
Các bình luận của họ đưa ra sau cuộc họp của tổ chức OPEC trong tháng trước đó cùng với các nhà sản xuất ngoài OPEC như Nga, đã đồng ý nâng sản lượng khoảng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7.
 
Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ sản xuất thêm để ngăn cản thiếu hụt dầu mỏ có thể phá hoại tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trích Nguồn: VITIC/Reuters

Nhiều xe nhập khẩu đắt tiền về Việt Nam giữa tháng 6

 

Nhiều xe nhập khẩu đắt tiền về Việt Nam giữa tháng 6

Theo Tổng cục Hải quan, trong tuần 8-14/6, lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam đạt 163 xe. Số xe con nhập khẩu chiếm 110 chiếc, với giá trị hơn 4,5 triệu USD, thông quan chính tại cảng Hải Phòng và TP HCM. Tính trung bình, mỗi xe nhập khẩu đợt này có giá khoảng 41.500 USD.

Mức giá trung bình này là khá cao so với xe nhập khẩu vào Việt Nam trước nay, gấp khoảng 2 lần. Tuần đầu tháng 6, giá trị trung bình xe nhập khẩu 21.300 USD, tuần trước đó khoảng 20.000 USD. Giá xe nhập khẩu vào Việt Nam thường dao động trong khoảng 18.000-20.000 USD, do những ảnh hưởng của thuế, phí nên giá bán ra thị trường tăng lên gấp 2,5-3 lần hoặc hơn với những xe sang, siêu sang.

Sở dĩ có sự chênh lệch về giá trị, do những tuần trước đó, xe nhập chiếm phần lớn xuất xứ Thái Lan, Trung Quốc, hầu hết ở các dòng phổ thông. Trong khi đó, số lượng xe con nhập về Việt Nam trong tuần giữa tháng 6 phần lớn từ Mỹ, chiếm 39 chiếc, 32 xe Đức và 30 xe Nhật Bản. Đây là những nơi thường xuất khẩu các dòng xe cao cấp hơn sang Việt Nam.

Lexus Việt Nam cho biết, riêng hãng này thời gian vừa rồi về cảng khoảng 25 xe, chia đôi cho hai đầu cảng TP HCM và Hải Phòng. Đây là lô xe thử nghiệm nhập khẩu từ Nhật với giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) dành cho xe xuất châu Âu. Đại diện hãng cho biết vẫn chưa biết thời gian tới có nhập được xe suôn sẻ với số lượng lớn hay không, vì còn phụ thuộc các cơ quan hữu trách ở Việt Nam.

Tuần giữa tháng 6, xe con từ khu vực ASEAN, có cơ hội hưởng thuế nhập khẩu 0%, không về Việt Nam. Từ đầu năm, xe con miễn thuế nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan. Trong khi đó, những mẫu xe nhập khẩu từ Indonesia vẫn chưa bán tại Việt Nam, do không nhập được xe về. Dự kiến cuối quý 2, đầu quý 3, xe từ Indonesia sẽ về để giải "cơn khát" trên thị trường.

 Yêu cầu về giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại theo Nghị định 116, khiến nhiều doanh nghiệp không kịp xoay xở, kéo theo tình trạng không kịp nhập xe về bán. Nhiều dòng xe mới sẽ được các hãng đưa về trong thời gian tới, khi đủ điều kiện nhập xe và được đáp ứng về nguồn cung từ nhà máy tại nước ngoài. Khi xe nhập khẩu "đổ bộ", thị trường sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh về giá gay gắt giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước.

Nguồn: VnExpress.net

 

Hỗ trợ trực tuyến

4392716
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
5658
3902
13683
2330825
92662
4392716

Your IP: 3.145.10.80
Server Time: 2024-11-26 23:32:23

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 150 guests and no members online