Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài lại ồ ạt rót vốn vào bất động sản Việt Nam?

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài lại ồ ạt rót vốn vào bất động sản Việt Nam?

 Theo các chuyên gia phân tích, thị trường địa ốc Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Một trong những lý do để gia tăng nguồn vốn đầu tư là chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh BĐS theo hướng cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, thị trường BĐS trong nước đang có lợi thế về chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh, dự kiến chiếm đến 50% dân số trong 10 năm tới. Do vậy, tại Diễn đàn M&A Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức vào chiều ngày 8/8, nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài đánh giá rằng đây là thời điểm chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này.
"Hiện tại đang là đỉnh cao của chu kỳ, nên các nhà đầu tư đang tận dụng thời cơ này để bước chân vào thị trường địa ốc Việt. Họ sợ nếu không đầu tư ngay trong giai đoạn này, thì chắc chắn sẽ lỡ mất một nhịp khi mà Chính phủ đang thực hiện một loạt cải cách, tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành...", bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao công ty CBRE Việt Nam, cho biết thêm.
Một số ý kiến khác cũng nhận định rằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, một thị trường BĐS đang phát triển khá sôi động như Việt Nam là một cơ hội vô cùng hấp dẫn. Do đó, hoạt động M&A tại Việt Nam đang được triển khai bởi phần lớn các nhà đầu tư châu Á, mà đứng đầu là các "ông lớn" đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và sắp tới sẽ là dòng vốn mới từ Trung Quốc.
Theo đại diện của công ty KPMG, ngoài các phân khúc như chung cư, BĐS nghỉ dưỡng, thời gian tới cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị, còn mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam. Các nhà sản xuất muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc hướng đến các thị trường bên ngoài khác.
Tuy nhiên, vị này cho rằng điểm yếu nhất của các doanh nghiệp địa ốc Việt Nam khi muốn tạo nên một thương vụ thành công chính là việc chia sẻ thông tin.
"Chúng ta muốn thu hút một nguồn vốn lớn để hợp tác cùng phát triển, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không muốn chia sẻ thông tin của mình một cách minh bạch. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại muốn mọi thứ phải hết sức rõ ràng để biết được lịch sử kinh doanh của đối tác tiềm năng ra sao. Ngược lại, các công ty Việt Nam chỉ đưa ra những gì họ muốn mà không đưa được cái các đối tác ngoại muốn", vị chuyên gia này nói thêm.
Thời gian qua, việc các doanh nghiệp BĐS trong nước IPO như Vinhomes, Cenland và nhà nước liên tục thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước giúp các giao dịch M&A trong năm nay được thực hiện một cách dễ dàng hơn vì mọi cái đều minh bạch.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn "săn đuổi" một công ty tiềm năng nào đó chưa lên sàn, họ rất mất thời gian trong việc làm việc giữa các bên để có được thông tin mong muốn. Đó là, minh bạch tài chính, quản trị, pháp lý dự án, pháp lý quỹ đất...
Ông Warick Cleine - Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho rằng một số thách thức có thể làm "hỏng" các thương vụ M&A như thời gian thẩm định hồ sơ quá lâu bởi phải trải qua rất nhiều cấp khác nhau. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần trao quyền cho các cấp chuyên môn thực hiện phê duyệt hồ sơ pháp lý đầu tư theo đúng thẩm quyền của mình, được như vậy sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian chờ đợi của các bên.
Trên thực tế, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chỉ riêng tại TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án vẫn đang bị đóng băng, chưa thể đưa vào khai thác. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực nhằm góp phần giải quyết gánh nặng không chỉ cho các chủ đầu tư mà còn của ngân hàng và nền kinh tế...
Tuy nhiên, theo các công ty tư vấn, nhà đầu tư để làm "sống lại" những dự án này không hề đơn giản bởi lý do khiến những dự án này "trùm mền" thì quá nhiều như đang thế chấp tại ngân hàng, vướng bồi thường giải tỏa, chưa đóng tiền sử dụng đất, chủ dự án không đủ năng lực triển khai… Như vậy, để có thể thâu tóm được một dự án như thế, các nhà đầu tư phải trải qua một "rừng" thủ tục, nên xu hướng chính là họ tìm quỹ đất mới hoặc mua luôn các công ty trong nước có dự án sạch.
Trả lời hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài tham dự Diễn đàn M&A trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nhấn mạnh Chính phủ nhất quán chủ trương tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, thu gọn lại danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ vốn, chỉ tập trung nắm giữ vốn ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực An ninh Quốc phòng, những lĩnh vực tư nhân không tham gia, và những lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không muốn làm.
 
Chính phủ kiên trì phương án thoái vốn và thoái vốn mạnh mẽ khỏi các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lần đầu. Từ nay đến 2020 cơ bản phải hoàn thành chương trình thoái vốn nói trên.
Phó Thủ tướng cho rằng, Chính phủ sẽ tập trung cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ….Chính phủ kiên quyết cắt giảm các điều kiện kinh doanh và kiểm tra liên ngành. Trong năm nay, 50% điều kiện kinh doanh sẽ được cắt giảm, hiện Chính phủ đã cắt giảm khoảng 15%, còn khoảng 40% đang nằm trên bàn các Bộ và Chính phủ.
"Thủ tướng đã có chỉ đạo đến ngày 15/8 này các Bộ ngành phải trình lên Chính phủ để Chính phủ ký duyệt. Các thủ tục kiểm tra liên ngành cũng phải cắt giảm được 50%", Phó Thủ tướng khẳng định.
Trên cơ sở môi trường kinh doanh được cải thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh trong đó có việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động M&A.
Trích Nguồn: http://Cafef.vn
 

Tiêu thụ E5 RON92 tăng mạnh nhưng người tiêu dùng chưa hết e ngại

 

Tiêu thụ E5 RON92 tăng mạnh nhưng người tiêu dùng chưa hết e ngại

Mặc dù sản lượng xăng E5 RON92 tiêu thụ nội địa đã tăng mạnh kể từ khi triển khai bán đại trà đến nay nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa hào hứng dùng loại nhiên liệu này.
Số liệu của Vụ Thị trường Trong nước, Công Thương cho thấy, sản lượng xăng E5 RON92 tiêu thụ nội địa trong 6 tháng qua đạt khoảng 1,78 triệu m3, tăng 31,18% so với cùng kỳ 2017. Hiện tỷ trọng xăng E5 RON92 đã đạt 40,18% so với tỷ trọng xăng khoáng RON95 là 59,82%.
 
Một số doanh nghiệp đầu mối có tỷ trọng tiêu thụ xăng E5 RON92 khá cao so với tổng lượng xăng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm của công ty như: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội đạt khoảng 62,53%; Tổng công ty Dầu Việt Nam đạt khoảng 50,15%; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đạt khoảng 47,70%.
 
Tỷ lệ tiêu thụ xăng E5 RON92 cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền trong đó tiêu thụ cao nhất là ở miền Bắc, tiếp đến là miền Trung và thấp nhất là miền Nam.
 
Mặc dù tiêu thụ xăng sinh học đã cải thiện nhiều so với thời điểm trước bán đại trà vào ngày 1/1/2018 nhưng theo Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), sản lượng sản xuất xăng E5RON92 của doanh nghiệp trong 6 tháng qua chưa đạt kế hoạch đề ra do tâm lý e ngại và thói quen của người tiêu dùng.
Ghi nhận của phóng viên ở một số cây xăng tại Hà Nội cho thấy, không chỉ chủ các phương tiện xe máy, ô tô đắt tiền chưa “mặn mà” với việc chuyển sang dùng xăng sinh học E5RON92 mà ngay cả những chủ phương tiện đi xe máy bình dân cũng chọn đổ xăng khoáng.
 
Anh Quang ở Tam Trinh, Hà Nội cho biết đã thử đổ xăng E5 RON92 cho chiếc ô tô 4 chỗ Suzuki còn khá mới của mình. Tuy nhiên, khi tăng tốc độ hoặc leo dốc thì cảm giác máy ì rất rõ giống như cảm giác “người chạy bị hụt hơi”. Trong khi đó, khi đổ lại xăng RON95, xe lại chạy ngon lành.
 
Vì thế, cho dù giá xăng E5 RON92 rẻ hơn xăng khoáng RON95 tới hơn 1.500 đồng/lít cũng như muốn hưởng ứng chính sách nhiên liệu sinh học của Chính phủ nhằm bảo vệ môi trường nhưng anh Quang vẫn phải dùng xăng khoáng RON95 như bình thường, anh Quang chia sẻ.
 
Theo anh Thái ở Lĩnh Nam (Hà Nội), anh đã đổ thử xăng E5 RON92 cho xe tay ga AirBlade công nghệ phun xăng điện tử của mình. Tuy nhiên, tiếng động cơ kêu to hơn, xe hay bị chết máy giữa đường và phải khởi động lại.
 
“Trước đây, khi xăng RON92 vẫn còn thì tôi vẫn đổ xăng RON95 để chạy. Đắt nhưng xắt ra miếng vì máy chạy khoẻ và rõ ràng là ít hao nhiên liệu hơn so với đổ các loại khác”, anh Thái cho biết.
 
 
Theo nhiều chuyên gia, để chủ trương phát triển xăng sinh học thay thế xăng khoáng đi vào cuộc sống thực sự, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về lợi ích lâu dài của loại nhiên liệu sạch với môi trường sống, với an ninh năng lượng quốc gia thì việc công bố rộng rãi các kết quả thử nghiệm dùng xăng sinh học cho các dòng động cơ phổ biến với xe máy, xe ô tô là rất cần thiết để chủ các phương tiện thực sự yên tâm sử dụng.
 
 
 

Xuất khẩu xăng dầu nửa đầu năm 2018 góp vào kim ngạch cả nước trên 1 tỷ USD

 

Xuất khẩu xăng dầu nửa đầu năm 2018 góp vào kim ngạch cả nước trên 1 tỷ USD

 Sau khi suy giảm cả lượng và trị giá trong tháng 5/2018, sang tháng 6 xuất khẩu mặt hàng xăng dầu đã lấy lại đà tăng trưởng, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong nửa đầu năm 2018 trên 1 tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 6/2018 xuất khẩu mặt hàng xăng dầu đã lấy lại đà tăng trưởng cả về lượng và trị giá sau khi suy giảm trong tháng 5, tăng lần lượt 50% và 48,3%, tương ứng 237,3 nghìn tấn; 158,4 triệu USD, nâng lượng xăng dầu xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 lên 1,6 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 13,2% về lượng và 41,7% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 35% tổng lượng nhóm hàng. Trong đó Cămpuchia là thị trường chiếm tỷ trọng lớn 34% đạt 243,7 triệu USD với 370,6 nghìn tấn, tăng 6,18% về lượng và 29,43% trị giá, giá xuất bình quân 657,62 USD/tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ 2017. Tính riêng tháng 6/2018, lượng xăng dầu xuất sang thị trường Campuchia đạt 57,6 nghìn, trị giá 40,8 triệu USD giảm 12,82% về lượng và giảm 12,56% trị giá, giá xuất bình quân 709,3 USD/tấn, tăng 0,29% so với tháng 5/2018.
Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc, tháng 6/2018 đạt 32,09 nghìn tấn trị giá 21,12 triệu USD, giảm 3,57% về lượng và 1,8% trị giá, giá xuất bình quân 658,39 USD/tấn, tăng 1,83% so với tháng 5/2018, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2018 xuất sang Trung Quốc đạt 221,6 nghìn tấn, trị giá 153,5 triệu USD, tăng 10,29% về lượng và 34,15% trị giá, giá xuất bình quân 692,4 USD/tấn, tăng 21,63% so với cùng kỳ năm 2017. Kế đến là các thị trường Lào, Malasyia, Hàn Quốc….
Nhìn chung, nửa đầu năm nay lượng xăng dầu xuất sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, đặc biệt xuất sang thị trường Thái Lan tăng đột biến gấp hơn 13,6 lần về lượng và 44 lần về trị giá, tuy chỉ đạt 25,8 nghìn tấn, trị giá 13,4 triệu USD, giá xuất bình quân đạt 520,52 USD/tấn gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2017. Ngược lại với thị trường Thái Lan, xuất sang Singapore lại sụt giảm mạnh cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 88,16% và 86,18% chỉ với 20,3 nghìn tấn; 17,3 triệu USD.
Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng xăng dầu trong nửa đầu năm 2018 có thêm thị trường Indonéia và Philippines với lượng xuất lần lượt 543 tấn và 158 tấn, trị giá 328,1 nghìn USD và 114,9 nghìn USD.

Thị trường xuất khẩu xăng dầu nửa đầu năm 2018

Thị trường

6T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Campuchia

370.644

243.742.934

6,18

29,43

Trung Quốc

221.692

153.500.561

10,29

34,15

Lào

77.026

51.930.654

-18,25

1,92

Malaysia

65.832

26.304.432

144,46

131,92

Hàn Quốc

59.731

41.905.235

24,78

70,67

Thái Lan

25.884

13.473.178

1.369,85

4.402,54

Nga

22.557

17.310.362

13,99

42,32

Singapore

20.326

9.098.877

-88,16

-86,18

Nguồn: (Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Việt Nam- Trung tâm công nghiệp mới ở Đông Nam Á

 

Việt Nam- Trung tâm công nghiệp mới ở Đông Nam Á

Báo cáo mới nhất về bất động sản công nghiệp của Công ty Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho thấy lĩnh vực bất động sản công nghiệp Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, tạo cơ sở cho kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm công nghiệp mới ở Đông Nam Á.
 
JLL Việt Nam đánh giá trong vòng 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển để dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như năm 1986 Việt Nam chỉ có khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp, đến năm 2018, con số này đã lên đến 80.000ha.
 
Phân tích của JLL chỉ rõ, sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ các yếu tố: Việt Nam đang phát triển ngành kinh tế xuất khẩu; sự phát triển của các khu công nghiệp và kinh tế chuyên biệt và có quy hoạch cụ thể; các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền nhiều địa phương có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại vào khu công nghiệp, khu chế xuất như: miễn visa cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu đãi thuế đất; cơ chế hải quan 1 cửa nhanh chóng…Ngoài ra, lợi nhuận trên chi phí (YOC) khá cao từ 11-12% so với các nước trong khu vực khiến cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam khá hấp dẫn.
 
Bất động sản công nghiệp Việt Nam tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Nam được xem là khu vực tiên phong trong thị trường này với sự tập trung của rất nhiều ngành hàng truyền thống. Với lợi thế phát triển sau, vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc lại thu hút nhiều nhóm nhành công nghê cao và tiên tiến hơn. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực mới được tập trung phát triển gần đây.
 
Các chuyên gia cũng lưu ý đến một yếu tố nữa để khẳng định vị trí của Việt Nam trong việc dần xuất hiện vai trò trung tâm công nghiệp mới của châu Á là việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng nhiều lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làm sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi nước này đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng để cơ hội không bị “vuột” đi, Việt Nam cần gấp rút nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thẩm thấu được các dự án có thể “đổ bộ” vào Việt Nam trong nay mai.
 
Hai yếu tố giúp thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển nữa đó là thị trường logistics đang chuyển mình cùng việc cách mạng công nghiệp 4.0. Một trong những thách thức nhất của Việt Nam trong vòng vài năm tới chính là việc làm sao có thể thích nghi nhanh chóng và nắm bắt được những thay đổi do công nghệ và tự động hóa do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Giám đốc thị trường JLL Việt Nam Nguyễn Huyền Trang nhìn nhận, thương mại điện tử cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của bất động sản công nghiệp. Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng trở thành thị trường lớn nhất về thương mại điện tử của khu vực.
 
 Ông Stephen Wyatt- Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định: Chúng tôi tin rằng thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới, Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn.
 
Trích nguồn: Quang Lộc/Báo Công thương điện tử 

 

Nhập siêu gần 900 triệu USD trong nửa đầu tháng 7

 

Nhập siêu gần 900 triệu USD trong nửa đầu tháng 7

Cán cân thương mại thâm hụt mạnh trong 15 ngày đầu tháng 7 khiến kim ngạch xuất siêu lũy kế từ đầu năm giảm. Đáng quan tâm là kim ngạch xuất khẩu liên tiếp có chiều hướng giảm.

 Kém khả quan

Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 15 ngày đầu tháng 7 đạt 8,342 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 9,221 tỷ USD. Như vậy, mức thâp hụt thương mại của cả nước trong nửa đầu tháng này lên đến 879 triệu USD.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/7/2018, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 122,5 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt gần 120 triệu USD. Như vậy, đến 15/7/2018 nước ta đang xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD.
Tính đến 15/7/2018, cả nước có 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 24 tỷ USD; dệt may đạt 14,9 tỷ USD; máy vi tinh và kinh kiện đạt gần 14,4 tỷ USD.
Đáng chú ý theo quan sát của phóng viên, hoạt động xuất khẩu cả nước đang tiếp tục dấu hiệu sụt giảm, đây tiếp tục là một chiều hướng không mấy tích cực của hoạt động xuất khẩu của nước ta.
Bởi 15 ngày cuối tháng 6, cả nước đạt kim ngạch 10,354 tỷ USD, tính cả trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 0,5% so với tháng 5.
Theo dõi hoạt động xuất khẩu cả nước từ đầu năm đến nay cho thấy, tháng 6 là tháng thứ 3 trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm so với tháng liên kề trước đó.
Cụ thể, ngoài tháng 6, tháng 4 vừa qua kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 18,4 tỷ USD, giảm tới gần 2,8 tỷ USD so với tháng 3. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 chỉ đạt 14,33 tỷ USD giảm gần 5,9 tỷ USD so với tháng 1.
Việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 có thể lý giải do nguyên nhân nghỉ Tết dài ngày, nhưng đối với sự sụt giảm ở tháng 4 và tháng 6 là điều cần được lý giải cặn kẽ. Bởi thực tế, sự sụt giảm này không theo quy luật xuất khẩu thông thường những năm gần đây.
Đơn cử như trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đa số theo quy luật tháng sau cao hơn tháng trước. Cùng kỳ năm ngoái chỉ có tháng 6 bị sụt giảm nhẹ hơn 100 triệu USD so với tháng 5 và tháng 2 có dịp Tết nên việc giảm so với tháng 1 là bình thường theo quy luật. Vì vậy, sự trồi sụt liên tục những tháng vừa qua của năm 2018 là diễn biến bất thường.
Liên quan đến hoạt động xuất khẩu của cả nước, 6 tháng đầu năm chỉ có 2 tháng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 20 tỷ USD/tháng. Đó là tháng 1 đạt 20,22 tỷ USD và tháng 3 đạt kim ngạch cao nhất trong nửa đầu năm nay với con số 21,133 tỷ USD.
Thêm một thông tin đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tính đến 15/7/2018 chỉ đạt 15%, thấp hơn tốc độ của cùng kỳ 2017 (tốc độ tăng trưởng cùng kỳ 2017 đạt 19%).
10 đối tác lớn
Theo Tổng cục Hải quan, cập nhật theo thị trường hết 6 tháng đầu năm xuất khẩu sang 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hông Kông, Ấn Độ, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Áo) đạt 101,04 tỷ USD, chiếm 88% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.
 
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang 10 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 21,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, thị trường Trung Quốc có mức tăng cao nhất với con số gần 28%, tương đương kim ngạch tuyệt đối tăng thêm gần 3,63 tỷ USD.
Đối với lĩnh vực nhập khẩu, nửa đầu năm 2018, trị giá nhập khẩu từ 10 thị trường lớn nhất (EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, Argentina) đạt 101 tỷ USD, chiếm gần 97% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu chủ lực ncủa nước ta cũng đạt tốc độ tăng trưởng dương (trừ Hàn Quốc và Argentina).
Trích nguồn: Baohaiquan.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4392085
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
5027
3902
13052
2330825
92031
4392085

Your IP: 3.144.82.128
Server Time: 2024-11-26 22:15:54

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 100 guests and no members online