Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 2)

 

Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 2)

Theo ông Gareth Leather, chuyên gia của Capital Economics, sẽ khó để định lượng những tác động thực sự mà các nền kinh tế châu Á phải hứng chịu.
Trên thực tế, Trung Quốc là nhà cung cấp chính của nhiều loại hàng hóa mà nước này bán cho Mỹ, do đó, người tiêu dùng Mỹ sẽ cần tìm những sản phẩm thay thế cho những loại hàng hóa mà họ đang mua của Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Các nhà xuất khẩu châu Á có thể tìm thấy cơ hội từ bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu tại thị trường Mỹ.
Nhìn nhận trên bình diện khu vực, hoạt động thương mại giữa các nền kinh tế châu Á đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Khu vực này ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong trao đổi thương mại nhanh nhất thế giới trong năm 2017, xét về khối lượng cả trong xuất khẩu và nhập khẩu, với các con số lần lượt là 6,7% và 9,6%, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đáng chú ý, Munir Nanji - giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Citi Global Subsidiaries Group, chỉ ra xu hướng châu Á “dùng hàng châu Á” trong bối cảnh tiêu dùng khởi sắc, dù trước đây nguồn cung chủ yếu đến từ các công ty Mỹ và châu Âu.
Ông Nanji cũng đề cập đến việc các quốc gia tại khu vực đang thúc đẩy những chính sách khuyến khích sản xuất đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại châu Á. Ví dụ như sáng kiến “Make in India” (Hãy đến sản xuất tại Ấn Độ) của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi hay Khu vực thương mại tự do Thượng Hải của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng tạo ra thời cơ cho các nhà xuất khẩu bông của Ấn Độ. Mỹ là nhà xuất khẩu sợi lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp phần lớn nhu cầu bông của Trung Quốc.
Nếu Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu 25% lên hàng nông sản Mỹ, bao gồm sản phẩm bông, Ấn Độ có thể gia tăng thị phần xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc. Hãng Reuters đưa tin Ấn Độ đã ký hợp đồng bán 85.000 tấn bông trong vụ mùa mới cho Trung Quốc – một thương vụ khá hiếm hoi từ trước đến nay.
Ông Nanji, chuyên gia của Citi, nhận xét khi diễn ra chiến tranh thương mại, các quốc gia liên quan sẽ phải tìm thị trường mới, do vậy, một số nước khác được hưởng lợi, có thể là châu Á hay Mỹ Latinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là sự chuyển dịch hành lang thương mại sẽ hướng đến đâu?
Trong lúc thế giới đang tiến gần hơn tới một cuộc chiến thương mại, một số nỗ lực đã được tiến hành để thay đổi chiều hướng theo cách tích cực hơn.
Ví dụ như Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố sau Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G7 tại Canada rằng: “Chúng ta vẫn còn nhiều ngày để tiến hành các biện pháp cần thiết để tránh một cuộc chiến thương mại giữa EU và Mỹ, và để tránh cuộc chiến thương mại giữa các thành viên G7”.
Theo thông tin từ Washington, ngày 11/7/2018, Thượng viện Mỹ đã thông qua một biện pháp giúp Quốc hội Mỹ tái khẳng định quyền hạn của mình về thuế quan trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chiến lược thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.
 
Trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 80-11, các thượng nghị sĩ đã thông qua giải pháp thương mại không ràng buộc, giúp Quốc hội có vai trò lớn hơn về thuế quan được áp dụng vì những lý do an ninh quốc gia, được gọi là Mục 232 của Luật Thương mại.
Tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo cho thấy mối quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump thực hiện trong mấy tháng gần đây đối với Trung Quốc, cũng như các đối tác thương mại khác là Canada, các nước châu Âu và Mexico.

Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 1)

 

Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 1)

Theo các nhà phân tích, những hành động “ăn miếng, trả miếng” của hai “đầu tàu” kinh tế thế giới Mỹ-Trung tác động đáng kể đến những nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào ngoại thương với hai nước này.
 
Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế với các sản phẩm nhôm và thép từ Canada, Mexico, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, không mấy vấn đề nào gây nhiều sự chú ý của báo giới như nguy cơ cuộc chiến thương mại. Tình hình càng trở nên u ám hơn khi các đối tác thương mại này cam kết sẽ trả đũa.
 
Ví dụ như Canada có kế hoạch áp thuế 25% với 13 tỷ USD mặt hàng thép và rượu whiskey của Mỹ. Mexico áp thuế nhằm vào mặt hàng thép và nông sản Mỹ. Các biện pháp trả đũa của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm việc áp thuế 25% nhằm vào khoảng 200 mặt hàng của Mỹ như xe máy, thuốc lá và rượu whiskey ngô.
 
Riêng với Mỹ-Trung, căng thẳng giữa hai nước đã bị đẩy lên một nấc thang mới kể từ sau khi chính sách áp thuế mới của Mỹ đối với Trung Quốc, và của Trung Quốc đối với Mỹ, có hiệu lực từ ngày 6/7 vừa qua.
 
Theo nhận định của giới phân tích, những hành động “ăn miếng, trả miếng” của hai “đầu tàu” kinh tế thế giới này sẽ gây ra những tổn thất khó lường không chỉ đối với kinh tế toàn cầu, mà còn tác động đáng kể đến những nền kinh tế châu Á phụ thuộc lớn vào ngoại thương với hai nước này.
 
Căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục leo thang sau khi Washington ngày 11/7/2018 bất ngờ công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá đến 200 tỷ USD sẽ bị đánh thuế sớm nhất là trong tháng 9 tới. Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố chỉ trích động thái của Mỹ là "hoàn toàn không thể chấp nhận", đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả.
 
Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà Mỹ đe dọa áp thuế đến nay bao gồm nhiều sản phẩm trong lĩnh vực hàng không, thông tin truyền thông, robot, máy móc, ô tô, thiết bị điện tử công nghệ cao. Trong khi đó, thuế quan của Trung Quốc dự kiến sẽ tập trung tấn công các mặt hàng nông sản như đậu nành, thịt lợn, rượu vang, thủy sản, ô tô và máy bay của Mỹ.
 
Theo nhà kinh tế trưởng của ngân hàng DBS (Singapore) Taimur Baig, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc và Singapore là những nền kinh tế có thể chịu hệ lụy lớn nhất từ một cuộc chiến thương mại trong khu vực châu Á, dựa trên mức độ mở cửa thương mại và sự liên kết sâu sắc của các chuỗi cung ứng.
 
Nhiều nền kinh tế châu Á xuất khẩu "hàng hóa trung gian" sang Trung Quốc, mà sau đó, các bộ phận này được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi được chuyển đến các thị trường tiêu dùng cuối cùng như Mỹ, theo nhận định của Gareth Leather – chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại công ty nghiên cứu Capital Economics (Anh).
 
Ví dụ về hàng hóa trung gian có thể kể đến như chip bán dẫn và màn hình, chúng thường được sản xuất tại các địa điểm khác nhau trên khắp châu Á trước khi được xuất sang Trung Quốc để lắp ráp thành các sản phẩm như điện thoại di động và máy tính.
 
Các nhà phân tích của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase đánh giá nếu thuế quan do Tổng thống Donald Trump đề xuất có hiệu lực, không chỉ xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm, mà phần còn lại của châu Á cũng bị liên lụy.
 
Về bản chất, các sản phẩm trung gian phụ thuộc rất nhiều vào sự tích hợp chặt chẽ của chuỗi cung ứng.Mối đe dọa trên lại diễn ra vào thời điểm các thị trường mới nổi, trong đó có các nền kinh tế ở châu Á, đang đối mặt với tình trạng thoái vốn và đồng nội tệ suy yếu.
Bên cạnh đó, giả sử một cuộc chiến thương mại không xảy ra, nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi các trở ngại.Thách thức trong tương lai vẫn có thể xuất hiện bởi các hạn chế đầu tư quốc tế của Mỹ giữa nước này và các nền kinh tế khác.
 
Giới quan sát dự đoán thẩm quyền của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) có thể được mở rộng. Đây là một ủy ban liên bộ phụ trách xem xét các thương vụ mà các công ty nước ngoài mua lại doanh nghiệp Mỹ, nhằm xác định tác động của chúng với an ninh quốc gia Mỹ.
 
 
Dự luật về đầu tư nước ngoài này chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn của Washington nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp quản các công ty Mỹ và tiếp cận công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng các thương vụ mua lại trong các ngành khác sẽ không thất bại dưới cơ chế kiểm soát này trong tương lai. Nói ngắn gọn, cơ quan này có thể đánh giá hay thậm chí ngăn chặn đầu tư nước ngoài từ các nước khác vào Mỹ.
 
Nếu Washington bắt đầu ngăn chặn đầu tư nước ngoài, các quốc gia khác có thể sẽ trả đũa và thế giới sẽ chứng kiến cuộc chiến đầu tư mà có thể làm tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu ở mức độ lớn hơn. Bởi nguồn vốn là yếu tố cần thiết để mở rộng và làm sâu sắc hơn các mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia, nên sự cản trở trong đầu tư cuối cùng sẽ làm xói mòn hay gián đoạn thương mại xuyên biên giới.
 
Nếu dòng vốn bị cản trở bởi các luật lệ khắt khe hơn, điều đó sẽ làm tổn hại tới các mạng lưới sản xuất và thương mại giữa Mỹ và các nước khác trên khắp thế giới.
 

Vàng sẽ 'lên ngôi' khi chiến tranh tiền tệ chấm dứt sự thống trị của đồng USD

 

Vàng sẽ 'lên ngôi' khi chiến tranh tiền tệ chấm dứt sự thống trị của đồng USD

 Các chuyên gia cho rằng, thế giới đang đối mặt với một cuộc chiến tiền tệ và loại tài sản duy nhất có thể bảo vệ nhà đầu tư trước sự sụp đổ của đồng bạc xanh là vàng. Trong bối cảnh sức mạnh địa chính trị đang dịch chuyển từ Tây sang Đông, sự thống trị của Mỹ có thể sẽ sớm kết thúc.
 
 Một trong những dấu hiệu của quá trình trên là sự “hồi hương” của vàng ra khỏi nước Mỹ. Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Hà Lan đã bắt đầu chuyển vàng về nước. Lý do là Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và các nước không còn nhìn thấy Nga như một mối đe dọa, theo ông Claudio Grass – một nhà tư vấn kim loại quý độc lập và là Đại sứ Viện Nghiên cứu Mises.
 
“Các ngân hàng trung ương từng di dời số vàng của họ vì cảm thấy bị Liên Xô đe dọa và nhìn thấy Mỹ như một đồng minh tự nhiên. Thực tế rằng các ngân hàng trung ương đang chuyển vàng về nước cho thấy vấn đề trên đã thay đổi. Nó cũng cho thấy họ không còn xem Nga là mối đe dọa lớn hơn Mỹ. Châu Âu đang ở tâm điểm của sự dịch chuyển quyền lực địa chính trị này và một số nước rõ ràng đang tin rằng cất giữ vàng tại nước nhà là điều khôn ngoan hơn”, ông Grass nói với hãng tin RT.
Ông cho biết thế giới bắt đầu sống trong khủng hoảng từ năm 2008, nhưng cuộc chiến tiền tệ bắt đầu còn sớm hơn. Các ngân hàng trung ương in hàng nghìn tỷ USD từ hư không, đồng thời hạ giá tiền tệ và bơm tiền vào đủ loại tài sản tài chính, bất động sản và trái phiếu.
“Tuy nhiên, rõ ràng là các vấn đề mang tính hệ thống vẫn chưa được giải quyết, mà ngược lại, các rủi ro ngày càng lớn hơn và mong manh hơn so với một thập kỷ trước. Ta đã biết hơn 65% dự trữ tiền tệ trong hệ thống ngân hàng trung ương được giữ bằng đồng tiền toàn cầu mà hiện vẫn là đồng USD. Chính vì vậy, nắm giữ vàng chắc chắn là cách phòng thủ tốt nhất chống lại sự sụp đổ của một đồng tiền, và do đó cũng chống lại sự sụp đổ của đồng USD”, ông Grass nói.
Các chuyên gia lưu ý, nợ toàn cầu đã tăng vọt lên 230 nghìn tỷ USD khi nền kinh tế thế giới sa lầy vào hệ thống “Trò chơi cờ tỷ phú” vốn dự trên đòn bẩy tài chính và nợ.
 
“Đợt chuyển dịch địa chính trị gần đây nhất, diễn ra vào thời Thế chiến thứ nhất và kết thúc vào Thế chiến thứ hai, đã đặt Mỹ vào vị trí thống lĩnh, vì họ sở hữu và giữ 70% dự trữ vàng của thế giới tự do. Đây cũng là lý do chính khiến đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Trong 30 năm qua, chúng ta có thể chứng kiến một đợt chuyển dịch quyền lực địa chính trị từ Tây sang Đông. Như các bạn biết, mọi thứ đều vận hành theo chu kỳ của nó”, ông Grass cho biết.
Trích nguồn: Trường Giang/Kinh tế và tiêu dùng

 

Báo Philippines: 'Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á'

 

Báo Philippines: 'Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á'

Trang mạng Inquirer.net của Philippines vừa đăng tải bài báo với tiêu đề "Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á," trong đó dẫn báo cáo mới của Jones Lang Lasalle (JLL), tập đoàn chuyên tư vấn tài chính của Mỹ khẳng định sau 20 năm Việt Nam từ một quốc gia thuần nông nghiệp đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những điểm sản xuất ấn tượng nhất tại Đông Nam Á.
 
Mở đầu bài báo, giám đốc phụ trách dịch vụ tài sản của JLL tại Việt Nam Stephen Wyatt nhận định Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là một quốc gia công nghiệp mạnh tại khu vực.
 
Tập đoàn dự báo thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm bước sang một giai đoạn mới và nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị trong tương lai, từ thị trường lấy lao động làm trọng chuyển sang thị trường lấy vốn làm trọng.
 
JLL đánh gia từ năm 1986, Việt Nam dành 335 ha đất để phát triển các khu công ghiệp, cho tới nay diện tích đã nhân rộng lên 80.000 ha.
Tốc độ phát triển này sẽ giúp Việt Nam khẳng định vị thế của một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo, định hướng công nghiệp và xây dựng các khu kinh tế, các thỏa thuận thương mại tự do, đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ với lực lượng lao động trẻ, dồi dào và chi phí thấp.
 
Đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm địa điểm sản xuất tại nước ngoài thì Việt Nam trở thành lựa chọn lý tưởng do lợi thế về vị trí địa lý.
 
Bài báo nêu rõ, nằm giữa Trung Quốc và Singapore, Việt Nam - với đường biển dài 3.260km, là một cửa ngõ giao thông đường thủy kết nối với Biển Đông, một trong những tuyến giao thông đường biển quan trọng nhất trên thế giới vốn đảm nhận gần 40% lượng hàng hóa (vận chuyển từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương) phải đi qua trước khi tới các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
 
Nhiều chuyên gia nhận định ngành logistics sẽ trở thành một trong những ngôi sao sáng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 tới 10 năm tới nhờ các điều kiện thuận lợi như sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp cư dân có mức thu nhập trung bình tạo ra lượng thu nhập sau thuế lớn hơn và cùng với đó là sự lớn mạnh của ngành thương mại điện tử giúp thúc đẩy nhu cầu logistics.
Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cũng rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng khi dành 5,8% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho phát triển hạng mục thiết yếu này và đây cũng là mức đầu tư cao nhất trong khu vực. Bài báo nhận định việc tiếp tục duy trì đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc và cảng biển, là một trong những điều kiện tối quan trọng để Việt Nam tiến tới giai đoạn công nghiệp/logistics tiếp theo và nâng cao tính cạnh tranh so với các quốc gia láng giềng khác.
 
 
Tất cả những yếu tố trên đã giúp thu hút một lượng đầu tư lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài vào quốc gia Đông Nam Á này.
 
Bài viết dẫn chứng sự thành công của Tập đoàn điện tử Samsung trong hoạt động tại Việt Nam như một trong những ví dụ điển hình.
 
Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc này đã đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam và trở thành "tấm gương" cho nhiều doanh nghiệp tự tin noi gương để bắt đầu thiết lập hoạt động tại Việt Nam.

Trích nguồn: Vietnamplus.vn

Nhập khẩu ô tô vào Việt Nam sụt giảm rất mạnh

 

Nhập khẩu ô tô vào Việt Nam sụt giảm rất mạnh

 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018 số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh 75,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12.389 chiếc và kim ngạch cũng giảm 68,5%, đạt 329,28 triệu USD.
Trong đó, riêng tháng 6/2018 nhập 3.357 chiếc ô tô, đạt kim ngạch 82,17 triệu USD, tăng 45,6% về số lượng và tăng 21,5% về kim ngạch so với tháng 5/2018, nhưng so với cùng tháng năm 2017 thì giảm rất mạnh 57,1% về số lượng và giảm 52% về kim ngạch.
Số lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm 81,8% trong tổng lượng ô tô nhập vào Việt Nam, đạt 10.129 chiếc và chiếm 62% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước, đạt 204,33 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh 47,2% về số lượng và giảm 41% về kim ngạch. Giá ô tô nhập khẩu từ Thái Lan tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 20.173 USD/chiếc.
Số lượng ô tô có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam 6 tháng đầu năm nay cũng giảm rất mạnh 88,4% so với cùng kỳ, đạt 402 chiếc và kim ngạch cũng giảm 91,7%, đạt 10,97 triệu USD.
Ô tô nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản sụt giảm 82,7% về số lượng và giảm 65,8% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 362 chiếc, trị giá 22,01 triệu USD, giá trung bình 60.802 USD/chiếc, tăng mạnh 97%.
Số lượng ô tô nhập khẩu từ thị trường Nga mặc dù giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch là tăng mạnh 44%, đạt 358 chiếc, tương đương 27,74 triệu USD. Giá ô tô nhập từ thị trường này cũng tăng mạnh 61,7%, đạt 77.495 USD/chiếc.
Đáng chú ý, số lượng ô tô nhập khẩu từ thị trường Pháp trong 6 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh 73,3% so với cùng kỳ, kim ngạch cũng tăng 201,7%, đạt 26 chiếc, tương đương 3,45 triệu USD. Giá ô tô cũng đạt mức cao nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu, đạt trung bình 132.804 USD/chiếc, tăng 74%.
Giá ô tô nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái 201,8%, đạt 55.780 USD/chiếc. Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu giảm mạnh 97,5% so với cùng kỳ, đạt 124 chiếc và kim ngạch giảm 92,6%, đạt 6,92 triệu USD.
Ô tô nhập khẩu từ thị trường Indonesia cũng sụt giảm rất mạnh 99,9% cả về số lượng và kim ngạch so với cùng kỳ, chỉ đạt 11 chiếc, tương đương 272.891 USD, giá trung bình 24.808 USD/chiếc, tăng 41,2%.
 Nhập khẩu ô tô vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018

Thị trường

6T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)

Lượng (chiếc)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

12.384

329.282.186

-75,71

-68,46

Thái Lan

10.129

204.328.561

-47,16

-41,11

Trung Quốc

402

10.966.933

-88,42

-91,68

Nhật Bản

362

22.010.251

-82,67

-65,84

Nga

358

27.743.079

-10,95

44

Đức

233

11.257.799

-65,22

-73,51

Mỹ

183

11.679.740

-88,56

-73,17

Hàn Quốc

124

6.919.148

-97,53

-92,56

Pháp

26

3.452.915

73,33

201,66

Anh

21

2.323.300

-90,87

-83,5

Canada

12

547.092

-64,71

-61,71

Indonesia

11

272.891

-99,9

-99,85

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

Trích nguồn : http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4392338
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
5280
3902
13305
2330825
92284
4392338

Your IP: 3.17.179.132
Server Time: 2024-11-26 22:40:56

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 158 guests and no members online