Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng Trung Quốc sẽ tràn về Việt Nam?

Đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng Trung Quốc sẽ tràn về Việt Nam?

Đồng nhân dân tệ giảm giá, hàng Trung Quốc sẽ tràn về Việt Nam?

 Nhiều ý kiến lo ngại việc đồng nhân dân tệ giảm có thể khiến hàng hóa XK của Trung Quốc trở nên rẻ hơn và tràn qua Việt Nam, làm giảm sức cạnh trạnh sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hoạt động XNK trong nước.
 
 Chiến tranh thương thương mại leo thang, đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục mất giá
 
Theo TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc: "Nếu tình hình căng thẳng thương mại trên thế giới tiếp tục leo thang, đồng nhân dân tệ có thể sẽ còn mất giá do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải "bơm" dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá".
 
Điều này dấy lên lo ngại việc đồng nhân dân tệ giảm có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn và tràn qua nước khác, làm giảm sức cạnh trạnh sản phẩm nội địa. Mối lo ngại này càng rõ rệt hơn khi Mỹ áp hàng loạt lệnh thuế mức cao lên hàng hóa Trung Quốc, đẩy nguy cơ nước này chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường thay thế khác.
 
Được biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ đã tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, trong đó có đồng nhân tệ.
 
Thống kê từ Bloomberg, giá 1 USD quy đổi là 6,8563 nhân dân tệ (CYN) hôm thứ Sáu tuần trước (10/8). Theo đó, tính đến cuối tuần tuần trước, nhân dân tệ có 9 tuần giảm liên tiếp, đánh dấu chuỗi thời gian đi xuống dài chưa từng có kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu áp dụng chế độ tỷ giá hiện đại vào năm 1994. Đồng tiền Trung Quốc đã mất giá khoảng 7% kể từ giữa tháng 6 năm nay.
 

 Diễn biến tỷ giá đồng nhân dân tệ so với USD trong một năm qua. Nguồn: Bloomberg

Cùng mối quan ngại về giá nhân dân tệ giảm, ông Hoàng Hữu Chương - Tổng giám đốc Công ty Dệt may Hữu Hoàng nêu quan điểm: “Hàng dệt may Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục tràn về Việt Nam với số lượng lớn. Việc tỷ giá đồng nhân dân tệ giảm khiến khả năng cạnh tranh hàng may mặc của chúng tôi bị ảnh hưởng ngay tại sân nhà”.
 
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
 
 Hàng Trung Quốc sẽ tràn về Việt Nam?
 
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Toàn Thắng - Trưởng ban kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho rằng, về mặt lý thuyết khi đồng nhân dân tệ giảm giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ và tràn về Việt Nam nhiều hơn, gây bất lợi cho hàng hóa trong nước. Đồng thời, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng khó khăn hơn.
 
“Tuy nhiên, thực tế điều này không quá lo ngại do hiện nay tầng lớp trung lưu (middle income) đang ngày một gia tăng và họ không còn có xu hướng dùng hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc. Thay vào đó, họ dùng các các mặt hàng có chất lượng cao hơn. Tầng lớp trung lưu mới chính là đối tượng chính điều khiển giá cả thị trường”, ông Thắng nhận định.
 
TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định: “Đây là bài toàn cung - cầu thị trường, không còn là bài toán về giá. Người Việt Nam có xu hướng không tin và cũng không thích hàng Trung Quốc nữa”.
 
Mặt khác, ông Thắng cho rằng, những tác động tiêu cực mới chỉ dừng lại ở dự báo và chưa biểu hiện rõ rệt. Thậm chí ngược lại, 6 tháng đầu năm ngoái, tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức cao trên 60%; đến nửa đầu năm nay xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Cơ hội nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ
 
Đồng nhân dân tệ đem lại tác động tích cực xét trên khía cạnh giá thành nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
 
 Thế nhưng, điều này phát sinh hai vấn đề là dòng vốn đầu từ FDI có thể giảm và khó khăn trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hàng hóa khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do (FTA).
 
“Việc nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất sẽ khiến mục tiêu tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước khó lòng đạt được. Khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng rẻ, càng ít doanh nghiệp FDI tìm kiếm cơ hội để đầu tư”, ông Thắng nói.
 
Đối với mối lo ngại việc nhập khẩu hàng Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến việc đảm bảo quy tắc xuất xứ, theo ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng, Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật khác thì FTA cũng trở nên vô nghĩa.
 
Tuy nhiên, ông Thắng nhận định: "Nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nếu được chế biến sâu thì vẫn đảm bảo việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA. Số lượng doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu để hưởng thuế quan ưu đãi tăng lên đáng kể. Nếu như trước kia, tỷ lệ doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ FTA chỉ dừng lại ở mức khoảng 30% thì đến nay con số này tăng lên 45%".
 
Nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng

EVN bảo đảm cung - cầu điện đến năm 2030: Đề xuất nhiều giải pháp

 

EVN bảo đảm cung - cầu điện đến năm 2030: Đề xuất nhiều giải pháp

Trước nguy cơ nhiều dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp điện giai đoạn sau năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chuẩn bị các giải pháp cân bằng cung - cầu.
Nguy cơ thiếu điện ở miền Nam
 
Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho biết, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong 5 năm (2018 - 2022), tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành là 34.864MW; trong đó, nhiệt điện (NĐ) 26.000MW. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ có 7 dự án NĐ than (7.860MW) đang xây dựng, còn thiếu tới 18.000MW so với kế hoạch. Đặc biệt, nhiều dự án nguồn điện đã khởi công đang chậm tiến độ.
 
Bên cạnh đó, việc bảo đảm nguồn nhiên liệu cho phát điện còn tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể, các nguồn khí thiên nhiên trong nước hiện đang khai thác đã suy giảm nhưng chưa có nguồn cấp khí thay thế; Dự án Khí lô B và Cá Voi Xanh vẫn còn nhiều rủi ro về tiến độ; việc xây dựng cảng than trung chuyển tại Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn..., ảnh hưởng rất lớn đến cung ứng điện.
 
Theo ông Ngô Sơn Hải, trong các năm 2019 - 2020, nguồn cung ứng điện có thể được bảo đảm với điều kiện các tổ máy chạy tin cậy, đủ nhiên liệu cùng với tăng huy động phát điện chạy dầu. Giai đoạn 2021 - 2023, nhiều khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam. Tình trạng này có thể kéo dài đến năm 2025 nếu phụ tải tăng trưởng cao, lượng nước về các hồ thủy điện kém hơn trung bình nhiều năm; nguồn khí lô B, Cá Voi Xanh chậm tiến độ và các dự án nguồn điện mới tiếp tục bị chậm tiến độ.
 
Phát triển cung, kiểm soát cầu
 
Để cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2030, EVN đã đưa ra hai nhóm giải pháp chính, bao gồm: Kiểm soát nhu cầu phụ tải và phát triển nguồn điện.
 
Cụ thể, để kiểm soát nhu cầu phụ tải, nhà nước cần đưa ra các cơ chế đẩy mạnh chương trình điều tiết phụ tải thông qua các giải pháp tăng cường sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và quản lý nhu cầu sử dụng điện. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên, vừa khuyến khích đầu tư, vừa sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất cao.
 
Về giải pháp bảo đảm nguồn cung, EVN đề nghị, từ nay đến năm 2020, đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện, nhất là khu vực phía Nam; bảo đảm cung cấp đủ khí cho phát điện; sớm có cơ chế về khung giá mua điện từ Lào; tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc ở phía Bắc theo phương án cách ly lưới điện. Đồng thời, tạo điều kiện phát triển các dự án điện mặt trời thuận lợi về đấu nối và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; tập trung đầu tư công trình lưới điện 220-110kV để đấu nối truyền tải các nguồn điện năng lượng tái tạo.
 
 
Giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030, tiếp tục đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện tại Lào để đấu nối bán điện trực tiếp về lưới điện Việt Nam; giải quyết các vướng mắc và có cơ chế, chính sách thực hiện đúng tiến độ chuỗi Dự án Khí lô B, Cá Voi Xanh và các dự án nguồn điện đồng bộ; ưu tiên khí cho phát điện và giảm lượng khí cấp, thậm chí dừng cấp khí cho các hộ tiêu thụ khác để bảo đảm an ninh năng lượng; tiếp tục nghiên cứu đầu tư nguồn điện bổ sung cho hệ thống điện quốc gia...
EVN đề nghị nhà nước có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán và tại khu vực khả thi về đấu nối, nhất là ở miền Trung và miền Nam.
 
Trích nguồn: Đình Dũng/Báo Công thương điện tử

 

 

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong “tháng cô hồn“

 

Làng vàng mã sản xuất xe hơi, túi hiệu cho người cõi âm tất bật trong “tháng cô hồn“

 Trước mỗi dịp rằm tháng 7 Âm lịch, người dân tại làng Phố Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) lại tất bật ngày đêm để chuẩn bị hàng phục vụ các "thượng đế". Sản phẩm dao động từ mấy chục nghìn cũng có, đến giá cao nhất là 2 triệu đồng cho một chiếc ô tô mui trần, trẻ con thậm chí còn chui vào được.

 "Thủ phủ vàng mã" lớn nhất cả nước vào mùa

Cách Hà Nội 40 km về hướng Đông Đông Bắc, Phố Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Nội) vốn nức tiếng với dòng tranh dân gian Đông Hồ. Ngày nay, nghề làm tranh dân gian bị mai một, những thợ thủ công truyền thống vẽ tranh Đông Hồ liên tục bỏ nghề. Họ chuyển sang làm hàng vàng mã rất được ưa chuộng, bởi sản phẩm có sự khéo léo và bề dày kinh nghiệm, truyền thống.

Cũng bởi thế, phố Hồ thời nay được mệnh danh là "đại công xưởng vàng mã" hay "thủ phủ vàng mã" lớn nhất cả nước. Cứ vào độ tháng 7 Âm lịch hằng năm, cả làng bỗng nhộn nhịp hẳn lên. Hàng loạt xe ô tô nối đuôi nhau vào làng mua hàng mã. Đây được xem là một trong hai "mùa vụ" lớn nhất trong năm của dân làng.

 

Cứ đến tháng 7 Âm lịch hàng năm, phố Hồ lại nhộn nhịp vào mùa làm vàng mã.

 

Các sản phẩm truyền thống được làm rất đẹp mắt.

 

Túi hiện đại cũng được trông giống như thật.

 
 
 
 

Cả vùng tất bật, mỗi nhà mỗi loại sản phẩm để kịp một trong 2 "vụ mùa" lớn nhất trong năm.

Người xưa vẫn hay quan niệm "trần sao âm vậy" nên tại làng không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Từ biệt thự, xe hơi, điện thoại, ti vi, thậm chí cả máy bay, du thuyền đều được người dân tích cực sản xuất. Hàng hóa được buôn may bán đắt quanh năm, không có mùa ế. Được biết, xu hướng năm nay trong làng là ô tô, iPhone, ti vi màn hình phẳng, túi xách hàng hiệu,...

Anh Hà Văn Hiệp (32 tuổi) cho biết từ khi sinh ra, anh đã thấy ông cha làm những đôi hài, quần áo để thờ ông Công ông Táo. Tuy nhiên những mặt hàng này gần như "bão hòa", ai cũng làm và nhiều nơi làm. Nhận thấy thị hiếu ngày càng đa dạng, anh Hiệp bàn với vợ là chị Nhàn chuyển qua làm... chăn ga gối đệm. Cả làng mỗi nhà anh Hiệp chị Nhàn "độc quyền" mặt hàng này.

 

Từng xe tải nối đuôi nhau vào làng thu mua sản phẩm.

 

Anh Hiệp đang cắm cụi làm bộ trang sức bằng bạc.

 

Bộ chăn ga gối đệm "độc quyền" mỗi nhà anh Hiệp.

"Một bộ chăn gối dao động từ 22.000 đến 40.000 đồng tùy chất liệu. Một chiếc giường bán giá 70.000 đồng. Hàng ra thường xuyên nên công việc có quanh năm. Cách đây 4 năm, tôi cũng nảy sinh ý định làm trang sức và bộ dụng cụ trang điểm gồm vòng cổ, lắc tay, nhẫn, gương, lược. Mặt hàng này khá kỳ công. Ban đầu chỉ gia đình tôi làm, đến nay có một số người đã làm theo, tuy nhiên vài mẫu mã vẫn chỉ có gia đình tôi làm được" - anh Hiệp chia sẻ.

Chị Nhàn là người làng khác. Sau khi kết hôn với anh Hiệp, chị chuyển về làng Song Hồ sinh sống và theo chồng làm nghề làm vàng mã. Gia đình chị kinh doanh nhỏ lẻ nhưng vẫn thuê thêm người làm để đảm bảo mỗi ngày xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm. Hiện tại có một số mặt hàng trang sức khá tinh xảo chỉ một mình chồng chị làm được nên bán cũng đắt hàng.

"Tuy thu nhập chỉ khoảng hơn 2 triệu/người/ ngày, không cao so với những mặt hàng khác nhưng công việc thường xuyên, ổn định. Hàng hóa cũng không bị ế nên cuộc sống gia đình cũng ngày càng sung túc. Công việc không nặng nhọc khó khăn gì mấy nên ai cũng làm được" - chị Nhàn nói.

 
 
 

Mọi công đoạn đều được chuyên môn hóa cho từng thành viên trong nhà.

"Xe mui trần" đắt nhất có giá 2 triệu đồng, làm nhiều ngày đêm

Gia đình bà Nguyễn Thị Yến (58 tuổi) có truyền thống làm hàng vàng mã lâu năm, qua nhiều thế hệ. Riêng về mặt hàng ô tô, nhà bà là người đi tiên phong với những thiết kế "khủng" nhất miền Bắc.

Từ những năm 90, khi bố chồng còn sống, bà Yến đã nối nghiệp cha mình. Thời đấy cả xưởng chỉ sản xuất những chiếc xe bé, đơn giản. Theo thời gian, các mặt hàng được "nâng" lên một tầm mới: tinh xảo hơn, lớn hơn đến mức trẻ con có thể ngồi vào bên trong. Sản phẩm dao động từ mấy chục nghìn cũng đó, đến giá cao nhất là 2 triệu đồng cho một chiếc ô tô mui trần.

 

Nhà bà Hiệp là xưởng sản xuất ô tô giấy lớn nhất miền Bắc.

 

Bà tỉ mẩn trong từng công đoạn.

 
 
 
 

Dòng xe Camry đen và trắng được ưa chuộng.

"Thường mỗi ngày xưởng cho ra 20 - 30 xe ô tô. Quy trình sản xuất có nhiều công đoạn như: vẽ mẫu, cắt giấy, phun sơn, gắn khung dán giấy. Mỗi công đoạn đều chuyên biệt từng người khác nhau. Có khách đặt cầu kỳ như chiếc xe mui trần có khi phải làm mấy ngày mới xong" - bà Yến cho hay.

Nhà bà làm nhiều mặt hàng, đầy đủ chủng loại về xe ô tô, như xe con, xe 3 bánh, xe 7 chỗ, 16 chỗ, xe khách, thậm chí cả xe bán tải, xe tải, xe container, mui trần... Trong đó, dòng xe Camry màu trắng hoặc đen là đắt hàng nhất. Có những loại "khó nhằn" như du thuyền, máy bay cũng có mặt trong xưởng sản xuất nhà bà Yến.

 

Thậm chí nhà bà còn làm cả máy bay.

 

Từng khung ngựa gỗ được phơi ngoài hiên nhà.

 
 

Người dân rộn ràng chất hàng lên xe tải.

"Nghề này cả nhà tôi ai cũng làm được, có những năm không có đủ hàng để bán. Làm nghề cũng khá nguy hiểm như bị bỏng, cháy nổ thì mất hết sạch, tính mạng cũng nguy hiểm. Làng bên từng có vụ cháy chết người nên mọi người luôn cẩn thận đề phòng".

Trong nhiều năm làm nghề, bà Yến ấn tượng nhất 2 chiếc máy bay do chính tay bà làm, rất tỉ mỉ và tinh xảo, làm mất hẳn 4 ngày. Rằm tháng 7 này, gia đình bà cũng sẽ đốt cho ông bà 1 cái ô tô (có tài xế).

Trung thu vẫn như mọi khi, Hà Nội vui nhất Hàng Mã, Sài Gòn đông nhất phố người Hoa!

Trích nguồn: Minh Nhân - Bá Cường/Trí thức trẻ

Vì sao Trung Quốc rút dầu thô khỏi danh sách đánh thuế hàng Mỹ

 

Vì sao Trung Quốc rút dầu thô khỏi danh sách đánh thuế hàng Mỹ

"Trung Quốc sẽ tự bắn vào chân mình nếu họ đánh thuế dầu thô nhập khẩu”.
Khi thực hiện lời cảnh báo áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ, Trung Quốc đã rút một mặt hàng quan trọng ra khỏi danh sách dọa đánh thuế ban đầu. Đó là dầu thô.
Trong bản danh sách dự kiến đưa ra hồi tháng 6, Trung Quốc tính áp thuế lên dầu thô nhập khẩu từ Mỹ. Ý định này đe dọa phá hỏng một mối quan hệ vừa mới manh nha: trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những khách lớn nhất mua dầu xuất khẩu của Mỹ. Năm 2017, thị trường Trung Quốc chiếm 1/5 xuất khẩu dầu thô của Mỹ.
Tuy nhiên, khi bản danh sách chốt được đưa ra hôm thứ Tư tuần này, dầu thô không còn có mặt, mà thay vào đó là nhiều sản phẩm khác. Bộ Thương mại Trung Quốc không hề đưa ra một lý giải nào cho thay đổi đó.
"Dầu Mỹ sẽ chẳng bị ế"
Theo tờ Wall Street Journal, giới phân tích cho rằng đây có thể là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang đánh giá lại tình hình. Xét tới những yếu tố như nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, các nước bán dầu có thể dễ dàng tìm khách mua mới, và hơn hết là mức độ phụ thuộc ngày càng lớn của Trung Quốc vào nguồn dầu nhập khẩu, Bắc Kinh "không dại gì" lại áp thuế lên dầu thô Mỹ.
Hiện nay, khoảng 70% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc được đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo con số này sẽ tăng lên mức 80% vào năm 2040.
"Trung Quốc sẽ tự bắn vào chân mình nếu họ đánh thuế dầu thô nhập khẩu", nhà phân tích Shane Oliver thuộc AMP Capital Markets phát biểu. "Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào dầu".
Trong vòng 2 năm qua, khối lượng dầu mà Trung Quốc mua của Mỹ đã tăng khoảng 200 lần, nhưng dầu Mỹ mới chỉ chiếm khoảng 3% nhập khẩu dầu của Trung Quốc. Hai nguồn cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc là Nga và Saudi Arabia.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ dầu thô ngọt nhẹ - loại dầu thô chính của Mỹ - đã được bán với giá rẻ hơn so với các loại dầu chua có độ nặng trung bình (medium sour grade) suốt gần hai năm qua. Dầu chua nặng trung bình là loại dầu chủ yếu mà các nhà cung cấp truyền thống của Trung Quốc sản xuất. Trong khi đó, dầu chua nặng trung bình đòi hỏi phải được lọc kỹ hơn và gây ô nhiễm nhiều hơn.
Trong những năm gần dây, các nhà máy lọc dầu ở châu Á, bao gồm ở Trung Quốc, đã điều chỉnh trang thiết bị để phù hợp hơn với việc lọc dầu Mỹ. Bởi vậy, nếu Trung Quốc giảm nhập dầu Mỹ, thì các khách mua khác ở châu Á sẽ dễ dàng nhảy vào lấp chỗ trống.
"Dầu nhẹ của Mỹ sẽ chẳng bị ế", chuyên gia kinh tế cấp cao Erik Norland thuộc CME Group nhận định. "Nếu không được bán sang Trung Quốc, dầu Mỹ sẽ được bán sang thị trường khác, có thể là các quốc gia ở khu vực này hoặc khu vực khác trên thế giới".
Thời điểm bất lợi
Một lý giải khác mà dân trong ngành dầu lửa đưa ra là Trung Quốc đang tạo điều kiện để nước này có thể tiếp tục nhập khẩu dầu lửa từ Iran, cho dù Mỹ tái áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu lửa của Iran vào tháng 11 năm nay.
"Nếu Trung Quốc áp thuế lên dầu thô của Mỹ, thì sẽ khó có chuyện Mỹ miễn trừ trừng phạt để Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô Iran", ông Dan Eberhart, Giám đốc điều hành (CEO) của công ty dịch vụ khoan dầu Canary LLC, nhận định. "Một hành động như vậy sẽ khiến nước Mỹ nổi giận thêm".
Ngoài ra, theo hãng tin Bloomberg, kế hoạch ban đầu về đánh thuế dầu Mỹ của Trung Quốc được đưa ra vào một thời điểm bất lợi đối với các công ty nhập khẩu dầu lửa của nước này. Unipec, một công ty con của hãng dầu lửa quốc doanh Sinopec , rơi vào một cuộc tranh cãi với Saudi Arabia, cho rằng giá dầu của Saudi Arabia quá đắt đỏ. Vì lý do này, Unipec giảm mua dầu của Saudi Arabia và tăng mua dầu Mỹ.
 
Hiện nay, Trung Quốc và nhiều nước nhập khẩu dầu khác còn đang đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu từ Iran và Venezuela, nên nguồn cung cấp dầu tư Mỹ càng trở nên quan trọng hơn.
Tháng 6 năm nay, xuất khẩu dầu thô Mỹ sang Trung Quốc đạt 15 triệu thùng, mức cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1996 - theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Với mức nhập này, Trung Quốc trở thành khách mua dầu Mỹ lớn nhất tại châu Á.
Trong khi đó, sản lượng dầu đá phiến tăng bùng nổ đã nâng tổng sản lượng khai thác dầu của Mỹ lên mức kỷ lục 11 triệu thùng/ngày trong tháng 7, củng cố vị thế của Mỹ trong hàng ngũ những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới cùng với Nga và Saudi Arabia.
Bloomberg đánh giá rằng việc Trung Quốc rút dầu thô khỏi danh sách đánh thuế hàng Mỹ là một dấu hiệu cho thấy Mỹ đã trở thành một lực lượng quá lớn để có thể bị xem thường trên thị trường dầu lửa.

Trích Nguồn:http:// VnEconomy .vn

 

Dự kiến IIP năm 2018 của ngành khai khoáng bằng 92,1-93,6% so với cùng kỳ

 

Dự kiến IIP năm 2018 của ngành khai khoáng bằng 92,1-93,6% so với cùng kỳ

Dự kiến năm 2018, sản lượng khai thác than đạt 40 triệu tấn

Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành công nghiệp khai khoáng dù gặp nhiều khó khăn song hầu hết các đơn vị đã nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra và dự kiến cả năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành bằng khoảng 92,1-93,6% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị gia tăng (VA) bằng khoảng 92% so với năm 2017.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, ngành khai thác khoáng sản có những thuận lợi như: giá dầu thô, giá một số loại khoáng sản tăng, tình hình tiêu thụ ngành than tăng hơn so với cùng kỳ… Bên cạnh đó, nhờ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khoáng sản của Chính phủ, một số loại khoáng sản đã tiêu thụ được lượng tồn kho nên hầu hết các đơn vị trong ngành đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong 6 tháng, tạo đà cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2018.
Cụ thể, với ngành dầu khí, tính chung 6 tháng, sản lượng khai thác dầu thô đạt 7,1 triệu tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng đã vượt 3% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 54,3% kế hoạch năm 2018 (trong đó khai thác dầu ở trong nước 6 tháng đạt 6,2 triệu tấn, vượt 2,5% - tương đương vượt 152 nghìn tấn so với kế hoạch 6 tháng).
Với việc giá dầu thô trung bình 6 tháng qua là 73 USD/thùng, vượt 18,6 USD/thùng – tương đương 30,1% so với giá dầu trung bình 6 tháng đầu năm 2017 (là 54,4 USD/thùng) đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong đó, doanh thu toàn tập đoàn vượt 21% kế hoạch, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2017; nộp ngân sách nhà nước vượt 48,9% kế hoạch, tăng 19,5% so với cùng kỳ 2017.
Bên cạnh đó, do thời tiết thuận lợi nên công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là đã có 01 phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông – 1X (lô 09-1 của VietsoPetro) và đã đưa được mỏ Bunga Pakma - PM3CAA vào khai thác từ ngày 12/5/2018, sớm hơn so với kế hoạch 1 tháng 19 ngày.
Cùng với dầu khí, ngành than cũng cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất theo kế hoạch và có bước tăng trưởng so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng than sạch ước đạt 22,42 triệu tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ, trong đó, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt 19,37 triệu tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Tình hình tiêu thụ của ngành cũng gặp nhiều thuận lợi, lượng tồn kho giảm nhiều so với đầu năm, đến ngày 30/6 tồn kho của TKV là 6,55 triệu tấn, giảm 2,47 triệu tấn so với đầu năm.
Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2018 là thời điểm bước vào mùa mưa lũ, do đó, hoạt động khai thác của ngành sẽ gặp khó khăn hơn. Hơn nữa, điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng khó khăn do các mỏ ngày càng khai thác xuống sâu và đi xa hơn, làm tăng cung độ vận chuyển, tăng hệ số bóc đất đá đối với các mỏ lộ thiên. Với các mỏ hầm lo, tình trạng gia tăng áp lực mỏ lớn do khí và nước nên đã làm tăng chi phí sản xuất than trong nước. Ngoài ra, các loại thuế, phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than liên tục tăng trong những năm gần đây dẫn đến giá thành sản xuất một tấn than tăng đã làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.
Đối với một số loại khoáng sản khác, do thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi, cùng với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khoáng sản của Chính phủ đã phát huy tác dụng, một số doanh nghiệp khoáng sản hoạt động trong lĩnh vực titan, quặng sắt tiêu thụ được các sản phẩm tồn kho.
Đặc biệt, giá bán Alumin trên thị trường tăng cao nhất từ trước đến nay nên hoạt động sản xuất kinh doanh của hai dự án Alumin Tân Rai và Nhân Cơ đã có những chuyển biến tích cực, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ và xuất khẩu với giá cao, góp phần vào tăng trưởng của nhóm ngành khai khoáng.
 
Với những kết quả khả quan và những hiệu ứng tích cực từ triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại trong nước và trên thế giới, đặc biệt là Chính sách công nghiệp quốc gia mới ban hành, Bộ Công Thương dự kiến chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 của ngành khai khoáng bằng khoảng 92,1-93,6% so với cùng kỳ năm 2017, giá trị gia tăng bằng khoảng 92% so với năm 2017.
Trong đó với ngành khai thác dầu, khí, phấn đấu năm 2018 khai thác bằng số sản lượng kế hoạch giao là 11,31 triệu tấn dầu và 9,6 tỷ m3 khí.
Với ngành than, Bộ Công Thương dự kiến kế hoạch sản lượng khai thác than năm 2018 đạt 40 triệu tấn (riêng sản lượng khai thác của TKV và Tổng công ty Đông Bắc là 38,37 triệu tấn). Các khoáng sản khác, như: quặng Apatit, Alumina và quặng sắt, dự kiến sản lượng khai thác cả năm 2018 lần lượt là 5 triệu tấn; 1,230 triệu tấn và 4 triệu tấn.
Trich nguồn: Hoàng Châu/Báo công thương điện tử

Hỗ trợ trực tuyến

4392047
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4989
3902
13014
2330825
91993
4392047

Your IP: 18.119.127.13
Server Time: 2024-11-26 22:11:23

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 88 guests and no members online