Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Nhu cầu dầu có thể hồi phục hoàn toàn vào 2022

 

Nhu cầu dầu có thể hồi phục hoàn toàn vào 2022

 Goldman Sachs dự kiến nhu cầu phục hồi nhờ đi lại tăng, phương tiện cá nhân phổ biến hơn và chi tiêu cơ sở hạ tầng đẩy mạnh.

 Trong nghiên cứu được công bố hôm thứ năm (2/7), các nhà phân tích tại Goldman Sachs ước tính nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 8% vào năm 2020, tăng trở lại 6% vào năm 2021 và hồi phục hoàn toàn về mức độ trước đại dịch vào năm 2022.
 
Xăng được cho là sẽ phục hồi nhu cầu nhanh nhất trong số các sản phẩm dầu do hoạt động đi lại gia tăng. Người dân sẽ chuyển từ giao thông công cộng sang phương tiện cá nhân. Cùng với đó, thay vì du lịch bằng hàng không, họ dùng ôtô nhiều hơn để du lịch nội địa, đặc biệt là ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.  
 
Trong khi đó, nhu cầu dầu diesel sẽ phục hồi được mức như năm 2019 vào năm sau, được thúc đẩy bởi chi tiêu của các chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng.
 
Tuy nhiên, Goldman Sachs cảnh báo nhu cầu nhiên liệu máy bay là ảm đạm nhất. Điều này là do niềm tin của người tiêu dùng vào hàng không còn ở mức thấp trong trường hợp không có vaccine. Đồng thời, sau thời gian đại dịch, hành vi người tiêu dùng cũng có khả năng thay đổi trong thời gian dài. Vì vậy, ngân hàng này không hy vọng nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ quay trở lại mức trước Covid-19, ít nhất là trước năm 2023.
 
Dự báo của Goldman Sachs được đưa ra sau khi giá dầu tạo ra sự phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng tính đến tháng 6, ghi nhận quý có hiệu suất tốt nhất trong 30 năm. Giá dầu Brent giao dịch ở mức 42,75 USD mỗi thùng vào chiều thứ năm (2/7) tăng khoảng 1,7%. Trong khi đó, giá dầu WTI hợp đồng tương lai đạt mức 40,43 USD, tăng khoảng 1,5%.
 
Giá dầu Brent và WTI hợp đồng tương lai đã tăng vọt lần lượt hơn 80% và 91%, trong quý II/2020. Tuy nhiên, cả hai vẫn nằm trong vùng giá giảm, với mức giảm hơn một phần ba so với đầu năm.
 
Giá dầu thô hợp đồng tương lai giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4/2020, với giá dầu WTI lần đầu tiên rơi xuống mức âm khi các biện pháp cách ly, phong tỏa do Covid-19 đạt đến đỉnh điểm. Các biện pháp này đã làm đóng băng phần lớn hoạt động di chuyển toàn cầu, tạo ra cú sốc chưa từng có cho thị trường năng lượng.
 
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hồi tháng trước rằng họ dự kiến mức giảm nhu cầu dầu trong năm nay sẽ là lớn nhất trong lịch sử. Riêng trong quý II, nhu cầu thị trường giảm gần 18 triệu thùng mỗi ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
 
 
Trong bản đánh giá mới nhất về thị trường dầu mỏ, cơ quan này cho biết họ có lý do để tin rằng nhu cầu dầu sẽ đạt được mức tăng ổn định hơn nữa trong những tháng tới. Cùng với đó, năm sau được dự báo là năm gia tăng nhu cầu dầu lớn nhất trong lịch sử.
 
Về lâu dài, các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết họ hiện tin rằng nhu cầu dầu sẽ không đạt đỉnh trước năm 2030. Họ dự báo nhu cầu sẽ đạt đỉnh khi được thúc đẩy bởi các yếu tố tăng trưởng kinh tế vững chắc, nhân khẩu học ở thị trường mới nổi và giá dầu tương đối thấp.
 
"Chúng tôi tin rằng các quốc gia không thuộc OECD và ngành hóa dầu nói riêng sẽ là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong thập kỷ tới", Goldman Sachs đánh giá.

Nguồn: Phiên An/VnExpress (theo CNBC)

Lúa gạo Châu Á: Giá tại Việt Nam giảm, tại Ấn Độ tăng

Lúa gạo Châu Á: Giá tại Việt Nam giảm, tại Ấn Độ tăng
 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này giảm bởi nhu cầu mua chậm lại và lo ngại về chất lượng gạo vụ này, trong bối cảnh đang vụ thu hoạch lúa. Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ tăng từ mức thấp nhất 2 tháng do nhu cầu mạnh lên từ các khách hàng Châu Phi.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá giảm xuống 405 – 450 USD/tấn, từ mức 450 USD/tấn cách đây một tuần.
Gạo vụ Đông Xuân chào bán giá 450 USD/tấn, trong khi gạo vụ Hè Thu (hiện đang thu hoạch) giá chào 405 – 410 USD/tấn.
“Chất lượng gạo vụ Hè Thu thấp vì mưa lớn đúng lúc thu hoạch”, Reuters dẫn lời một thương gia ở tỉnh An Giang cho biết. Vụ thu hoạch này sẽ kết thúc vào cuối tháng 7.
Gia tăng áp lực đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam là nhu cầu từ khách hàng nước ngoài chậm lại và giá gạo Ấn Độ rẻ hơn. Điều này có thể tiếp tục gây sức ép giảm giá gạo Việt Nam trong những tuần tới.
Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, loại đồ 5% tấm giá 373 – 378 USD/tấn, tăng so với 366 – 372 USD/tấn của tuần trước.
Số ca nhiễm virus corona tăng lên đã thúc đẩy một số khách hàng Châu Phi tăng cường mua gạo vào, Reuters dẫn lời một thương gia ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh – miền Nam Ấn Độ - cho biết.
Gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này có giá 514-520 USD/tấn, so với 505-525 USD/tấn cách đây một tuần.
Giá gạo Thái Lan duy trì ở mức cao chủ yếu do nguồn cung thấp vì hạn hán trong thời gian qua và đồng baht mạnh lên khiến giá gạo xuất khẩu quy ra USD cũng tăng. Trong khi đó, nhu cầu đối với gạo Thái Lan tiếp tục thấp.
“Thị trường sẽ còn tiếp tục lo ngại về nguồn cung cho tới tháng 8, khi vào vụ thu hoạch mới”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Tại Bangladesh, giá gạo tuần này tăng. Theo một số thương gia thì nguyên nhân do các nhà máy xay xát và các thương gia tăng cường mua gạo dự trữ. Gạo chất lượng trung bình hiện chào bán giá khoảng 50 taka (0,5896 USD)/kg.
Tại Peru, xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng mạnh bất chấp Covid-19. Trong 4 tháng đầu năm 2020, tổng xuất khẩu gạo của nước này tăng 410% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, khối lượng đạt 8.898 tấn, thị trường chính là Colombia (chiếm 98% tổng xuất khẩu gạo của Peru).
Tại Malaysia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm, Datuk Seri Dr Ronald Kiandee, cho biết nguồn cung gạo nhập khẩu trên thị trường này không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đồng thời khẳng định cung gạo (nhập khẩu và sản xuất trong nước) đủ đáp ứng nhu cầu.
“Chúng tôi tự cung cấp được khoảng 70% nhu cầu gạo, 30% còn lại là nhập khẩu. Cho đến nay, không có vấn đề nào khó khăn đối với các nguồn gạo nhập khẩu của chúng tôi”, ông Kiandee cho biết.
 
 

Nguồn: VITIC/Reuters

Giá dầu có thể đạt trung bình chưa tới 60 USD/thùng trong chu kỳ tới

Giá dầu có thể đạt trung bình chưa tới 60 USD/thùng trong chu kỳ tới

Giá dầu có thể đạt trung bình chưa tới 60 USD/thùng trong chu kỳ tới để đảm bảo sản xuất, đặc biệt từ lĩnh vực đá phiến, phù hợp với tiêu thụ tăng chậm.
BP đã thông báo giá thẩm định đầu tư trong dài hạn đã được cắt giảm xuống trung bình chỉ 55 USD/thùng đối với dầu Brent trong điều kiện thực tế từ năm 2021 đến năm 2050.
Giải thích quyết định này, công ty trích dẫn ảnh hưởng kéo dài của đại dịch virus corona tới tiêu thụ dầu mỏ và khả năng tăng cường chuyển đổi thành nền kinh tế và hệ thống năng lượng carbon thấp hơn.
Công ty này cho biết “giả thiết giá thấp trong thời gian dài hơn được BP coi là phù hợp với con đường chuyển tiếp phù hợp với mục tiêu khí hậu của Paris”.
Nhưng dự báo giảm này cũng xác nhận giá trên 60 USD/thùng là không bền vững lâu dài vì khuyến khích sản xuất quá nhiều, đặc biệt từ Mỹ, vượt tăng trưởng tiêu dùng.
Các nhà sản xuất dầu Nga dường như cũng phải kết luận yêu cầu giá dầu Brent cân bằng trong dài hạn dưới 60 USD, thậm chí có thể ở mức thấp 50 USD, để duy trì thị phần.
Ngược lại, Saudi Arabia và một số đồng minh thân cận của họ vẫn có mục tiêu giá trên mức này, có thể 70 USD hay cao hơn, phản ánh nhu cầu doanh thu trong ngắn hạn của họ.
Khoảng cách giá giữa Nga và Saudi Arabia gây phá vỡ thảo thuận đầu ra ban đầu của OPEC+ vào đầu năm nay và trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến sản lượng một thời gian ngắn trong tháng 3 và đầu tháng 4/2020.
Hiện nay, hai nhà xuất khẩu dầu lớn đã ngừng chiến khi họ đối phó với dịch bệnh chưa từng có ảnh hưởng tới tiêu dùng. Áp lực chính trị từ Mỹ, nơi các nhà sản xuất dầu đá phiến cũng bị ảnh hưởng, đã buộc hai nước phải đình chiến.
Nhưng sản lượng và tình trạng tiêu thụ cơ bản gây ra cuộc chiến sản lượng không biến mất và căng thẳng vẫn có thể xuất hiện trong vài năm tới nếu giá dầu tăng trên 60 USD/thùng.
Saudi Arabia và các đồng minh thân cận nhất có thể phải chấp nhận giá duy trì 50 - 60 USD/thùng so với giá tối đa 70 - 80 USD/thùng và có kế hoạch ngân sách và sản lượng phù hợp.
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng với tốc độ 8 - 11% mỗi năm trong thập kỷ từ năm 2009 - 2019, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA và BP.
Sản lượng trong phần còn lại của thế giới tăng với tốc độ trung bình chỉ 0,3- 0,6% trong cùng giai đoạn này. Kết quả của sự tăng trưởng không đồng đều này là tỷ trọng của Mỹ trong tổng sản lượng dầu khí toàn cầu gấp đôi từ 7-11% trong năm 2009 thành 15-19% trong năm 2019.
EIA và BP đã đưa ra một loạt ước tính về sản lượng, phụ thuộc vào việc xử lý khí tự nhiên lỏng, nhiên liệu sinh học và sự gia tăng lọc dầu, và các phép tính theo thể tích (thùng) hay khối lượng (tấn).
Nhưng mọi định nghĩa chỉ ra sản lượng của Mỹ đang tăng nhanh hơn so với những nơi khác trên thế giới và gấp đôi tỷ trọng trong thập kỷ qua. Kết quả, các nhà sản xuất dầu Mỹ đã chiếm từ 2/3 tới 3/4 tổng tăng trưởng trong tiêu thụ dầu toàn cầu trong 10 năm qua
Trong những năm đầu của sự bùng nổ dầu đá phiến, khi nó vẫn là một phần khá nhỏ trong thị trường toàn cầu, sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng nhanh hơn so với sản lượng của đối thủ và tiêu thụ toàn cầu. Hiện nay tỷ trọng thị trường của dầu đá phiến đã đạt 15-20% của sản lượng và tiêu thụ toàn cầu, tuy nhiên dầu đá phiến Mỹ không thể tiếp tục thực hiện điều đó mà không gây áp lực cho nhà sản xuất đối thủ và giá cả.
Trong một hệ thống phức tạp, như thị trường dầu, một thành phần chính không thể tăng nhanh hơn toàn bộ, mà cuối cùng không phá vỡ sự ổn định chung của hệ thống này.
Sản lượng của Mỹ đã tăng nhanh hơn so với sản lượng của các quốc gia khác và tiêu thụ toàn cầu trong mỗi năm kể từ năm 2009, ngoại trừ năm 2016.
 
Trong thực tế, sự thay đổi sản lượng có xu thế chậm hơn sự thay đổi giá từ 9 tới 12 tháng, vì thế sự sụt giảm sản lượng trong năm 2016 là một phần của giá thấp hơn trong năm 2015.
Giá trung bình hàng tháng giảm dưới 60 USD trong tháng 8/2015 và không tăng trên ngưỡng này một lần nữa cho tới tháng 11/2017.
Theo kinh nghiệm, 60 USD hay có thể ít hơn vài USD mỗi thùng có thể được xác định là ngưỡng quan trọng trong thị trường trong thập kỷ qua.
Sau một thập kỷ tăng trưởng mạnh, Mỹ cùng với Saudi Arabia và Nga hiện nay chiếm hơn 40% của tổng sản lượng dầu khí toàn cầu. Để đảm bảo sản lượng tăng phù hợp với tiêu thụ và chia sẻ công bằng và bền vững giữa 3 nhà cung cấp hàng đầu, giá dầu sẽ có thể phải trung bình 60 USD hay ít hơn trong chu kỳ giá mới.
Giá luôn theo chu kỳ, vì thế trong vài năm tới, có khả năng sẽ có những giai đoạn kéo dài khi giá di chuyển đáng kể trên mức này, phù hợp với các giai đoạn khi giá thấp hơn nhiều.
 

Nguồn: VITIC/Reuters

Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% vì dịch COVID-19

Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% vì dịch COVID-19

 Theo Reuter, ngày 9/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2020.
Báo cáo cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm nay do cú sốc nhanh và lớn của dịch COVID-19 gây ra cùng với các biện pháp đóng cửa nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
Dịch Covid-19 bùng phát, khiến nhiều nước phải phong tỏa, cách ly, đóng biên làm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại nặng nề. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều nước đã ở mức âm trong quý I, dự kiến sẽ còn sụt giảm nghiêm trọng hơn trong quý II/2020.
WB cảnh báo các dự báo mới nhất của ngân hàng sẽ được điều chỉnh xuống, nếu đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và các doanh nghiệp kinh doanh vẫn bị đóng cửa nền kinh tế, nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Báo cáo của ngân hàng cũng dự báo hoạt động kinh tế của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm 7% vào năm 2020 do cung cầu, thương mại và tài chính trong nước đã bị gián đoạn nghiêm trọng.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, WB cho biết, các nền kinh tế tiên tiến dự kiến sẽ giảm 7,0% vào năm 2020, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ giảm 2,5%. Điều này đồng nghĩa đây sẽ là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ II với phần lớn các nền kinh tế đang phải trải qua sự sụt giảm sản lượng bình quân trên đầu người kể từ năm 1870.
Thu nhập bình quân đầu người dự kiến sẽ giảm 3,6% và điều này sẽ khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực. Các dự báo cập nhật cho thấy thiệt hại cho nền kinh tế nhiều hơn so với ước tính được công bố vào tháng 4 bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự đoán tỷ lệ thu hẹp toàn cầu là 3.0% vào năm 2020.
Theo dự báo, nếu đại dịch bị đẩy lùi vào giữa năm nay thì các biện pháp hạn chế trong nước được dỡ bỏ, đầu tiên các nền kinh tế phát triển và sau đó ở EMDE. Tác động tiêu cực toàn cầu sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm và sự hỗn loạn trong thị trường tài chính không kéo dài, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ tăng trở lại mức 4,2% vào năm 2021 khi các nền kinh tế phát triển tăng 3,9% và EMDEs tăng trở lại 4,6%.
Tuy nhiên, triển vọng trên không chắc chắn bởi có nhiều rủi ro, trong đó có khả năng đại dịch kéo dài hơn, biến động tài chính và sự rút lui khỏi các mối liên kết thương mại và cung ứng toàn cầu. Nếu điều đó xảy ra năm 2020, các nước tiên tiến có thể sụt giảm 8-10% và các thị trường mới nổi sẽ sụt giảm 5% cùng với việc đóng cửa kinh doanh lâu dài, sự sụp đổ lớn hơn trong dòng chảy thương mại toàn cầu, sa thải và cắt giảm sâu trong chi tiêu hộ gia đình.
Kịch bản ngược lại có thể dẫn tới nền kinh tế tiến tới 8%-10% trong năm nay, sau đó là sự phục hồi chậm chạp 1% vào năm 2021 với sản lượng của EMDE giảm gần 5% trong năm nay. "Nếu kịch bản đó thành hiện thực, kịch bản nhược điểm, chúng tôi đang mong đợi sự phục hồi rất chậm chạp vào năm 2021", Giám đốc Tập đoàn Triển vọng Ngân hàng Thế giới Ayhan Kose nói với các phóng viên. "Tăng trưởng toàn cầu hầu như không bắt đầu phục hồi" vào khoảng 1,3% trong năm tới.
 
Các dự báo mới cũng làm tăng ước tính của Ngân hàng Thế giới về số lượng người sẽ bị đẩy lùi vào tình trạng nghèo đói cùng cực bởi đại dịch, từ 70 triệu đến 100 triệu so với ước tính trước đó là hơn 60 triệu.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ giảm 6,1% trong năm nay, phản ánh sự gián đoạn liên quan đến các biện pháp kiểm soát đại dịch. 
Sản lượng khu vực đồng euro (Eurozone) dự kiến sẽ giảm 9,1% trong năm 2020 do dịch bệnh lan rộng đã gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động.
Nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ giảm 6,1% do các biện pháp phòng ngừa đã làm chậm hoạt động kinh tế.
Brazil giảm 8,0%, Ấn Độ giảm 3,2%. Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng 1,0% trong năm 2020, giảm so với dự báo tháng 1 là 6,0%.

Nguồn: VITIC

iPhone 12 lộ cấu hình giá bán cao nhất 1.400 USD

iPhone 12 lộ cấu hình giá bán cao nhất 1.400 USD

Ảnh: Slash Gear

 Theo Slash Gear, Apple sẽ ra mắt iPhone 12, iPhone 12 Max, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, phục vụ những nhu cầu và thị phần khác nhau của người dùng.
iPhone 12
IPhone 12 là model có màn hình nhỏ nhất với kích thước chỉ 5,4 inch. Model này vẫn sẽ được trang bị màn hình Super Retina OLED.
Ảnh: Slash Gear
iPhone 12 sẽ được trang bị chip xử lý A14 Bionic. Cả hai phiên bản iPhone 12 và iPhone 12 Max đều có RAM 4GB, hai tùy chọn dung lượng là 128GB và 256GB. Cụm camera sau vẫn là camera kép, không có nhiều thay đổi.
iPhone 12 bản 128GB sẽ có giá bán 650 USD, bản 256GB sẽ có giá bán 750 USD.
iPhone 12 Max
IPhone 12 Max sẽ có nhiều thông số kỹ thuật giống như iPhone 12, nhưng có màn hình lớn hơn với kích thước 6,1 inch. iPhone 12 Max vẫn sử dụng tấm nền Super Retina OLED, chip A14 Bionic, RAM 4GB, dung lượng 128GB hoặc 256GB.
Ảnh: Slash Gear
iPhone 12 và iPhone 12 Max cũng sẽ hỗ trợ mạng di động 5G, tuy nhiên có thể chỉ hỗ trợ băng tần Sub-6GHz.
iPhone 12 Max bản 128GB sẽ có giá bán 750 USD, bản 256GB có giá bán 850 USD.
iPhone 12 Pro
iPhone 12 Pro sẽ được trang bị màn hình Super Retina XDR OLED 6,1 inch. Model này sử dụng chip A14 Bionic, nhưng có 6GB RAM và ba lựa chọn cho bộ nhớ trong: 128, 256 hoặc 512GB. Camera sau của iPhone 12 Pro được trang bị thêm một cảm biến LiDAR, bên cạnh 3 camera giống iPhone 11 Pro.
iPhone 12 Pro bản 128GB sẽ có giá 1.000 USD, bản 256GB có giá 1.100 USD và bản 512GB có giá 1.300 USD.
 
iPhone 12 Pro Max
IPhone 12 Pro Max được đồn đoán sẽ tung ra với màn hình OLED Super Retina XDR 6,7 inch. iPhone 12 Pro Max sẽ sử dụng chip A14 Bionic, 6GB RAM và ba lựa chọn cho bộ nhớ trong: 128, 256 hoặc 512GB.
iPhone 12 Pro Max bản 128GB có giá 1.100 USD, bản 256GB có giá 1.200 USD và bản 512GB có giá 1.400 USD.
Dự kiến dòng sản phẩm iPhone 12 sẽ được tiết lộ cùng thời điểm với iPhone 11 năm ngoái. Tuy nhiên một số báo cáo mới đây cho biết Apple có thể sẽ lùi sự kiện ra mắt tới đầu tháng 10 và ngày bán ra chính thức có thể sẽ đến vào cuối tháng 11.
Tham khảo: Slash Gear

Nguồn: Quỳnh Anh/Nhịp sống kinh tế

Hỗ trợ trực tuyến

4383144
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4111
956
20241
2313301
83090
4383144

Your IP: 18.227.48.237
Server Time: 2024-11-24 23:56:28

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 87 guests and no members online