Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Xuất khẩu đá quý, kim loại quý 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1,32 tỷ USD

Xuất khẩu đá quý, kim loại quý 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1,32 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1,32 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 7/2020 xuất khẩu đá quý, kim loại quý đạt 415,27 triệu USD, tăng 23% so với tháng 6/2020.
 
Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu đá quý, kim loại quý của Việt Nam, thì Hồng Kông và Mỹ là 2 thị trường chủ đạo, chiếm tới 86,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đá quí, kim loại quí của cả nước.
Hồng Kông đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2020, đạt 981,4 triệu USD, chiếm 74,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt mức tăng mạnh 2,581% so với cùng kỳ năm 2019.
Mỹ đứng thứ hai về kim ngạch, với 158,42 triệu USD, giảm 26,9% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Tính riêng tháng 7 đạt 31,42 triệu USD, giảm 13% so với tháng 6/2020.
Đứng sau 2 thị trường chủ đạo trên, là các thị trường như: Nhật Bản đạt 30,92 triệu USD, chiếm 2,3%, giảm 7,6%; Pháp 12,95 triệu USD tăng 10,9; Bỉ 11,37 triệu USD tăng 10,9; Hàn Quốc 10,94 triệu USD tăng 0,83%.
Ngoài thị trường Hồng Kông tăng mạnh như trên, còn có thị trường Thái Lan cũng tăng 104% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,82 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu lại sụt giảm ở một số thị trường như: U.A.E giảm 79%; Đức giảm 42%; Australia giảm 28%.

Xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm 7 tháng đầu năm 2020

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 7/2020

+/- so với tháng 6/2020 (%)

7 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng 7T 2020 (%)

Tổng kim ngạch XK

415.265.873

22,69

1.323.821.784

25,44

100

Hồng Kông (TQ)

367.888.075

26,79

981.350.956

2,581,12

74,13

Mỹ

31.422.236

-12,70

158.426.741

-26,93

11,97

Nhật Bản

3.940.430

14,32

30.918.898

-7,58

2,34

Pháp

2.184.969

212,02

12.952.804

10,89

0,98

Bỉ

1.196.345

-50,32

11.373.180

10,85

0,86

Hàn Quốc

2.153.617

43,65

10.941.992

7,89

0,83

Australia

903.968

48,83

5.644.212

-28,38

0,43

Thái Lan

501.102

43,02

1.820.620

104,20

0,14

UAE

 

-100,00

1.525.134

-79,99

0,12

Tây Ban Nha

351.274

478,72

1.281.992

-13,71

0,10

Đức

164.136

88,16

1.065.432

-42,27

0,08

Đài Loan (TQ)

60.131

1,40

415.400

-15,08

0,03

 Nguồn: VITIC

Bảy tháng đầu năm 2020 nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản tăng 31,7%

Bảy tháng đầu năm 2020 nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản tăng 31,7%

 
Ấn Độ, Na Uy, Đông Nam Á và Nhật Bản là Top các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam, với kim ngạch trên 100 triệu USD/1 thị trường
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2020 đạt trên 994 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó riêng tháng 7/2020 đạt 149,07 triệu USD, tăng 3,9% so với tháng 6/2020 nhưng giảm 13,6% so với tháng 7/2019.
Ấn Độ, Na Uy, Đông Nam Á và Nhật Bản là Top các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam, với kim ngạch trên 100 triệu USD/1 thị trường; trong đó nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 137,01 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước; riêng tháng 7/2020 nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh 33,9% so với tháng 6/2020 và cũng tăng mạnh 61,9% so với cùng tháng năm 2019, đạt 23,72 triệu USD.
Thủy sản nhập khẩu từ thị trường Na Uy trong tháng 7/2020 lại sụt giảm trên 13% so với tháng 6/2020 và giảm 34,8% so với tháng 7/2019, đạt 15,82 triệu USD; cộng chung cả 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch cũng giảm 8,3% so với cùng kỳ, đạt 117,73 triệu USD, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước.
Nhập khẩu thủy sản từ các nước Đông Nam Á trong tháng 7/2020 tăng 27,7% so với tháng 6/2020 và tăng 0,1% so với tháng 7/2019, đạt 16,53 triệu USD; tính chung cả 7 tháng đầu năm giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 105,1 triệu USD, chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước.
Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 7 tháng đầu năm tăng 31,7%, đạt 101,52 triệu USD, chiếm 10,2% trong tổng kim ngạch; riêng tháng 7/2020 đạt 18,73 triệu USD, giảm 6,2% so với tháng 6/2020 nhưng tăng 58,8% so với tháng 7/2019.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam tăng nhập khẩu thủy sản từ các thị trường sau: Myanmar tăng 137,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,87 triệu USD; Malaysia tăng 55,7%, đạt 9,17 triệu USD; Ba Lan tăng 64,4%, đạt 6,83 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản giảm kim ngạch ở cac thị trường sau: Singapore giảm nhiều nhất 84,7%, đạt 1,42 triệu USD; nhập khẩu từ Canada giảm 55,3%, đạt 15,2 triệu USD; Hàn Quốc giảm 41,4%, đạt 25,93 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2020
ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 7/2020

+- so tháng 6/2020(%)

7 tháng đầu năm 2020

+/- so cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch NK

149.071.262

3,94

994.003.737

-5,49

100

Ấn Độ

23.717.591

33,88

137.012.336

11,48

13,78

Na Uy

15.820.490

-13,08

117.726.066

-8,33

11,84

Đông Nam Á

16.528.405

27,66

105.098.935

-6,67

10,57

Nhật Bản

18.726.485

-6,17

101.515.245

31,74

10,21

Trung Quốc đại lục

12.560.530

-5,24

74.019.984

-8,78

7,45

Đài Loan (TQ)

5.446.292

-7,47

65.638.557

3,44

6,6

Indonesia

9.415.524

126,98

64.105.633

1,25

6,45

Nga

9.415.203

42,58

60.076.174

3,78

6,04

Chile

7.522.820

-27,57

51.457.916

35,4

5,18

Mỹ

2.334.936

-60,61

37.906.382

-30,36

3,81

Hàn Quốc

3.772.468

-7,43

25.925.145

-41,44

2,61

Canada

3.241.103

27,59

15.200.807

-55,33

1,53

Thái Lan

2.042.619

15,32

13.460.112

-16,92

1,35

Philippines

3.039.714

-37,91

13.067.499

-19,65

1,31

Đan Mạch

557.939

-30,75

12.634.764

2,85

1,27

Anh

1.373.497

-31,69

10.208.834

-16,84

1,03

Malaysia

1.913.793

10,64

9.168.813

55,74

0,92

Ba Lan

1.432.243

-15,95

6.826.956

64,42

0,69

Myanmar

 

-100

3.874.158

137,75

0,39

Ireland

611.819

9,69

1.893.093

-24,57

0,19

Singapore

116.755

-45,18

1.422.720

-84,71

0,14

Bangladesh

64.657

 

695.288

-18

0,07

 Nguồn: VITIC

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường

Những chiếc bánh trung thu với tạo hình là các con vật độc đáo, dễ thương đang khiến thị trường "phát sốt".

 

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 1.

Bánh trung thu được tạo hình các nhân vật hoạt hình mà các bạn nhỏ yêu

thích như: Unicorn, Tsum Tsum, gấu Pooh, Pikachu, gấu thỏ Cony-Brown,

Minion... (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 2.

So với dòng bánh thông thường thì bánh trung thu tạo hình con vật có

trọng lượng khá nhỏ, chỉ từ 30 - 80g/chiếc. (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 3.

Bánh thường được bán theo set 3, 4, 6, 9 chiếc/hộp chứ không bán lẻ.

(Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 4.

Mỗi chiếc dao động từ 15.000 - 50.0000 đồng/bánh, tuỳ thuộc vào kích cỡ

và mẫu mã. (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 5.

Bên trong nhân bánh có khá nhiều vị như trà sữa, kem cheese, phô mai

tan chảy, việt quất, dâu tây... (Ảnh: Foody)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 6.

Điểm ấn tượng nhất của bánh là có màu sắc đẹp với những gam màu

bắt mắt. (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 7.

Bánh được nặn và làm thủ công bằng tay. (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 8.

Ngoài diện mạo độc đáo, bánh trung thu tạo hình con vật còn sở hữu

nhiều vị nhân như lá dứa, đậu xanh, khoai môn, chocolate... (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 9.

Lượng khách mà bánh trung thu hoạt hình hướng tới chủ yếu là các chị em

công sở mua về thưởng thức, tặng bạn bè hoặc các chủ doanh nghiệp mua

về tặng đối tác và các cháu nhỏ trong công ty. (Ảnh: Dân trí)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 10.

Sự xuất hiện các loại bánh trung mới lạ, hấp dẫn gợi sự hứng thú về mùa

 

Trung Thu truyền thống cho trẻ em. (Ảnh: Foody)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 11.

Mẫu bánh trung thu mini hình con thú đẹp mắt, ngộ nghĩnh khiến trẻ em

thích mê. (Ảnh: FB)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 12.

Chiếc bánh đáng yêu sinh động hình các con vật như heo, cún, mèo, gấu,

nhím, voi, thỏ... được nặn thủ công với sự khéo léo của những người

thợ bếp. (Ảnh: FB)

Bánh trung thu tạo hình con vật “gây sốt” thị trường - Ảnh 13.

Giá bánh cũng khá "mềm", chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng.

(Ảnh: Foody).

Nguồn: VOV

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, xuất khẩu khẩu trang y tế giảm 82 triệu chiếc

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, xuất khẩu khẩu trang y tế giảm 82 triệu chiếc

Khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 7, hoạt động xuất khẩu khẩu trang của Việt Nam trong tháng này cũng sụt giảm mạnh.

dich covid 19 bung phat tro lai xuat khau khau trang y te giam 82 trieu chiec

Sản lượng khẩu trang y tế xuất khẩu 3 tháng gần đây. Biểu đồ: T.Bình.
Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan đưa ra cho thấy, tháng 7, cả nước có hơn 60 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 153,82 triệu chiếc, giảm mạnh 34,8% so với tháng 6, tương đương hơn 82 triệu chiếc. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2020, các doanh nghiệp nước ta đã xuất khẩu hơn 711 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Sau thời gian áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (theo Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ), hoạt động xuất khẩu khẩu trang y tế được thực hiện bình thường trở lại từ tháng 5/2020 theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ.
Theo Nghị quyết 60, Chính phủ bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/2/2020.
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp quản lý phù hợp để bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước theo quy định.
Chính phủ giao Bộ Y tế, Bộ Công Thương công khai danh sách, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang; giao Bộ Tài chính công khai danh sách doanh nghiệp, số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu.
Mặt khác, Bộ Công Thương có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cơ sở có hiện tượng tăng giá bán nguyên liệu bất hợp lý, đầu cơ tích trữ khẩu trang và sản xuất khẩu trang y tế không phù hợp tiêu chuẩn.
Chính phủ cũng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế tại địa phương để đảm bảo chất lượng khẩu trang y tế theo quy định.
 
Các doanh nghiệp khi xuất khẩu chịu trách nhiệm về chất lượng khẩu trang y tế và cam kết bán cho cơ sở y tế khi có yêu cầu.
Thực hiện quy định tại Điểm 3 Nghị quyết số 60/NQ-CP nêu trên, Tổng cục Hải quan công khai các thông tin danh sách doanh nghiệp, số lượng khẩu trang y tế xuất khẩu.
Thông tin này được công bố định kỳ 1 lần/tháng vào tuần thứ 2 của tháng tiếp theo (đối với số liệu của tháng trước) cho đến khi Chính phủ công bố hết đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Nguồn: Haiquanonline

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Indonesia 7 tháng đầu năm sụt giảm

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Indonesia 7 tháng đầu năm sụt giảm

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Indonesia trong 7 tháng đầu năm đạt 2,88 tỷ USD, giảm 7,96% so với cùng kỳ, mặc dù trong riêng tháng 7/2020, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,38% so với tháng trước đó, đạt 403,42 triệu USD.
Trong 8 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD, có 1 mặt hàng đạt kim ngạch trên 500 USD là than các loại (540,19 triệu USD); 2 mặt hàng đạt trên 200 USD là ô tô nguyên chiếc các loại (221,55 triệu USD), sắt thép các loại (202,24 triệu USD) và 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 USD.
7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Indonesia mặt hàng khí đốt hóa lỏng, với kim ngạch tăng trưởng mạnh mẽ 134,02% đạt 24,03 triệu USD. Mặt khác giảm nhập khẩu phân bón các loại từ thị trường này khi không nhập mặt hàng này trong tháng 7, và kim ngạch 7 tháng giảm 80,78% chỉ đạt 8,99 triệu USD.
Tính riêng tháng đầu tiên của quý 3/2020, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu một số mặt hàng như: Hàng thủy sản tăng 126,98% (9,42 triệu USD); Sản phẩm từ kim loại thường khác tăng 713,63% (3,87 triệu USD); Sản phẩm từ cao su tăng 254,23%; Bông các loại tăng 254,31%; Sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 162,97%.

 Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Indonesia 7T/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T7/2020

So với T6/2020 (%)

7T/2020

So với cùng kỳ 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch NK

403.424.781

8,38

2.879.025.508

-7,96

100

Than các loại

58.270.868

-21,79

540.194.929

3,01

18,76

Ô tô nguyên chiếc các loại

14.116.160

113,19

221.548.940

-35,27

7,7

Sắt thép các loại

31.511.306

23,54

202.238.175

-9,01

7,02

Dầu mỡ động thực vật

27.466.947

2,49

170.562.698

41,93

5,92

Kim loại thường khác

17.205.427

-1,27

132.496.517

5,25

4,6

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

22.920.804

64,01

122.388.436

-1,45

4,25

Giấy các loại

19.803.356

54,88

116.004.200

-3,9

4,03

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

19.001.932

-41,53

110.091.425

-33,2

3,82

Hóa chất

14.275.664

48,11

94.211.754

-2,55

3,27

Linh kiện, phụ tùng ô tô

10.424.820

15,01

87.917.430

-31,26

3,05

Hàng thủy sản

9.415.524

126,98

64.105.633

1,25

2,23

Chất dẻo nguyên liệu

13.279.811

33,68

63.354.997

-17,55

2,2

Sản phẩm hóa chất

8.609.314

59,14

61.739.506

-0,53

2,14

Xơ, sợi dệt các loại

7.302.375

17,09

56.568.486

-18,36

1,96

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

8.897.000

19,41

47.971.640

8,66

1,67

Vải các loại

6.254.779

61,16

42.617.886

17,67

1,48

Hạt điều

 

 

38.681.561

40,8

1,34

Nguyên phụ liệu thuốc lá

5.270.095

-72,93

37.274.944

11,9

1,29

Hàng điện gia dụng và linh kiện

4.546.216

-36,31

36.104.300

12,03

1,25

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.537.185

8,84

36.103.094

-17,19

1,25

Cao su

5.470.015

51,67

33.749.991

36,59

1,17

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4.219.355

22,59

28.042.775

42,05

0,97

Sản phẩm từ chất dẻo

4.906.869

16,67

26.211.290

36,47

0,91

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

3.714.036

21,55

25.164.654

-26,17

0,87

Khí đốt hóa lỏng

2.673.002

-20,31

24.029.815

134,02

0,83

Dây điện và dây cáp điện

2.831.850

14,1

18.911.075

2,66

0,66

Dược phẩm

3.976.358

48,44

17.215.758

-24,15

0,6

Gỗ và sản phẩm gỗ

2.061.435

24,66

14.808.722

21,69

0,51

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

2.094.804

38,6

13.013.981

4,19

0,45

Chế phẩm thực phẩm khác

1.709.662

44,05

11.904.891

28,3

0,41

Phân bón các loại

 

-100

8.988.930

-80,78

0,31

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

627.649

-76,03

8.928.322

55,95

0,31

Sản phẩm từ sắt thép

1.134.600

-8,8

8.811.099

-33,07

0,31

Sản phẩm từ kim loại thường khác

3.873.437

713,63

6.761.748

79,16

0,23

Sản phẩm từ giấy

353.978

24,34

5.178.036

-30,09

0,18

Sản phẩm từ cao su

879.968

254,23

4.470.073

-40,44

0,16

Bông các loại

488.077

254,31

4.069.861

-58,7

0,14

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

623.141

162,97

2.552.489

-20,21

0,09

Hàng hóa khác

56.676.965

40,68

334.035.447

-14,26

11,6

 Nguồn: VITIC

Hỗ trợ trực tuyến

4382607
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3574
956
19704
2313301
82553
4382607

Your IP: 18.220.97.161
Server Time: 2024-11-24 21:52:50

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 77 guests and no members online