Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT kim loại thế giới ngày 8/9/2020: Giá đồng tại London giảm do USD tăng

TT kim loại thế giới ngày 8/9/2020: Giá đồng tại London giảm do USD tăng

Giá đồng tại London ngày 8/9/2020 giảm do đồng USD tăng mạnh khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh kém hấp dẫn so với đồng tiền khác.
 
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,1% xuống 6.785,5 USD/tấn, trong khi giá đồng kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,4% lên 5.2490 CNY (7.680,6 USD)/tấn.
Đồng USD qua đêm tăng nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc liệu một sự chuyển hướng từ Ngân hàng Trung ương châu Âu vào cuối tuần này có thể ảnh hưởng đến đồng euro.
Đồng USD tăng mạnh gây áp lực đối với giá đồng trong ngắn hạn và lời hùng biện trước bầu cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc, thương nhân kim loại có trụ sở tại Singapore.
Ông Trump một lần nữa đưa ra ý tưởng tách nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, còn được gọi là tách rời.
Giá đồng tại London được hỗ trợ bởi nguồn cung tại London thắt chặt, chạm mức thấp nhất gần 15 năm.
Giá đồng tinh chế tại Trung Quốc tăng lên 52.640 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/7/2020 do nhu cầu đối với đồng tại thị trường tiêu thụ lớn nhất tăng.
Trên sàn London, giá kẽm giảm 0,7% xuống 2.493 USD/tấn và giá thiếc giảm 0,4% xuống 18.225 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá nhôm tăng 0,5% lên 14.505 CNY/tấn, giá nickel giảm 0,4% xuống 118.980 CNY/tấn và giá kẽm giảm 0,1% xuống 19.845 CNY/tấn.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á lấy lại đà tăng giá sau khi chứng khoán châu Âu hồi phục, khi các nhà đầu tư chờ xem liệu cổ phiếu công nghệ Mỹ có thể hồi phục từ mức giảm gần đây.

Giá các kim loại cơ bản ngày 8/9/2020:

Mặt hàng

ĐVT

Giá

% thay đổi

Đồng

USD/lb

3,0500

-0,26 %

Chì

USD/tấn

1.948,00

1,55%

Nickel

USD/tấn

15.251,50

1,27%

Nhôm

USD/tấn

1.796,50

0,31%

Thiếc

USD/tấn

18.317,50

0,74%

Kẽm

USD/tấn

2.509,25

0,12%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters

Thông tin về tình hình hàng hóa Việt Nam tận dụng ưu đãi EVFTA

Thông tin về tình hình hàng hóa Việt Nam tận dụng ưu đãi EVFTA

Với EVFTA, hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa xuất xứ từ các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử…
Với EVFTA, hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa xuất xứ từ các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Thực tế số liệu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Trong vòng một tháng kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết 31 tháng 8 năm 2020, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh Quốc. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Trước quan ngại của một số doanh nghiệp xuất khẩu về việc màu nền trên C/O không đúng là màu xanh lá cây, có thể ảnh hưởng đến việc hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường EU, Bộ Công Thương đã ngay lập tức trao đổi với đầu mối của EU về vấn đề này. Ngày 31 tháng 8 năm 2020, phía EU đã có ý kiến phản hồi, theo đó, EU chấp nhận các C/O với màu nền hiện tại như mẫu mà Việt Nam đã thông báo tới EU. Việc này cũng đang được EU thông báo tới cơ quan hải quan các nước thành viên để đảm bảo các C/O theo mẫu hiện tại mà tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sẽ không bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, triển khai những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về quy tắc xuất xứ, nghiên cứu, hiện đại hóa công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, v.v... đồng thời phối hợp chặt chẽ với phía EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định.
.
Cục Xuất nhập khẩu

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ

“Mục tiêu kép” của Đà Nẵng là vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Ngày 3/9, Thành uỷ Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 43, đề ra "mục tiêu kép" nói trên.

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ - 1
Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Với “mục tiêu kép” này, Thành uỷ Đà Nẵng chỉ thị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo chính quyền TP và các cơ quan chức năng liên quan thực hiện đánh giá công tác phòng, chống dịch, làm rõ hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó, xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp trong thời gian tới, không để bị động, bất ngờ.

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ - 2
 Đà Nẵng sẽ triển khai xét nghiệm diện rộng trong tuần đầu tháng 9 này để tạo cơ sở chuyển trạng thái, quản lý kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Trước mắt, triển khai xét nghiệm diện rộng trong tuần đầu tháng 9/2020 để có cơ sở đánh giá nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, kịp thời phát hiện và có biện pháp ứng phó, kiểm soát; đồng thời tạo cơ sở chuyển trạng thái, quản lý kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Khẩn trương ban hành các quy định quản lý, yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như: trường học, bệnh viện, nơi làm việc, các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ, siêu thị, phương tiện vận tải công cộng…

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ - 3
Thành phố sẽ sớm ban hành các quy định quản lý, yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở trường học, bệnh viện, công sở, chợ... trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó, từng bước áp dụng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội theo các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với tình hình địa phương, đảm bảo xử lý linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả các tình huống khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh hoặc dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại trong cộng đồng. 

Rà soát, xây dựng kịch bản, kế hoạch khắc phục khó khăn trong phát triển kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trọng tâm là: Khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; khuyến khích tiêu dùng nội địa; Tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông các nguồn lực đầu tư, nhất là các dự án quy mô lớn; Tích cực thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công các công trình, dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đạt kế hoạch đề ra. 

Kịp thời cân đối thu, chi ngân sách sát với tình hình thu trên địa bàn; Chủ động thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, người nghèo, các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh; thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp sau dịch bệnh.

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ - 4
Thành uỷ Đà Nẵng chỉ thị chính quyền TP và ban, ngành chức năng chủ động hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp, người nghèo, các đối tượng bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Tăng cường quản lý chặt chẽ địa bàn, nơi cư trú, nhất là quản lý người nước ngoài, không để nhập cảnh trái phép, nhập cảnh không đúng đối tượng.

Covid-19: Đà Nẵng đặt “mục tiêu kép” trong chỉ thị mới nhất của Thành uỷ - 5
Đà Nẵng tăng cường quản lý chặt chẽ địa bàn, nơi cư trú, không để nhập cảnh trái phép.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương và phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch, khôi phục phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Trích: https://dantri.com.vn

Đã có phương án chi tiết khôi phục các đường bay quốc tế

Đã có phương án chi tiết khôi phục các đường bay quốc tế

Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội - Tokyo bằng tàu bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã hoàn thiện phương án khôi phục các đường bay quốc tế trình Bộ Giao thông Vận tải.
  
Theo đó,Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở lại các đường bay quốc tế từ 15/9 tới. Cụ thể, với Trung Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở lại đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Quảng Châu tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên; trong đó, phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác linh hoạt bằng tàu B787 (343 ghế).
Phía Trung Quốc chỉ định 1 hãng hàng không khai thác bằng tàu A320 tối đa 200 ghế. Với phương này số lượng khách cách ly tại Tp. Hồ Chí Minh tối đa 540 khách/tuần.
 
Với Nhật Bản, Cục Hàng không Việt Nam cho hay: Trong điều kiện nhu cầu kết nối Nhật Bản với 2 đầu Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là tương đồng, Cục đề xuất nối lại đường bay Hà Nội - Tokyo với với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên và Tp. Hồ Chí Minh - Tokyo với tần suất 1 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.
Phía Việt Nam chỉ định Vietnam Airlines/Pacific Airlines phối hợp khai thác linh hoạt đường bay Hà Nội - Tokyo bằng tàu bay B787 (343 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần. Vietjet Air khai thác đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Tokyo bằng tàu bay A321 (240 ghế) vào ngày thứ 3 hàng tuần.
Như vậy, số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 560 khách/tuần.
Đường bay đến Hàn Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đường bay Hà Nội - Seoul với với tần suất 1 chuyến/tuần bằng tàu bay B787. Vietjet Air khai thác đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Seoul bằng tàu bay A321. Số lượng cách ly tối đa tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là 650 khách/tuần.
Đường bay đến Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sẽ do Vietnam Airlines/Pacific Airlines khai thác đầu Tp. Hồ Chí Minh bằng tàu bay B787 và Vietjet Air khai thác đầu Hà Nội bằng tàu bay A320. Dự kiến số lượng khách cách ly tối đa tại Hà Nội là 620 khách/tuần; tại Tp. Hồ Chí Minh là 700 khách/tuần.
Đường bay đến Lào và Campuchia cũng được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nối lại với tần suất 1 tuần/chuyến, do Vietnam Airlines khai thác.
Với kế hoạch khai thác được xây dựng như trên, dự kiến số lượng hành khách nhập cảnh hàng tuần vào khoảng gần 5.000 khách, san cho Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
 

Vietjet Air khai thác đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Seoul bằng tàu bay A321. 

Để có thể triển khai kế hoạch khai thác thường lệ nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Y tế công bố các yêu cầu về kiểm dịch y tế bắt buộc đối với hành khách khi nhập cảnh và công bố danh sách phòng xét nghiệm real-time PCR do Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thông báo các đối tác, hành khách.
Hành khách trước khi lên máy bay đến Trung Quốc phải có Giấy xác nhận âm tính với COVID-19 theo phương pháp xét nghiệm real time PCR tại cơ sở do Chính phủ nơi hành khách xuất phát đầu tiên chỉ định trong vòng 5 ngày trước khi khởi hành.
Giấy chứng nhận này được gửi đến Đại sứ quán đề xác nhận và gửi lại hành khách trước khi lên máy bay. Ngoài ra, hành khách nhập cảnh Trung Quốc phải cài đặt ứng dụng di động để giám sát đồng thời phải cách ly tập trung 14 ngày có thu phí.
Với Hàn Quốc, khách nhập cảnh nước này phải đeo khẩu trang, nhiệt độ không vượt quá 37,5 độ C, tự cách ly tại nhà hoặc cơ sở được chỉ định và phải cài đặt ứng dụng di động để giám sát.
Trong khi đó, chính sách của Đài Loan (Trung Quốc) về khách nhập cảnh chỉ phải cách ly 5 ngày.
Trước đó, kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 27/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương phải bố trí các cơ sở cách ly đáp ứng yêu cầu của người nhập cảnh, không phân biệt người nước ngoài và người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý mở rộng thực hiện việc cách ly tại cơ sở lưu trú có thu phí đồng thời giao Bộ Công an, chính quyền các địa phương, nhất là ngành y tế thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn gấp để thực hiện việc thu phí đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ở tất cả các nơi cách ly. Chi phí khám chữa bệnh tiếp tục do ngân sách nhà nước chi trả theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: Quang Toàn/BNEWS/TTXVN

Italia - Đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong khối EU

Italia - Đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong khối EU

Italia là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong khối EU và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong khối ASEAN. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này trong 7 tháng đầu năm đạt 863,61 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Italia máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và dược phẩm. Những mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm, đạt kim ngạch trăm triệu USD.

Cụ thể: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 269,36 triệu USD (chiếm 31,19%); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 118,35 triệu USD (chiếm 13,7%); Dược phẩm đạt 112,97% (chiếm 13,08%). Trong đó hai mặt hàng đầu có kim ngạch sụt giảm và mặt hàng cuối có kim ngạch tăng trưởng so với cùng kỳ.

Có 7 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch chục triệu USD, trong đó thức ăn gia súc và nguyên liệu và chất dẻo nguyên liệu có kim ngạch giảm khá 47,48% (15,16 triệu USD) và 42,86% (11,11 triệu USD). Sản phẩm từ sắt thép có kim ngạch tăng 26,06% (26,49 triệu USD).

 

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Italia 7T/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T7/2020

So với T6/2020 (%)

7T/2020

So với cùng kỳ 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch NK

128.421.647

3,32

863.608.563

-21,99

100

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

45.019.924

27,29

269.359.863

-29,15

31,19

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

16.712.094

-13,67

118.355.650

-23,67

13,7

Dược phẩm

14.979.197

-5,14

112.971.104

16,65

13,08

Vải các loại

9.289.649

3,96

52.552.203

-25,81

6,09

Sản phẩm hóa chất

4.268.998

-6,05

37.736.453

1,81

4,37

Sản phẩm từ sắt thép

2.881.664

-17,12

26.490.170

26,06

3,07

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.570.944

-52,6

15.159.788

-47,48

1,76

Hóa chất

1.929.281

82,23

11.635.248

3,7

1,35

Sản phẩm từ chất dẻo

1.633.495

27,13

11.361.382

-14,94

1,32

Chất dẻo nguyên liệu

1.639.179

2,09

11.112.786

-42,86

1,29

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.647.992

88,35

7.762.373

-48,5

0,9

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

1.227.068

30,57

7.545.174

-66,25

0,87

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

834.796

-54,28

6.965.973

-15,09

0,81

Giấy các loại

505.632

-49,95

6.708.802

-7,76

0,78

Sản phẩm từ cao su

1.358.405

85,18

6.057.135

-2,07

0,7

Nguyên phụ liệu dược phẩm

456.016

-58,27

4.485.215

-26,02

0,52

Hàng điện gia dụng và linh kiện

617.487

52,81

3.453.645

-52,4

0,4

Sắt thép các loại

183.215

-43,3

2.088.291

-44,86

0,24

Linh kiện, phụ tùng ô tô

296.552

65,65

1.984.705

-5,56

0,23

Kim loại thường khác

360.188

47,28

1.908.968

-58,29

0,22

Nguyên phụ liệu thuốc lá

22.048

 

69.639

-76,8

0,01

Hàng hóa khác

20.987.822

-4,27

147.843.992

-22,19

17,12

 Nguồn: VITIC

Hỗ trợ trực tuyến

4382467
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3434
956
19564
2313301
82413
4382467

Your IP: 18.191.165.192
Server Time: 2024-11-24 21:25:49

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 58 guests and no members online