Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Xuất khẩu kim loại thường khác (trừ sắt thép, sản phẩm sắt thép) đạt 1,4 tỷ USD

Xuất khẩu kim loại thường khác (trừ sắt thép, sản phẩm sắt thép) đạt 1,4 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu kim loại thường khác và sản phẩm ( trừ sắt thép, sản phẩm sắt thép) 7 tháng đầu năm 2020 đạt 1,4 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 7 đạt 231 triệu USD, tăng 0,2% so với tháng cùng kỳ năm 2019, và cũng tăng 21% so với tháng 6/2020.
 
Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu kim loại thường khác và sản phẩm tiềm năng nhất của nước ta, chiếm hơn 35% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ trong tháng 7 đạt 56,7 triệu USD, tăng 26% so với cùng tháng năm 2019 và cũng tăng 21% so với tháng 6 cùng kỳ năm 2020. Cộng chung 7 tháng đầu năm đạt 303 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu kim loại thường khác và sản phẩm sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 197 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2019; tính riêng tháng 7 đạt 39,8 triệu USD, tăng 126% so với cùng tháng năm 2019 và cũng tăng 39,8% so với tháng 6/2020.
Đứng ở vị trí thứ 3 là thị trường Ấn Độ, 7 tháng đầu năm xuất khẩu kim loại thường và các sản phẩm sang nước này đạt 148,4 triệu USD giảm 58% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của nước ta; tính riêng tháng 7 đạt 14,64 triệu USD giảm 69% so với cùng tháng năm 2019 nhưng lại tăng 66% so với tháng 6/2020.
Nhìn chung thị trường xuất nhập khẩu của nước ta 7 tháng đầu năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên đều giảm về kim ngạch trong đó có nhóm hàng kim loại thường và các sản phẩm giảm nhẹ so với năm 2019 (7,2%). Dự báo sang tháng 8 khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, xuất nhập khẩu giao thương thuận lợi thì kim ngạch xuất khẩu kim loại thường và các sản phẩm sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
  1. Xuất khẩu kim loại thường khác và sản phẩm 7 tháng đầu năm 2020
  2. (Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)         ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 7/2020

+/- so với tháng 6/2020 (%)

7 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng tháng năm 2019 (%)

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng 7T 2020 (%)

Tổng kim ngạch XK

231.086.866

20,51

1.402.042.398

0,2

-7,2

100

Mỹ

56.672.459

30,04

303.003.093

26,1

16,7

21,61

Trung Quốc đại lục

39.797.581

29,21

196.905.668

126,0

73,8

14,04

Ấn Độ

14.637.870

65,08

148.403.551

-68,9

-58,3

10,58

Hàn Quốc

21.309.883

10,65

146.305.962

-3,3

11,5

10,44

Nhật Bản

17.095.455

-6,93

128.120.210

-19,4

-13,3

9,14

Campuchia

10.645.575

-4,35

73.149.698

10,6

22,8

5,22

Thái Lan

5.207.131

-24,71

40.732.633

0,9

27,8

2,91

Ai Cập

10.326.963

27,46

40.490.774

2,9

22,4

2,89

Đài Loan (TQ)

5.112.241

-6,23

31.524.733

24,7

-9,9

2,25

Canada

3.463.802

52,70

22.003.491

-2,8

-10,4

1,57

Philippines

3.541.606

103,22

21.136.314

-3,4

-33,9

1,51

Australia

3.050.321

36,38

18.601.427

-28,6

-15,8

1,33

Anh

3.257.657

49,19

17.365.928

-35,2

-34,9

1,24

Brazil

2.510.598

171,53

14.206.514

-10,8

-21,1

1,01

Indonesia

1.065.093

-56,65

13.690.851

-43,3

-39,5

0,98

Myama

1.677.138

-20,68

11.758.741

73,2

33,6

0,84

Malaysia

1.667.241

30,25

10.514.348

-31,6

-37,8

0,75

Đức

1.097.026

33,03

8.649.123

-19,6

6,8

0,62

Angieri

2.198.527

26,57

7.513.650

62,0

-29,5

0,54

Singapore

763.872

-12,28

5.972.243

24,4

95,4

0,43

Hà Lan

698.501

-15,29

5.666.456

32,7

49,0

0,40

Lào

440.137

35,89

2.915.475

375,9

73,2

0,21

Hồng Kông (TQ)

475.700

144,80

2.893.747

-16,7

-44,2

0,21

Thụy Điển

299.324

108,01

717.223

-42,2

-31,5

0,05

 Nguồn: VITIC

Từ chuyện xuất khẩu gạo đến kinh nghiệm 'đi đánh xứ người' khi có EVFTA

Từ chuyện xuất khẩu gạo đến kinh nghiệm 'đi đánh xứ người' khi có EVFTA

Sản phẩm gạo thơm VJ của công ty thành viên của Tập đoàn PAN là Vinaseed xuất khẩu sang Hà Lan và Cộng hòa Czech. Ảnh: Vinaseed.

EU có quan điểm cứng rắn về an toàn thực phẩm nên một trong những vấn đề quan trọng nhất, theo đại diện Tập đoàn PAN, là phải đảm bảo chất lượng.
TS Vũ Tiến Lộc cho rằng việc chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín sẽ giúp doanh nghiệp mở ra cơ hội giao thương với đối tác EU.
Ngoài sự chủ động nâng cấp của doanh nghiệ,p còn cần sự vào cuộc, quyết tâm, hỗ trợ của cơ quan quản lý.
 
Chia sẻ bên lề diễn đàn “Hiệp định EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thế giới hậu Covid-19” diễn ra cuối tuần này, bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) cho biết doanh nghiệp thành viên tập đoàn là Vinaseed vừa xuất khẩu thành công sản phẩm gạo VJ Pearl Rice, gạo thơm RVT sang Hà Lan và Cộng hòa Czech với giá khoảng 1.040 USD/tấn. Đây là 2 thị trường cửa gõ thông thương, đưa hàng hóa vào sâu trong khu vực EU.
 

Bà Nguyễn Thị Trà My, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn PAN. Ảnh: Ngọc Hà

 Theo lãnh đạo doanh nghiệp, kinh nghiệm xuất khẩu thành công hàng hóa nói chung và gạo nói riêng vào thị trường hơn 500 triệu dân này là chất lượng. EU có quan điểm khá cứng rắn về an toàn thực phẩm, trong đó với sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của EU trong toàn bộ quá trình sản xuất. Dù không nghiêm ngặt như sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng các mặt hàng này vẫn bị kiểm tra ngẫu nhiên bởi các nước thành viên khi nhập cảnh cũng như lúc bán ra thị trường.
 
Vì vậy, ngoài việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp còn phải chuẩn bị bài bản, quy mô trong toàn bộ chuỗi giá trị khép kín. Từ việc gieo trồng, sử dụng giống bản quyền, thu hoạch và chế biến bằng công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất để đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mới có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này sau khi "đường cao tốc đã mở", qua đó đem lại lợi ích thực sự cho người sản xuất cuối cùng: “Người nông dân Việt Nam nếu không được hưởng lợi từ EVFTA thì hiệp định chưa thành công", bà Nguyễn Thị Trà My nói.
 
Trước đó, Vinaseed (HoSE: NSC) đã xây dựng Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản tại tỉnh Đồng Tháp trên diện tích 5,2 ha và tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động được 9 tháng, doanh nghiệp này đã đạt chuẩn Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) của Hà Lan do tổ chức đánh giá độc lập nổi tiếng của Anh chứng nhận. Đây có thể xem là "thẻ thông hành" quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận EU cũng như các thị trường khó tính khác.
 
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam đánh giá cao những doanh nghiệp kinh doanh thực chất như PAN. Khi làm ăn với đối tác EU, doanh nghiệp phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững. Từ đó, cơ hội giao thương, hợp tác sẽ mở ra cho doanh nghiệp, không chỉ gạo mà còn nhiều nông sản khác.
 

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Ảnh: Ngọc Hà.

  
Cơ hội xuất khẩu vào EVFTA thì rất nhiều doanh nghiệp nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng nắm bắt và tận dụng thực sự được cơ hội. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), từng chia sẻ rằng khi ở một hội thảo có đến 90% doanh nghiệp xuất khẩu sang EU nhưng phần lớn theo hình thức FOB. Nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu ở cảng, không cần quan tâm đến thuế, chi phí vận chuyển hay bảo hiểm, trong đó có mặt hàng gạo.
 
Doanh nghiệp Việt nhận được rất nhiều đơn hàng từ EU nhưng chỉ là xay xát. Khi xuất khẩu sang EU thì sản phẩm đó được dán nhãn, thương hiệu của họ chứ không phải của Việt nam. Như vậy, doanh nghiệp Việt chỉ gia công sản phẩm thôi, giá trị mang lại vẫn thấp và không có nhiều khác biệt.
 
Vì vậy, để tận dụng được thực sự cơ hội, thuế suất mà EVFTA mang lại, ông Khanh cho rằng doanh nghiệp phải chủ động tự nâng cấp mình, phải thay đổi tư duy "an phận thủ thường" với hợp đồng gia công. Đồng thời là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư trang thiết bị, máy móc và nắm rõ những nguyên tắc của hiệp định. Có như vậy "cao tốc' EVFTA mới thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp.
 
Ngoài ra, ông Khanh còn cho rằng, trên hành trình chinh phục người tiêu dùng, cạnh tranh ngay trên sân nhà trong khuôn khổ EVFTA hay bất cứ hiệp định nào khác thì còn cần sự vào cuộc, sự hỗ trợ và quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Bởi đến nay, EVFTA có hiệu lực được gần 1 tháng, số lượng kế hoạch triển khai hiệp định mà Bộ Công Thương nhận được từ các bộ, ngành, địa phương vẫn còn rất khiêm tốn dù trước đó Chính phủ đã có kế hoạch triển khai thực thi từ rất sớm. Hoặc tránh lặp lại tình trạng như hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau 8 tháng hiệp định có hiệu lực, Bộ Công Thương mới nhận được đầy đủ kế hoạch triển khai thực hiện của các bộ, ngành địa phương.
 
Ngoài ra, TS Vũ Tiến Lộc còn cho rằng chiến lược trong thời gian sắp tới là sửa đổi hệ thống pháp luật để tương thích với những điều đã cam kết trong EVFTA. Quan trọng hơn, những sửa đổi, cải cách thể chế thậm chí còn cao hơn những cam kết trong khuôn khổ hiệp định, tạo sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và sự cạnh tranh công bằng hơn của cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ khi nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì đó mới là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt ở những giá trị cao hơn.
 Trước đó, báo cáo về mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trước cơ hội từ EVFTA của VCCI đã chỉ ra có 40% doanh nghiệp tham gia giao dịch với EU, hơn 80% doanh nghiệp biết về EVFTA, 5% doanh nghiệp có kiến thức chuyên sâu nhưng có tới 63% doanh nghiệp chưa chuẩn bị cho việc tận dụng EVFTA.
 Nguồn: Ngọc Hà / Người đồng hành

Hướng dẫn liên ngành về việc phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020 - 2021

Hướng dẫn liên ngành về việc phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020 - 2021

Ngày 25/8/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Thành phố Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn liên ngành 2686/HDLN:GDĐT-YT về việc phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm học 2020 - 2021.

Theo văn bản này, trước ngày học sinh tựu trường, nhà trường phải Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và các chất tẩy rửa để thực hiện tổng vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh tới trường và duy trì thực hiện vệ sinh hằng ngày.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường như nơi rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn, xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay. Bố trí thùng rác có nắp lật để ở những nơi dễ tiếp cận, trong nhà vệ sinh, nơi rửa tay.

Chuẩn bị nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt và khẩu trang, vật tư y tế, cơ số thuốc, trang thiết bị thiết yếu. Tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường những kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh do COVID-19 gây ra.
Yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thuộc đối tượng cần phải cách ly y tế (nếu có) phải tuân thủ tuyệt đối cách ly y tế theo đúng quy định.
Theo yêu cầu của Hà Nội, trong ngày khai giảng, nhà trường phải có phương án phân luồng học sinh ngay từ đầu giờ, không tổ chức diễu hành từ ngoài cổng vào trường. Cán bộ, nhân viên, học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở không dự Lễ Khai giảng.
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện đo kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách an toàn khi tham dự buổi Lễ.
Trong ngày đầu đến trường, 100% học sinh Hà Nội phải thực hiện khai báo y tế. Giáo viên chủ nhiệm rà soát nội dung tờ khai, nếu có bất thường cần phối hợp với cán bộ y tế để xử lý.
Khi học sinh đi học, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế. Tổ chức chào cờ tại lớp học, hạn chế các hoạt động có sự tham gia của nhiều lớp. Khuyến khích mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh sử dụng bình (chai) nước uống cá nhân; thực hiện đeo khẩu trang khi đến trường, khi tham gia giao thông và nơi công cộng…
 
Nguồn: VITIC

Xuất khẩu thủy tinh, các sản phẩm thủy tinh sang Singapore chiếm 50% tổng kim ngạch

Xuất khẩu thủy tinh, các sản phẩm thủy tinh sang Singapore chiếm 50% tổng kim ngạch

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 7 tháng đầu năm 2020 đạt 481,19 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 (0,2%); tính riêng tháng 7/2020 đạt 76,23 triệu USD, tăng 3% so với tháng 6/2020.
 
Xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang hai thị trường Singapore và Malaysia đạt kim ngạch lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Trong 7 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang thị trường Singapope chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, đạt 239,17 triệu USD ,tăng 24% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 7 đạt 39,89 triệu USD tăng 23% so với tháng 7/2019 và cũng tăng 11,4% so với tháng 6/2020.
Xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang thị trường Malaysia trong tháng 7 tăng 12% so với cùng tháng năm 2019 nhưng lại giảm 11% so với tháng 6/2020, đạt 15,25 triệu USD; cộng chung cả 7 tháng đầu năm đạt 96,90 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng tháng năm 2019, chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang thị trường Mỹ trong tháng 7 đạt 7,97 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng tháng năm 2019 và cũng tăng 41,2% so với tháng 6/2020; tính chung 7 tháng đầu năm giảm 25,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 39,92 triệu USD, chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhìn chung trong 7 tháng đầu năm nay Việt Nam tăng xuất khẩu thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh sang các thị trường sau: Trung Quốc tăng 0,17%, đạt 24,65 triệu USD; Thái Lan tăng 76,7% đạt 3,91 triệu USD; Singgapore tăng 38,6% đạt 239 triệu USD.
Các thị trường còn lại đều giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, giảm nhiều nhất ở các thị trường sau: Campuchia giảm 71,5% đạt 649 triệu USD; Hàn Quốc giảm 51,5% đạt 9,72 triệu USD; Nhật Bản giảm 49,3 triệu USD đạt 28,69 triệu USD.

Xuất khẩu thủy tinh, sản phẩm từ thủy tinh 7 tháng đầu năm 2020

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 7/2020

+/- so với tháng 6/2020 (%)

7 tháng đầu năm 2020

+/- so với cùng tháng năm 2019 (%)

+/- so với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng 7T/ 2020 (%)

Tổng kim ngạch XK

76.233.413

3,0

481.190.456

-2,4

-0,2

100

Singapore

39.877.505

11,4

239.174.536

22,8

24,0

49,70

Malaysia

15.251.206

-10,6

96.902.369

12,2

-15,6

20,14

Mỹ

7.969.205

41,2

39.924.894

14,3

-25,3

8,30

Nhật Bản

3.249.723

-34,3

28.690.113

-71,2

-49,3

5,96

Trung Quốc đại lục

1.160.852

-54,0

24.645.166

-27,6

76,7

5,12

Hàn Quốc

1.456.761

28,0

9.721.051

-72,3

-51,5

2,02

Philippines

149.136

-63,7

4.255.445

-91,3

-46,2

0,88

Thái Lan

679.261

-1,7

3.912.914

100,1

38,6

0,81

Đài Loan (TQ)

343.704

-8,0

2.741.530

-30,7

-22,9

0,57

Canada

369.020

9,0

2.009.673

-21,8

-21,3

0,42

Campuchia

26.036

-62,2

649.027

-96,2

-71,5

0,13

 Nguồn: VITIC

Xuất khẩu thủy sản: Không nên bỏ qua thị trường nhỏ

Xuất khẩu thủy sản: Không nên bỏ qua thị trường nhỏ

Do là thị trường nhỏ nên thời gian qua, các doanh nghiệp thủy sản Việt chưa thực sự chú trọng đến thị trường Đài Loan.
Tuy nhiên theo khuyến cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Đài Loan là thị trường tiềm năng và doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể để từng bước chiếm lĩnh.
Theo VASEP, hiện Đài Loan không nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Dù vậy thị trường này lại có kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tương đối ổn định với trên 100 triệu USD/năm, chiếm từ 1,3 - 1,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ước tính trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Đài Loan đạt 50,5 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 27 triệu USD; cá tra đạt gần 10 triệu USD, các mặt hàng hải sản đạt 22 triệu USD…
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - cho biết: Thị trường Đài Loan hiện chuộng các sản phẩm tôm sú đông lạnh, tôm tươi, cá tra phi lê đông lạnh, tôm chân trắng tươi/đông lạnh, tôm chế biến, mực… của Việt Nam. Nhìn chung lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua thị trường này khá ổn định bởi chưa thực sự được doanh nghiệp chú trọng dẫn tới giá trị kim ngạch chưa cao.
Đơn cử như Công ty CP Nam Việt xuất khẩu 250 tấn sản phẩm cá tra phi lê sang thị trường Đài Loan, trị giá khoảng 500 triệu USD. Theo bà Đỗ Thị Thanh Thủy - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Nam Việt, bình quân mỗi năm công ty xuất khẩu từ 5 - 6 triệu USD cho riêng thị trường này. Tuy nhiên, kể từ thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, sản lượng cá tra và giá trị xuất sang Đài Loan giảm một nửa nên Nam Việt quyết định chuyển hướng sang khai thác các thị trường tiềm năng hơn như EU, Mỹ, Malaysia…
Cùng như Nam Việt, Công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước cho rằng, thị trường này khó khai thác trong thời điểm hiện tại nên không chú trọng.
Tuy nhiên, theo VASEP, việc chú trọng vào những thị trường lớn mà ngó lơ những thị trường giá trị thấp hơn như Đài Loan không phải là lựa chọn tối ưu về lâu dài. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Đài Loan đang có xu hướng tăng lên, nhất là với sản phẩm tôm. Chưa kể là mới đây, Tổng cục Quản lý Dược và thực phẩm Đài Loan (TFDA) đã có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc công bố danh sách 674 doanh nghiệp của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường này. So với lần trước, số lượng doanh nghiệp thủy sản được cấp phép tăng thêm 36 doanh nghiệp. Thông tin này giúp việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này thuận lợi hơn nếu có hướng tiếp cận phù hợp.
Từ những tín hiệu tích cực trên, VASEP khuyến khích doanh nghiệp có hướng khai thác thị trường phù hợp. Bởi lẽ dù là thị trường nhỏ nhưng tiêu chuẩn sẽ không khắt khe, chưa kể việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp ích rất lớn cho mục tiêu dài hơi là phát triển bền vững ngành thủy sản mà ngành đang hướng tới.
  Thị trường Đài Loan có tập quán tiêu dùng thủy sản vừa theo kiểu Trung Quốc vừa theo kiểu Nhật Bản. Để xuất khẩu được qua Đài Loan, doanh nghiệp cần đóng gói hàng hóa nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt, kèm đầy đủ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, khi đưa hàng hóa vào Đài Loan cần chú trọng khâu quảng cáo, cung cấp thông tin để người tiêu dùng tại đây biết, tìm mua.

 Nguồn: Congthuong.vn

 

Hỗ trợ trực tuyến

4382528
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
3495
956
19625
2313301
82474
4382528

Your IP: 3.12.152.102
Server Time: 2024-11-24 21:36:27

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 91 guests and no members online