Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Thông báo kết luận của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

Thông báo kết luận của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19

 Ngày 15/5/2020, Văn phòng Chính phủ ra thông báo số 182/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đã đạt thành công bước đầu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đã đề ra. Đến nay, cả nước không còn ca bệnh trong cộng đồng, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh; đồng thời đã tích cực thực hiện các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội.
Do đó, Thủ tướng giao cho Bộ Y tế nghiên cứu, sớm đề xuất việc công bố hết dịch và chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 cho giai đoạn mới, lâu dài, bảo đảm hiệu quả về y tế, bền vững về kinh tế.
Đồng thời chỉ đạo tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn, đổi mới sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới, bảo đảm sự bình yên cho nhân dân.
Các lực lượng y tế, quân đội, công an, chính quyền các cấp không được chủ quan, lơ là công tác phòng, chống dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, đông dân cư; phải bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, quyết không để dịch bệnh quay trở lại. Tiếp tục ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài; chưa mở cửa du lịch quốc tế.
Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, xúc tiến, thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu; lưu ý đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa là thiết bị y tế khẩu trang, KIT xét nghiệm SARS-CoV2.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch, trong đó tài trợ, hỗ trợ thiết bị y tế, khẩu trang, KIT xét nghiệm, máy thở... cho các nước phòng, chống dịch COVID-19, trước hết là các nước ở Châu Phi, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan xúc tiến quảng bá du lịch, chuẩn bị các việc cần thiết để mở cửa đón khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, trước hết là từ các nước, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh; nghiên cứu đề xuất thời điểm và nguyên tắc dần nới lỏng xuất nhập cảnh, nối lại một số đường bay phục hồi giao thương, thăm thân, du lịch, thương mại, đầu tư trên cơ sở song phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
 
Nguồn: VITIC
Trích: http://vinanet.vn

TT kim loại thế giới ngày 15/5/2020: Giá đồng tăng từ mức thấp nhất hơn 1 tuần

TT kim loại thế giới ngày 15/5/2020: Giá đồng tăng từ mức thấp nhất hơn 1 tuần

 Giá đồng ngày 15/5/2020 tăng từ mức thấp nhất hơn 1 tuần trong phiên trước đó, do kỳ vọng nhiều biện pháp kích thích thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu có thể hỗ trợ nhu cầu kim loại.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1% lên 5.255 USD/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất hơn 1 tuần trong phiên trước đó. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đồng giảm.
Giá đồng trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 43.230 CNY (6.094,31 USD)/tấn.
Giá đồng theo xu hướng thị trường chứng khoán châu Á tăng, trong bối cảnh lạc quan về việc khởi động lại nền kinh tế Mỹ và khả năng các biện pháp kích thích hơn nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đàm phán về một dự luật kích thích có thể khác, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết. Trung Quốc thừa nhận sự cần thiết phải kích thích tài khóa nhiều hơn nhằm giảm áp lực đối với nền kinh tế.
Trên sàn London, giá nhôm tăng 0,6% lên 1.484 USD/tấn và giá kẽm tăng 0,5% lên 1.967,5 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá nhôm tăng 0,7% lên 12.575 CNY/tấn, trong khi giá nickel giảm 1% xuống 100.030 CNY/tấn.
Giá các kim loại cơ bản ngày 15/5/2020:

Mặt hàng

ĐVT

Giá

% thay đổi

Đồng

USD/lb

2,3670

0,04 %

Chì

USD/tấn

1.599,75

1,52%

Nickel

USD/tấn

12.006,00

-1,51%

Nhôm

USD/tấn

1.480,00

0,17%

Thiếc

USD/tấn

15.170,00

-0,33%

Kẽm

USD/tấn

1.957,00

-0,91%

 

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

EIA: Tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020

EIA: Tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020

 Tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước, gồm cả kho tại Cushing, Oklahoma, lần đầu tiên nguồn cung giảm kể từ đại dịch khiến nhu cầu giảm tại Mỹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô giảm 745.000 thùng trong tuần tính tới ngày 8/5/2020 xuống 531,5 triệu thùng, so với dự đoán tăng 4,1 triệu thùng trong một thăm dò của Reuters. Đó là lần sụt giảm đầu tiên sau 15 tuần tăng.
Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng hơn 100 triệu thùng/ngày kể từ giữa tháng 1/2020, tăng tốc trong tháng 3/2020 do đại dịch Covid-19 duy trì và do cuộc chiến giá một thời gian ngắn giữa Saudi Arabia và Nga. Tồn kho giảm trong tuần này một phần do nhập khẩu giảm xuống mức thấp kỷ lục chưa tới 2 triệu thùng/ngày và sản lượng của Mỹ giảm.
Tồn kho tại Cushing giảm 3 triệu thùng trong tuần trước. Kho cảng này đầy hơn 80% khi các nhà sản xuất thấy mình có ít chỗ chứa dầu hơn.
Sản lượng dầu thô giảm 300.000 thùng/ngày xuống 11,6 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi trong tuần gần đây, mặc dù trong 4 tuần qua vẫn thấp hơn mức trung bình năm trước 23%. Giá dầu tăng một thời gian ngắn trước khi trở lại mức được thấy trước báo cáo này.
Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 300.000 thùng/ngày trong tuần trước xuống 1,9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất từ trước tới nay.
Nguyên liệu dầu thô của nhà máy lọc dầu giảm 593.000 thùng/ngày trong tuần trước, công suất lọc dầu giảm 2,6 điểm phần trăm trong tuần này xuống 67,9% tổng công suất, không xa mức thấp kỷ lục.
Tồn kho xăng của Mỹ giảm 3,5 triệu thùng xuống 252,9 triệu thùng, so với dự báo giảm 2,2 triệu thùng. Tồn kho xăng đã giảm trong những tuần gần đây do hoạt động lọc dầu giảm.
 
David Thompson, phó giám đốc điều hành tại Powerhouse, một nhà mối giới hàng hóa về năng lượng tại Washington cho biết “trong khi tồn kho xăng vẫn gần mức cao nhất 5 năm, nhưng nếu động lực này duy trì, tôi sẽ dự kiến nguồn cung xăng dư thừa sẽ giảm đi”.
Tồn kho sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi tăng 3,5 triệu thùng trong tuần lên 155 triệu thùng, so với dự đoán tăng 2,9 triệu thùng.
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2020 tăng 131%

Lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2020 tăng 131%

  Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng rất mạnh 130,9% về lượng, tăng 171,9% về kim ngạch, tăng 17,8% về giá so với cùng kỳ năm trước
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 4/2020 giảm 13,7% về lượng, giảm 6,3% về kim ngạch nhưng tăng 8,6% về giá so với tháng 3/2020 và cũng giảm 26,4% về lượng, giảm 11,5% về kim ngạch và tăng 20,3% về giá so với tháng 4/2019, đạt 510.197 tấn, tương đương 254,37 triệu USD, giá trung bình 498,6 USD/tấn.
Tinh chung 4 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 2,11 triệu tấn, thu về 990,79 triệu USD, giá trung bình 470,2 USD/tấn, tăng 0,9% về lượng, tăng 10,9% về kim ngạch và tăng 9,9% về giá so với 4 tháng đầu năm 2019.
Philippines luôn dẫn đầu về thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 902.061 tấn, tương đương 401,27 triệu USD, giá 444,8 USD/tấn, tăng 10,8% về lượng, tăng 25,2% về kim ngạch, tăng 13,1% về giá so với 4 tháng đầu năm trước; chiếm 42,8% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đứng thứ 2 thị trường, tăng rất mạnh 130,9% về lượng, tăng 171,9% về kim ngạch, tăng 17,8% về giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 273.529 tấn, tương đương 158,05 triệu USD, giá 577,8 USD/tấn, chiếm gần 13% trong tổng lượng và chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Tiếp theo là thị trường Malaysia đạt 220.172 tấn, tương đương 90,72 triệu USD, giá 411 USD/tấn, chiếm gần 10,5% trong tổng lượng và chiếm 9,2% trong tổng kim ngạch, tăng 5,4% về lượng, tăng 10,8% về kim ngạch, tăng 5,2% về giá so với cùng kỳ năm trước,.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước thì thấy các thị trường chủ đạo vẫn đạt mức tăng cả lượng và kim ngạch; Tuy nhiên, đáng chú ý, một số thị trường mặc dù lượng xuất khẩu ít nhưng so với cùng kỳ lại tăng rất mạnh như: Chile tăng 531% về lượng và tăng 290% về kim ngạch, đạt 448 tấn, tương đương 0,21 triệu USD; Indonesia tăng 113,2% về lượng và tăng 172,4% về kim ngạch, đạt 25.925 tấn, tương đương 14,75 triệu USD; Senegal tăng 103,6% về lượng và tăng 107,8% về kim ngạch, đạt 1.203 tấn, tương đương 0,62 triệu USD;
Ngược lại, xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Algeria giảm 97,3% về lượng và giảm 95,9% về kim ngạch, đạt 78 tấn, tương đương 0,05 triệu USD; Brunei giảm trên 94% cả về lượng và kim ngạch, đạt 171 tấn, tương đương 0,08 triệu USD; Angola giảm 78,7% về lượng và giảm72,6% về kim ngạch, đạt 2.102 tấn, tương đương 0,97 triệu USD.

 

Xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2020

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 13/5/2020 của TCHQ)

 

Thị trường

4 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019(%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

2.107.371

990.788.509

0,94

10,91

100

100

Philippines

902.061

401.269.683

10,75

25,2

42,81

40,5

Trung Quốc đại lục

273.529

158.045.197

130,86

171,88

12,98

15,95

Malaysia

220.712

90.716.389

5,37

10,84

10,47

9,16

Ghana

124.207

59.997.257

40,43

39,25

5,89

6,06

Iraq

90.000

47.610.000

-25

-19,52

4,27

4,81

Bờ Biển Ngà

88.340

36.388.790

-40,04

-44,47

4,19

3,67

Singapore

33.097

17.791.258

23,24

20,65

1,57

1,8

Indonesia

25.925

14.746.125

113,23

172,4

1,23

1,49

Hồng Kông (TQ)

23.087

12.749.379

-55,09

-50,55

1,1

1,29

Mozambique

22.620

11.018.642

40,65

50,97

1,07

1,11

U.A.E

15.539

8.437.488

-8,58

-7,88

0,74

0,85

Saudi Arabia

8.218

4.494.599

-13,44

-13,76

0,39

0,45

Australia

6.024

3.807.599

40,29

35,03

0,29

0,38

Đài Loan (TQ)

6.562

3.545.542

43,09

67,9

0,31

0,36

Cộng hòa Tanzania

6.461

3.462.941

25,53

29,27

0,31

0,35

Mỹ

4.638

3.006.053

-6,94

-9,77

0,22

0,3

Nga

4.280

1.800.667

-43,68

-41,19

0,2

0,18

Nam Phi

1.872

972.959

9,15

8,53

0,09

0,1

Angola

2.102

969.823

-78,68

-72,55

0,1

0,1

Ba Lan

1.843

947.304

46,39

42,59

0,09

0,1

Hà Lan

1.733

852.521

-1,37

-5,1

0,08

0,09

Senegal

1.203

623.472

103,55

107,81

0,06

0,06

Pháp

975

567.907

81,23

90,72

0,05

0,06

Ukraine

428

262.950

-25,95

-24,81

0,02

0,03

Chile

448

209.336

530,99

290,12

0,02

0,02

Thổ Nhĩ Kỳ

269

148.227

-43,61

-37,42

0,01

0,01

Tây Ban Nha

192

92.089

30,61

33,16

0,01

0,01

Brunei

171

78.654

-94,78

-94,11

0,01

0,01

Bangladesh

146

71.530

-51,17

-58,37

0,01

0,01

Bỉ

120

62.568

-52

-66,04

0,01

0,01

Algeria

78

48.204

-97,3

-95,9

0

0

 Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

EIA: Sản lượng dầu thô Mỹ giảm, nhu cầu dầu giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2020

 

EIA: Sản lượng dầu thô Mỹ giảm, nhu cầu dầu giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2020

 Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nhu cầu dầu của Mỹ có thể giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2020 xuống 18,3 triệu thùng/ngày, do đại dịch Covid-19 hạn chế đi lại trên khắp thế giới và làm xói mòn nhu cầu nhiên liệu.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô Mỹ dự kiến giảm 540.000 thùng/ngày so với mức cao kỷ lục năm ngoái lên 11,7 triệu thùng/ngày trong năm 2020, so với dự báo trước đó giảm 470.000 thùng/ngày.
EIA cho biết họ dự kiến tiêu thụ xăng của Mỹ giảm xuống trung bình 7 triệu thùng/ngày trong quý 2/2020 từ 8,6 triệu thùng/ngày trong quý 1/2020, và dần tăng lên 8,7 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.
Cơ quan thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ hiện nay dự kiến nhu cầu dầu thế giới năm 2020 giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó giảm 5,2 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung toàn cầu dự kiến giảm 5,4 triệu thùng/ngày xuống 95,2 triệu thùng/ngày trong năm nay so với ước tính trước đó giảm 1,2 triệu thùng/ngày.
Việc cắt giảm sản lượng kỷ lục của tổ chức OPEC và các đồng minh bắt nguồn từ giá dầu sụt giảm, mặc dù lo sợ về làn sóng thứ hai của dịch bệnh đã đè nặng lên các thị trường.
Đức đã báo cáo rằng số ca nhiễm virus corona mới đang tăng tốc theo hàm mũ sau các bước nới lỏng phong tỏa của họ, trong khi Vũ Hán tâm chấn của dịch bệnh tại Trung Quốc, đã báo cáo ổ dịch đầu tiên kể từ khi phong tỏa thành phố này được dỡ bỏ một tháng trước.
Đối với năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu và của Mỹ dự kiến tăng gần 7 triệu thùng/ngày và 1,5 triệu thùng/ngày tương ứng. Linda Capuano, giám đốc của EIA cho biết “khả năng thay đổi hành vi lâu dài với mô hình vận chuyển và tiêu thụ dầu cho thấy sự không chắc chắn với sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu lỏng, ngày cả khi GDP tăng đáng kể”.
Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 dự kiến giảm tiếp, giảm khoảng 790.000 thùng/ngày xuống 10,9 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó giảm 730.000 thùng/ngày.
Giá giảm lịch sử trong tháng trước khiến các công ty dầu mỏ Bắc Mỹ tiến tới cắt giảm khoảng 1,7 triệu thùng/ngày hay 13% vào giữa năm, theo các nhà phân tích của Reuters.
 
EIA cho biết họ dự kiến Mỹ trở lại nhập khẩu thêm dầu thô và sản phẩm xăng dầu so với xuất khẩu trong quý 3/2020 và vẫn là nhà nhập khẩu ròng trong hầu hết các tháng tới cuối năm 2021.
Tăng trưởng nhu cầu mạnh hơn do kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi và tăng trưởng nguồn cung chậm lại cũng sẽ góp phần giảm tồn kho dầu toàn cầu bắt đầu trong quý 3/2020.
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4383503
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
347
4123
4470
2330825
83449
4383503

Your IP: 3.137.198.143
Server Time: 2024-11-25 01:34:03

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 71 guests and no members online