Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT rau quả 22/6: Doanh nghiệp gặp khó khi mong muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

TT rau quả 22/6: Doanh nghiệp gặp khó khi mong muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2019 vừa qua, giá trị nhập khẩu rau quả ước đạt 1,775 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2018. Trong đó, Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất, đạt gần 465 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch nhập từ nước này giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Sau Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Australia là những thị trường Việt Nam nhập nhiều rau quả. Rau quả thuộc nhóm những mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu. Năm qua, với mức tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ, được đánh giá là đã có sự kiểm soát nhất định. Trong khi đó, ở chiều xuất khẩu lại có sự sụt giảm nhẹ, chỉ đạt 98,9% so với năm 2018. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,765 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 3,805 tỷ USD của năm 2018.

Bên cạnh những mặt hàng nông sản đang làm nên "tên tuổi" của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, cá tra, basa…, mặt hàng các loại quả nhiệt đới như thanh long, dứa, xoài, bơ, đu đủ, mít… và các loại rau quả đóng hộp cũng đang góp phần định vị thương hiệu Việt Nam trên "bản đồ" xuất khẩu rau quả của thế giới. 

 Đa dạng hóa thị trường đang là hướng đi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hướng đến, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA sẽ được thực thi, mang đến nhiều kỳ vọng.

Tuy nhiên để đa dạng hóa và xuất khẩu rau quả đến được với nhiều thị trường tiềm năng không phải là chuyện dễ. Nguyên nhân khiến phần lớn rau quả của Việt Nam khó xuất khẩu là do chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất bảo quản không đúng quy định diễn ra phổ biến đã gây lo ngại đối với người tiêu dùng.
Đến nay, ngành rau quả vẫn quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, đã khiến cho không ít doanh nghiệp xuất khẩu, nhà vườn gặp nhiều khó khăn mỗi khi nước này thay đổi chính sách nhập khẩu. Điều này cho thấy cần phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường như: châu Phi, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản,... để tránh rủi ro vì phụ thuộc vào một số ít thị trường nhất định.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết: Với các thị trường mới và tiềm năng, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2019 xuất khẩu rau quả sang Mỹ, Thái Lan, châu Phi… đã có những tín hiệu tích cực. Trong đó, ở thị trường Mỹ, lần đầu tiên trái xoài của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn để thâm nhập, còn ở châu Phi, mặc dù nhu cầu nhập khẩu của thị trường này ngày càng tăng song yêu cầu về các tiêu chuẩn hàng hóa khá dễ tính so với các khu vực khác. Với Thái Lan, trong năm 2019, xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào nước này đạt 74,94 triệu USD, tăng mạnh tới 66,3% so với năm 2018.
Bên cạnh đó “Nghị viện EU đã chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và EU vào ngày 12/2/2020. Đây là cơ hội cho DN mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả bởi mặt hàng này sẽ được xóa bỏ thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực”, ông Nguyên chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương - ông Wilem Schoustra – Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam - cho biết: Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp lớn về sản xuất chế biến rau củ quả. Tuy nhiên các doanh nghiệp này cần phải tích cực nâng cao giá trị sản phẩm của mình. Hiện các doanh nghiệp Hà Lan có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm chế biến rau quả.
Theo ông Wilem Schoust, Việt Nam có rất nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Á. Hiệp định EVFTA và IPA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lĩnh vực rau quả mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có thị trường Á – Âu.
Ông Wilem Schoustra đánh giá cao về năng lực chế biến sản xuất rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên ông cho rằng, Việt Nam đang cần các nhà đầu tư lớn về sản xuất rau quả nhằm đẩy mạnh sản lượng chế biến, đặc biệt là khâu đóng gói và sau chế biến giúp sản phẩm có thời gian bảo quản lâu hơn, nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cần từng bước trang bị kiến thức, kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau.
Với Hà Lan, Hiệp định EVFTA và IPA sẽ đem lại rất nhiều cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp của hai nước, cơ hội hợp tác giữa hai nước với nhau. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội, ông Willem Schoustra cho rằng, Việt Nam và Hà Lan cần hợp tác với nhau để cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của châu Âu.
Thế nhưng đáng buồn là số lượng các đơn vị SX mặt hàng rau - hoa quả được cấp chứng nhận VietGAP, nhất là tại phía Bắc hiện nay vô cùng ít ỏi. Bên cạnh đặc thù trình độ SX hạn chế, quy mô SX manh mún, việc diện tích rau quả được chứng nhận VietGAP không thể bung ra diện rộng có nguyên nhân lớn bắt nguồn từ thủ tục và kinh phí để cấp chứng nhận VietGAP khá rườm rà tốn kém.
Theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt khoảng 1,5 tỷ USD, giảm hơn 14% so với năm 2019. Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả lao dốc do thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 60% lượng xuất khẩu) đã giảm mua.
Chi phí chứng nhận GlobalGAP cho một mã trái cây tại một vùng trồng rơi vào khoảng 200 triệu, doanh nghiệp nếu muốn xuất thêm 4 loại, chi phí sẽ lên tới gần 1 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp có thâm niên trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng rau an toàn thừa nhận: Xu hướng tiêu dùng nông sản sạch theo hướng GAP là tất yếu nông dân phải từng bước xây dựng. Ngoài một số mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi phải thực hiện sản xuất theo GlobalGAP, có thể nói chứng nhận VietGAP hiện nay là thước đo cao nhất có tính pháp lí cho chất lượng nông sản tiêu thụ trong nước.
Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu nhiều nhất rau quả Việt Nam, chiếm khoảng 60,8% thị phần. Lượng nhập khẩu giảm hơn 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, hầu hết các thị trường nhập khẩu rau quả khác của Việt Nam đều tăng, như: Hàn Quốc tăng 25,4%; Hoa Kỳ tăng 8,2%; Nhật Bản 26,4%; Hà Lan tăng 28,3%...
Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam cần có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị bằng cách xây dựng nhà máy chế biến sâu bên cạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn. Đồng thời, ngành Nông nghiệp cần đẩy nhanh việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, góp phần nâng cao thị phần xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt vào vị trí các nước xuất khẩu rau củ hàng đầu khu vực.
Cũng dự kiến tăng sản lượng xuất khẩu vào châu Âu khi có lợi thế từ EVFTA, tuy nhiên, một số doanh nghiệp khá thận trọng, bởi trái cây từ châu Mỹ hay Thái Lan vẫn đang có cước phí vận chuyển rẻ hơn Việt Nam.
Các công ty chuyên nhập khẩu rau quả vào châu Âu nhận định, về chất lượng trái cây Việt Nam có thể cạnh tranh với Thái Lan, nhưng lại yếu hơn về khâu chế biến sau thu hoạch. Đây là những yếu tố mà thị trường châu Âu chấm điểm rất cao.
Theo Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, diện tích cây ăn quả đạt tiêu chuẩn GlobalGAP chỉ ở con số vài phần trăm. Do đó, để đi trên "cao tốc" EVFTA, không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng, nhưng đây lại là điều mà phần doanh nghiệp đang loay hoay, giậm chân tại chỗ. Một nghịch lý đang xảy ra là khi ký được hợp đồng xuất khẩu, DN phải ngậm ngùi giảm bớt hoặc bỏ đi đơn hàng chỉ vì sự chậm trễ cấp mã code từ phía cơ quan có thẩm quyền.
 
Mã code dùng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nếu không có mã code, sản phẩm trái cây sẽ không được xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Mỗi ngày một doanh nghiệp xuất khẩu hơn 10 tấn trái cây các loại sang Hàn Quốc, Mỹ. Trên thực tế, nhu cầu của đối tác nhiều hơn con số này nhưng doanh nghiệp không thể đáp ứng. Nguyên nhân là do gần 3 tháng qua doanh nghiệp đăng ký mã code mới để xuất khẩu nhưng vẫn chưa được cấp.
Để được cấp mã code, vùng trồng trái cây phải có diện tích lớn, sản xuất sạch, ghi chép nhật ký rõ ràng. Các doanh nghiệp, hợp tác xã trái cây ở vùng ĐBSCL bức xúc vì họ chuẩn bị các điều kiện nhưng chờ mãi vẫn chưa được cấp code. Điều bất cập là cơ quan cấp mã code ở xa vùng trồng, việc triển khai chậm trễ trong khi ngành nông nghiệp địa phương ở gần, đủ điều kiện thẩm định, xử lý thủ tục nhanh lại không được giao nhiệm vụ này.
Việc ký được một đơn hàng xuất khẩu trái cây vào những thị trường khó tính là chuyện không đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp. Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, những bất cập về thủ tục này là không nên có bởi nó sẽ làm trì trệ, giảm đi tính cạnh tranh của cả một ngành hàng.
 Việt Nam hiện là quốc gia có diện tích và sản lượng cây ăn quả nhiệt đới khá lớn ở khu vực châu Á với sự đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác tiên tiến còn chậm được ứng dụng, thiếu liên kết bền vững theo chuỗi giá trị, khó giám sát chất lượng là những rào cản lớn nhất khiến thị trường 14 loại rau quả nhiệt đới với quy mô trên 10.000 ha/chủng loại không gia tăng được giá trị bằng sản phẩm chế biến mà chỉ phục vụ thị trường chủ yếu dưới dạng trái cây tươi, khó xuất khẩu.
Theo các nhà khoa học, nhà quản lý, việc xử lý dịch bệnh từ nước nhiệt đới khiến rau quả của Việt Nam rất khó kiểm soát chất lượng. Đặc biệt, khi nông dân chưa sản xuất theo chuỗi giá trị, sản phẩm trái cây chưa thể truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm nên dù cung không đủ cầu nhưng rau quả Việt vẫn gặp khó trong xuất khẩu.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Bộ Công Thương mở rộng thị trường Nhật Bản cho nông sản Việt

Bộ Công Thương mở rộng thị trường Nhật Bản cho nông sản Việt

 Tiếp tục chuỗi sự kiện giao thương trực tuyến tìm kiếm và mở rộng thị trường cho nông sản, thực phẩm Việt, ngày 30/6, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam - Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác và sản phẩm y tế Việt Nam có cơ hội giao thương trực tuyến, kết nối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Thời gian qua, ngành nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã có những bước phát triển khởi sắc. Việt Nam đang trở thành trung tâm cung ứng hàng hóa nông sản, thực phẩm dồi dào ở châu Á cho thế giới. Nhiều sản phẩm của Việt Nam đang được chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng, hình thức và giá trị gia tăng với giá cả cạnh tranh, chắc chắn đáp ứng được tốt hơn các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân Nhật Bản.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi kèm với nâng cao năng lực chế biến, đưa thương hiệu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường nông sản.
Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo cam kết của các nước thành viên CPTPP, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: Cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp.
Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 nước, tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.
Không chỉ có nhu cầu lớn đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm, Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn đối với sản phẩm y tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa chấm dứt. Vì vậy, nhu cầu mua các sản phẩm y tế còn cao. Hiện Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19, như: khẩu trang, găng tay y tế, kính bảo hộ y tế, quần áo phòng dịch.
 
Việc tham gia giao thương không chỉ là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp nông sản, thực phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19 có điều kiện tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản.

Nguồn: Congthuong.vn

 

Hội nghị TT “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFT"

Hội nghị  TT “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFT'

 Sáng 5/6/2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA” theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) và trực tuyến tại các điểm cầu ở 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên Trung ương Đảng Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam Nguyễn VănThân đồng chủ trì Hội nghị. 
 
Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, Hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và địa phương lân cận đến tham dự và trao đổi thông tin. Tại các đầu cầu ở 62 địa phương trên cả nước có sự tham gia trao đổi, thảo luận trực tiếp bằng hình thức trực tuyến thông qua nền tảng PolyCom của VNPT của trên 1.500 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở/Ban/Ngành và doanh nghiệp trên địa bàn.
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đã cung cấp, trao đổi thông tin chuyên sâu về tiếp cận thị trường và đánh giá các tác động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của Việt Nam khi thực thi Hiệp định, đồng thời đưa ra định hướng về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EVFTA; Thông tin về nhu cầu nhập khẩu các nước thuộc EVFTA; Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ SMEs khai thác hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA đem lại...
 
Hoàn chỉnh chiến lược hội nhập
 
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng dịnh, với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do và khung khổ hội nhập cả song phương và đa phương mà Việt Nam đã đàm phán ký kết, phê chuẩn và tổ chức triển khai, đến nay, chúng ta có được tiến trình hội nhập hoàn chỉnh và toàn diện, đón bắt kịp thời xu thế phát triển chung của thế giới.
 
Những FTA thế hệ mới như CPTPP, và mới đây nhất là EVFTA là những miếng ghép giúp Việt Nam hoàn thiện dần chiến lược hội nhập.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
 
Bộ trưởng cho biết, FTA này được coi là công cụ và nền tảng quan trọng để giúp các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách và thực thi các biện pháp cùng với mở cửa thị trường, hoàn thiện thể chế pháp luật để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị quốc gia cũng như tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền theo hướng văn minh dân chủ và phát triển.
 
Thông qua những yêu cầu và cam kết trong phát triển FTA như vậy, không chỉ các lĩnh vực quản lý nhà nước mà trong các hoạt động cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực nền kinh tế xã hội của đất nước cũng sẽ được những điều kiện thuận lợi để thụ hưởng những ưu đãi trong tiếp cận với thị trường quốc tế, về cả tín dụng, thị trường hàng hóa, dịch vụ, đổi mới công nghệ, thị trường lao động…
 
Theo Bộ trưởng, thông qua các FTA thế hệ mới nói riêng, cùng với những khung khổ hội nhập trước đó, chúng ta đã có chiến lược hội nhập hoàn chỉnh với quan hệ thương mại tự do với 15/20 nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Như vậy những điều kiện để phát triển thị trường, đảm bảo được nhu cầu và năng lực sản xuất và cạnh tranh của nền kinh tế của các doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng. Những điều kiện ưu đãi về thuế quan về thuận lợi hóa thương mại, các điều kiện và những hàng rào kỹ thuật, cách tiếp cận thị trường cũng như gắn kết với các tập quán và hình thức thương mại văn minh và phát triển sẽ là nền tảng quan trọng cho chúng ta nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường của những thị trường cơ quản cho cộng đồng DN và DNNVV.
 
"Bên cạnh đó, những thuận lợi về cải cách thế chế và cơ chế hợp tác song phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho chúng ta khẳng định vị thế trung tâm của khu vực trong việc thu hút đầu tư để tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, năng suất lao động.
 
Thì đây cũng là những cơ hội để chúng ta tham gia vào tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng mới đang bị đứt gãy do covid-19 và những tình huống mới trong bối cảnh chung của khu vực và toàn cầu", Bộ trưởng nhấn mạnh.

  Tiến sỹ Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam tại Hội nghị
 
Nhìn từ góc độ của các DNNVV, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, cơ hội mà EVFTA mang lại sẽ đi cùng với khó khăn, thách thức mà khi thực thi Hiệp định, doanh nghiệp phải đối mặt. Để tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, đồng thời thực thi một cách nghiêm chỉnh các quy định của EVFTA, Chủ tịch Hiệp hội đề xuất Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cải cách các thủ tục hành chính, cùng với đó là chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách. Đồng thời Chính phủ cần chỉ đạo tăng cường triển khai tuyên truyền về nội dung của Hiệp định và hướng dẫn thực hiện các nội dung cam kết, các quy định nêu trong EVFTA.
 
Đặc biệt, theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Thân cần tăng nguồn lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất cho vay ưu đãi để triển khai các dự án EVFTA.
 
Áp dụng mức ưu đãi thuế cao nhất
 
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đối với EVFTA, lần đầu tiên chúng ta đạt tới tỉ lệ ưu đãi cao nhất trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Cụ thể, ngay trong 7 năm đầu tiên khi thực thi Hiệp định, việc cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sang EU lên tới 97%.
 
Đối với những cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của EU trong Hiệp định EVFTA, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay EU dành cho Việt Nam thuế nhập khẩu ưu đãi theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (gọi tắt là GSP). Đây là Chương trình EU hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển xuất khẩu hàng hóa sang EU. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, Hiệp định EVFTA có quy định về mối quan hệ giữa thuế suất theo Hiệp định này và thuế suất trong Chương trình GSP mà EU đang dành cho Việt Nam.
 
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương tại Hội nghị
 
Cụ thể, EVFTA quy định thuế suất ưu đãi của EU theo EVFTA trong bất kỳ trường hợp nào không được cao hơn mức thuế mà EU áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam trước ngày EVFTA có hiệu lực. Nghĩa vụ này áp dụng từ ngày đó tới năm thứ 07 sau khi Hiệp định có hiệu lực.
 
Ông Lương Hoàng Thái cho biết, trong thời gian tới, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường hơn 500 triệu dân này. Với các kết quả đàm phán đã đạt được, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và EU một cách toàn diện và sâu sắc hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 tạm thời lắng xuống.
 
Cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng
 
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
 
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, việc thực thi EVFTA là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Một số doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, da giày, đồ nội thất, thủy sản có quy mô lớn và kinh doanh bài bản vào thị trường EU. Tuy nhiên, ông Hải cũng cho hay, rất nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu vào EU là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, quy trình sản xuất chưa đạt chuẩn EU, chưa có sự đầu tư thích đáng cho R&D, chưa khai thác hiệu quả tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu... thiếu nhân lực có ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán XTTM chuyên nghiệp để thực hiện hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU.
 
Vì vậy, trong thời gian tới, một trong những việc các doanh nghiệp Việt Nam cần làm ngay là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU. Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý do EU quy định, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất, đặc biệt đảm bảo quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu vào EU.
 
Đối với DNVVN, cần coi EVFTA là khởi đầu một chặng đường kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. Đồng thời, cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. “Đây cũng chính là cơ hội tốt để các DNVVN Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu” – ông Trần Thanh Hải khẳng định.
 
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Vũ Bá Phú tại Hội nghị
 
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục XTTM cho rằng, EU là một thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động, môi trường… trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các yêu cầu.
 
Khó khăn tiếp theo đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hoạt động XTTM tại thị trường EU là rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa cũng như hiểu biết hạn chế đối với các quy định tại thị trường EU.
 
Ngoài ra, thách thức trước mắt đối với xuất khẩu của Việt Nam đến từ hệ lụy tiêu cực của đại dịch Covid-19 kéo theo sự suy thoái nền kinh tế thế giới cũng như các nước EU.
 
Đưa ra giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Vũ Bá Phú cho rằng, với các thị trường đầu tàu truyền thống (như Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Bỉ) được coi là thị trường cửa ngõ giúp lan tỏa đi các nước khác trong khối EU, doanh nghiệp cần tiếp tục khai thác dư địa, tận dụng tối đa lợi thế mà EVFTA mang lại nhằm mở rộng thị phần, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng những thị trường ngách phù hợp với năng lực của mình và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh được coi là “cánh cửa” giúp hàng Việt vào sâu hơn nữa thị trường EU.
 
Về phần mình, Cục XTTM đã xác định mục tiêu trong thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm chuẩn bị những hành trang cần thiết để tiếp cận và khai thác thị trường EU một cách chủ động, hiệu quả; Định hướng, hỗ trợ xây dựng kế hoạch hoạt động XTTM mang tính trung và dài hạn, bài bản phù hợp với thị trường EU cho những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam; Tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, hiệp hội tận dụng hiệu quả các nguồn lực, tối đa hóa lợi ích mà các cam kết của hiệp định EVFTA mang lại...
 
Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta có sự chuẩn bị chủ động, kỹ lưỡng và bài bản cho việc thực thi một hiệp định FTA như lần này. Chính phủ đã có Kế hoạch hành động tổng thể, Bộ Công Thương cũng đã có Kế hoạch chi tiết, tổ chức thường xuyên, liên tục các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tận dụng được tối đa những cơ hội mà Hiệp định mang lại, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta cũng như nhiều thị trường trên thế giới đang chịu tác động lớn từ dịch Covid-19. Đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, tái cơ cấu các chuỗi cung ứng theo định hướng đa dạng hơn, bền vững hơn.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

TT năng lượng TG ngày 9/6: Giá dầu tăng do lạc quan về nhu cầu nhiên liệu

TT năng lượng TG ngày 9/6: Giá dầu tăng do lạc quan về nhu cầu nhiên liệu

 Giá dầu tăng trong ngày hôm nay do niềm tin ngày càng tăng về sự phục hồi nhu cầu toàn cầu khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng.
Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 1,3% hay 50 US cent lên 38,69 USD/thùng, sau khi giảm 1,36 USD trong phiên đêm qua. Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,4% hay 56 US cent lên 41,36 USD/thùng. Hợp đồng này đã giảm 1,5 USD trong phiên trước, kết thúc chuỗi 7 ngày tăng.
Michael McCarthy, giám đốc chiến lược thị trường tại CMC Markets cho biết “với dầu thô Brent giữ trên 40 USD, có cuộc bàn luận giữa các thương nhân rằng WTI sẽ sớm thử mức đó”.
New York thành phố của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự bùng phát virus corona, bắt đầu mở cửa lại trong ngày 8/6, sau 3 tháng phong tỏa, trong một dấu hiệu cuộc sống đang trở lại trước khi dịch bùng phát có thể thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu trở lại.
Tồn kho dầu thô của Mỹ được ước tính giảm 1,5 triệu thùng trong tuần trước, theo một thăm dò sơ bộ của Reuters trước báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ.
Sáu nhà phân tích ước tính tồn kho xăng giảm khoảng 100.000 thùng/ngày trong tuần tính tới ngày 5/6/2020. Tuy nhiên, họ dự kiến tồn kho sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi tăng 2,9 triệu thùng.
Lachlan Shaw, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Ngân hàng Quốc gia Australia nói “bạn đã có nhu cầu đang phục hồi dần dần nhưng ổn định. Tuy nhiên, vẫn có nguồn cung dư thừa lớn, vì thế OPEC và đồng minh cần kiểm soát dầu đưa ra thị trường. Nhưng điều đó là khó khăn”.
Tổ chức OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác, gọi là OPEC+, trong ngày chủ nhật 7/6 đã đồng ý gia hạn việc cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày đến hết tháng 7/2020.
Tuy nhiên, Saudi Arabia cho biết vương quốc này và các đồng minh Kuwait, UAE sẽ không kéo dài việc cắt giảm sản lượng bổ sung 1,18 triệu thùng/ngày so với việc cắt giảm của OPEC+ trong tháng 7/2020. Cùng thời điểm nay, Libya đã khôi phục sản xuất.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng trong phiên đêm qua do sản lượng suy giảm làm lu mờ dự báo nhu cầu điều hòa không khí và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng 0,7 US cent tương đương 0,4% lên 1,789 USD/mmBTU.
Refinitiv cho biết, sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm xuống mức trung bình 88,5 tỉ feet khối/ngày (bcfd) đến tháng 6/2020 từ mức thấp nhất 1 năm (89,2 bcfd) trong tháng 5/2020 và đạt mức cao nhất mọi thời đại (95,4 bcfd) trong tháng 11/2019. Tại vịnh Mexico, sản lượng giảm khoảng 0,6 bcfd vào cuối tuần xuống còn khoảng 15,4 bcfd khi bão nhiệt đới Cristobal đổ bộ vào bờ biển Louisiana vào hôm 7/6/2020.
Với thời tiết ôn hòa trong giữa tháng 6/2020, Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 81,1 bcfd trong tuần này xuống 80,5 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 9/6/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

38,5300

0,34

0,89 %

-27,68%

Dầu Brent

USD/thùng

41,1000

0,34

0,83 %

-34,02%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8130

0,00

0,06%

-23,08%

Xăng

USD/gallon

1,2084

-0,0003

-0,02 %

-30,15%

Dầu đốt

USD/gallon

1,1284

-0,0027

-0,24 %

-37,52%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters

Xuất khẩu sang Indonesia 4 tháng đầu năm và những điều cần lưu ý

Xuất khẩu sang Indonesia 4 tháng đầu năm và những điều cần lưu ý

 Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 1,01 tỷ USD.
Trong số 31 chủng loại mặt hàng hóa chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia trong 4 tháng đầu năm nay, thì nhiều nhất vẫn là sắt thép các loại đạt 122,53 triệu USD, chiếm 12,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 122 triệu USD (chiếm 12,1%, tăng 24,2%); Điện thoại các loại và linh kiện đạt 87,35 triệu USD (chiếm 8,6%, tăng 11,7%); hàng dệt, may đạt 78,67 triệu USD (chiếm 7,8%, giảm 9,7%).
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2020, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia đa số đều giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhóm hàng cà phê giảm mạnh nhất 42,3%; dây điện và dây cáp điện giảm 40,6%; hóa chất giảm 39,9%.
Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm hàng tăng mạnh như: Quặng và khoáng sản tăng 412,6%, đạt 1,38 triệu USD; tiếp đến hàng rau quả tăng 182,8%, đạt 2,84 triệu USD; Gạo tăng 172,4%, đạt 14,75 triệu USD.
Điểm đáng chú ý, mới đây Bộ Thương mại Indonesia đã công bố Quy định số 40/2020 về việc bắt buộc sử dụng tàu vận tải biển và dịch vụ bảo hiểm của các công ty Indonesia trong hoạt động xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ và gạo với các nước.
Quy định này gồm 25 điều, áp dụng với hoạt động xuất khẩu than đá (gồm các mã HS: 27.01, 27.02, 27.03 ,27.04, 27.05, 27.06, 27.07 và 27.08) và dầu cọ thô (mã HS:15.11.10.00) từ Indonesia ra nước ngoài; hoạt động nhập khẩu gạo (mã HS: 10.06).
Quy định yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu than đá, dầu cọ thô, gạo hoặc hàng hóa thuộc diện mua sắm của chính phủ của Indonesia phải sử dụng các phương tiện vận tải biển của doanh nghiệp Indonesia với trọng tải tối đa lên tới 15.000 tấn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Indonesia cũng được xin miễn trừ việc sử dụng dịch vụ vận tải biển và bảo hiểm của Indonesia trong một số trường hợp nhất định nhưng phải có sự đồng ý của Bộ Thương mại Indonesia. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/5/2020.

Xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia 4 tháng đầu năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/5/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 4/2020

+- so tháng 3/2020(%)

4 tháng đầu năm 2020

+/- so cùng kỳ năm trước (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch NK

169.338.235

-40,42

1.011.691.894

-9,62

100

Sắt thép các loại

7.564.393

-80,57

122.533.549

-34,86

12,11

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

15.135.549

-53,29

121.998.349

24,16

12,06

Hàng hóa khác

25.273.149

-32,28

119.376.407

-29,99

11,8

Điện thoại các loại và linh kiện

10.017.152

-56,19

87.345.637

11,66

8,63

Hàng dệt, may

13.865.359

-38,64

78.672.785

-9,7

7,78

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

15.228.824

-27,01

78.284.993

-1,9

7,74

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

15.882.084

0,24

66.399.556

-4,7

6,56

Chất dẻo nguyên liệu

11.557.138

-24,8

63.806.628

13,88

6,31

Phương tiện vận tải và phụ tùng

5.822.386

-45,2

41.455.630

-10,4

4,1

Sản phẩm từ chất dẻo

6.466.235

-27,81

30.136.714

-20,65

2,98

Sản phẩm hóa chất

5.843.758

-13,59

27.675.439

11,47

2,74

Giày dép các loại

3.021.329

-62,7

25.457.989

-1,17

2,52

Xơ, sợi dệt các loại

3.293.809

-49,45

24.068.418

1,27

2,38

Giấy và các sản phẩm từ giấy

7.820.426

55,39

23.414.912

8,51

2,31

Sản phẩm từ sắt thép

1.490.726

-75,09

15.267.624

-18,9

1,51

Gạo

6.762.050

51,29

14.746.125

172,4

1,46

Cà phê

2.171.879

-40,16

10.478.498

-42,32

1,04

Vải mành, vải kỹ thuật khác

2.789.746

8,08

9.699.250

-22,31

0,96

Kim loại thường khác và sản phẩm

2.213.266

21,65

9.280.854

-28

0,92

Sản phẩm từ cao su

1.381.117

1,71

6.575.320

41,49

0,65

Cao su

1.023.801

-36,4

6.166.397

-7,97

0,61

Sản phẩm gốm, sứ

1.316.156

-27,98

5.726.672

-25,39

0,57

Dây điện và dây cáp điện

784.663

-52,7

4.887.924

-40,56

0,48

Chè

571.689

-44,21

3.858.970

36,88

0,38

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

724.628

-36,96

3.129.074

-16,77

0,31

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

415.693

-65,76

3.125.069

-11,49

0,31

Hàng rau quả

168.684

-70,94

2.843.578

182,82

0,28

Hóa chất

464.900

-40,02

1.934.302

-39,93

0,19

Quặng và khoáng sản khác

 

-100

1.383.733

412,59

0,14

Hàng thủy sản

 

-100

803.754

-34,62

0,08

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

267.646

104,55

665.296

35,43

0,07

Than các loại

 

-100

492.448

 

0,05

 Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

4383122
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
4089
956
20219
2313301
83068
4383122

Your IP: 18.119.167.189
Server Time: 2024-11-24 23:51:50

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 90 guests and no members online