Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Để được hưởng EVFTA, dệt may phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam

Để được hưởng EVFTA, dệt may phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam

 Một trong những mặt hàng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia là dệt may.
Hiệp định EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cũng cho phép ta được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA.
Trong khi đó, quy định của CPTPP tương đối chặt hơn bởi Hiệp định này yêu cầu hàng dệt may phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là sợi và vải phải được sản xuất và/hoặc nhập khẩu từ các nước CPTPP, thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định khi xuất khẩu sang các nước CPTPP.
Những nét chính về cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của EU trong Hiệp định EVFTA
Theo Hiệp định EVFTA, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu), EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (07 năm).
Với Hiệp định CPTPP, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước và tùy theo lộ trình, tối đa là 17 năm (với Pê-ru).
Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP đều có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong khoảng 10 năm với khoảng 99%
Trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO hoặc không cam kết.
Với Hiệp định CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Đối với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, ta yêu cầu lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).
Như vậy, có thể thấy đối với cả hai Hiệp định, ta đều có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong khoảng 10 năm với khoảng 99% số dòng thuế của các nước đối tác. Đối với những mặt hàng nhạy cảm, ta đều bảo lưu được một khoảng thời gian (lộ trình xóa bỏ thuế) tương đối dài (hơn 10 năm) hoặc áp dụng TRQ hoặc không cam kết.
Các cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định CPTPP và EVFTA
Về hình thức cam kết: Trong Hiệp định EVFTA, hai bên xây dựng biểu cam kết cụ thể theo cách tiếp cận chọn-cho (tức là liệt kê các ngành, phân ngành có cam kết mở cửa thị trường). Biểu cam kết cụ thể Hiệp định EVFTA chỉ phải chịu nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng (tức là trong trường hợp chính sách trong nước cho phép mở cửa hơn so với mức độ cam kết thì trong tương lai nếu thay đổi chính sách này sẽ không được kém hơn mức cam kết tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực). Trong khi đó, trong Hiệp định CPTPP, các nước xây dựng biểu cam kết theo cách tiếp cận chọn-bỏ (tức là liệt kê các ngành, phân ngành bị hạn chế về mở cửa thị trường). Ngoài ra, các nước cũng cam kết áp dụng nguyên tắc “chỉ tiến không lùi”, tức là chỉ được điều chỉnh, thay đổi chính sách theo hướng tốt hơn mức đã áp dụng trước đó. Riêng Việt Nam có thời gian chuyển đổi 3 năm mới phải áp dụng nguyên tắc này.
Về mức độ mở cửa thị trường một số ngành cụ thể: Cả Hiệp định EVFTA và CPTPP có mức độ mở cửa cao hơn trong WTO đối với một số ngành như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải… Trong số các dịch vụ này, giữa hai Hiệp định có mức độ cam kết khác nhau nhất định:
- Dịch vụ tài chính: Hiệp định EVFTA có mức cam kết cao hơn khi cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
- Dịch vụ vận tải: Trong Hiệp định EVFTA, đối với dịch vụ gom hàng và dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực ta cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của EU hoặc thành viên EU thực hiện các dịch vụ này trên tuyến Quy Nhơn - Cái Mép, sau 05 năm ta sẽ cho phép thực hiện dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng trên tất cả các tuyến. Với dịch vụ nạo vét, ta cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, ta cam kết sau 05 năm kể từ khi ta mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngoài không quá 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%. Đây là những nội dung cam kết cao hơn của Hiệp định EVFTA so với Hiệp định CPTPP.
- Dịch vụ phân phối: Cả hai Hiệp định đều có mức cam kết cao hơn so với WTO ở điểm bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên tại cam kết về ENT, trong Hiệp định EVFTA, ta bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp kế hoạch và quy hoạch không phân biệt đối xử trong khi không bảo lưu tương tự trong Hiệp định CPTPP. Về diện mặt hàng, trong Hiệp định CPTPP ta đã loại bỏ mặt hàng gạo và đường mía ra khỏi bảo lưu dịch vụ phân phối, trong khi đó vẫn duy trì bảo lưu trong Hiệp định EVFTA. Đối với mặt hàng rượu, trong EVFTA ta có cam kết cụ thể về không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.
Hiệp định EVFTA và CPTPP khác nhau chủ yếu về diện cam kết
Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, Hiệp định EVFTA và CPTPP khác nhau chủ yếu về diện cam kết. Trong Hiệp định CPTPP, ta chỉ cam kết mở cửa đối với mua sắm của 21 Bộ, ngành trung ương và không cam kết mở cửa đối với mua sắm của các cơ quan cấp địa phương và các tập đoàn, tổng công ty. Tuy vậy, trong Hiệp định EVFTA, ta cam kết mở cửa mua sắm đối với cả các cơ quan ở cấp trung ương và địa phương, cụ thể là 21 Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (ngoại trừ hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), 02 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương.
Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức bảo hộ cao đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Cả hai Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức bảo hộ cao đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên cơ sở Hiệp định TRIPS của WTO. Về mức độ cam kết cụ thể, có một số điểm khác biệt chính như:
- Hiệp định EVFTA: Về sáng chế, Hiệp định yêu cầu phải có cơ chế bù đắp[1] thỏa đáng cho trường hợp thời gian khai thác bằng sáng chế đã có hiệu lực bị rút ngắn vì chậm trễ trong khâu xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc. Về kiểu dáng công nghiệp, thời hạn bảo hộ ít nhất là 15 năm. Về chỉ dẫn địa lý, chỉ áp dụng đối với các chỉ dẫn địa lý về rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Việt Nam cam kết công nhận và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU (chủ yếu là chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu và thực phẩm), và EU công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
- Hiệp định CPTPP: Về sáng chế, cam kết về đền bù thời gian khai thác bằng sáng chế do chậm trễ trong khâu xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc đã được tạm hoãn. Về kiểu dáng công nghiệp, thời hạn bảo hộ là 10 năm. Về chỉ dẫn địa lý, Hiệp định CPTPP không yêu cầu các bên phải bảo hộ một danh sách các chỉ dẫn địa lý nhất định như Hiệp định EVFTA. Thay vào đó, các bên có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý qua hệ thống nhãn hiệu hoặc một hệ thống riêng. Về biện pháp thực thi, Hiệp định CPTPP có yêu cầu xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong khi Hiệp định EVFTA không yêu cầu chế tài hình sự.
 
Hiệp định EVFTA và CPTPP đều không tạo ra nghĩa vụ mới, chỉ nhắc lại các tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế
Cả hai Hiệp định đều không tạo ra nghĩa vụ mới, chỉ nhắc lại các tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Tuy vậy, khác với Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA không có cơ chế giải quyết tranh chấp hay trừng phạt thương mại trong trường hợp các bên vi phạm các cam kết về lao động.
Việt Nam phải gia nhập Hiệp định UNECE 1958 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Theo cam kết trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam phải gia nhập Hiệp định UNECE 1958 khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Vậy Hiệp định UNECE 1958 bao gồm nội dung gì? Trong trường hợp Việt Nam gia nhập Hiệp định UNECE 1958, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định này?
Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Âu (UNECE) là 1 trong 5 ủy ban khu vực thuộc thẩm quyền của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Mục tiêu chính của UNECE là thúc đẩy hội nhập kinh tế châu Âu. UNECE bao gồm 56 quốc gia thành viên ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc quan tâm có thể tham gia vào hoạt động của UNECE. Hơn 70 tổ chức chuyên nghiệp quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác đã tham gia các hoạt động của UNECE.
Hiệp định UNECE 1958 là Hiệp định về việc chấp thuận các quy định kỹ thuật thống nhất đối với xe cơ giới và các thiết bị, phụ tùng có thể được lắp và/hoặc sử dụng trên xe cơ giới và các điều kiện để công nhận lẫn nhau về phê duyệt/chứng nhận được cấp trên cơ sở các quy định của Liên hợp quốc (UN).
Quy định của UN bao gồm những nội dung chính như sau:
(a) Xe cơ giới, thiết bị hoặc bộ phận liên quan;
(b) Các yêu cầu kỹ thuật;
(c) Các phương pháp thử nghiệm;
(d) Các điều kiện để phê duyệt chủng loại;
(e) Ngày hiệu lực của các Quy định của Liên hợp quốc;
(f) Tài liệu thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất.
Trong 5 năm gần đây, Bộ Giao thông vận tải đã tham gia các phiên họp của Diễn đàn thế giới về hài hòa các quy định xe cơ giới (WP29), đây là tổ chức bảo trợ cho Hiệp định UNECE 1958 với vai trò quan sát viên. Dự kiến trong năm 2020, Bộ Giao thông vận tải sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về việc gia nhập Hiệp định và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao thay mặt để ký đơn xin gia nhập Hiệp định UNECE.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 25/5: Giá dầu giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

TT năng lượng TG ngày 25/5: Giá dầu giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

 Giá dầu giảm trong ngày hôm nay do lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về kế hoạch áp đặt luật an ninh với Hong Kong và khả năng trừng phạt từ Washington.
Giá dầu tăng mạnh trong những tuần gần đây do việc hạn chế được nới lỏng dẫn tới nhu cầu tăng, nhưng sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu gây sức ép lên tâm lý.
Dầu thô Brent giảm 19 US cent hay 0,5% xuống 34,94 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giảm 6 US cent hay 0,2% xuống 33,19 USD/thùng. Cả hai hợp đồng này đã tăng trong 4 tuần qua, mặc dù giá vẫn giảm khoảng 45% từ đầu năm tới nay.
Trong ngày chủ nhật, cảnh sát Hong Kong đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán hàng ngàn người biểu tình chống lại kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia với thành phố này.
Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên tồi tệ kể từ khi bùng phát virus corona chủng mới. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã châm chọc nhau về sự bùng phát của virus này gồm các cáo buộc che đậy và thiếu minh bạch.
Các cuộc đụng độ giữa các siêu cường quốc gồm Hong Kong, quyền con người, thương mại và sự hỗ trợ của Mỹ cho Đài Loan.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 25/5/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

33,5200

0,27

0,81 %

-43,01%

Dầu Brent

USD/thùng

35,2700

0,14

0,40 %

-49,11%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,7160

-0,023

-1,32 %

-33,29%

Xăng

USD/gallon

1,0385

0,0051

0,49 %

-47,05%

Dầu đốt

USD/gallon

0,9892

0,006

0,61 %

-50,54%

 

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Xuất khẩu gần 81 tỷ USD

Xuất khẩu gần 81 tỷ USD

 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 80,86 tỷ USD, tăng 2%, tương ứng tăng 1,62 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều ngành hàng xuất khẩu gặp khó, có mức tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm như nhóm hàng điện thoại và linh kiện, dệt may…
Đáng lưu ý, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong cả tháng 4 chỉ đạt 36,1 tỷ USD, giảm mạnh 22%, tương đương trên 10 tỷ USD so với tháng 3 trước đó. Tuy nhiên, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận trong 4 tháng đầu năm có một số nhóm hàng là điểm sáng kéo kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt được tăng trưởng dương, trong đó có 2 nhóm hàng đạt con số tăng thêm tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Cụ thể, 4 tháng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,14 tỷ USD tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 2,51 tỷ USD.
Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã soán ngôi của dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau 4 tháng đầu năm 2020. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 3,42 tỷ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chủ lực khác như: EU đạt 1,55 tỷ USD, giảm 6,3%; Hoa Kỳ đạt 2,67 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần; thị trường Hồng Kông đạt 945 triệu USD, tăng 33,6%; Hàn Quốc đạt 851 triệu USD, giảm 9,7%... Trong khi đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 6,78 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 1,46 tỷ USD.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 2,22 tỷ USD, tăng mạnh 71%; EU đạt trị giá 1,07 tỷ USD, tăng 31,7%; Nhật Bản với 655 triệu USD tăng 9,4%; Hàn Quốc với 643 triệu USD, tăng 38,9% so với cùng thời gian năm 2019... Ngoài ra, 4 tháng đầu năm còn có một số ngành hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao như đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 308 triệu USD, tương ứng tăng 76,9%; dây điện và dây cáp điện tăng 202 triệu USD, tương ứng tăng 38,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 159 triệu USD, tương ứng tăng 5,1%...
Điện thoại, dệt may cùng giảm
Bên cạnh một số nhóm hàng tăng trưởng khá, 4 tháng đầu năm 2020 chứng kiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng âm. Điển hình là điện thoại các loại và linh kiện. Dù vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất nhưng 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 15,38 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.
4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang EU đạt 3,32 tỷ USD, giảm 24,1%; Hoa Kỳ đạt trị giá 2,99 tỷ USD, giảm 9,7%; Hàn Quốc đạt 1,59 tỷ USD, giảm 4,5%...
Trong các thị trường chủ lực của nhóm này, Trung Quốc có sự tăng trưởng ấn tượng tới 4,3 lần so với cùng kỳ 2019, đạt kim ngạch 2,73 tỷ USD.
Một nhóm hàng chủ lực khác trong Top 3 cũng chịu cảnh tăng trưởng âm là dệt may. 4 tháng đầu năm, nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 cả nước chỉ đạt 8,65 tỷ USD, giảm tới 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Hoa Kỳ vẫn là địa chỉ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 3,95 tỷ USD, nhưng giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Cùng trong đà sụt giảm còn có nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su), với kim ngạch đạt 5,37 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 với trị giá 1,6 tỷ USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tiếp theo là thị trường EU với 932 triệu USD, tăng 7,9%; Hoa Kỳ với 579 triệu USD, tăng 11,1%...
Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp còn phải kể đến sự ảm đạm của nhóm hàng thủy sản. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 2,23 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, nhóm hàng chủ lực nữa là giày dép các loại cũng mới đạt 5,36 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhập khẩu hơn 78 tỷ USD
Cũng theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 78,08 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%. Xét về quy mô kim ngạch, châu Á đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
4 tháng đầu năm, trao đổi thương mại của Việt Nam với thị trường châu Á đạt 103,61 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,4 % so với cùng kỳ năm 2019 những vẫn chiếm tỷ 65,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 41,03 tỷ USD, tăng 1,5% và trị giá nhập khẩu là 62,58 tỷ USD, giảm 1,7%.
 
Trong bối cảnh sụt giảm chung, nhiều nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng chậm, thậm chí tăng trưởng âm. Nhóm hàng duy nhất có kim ngạch tăng thêm tỷ USD trong 4 tháng đầu năm là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Đây cũng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 17,6 tỷ USD, tăng 11,5% (tương ứng tăng 1,81 tỷ USD) so với cùng kỳ 2019.
Một số mặt hàng nhập khẩu có sự tăng trưởng đáng chú ý khác như: Dầu thô tăng 440 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 256 triệu USD…
Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận nhiều nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có sự sụt giảm kim ngạch lên đến hàng trăm triệu USD.
Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là xăng dầu. 4 tháng đầu năm tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,4 triệu tấn, giảm 22,7%, trị giá là 1,12 tỷ USD, giảm tới 41,7% (tương đương 800 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.
Ô tô nguyên chiếc các loại cũng là nhóm hàng giảm mạnh khi sản lượng chỉ đạt 31.586 chiếc, giảm 36,2%, kim ngạch đạt 689,3 triệu USD, giảm giảm 430 triệu USD (tương đương giảm 38,4%). Ngoài ra, sắt thép các loại giảm 405 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 290 triệu USD…

Nguồn: baochinhphu.vn

Trích: http://vinanet.vn

Xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể tăng 15% trong tài khóa 2020/21

Xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể tăng 15% trong tài khóa 2020/21

 Xuất khẩu gạo Ấn Độ trong tài khóa 2020/21 – bắt đầu từ ngày 1/4/20220 - có thể tăng 15% do giá rẻ hấp dẫn khách hàng trong khi nguồn cung dồi dào sau một giai đoạn việc xuất khẩu bị gián đoạn vì dịch Covid-19. Đây là một trong những dự báo đầu tiên của nước này về xuất khẩu gạo trong tài khóa mới.
Nitin Gupta, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của Olam India cho biết: "Nhu cầu từ khách hàng quốc tế đối với gạo Ấn Độ đagn tăng lên, và chúng tôi hy vọng nhu cầu sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa".
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tài khóa 2019/20 đạt 9 triệu tấn, thấp nhất trong vòng 8 năm, theo số liệu của Chính phủ nước này.
B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ cho biết, nhu cầu đã được cải thiện gần đây, khi gạo Ấn Độ rẻ hơn so với các đối thủ khác. Đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục khiến gạo Ấn Độ giảm giá so với nguồn cung gạo từ các quốc gia cạnh tranh và điều này đã thúc đẩy người mua từ các nước châu Phi và châu Á như Malaysia và Philippines mua hàng. Malaysia đã ký hợp đồng nhập khẩu kỷ lục 100.000 tấn gạo từ Ấn Độ, kỳ hạn g trong tháng này và tháng tới.
Gạo Ấn Độ được báo giá từ 385-389 USD/tấn trong tuần này, trong khi gạo Thái Lan, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, được chào giá 480-505 USD.
Ngoại trừ Ấn Độ, các nhà xuất khẩu quan trọng khác như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia thời gian qua đều có những giai đoạn hạn chế xuất khẩu, ông Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ cho biết. "Ấn Độ không hạn chế xuất khẩu gạo, và Ấn Độ có khả năng đáp ứng được những đơn hàng có khối lượng lớn”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Điện thoại và linh kiện chiếm 25,81% thị phần trong tổng kim ngạch XK sang Hàn Quốc

Điện thoại và linh kiện chiếm 25,81% thị phần trong tổng kim ngạch XK sang Hàn Quốc

  Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 6,17 tỷ USD, giảm 1,02% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm duy nhất có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD (1,59 tỷ USD), chiếm hơn ¼ thị phần (25,81%), sụt giảm (-4,49%) so với 4 tháng năm 2019.

Đứng thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng dệt, may với 902,47 triệu USD, chiếm 14,61% thị phần, giảm 7,87%; kế đến là nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 850,72 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,78%, giảm 9,69% so với cùng kỳ.

Đứng cuối cùng trong nhóm kim ngạch trên 500 triệu USD là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với thị phần 10,41% đạt 642,55 triệu USD, tăng 38,86% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, còn 6 nhóm hàng khác xuất khẩu trong 4 tháng/2020 đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: Gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; giày dép các loại; xơ, sợi dệt các loại…
Có một số mặt hàng có kim ngạch sụt giảm trong tháng 4/2020 nhưng tổng kim ngạch cả 4 tháng đầu năm lại tăng trưởng khá như: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 36,54 triệu USD trong tháng 4/2020, giảm 5,78% so với tháng trước đó, nhưng cả 4 tháng đạt 144,88 triệu USD, tăng 21,65% so với cùng kỳ; Hàng rau quả đạt 13,01 triệu USD trong tháng 4, giảm 9,73% so với tháng 3, và đạt 54,59 triệu USD trong 4 tháng, tăng 25,37% so với cùng kỳ.
Trong 4 tháng đầu năm, nhiều nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 24,7% đạt 103,86 triệu USD; Sắt thép các loại giảm 14,55% đạt 57,19 triệu USD; Xăng dầu các loại giảm 44,05% đạt 17,46 triệu USD; Cao su giảm 21,37% đạt 15,43 triệu USD…

 

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 4T/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/05/2020 của TCHQ)

ĐVT: USD

Mặt hàng

T4/2020

So với T3/2020 (%)

4T/2020

So với cùng kỳ 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Tổng kim ngạch XK

1,469,465,848

-16.54

6,175,423,478

-1.02

100

Điện thoại các loại và linh kiện

361,617,675

-24.91

1,593,872,030

-4.49

25.81

Hàng dệt, may

194,804,736

-19.96

902,474,015

-7.87

14.61

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

223,226,918

-7.55

850,728,655

-9.69

13.78

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

143,160,496

-24.51

642,559,406

38.86

10.41

Gỗ và sản phẩm gỗ

74,889,942

-1.73

267,220,201

-0.41

4.33

Hàng thủy sản

62,521,999

9.79

216,437,665

-8.7

3.5

Giày dép các loại

40,479,630

-19.03

194,284,214

3.45

3.15

Phương tiện vận tải và phụ tùng

36,548,549

-5.78

144,888,259

21.65

2.35

Xơ, sợi dệt các loại

19,245,389

-37.9

117,256,926

0.95

1.9

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

27,239,667

-12.37

103,863,210

-24.7

1.68

Kim loại thường khác và sản phẩm

19,106,690

-23.55

85,620,955

18.08

1.39

Sản phẩm từ sắt thép

13,200,798

-57.51

77,166,688

19.76

1.25

Sản phẩm từ chất dẻo

17,407,884

-4.03

65,175,510

1.85

1.06

Dây điện và dây cáp điện

17,466,246

5.62

63,562,746

17.4

1.03

Sắt thép các loại

11,442,309

-24.68

57,197,904

-14.55

0.93

Hàng rau quả

13,019,565

-9.73

54,590,997

25.37

0.88

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

8,934,966

-18.06

42,576,503

-9.01

0.69

Sản phẩm hóa chất

7,713,307

-2.7

30,764,990

18.95

0.5

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

7,091,722

-5.02

29,838,821

-4.94

0.48

Vải mành, vải kỹ thuật khác

2,897,501

-65.53

26,506,053

45.54

0.43

Cà phê

9,024,055

49.01

25,040,629

13.5

0.41

Hóa chất

8,144,632

29.27

24,921,433

9.47

0.4

Sản phẩm từ cao su

6,379,004

-10.06

23,634,517

12.54

0.38

Xăng dầu các loại

136,439

-90.14

17,460,139

-44.05

0.28

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3,240,448

-22.9

15,578,904

9.09

0.25

Cao su

3,026,713

-26.68

15,433,287

-21.37

0.25

Sản phẩm gốm, sứ

3,933,085

21.02

11,338,355

13.69

0.18

Sắn và các sản phẩm từ sắn

4,149,643

11.96

10,849,816

-7.95

0.18

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

1,621,947

-40.23

8,996,322

-17.75

0.15

Giấy và các sản phẩm từ giấy

2,127,674

-7.02

8,265,162

7.66

0.13

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

2,361,251

25.76

6,619,290

31.18

0.11

Chất dẻo nguyên liệu

1,303,225

-22.07

6,308,606

-1.53

0.1

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

1,005,930

-35.1

6,134,012

0.29

0.1

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1,518,338

11

5,693,332

-8.75

0.09

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1,082,537

2.85

5,603,783

-53.16

0.09

Hạt tiêu

1,683,083

61.62

5,589,076

-19.11

0.09

Than các loại

819,500

10.73

3,068,789

-93.13

0.05

Phân bón các loại

264,760

-80.04

1,999,706

-47.02

0.03

Quặng và khoáng sản khác

75

 

653,300

-79.92

0.01

Hàng hóa khác

115,552,592

1.48

405,649,273

10.85

6.57

 

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4383348
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
192
4123
4315
2330825
83294
4383348

Your IP: 3.148.108.192
Server Time: 2024-11-25 00:50:55

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 72 guests and no members online