Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Hà Nội ngừng cách ly xã hội từ 0 giờ ngày 23/4, trừ hai huyện Mê Linh và Thường Tín

Hà Nội ngừng cách ly xã hội từ 0 giờ ngày 23/4, trừ hai huyện Mê Linh và Thường Tín

Mỗi người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã quyết định ngừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố từ 0 giờ ngày 23/4/2020, nhưng vẫn phải chấp hành theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg.
 
Chiều 22/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định ngừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố từ 0 giờ ngày 23/4/2020, nhưng vẫn phải chấp hành theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg.
 
Riêng hai huyện Thường Tín, Mê Linh là những địa phương có nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19 vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4.
Thành phố Hà Nội đã giao cho đơn vị chức năng xây dựng hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nới lỏng cách ly xã hội trên địa bàn trong thời gian tới.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều 22/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa Hà Nội ra khỏi nhóm nguy cơ cao, xếp vào nhóm có nguy cơ nhưng đảm bảo phòng chống dịch theo phương châm "phát hiện nhanh, khoanh vùng dập dịch, không để lây lan ra cộng đồng".
 
 
Mật độ giao thông trên phố Đại La tiếp tục gia tăng vào cuối giờ chiều ngày 22/4 (ảnh chụp lúc 17h14 ). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố dịch tễ và nguy cơ dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý đưa Hà Nội ra khỏi nhóm nguy cơ cao, vào nhóm có nguy cơ. Tuy nhiên, một số địa phương của Hà Nội như các huyện Thường Tín, Mê Linh và một số nơi có ca mắc COVID-19 chưa đủ 14 ngày vẫn thuộc nhóm nguy cơ cao, tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.
Thủ tướng Chính phủ giao chính quyền Hà Nội ra quyết định tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 đối với những khu vực nguy cơ cao này. Đối với khu vực còn lại, Thủ tướng cho phép chính quyền Hà Nội căn cứ vào tình hình thực tiễn được quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Cùng với việc nới lỏng cách ly xã hội, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị tiếp tục cách ly triệt để hai thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh) và thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín). Không cho phép tổ chức các hoạt động tôn giáo tập trung đông người, tổ chức lễ hội, hoạt động thể thao văn hóa đông người, hoạt động karaoke, chưa tiếp nhận khách du lịch là người nước ngoài đến Hà Nội; nghiêm cấm hoạt động bán nước chè, trà chanh vỉa hè. Đồng thời, khuyến cáo người dân ra đường giữ khoảng cách; xử phạt tất cả những người không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Các bệnh viện tiếp đón bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhưng phải đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; chỉ cho phép một người nhà vào trông bệnh nhân. Các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, siêu thị mở cửa trở lại nhưng phải chú ý biện pháp giãn cách xã hội, bố trí nước rửa tay khử khuẩn, đo thân nhiệt.
 
Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp hoạt động phải đảm bảo có máy đo thân nhiệt, nước khử khuẩn, người lao động tuân thủ đeo khẩu trang. Các đơn vị vận tải được phép hoạt động trở lại nhưng duy trì công suất 20 - 30%.
Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, cho đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, các ổ dịch được kiểm soát chặt chẽ. Trong tuần qua, địa bàn không có thêm bệnh nhân mắc COVID-19 mới.
 
Hai ổ dịch phức tạp trên địa bàn và số người nhập cảnh về sân bay Nội Bài sau các ngày 14/3, 18/3, 21/3 đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả. Công tác xét nghiệm được mở rộng; đặc biệt, người dân những khu vực nguy cơ cao như 7 chợ đầu mối; liên quan đến khu vực Bệnh viện Bạch Mai và thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh)... đã được xác minh tương đối triệt để, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đã xây dựng phương án dự kiến cho các cấp học từ Trung học Cơ sở trở lên bắt đầu đi học từ ngày 4/5. Các cấp học còn lại gồm cấp Tiểu học, Mẫu giáo sẽ đi học trở lại từ ngày 11/5. Đến nay, Hà Nội có 112 ca mắc COVID-19, trong đó 81 ca đã ra viện, 31 ca đang điều trị. Từ ngày 16/4 - 22/4, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới.

Nguồn: Tuyết Mai/TTXVN

Trích: http://vinanet.vn

Hàng hóa TG phiên 21/4/2020: Giá lao dốc theo dầu mỏ

Hàng hóa TG phiên 21/4/2020: Giá lao dốc theo dầu mỏ

 Giá hàng hóa nguyên liệu trên thị trường quốc tế phiên giao dịch vừa qua đồng loạt giảm mạnh do tác động từ thị trường dầu mỏ. Chứng khoán thế giới giảm điểm – cũng do ảnh hưởng của dầu mỏ - càng gây áp lực giảm giá lên hàng hóa.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 631,56 điểm, tương đương hơn 2,6%, đóng cửa phiên 21/4 ở mức 23.018,88 điểm. Sau 2 phiên, Dow Jones ghi nhận mức giảm hơn 1.200 điểm. S&P 500 giảm 2,7% xuống 2.736,56 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite rớt 3,5% xuống còn điểm 8.263,23.
Nhà đầu tư tiếp tục tập trung theo dõi hiện tượng lạ ở thị trường dầu tương lai, và điều này làm dấy lên mối lo ngại về những tổn thất sâu sắc ở ngành năng lượng - yếu tố sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn nữa đối với kinh tế Mỹ. Ở phiên này, giá dầu WTI hợp đồng tương lai tháng 6 đã giảm 42,4%, còn 11,57 USD/thùng - thấp nhất kể từ tháng 2/1999. Nhiều nhà đầu tư bán tháo hàng hóa với tâm lý chờ xem sự “sụp đổ” của thị trường năng lượng có lan sang các hàng hóa khác hay không.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm mạnh do lo ngại dư thừa nguồn cung. Gregory Leo, Giám đốc đầu tư và đồng thời là Giám đốc quản lý tài sản toàn cầu của IDB Bank cho biết, sản lượng dầu hiện tại vào khoảng 90 triệu thùng/ngày, nhưng nhu cầu chỉ 75 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phien giao dịch, dầu Brent giao tháng 6/2020 trên sàn London (Anh) giảm 24% xuống còn 19,33 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002; giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn trên sàn New York (Mỹ) giảm 43% xuống còn 11,57 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI kỳ hạn tháng 5/2020 – đã hết hạn trong ngày 21/4 – hổi phục trở lại khi tăng lên 10,01 USD/thùng, từ mức âm 37,63 USD của phiên 20/4.
Thị trường dầu thế giới vừa trải qua 2 phiên giao dịch “hỗn loạn” nhất trong lịch sử khi các nhà đầu tư rời bỏ mặt hàng này vì thực trạng cung dự báo sẽ vượt cầu trong một thời gian dài sắp tới giữa lúc nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu để khắc phục tình trạng dư cung "vàng đen" chưa mang lại hiệu quả.
Lượng tồn trữ dầu mỏ toàn cầu gia tăng sau khi hai nước sản xuất và xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga hồi đầu tháng 3/2020 không đạt được nhất trí về việc tiếp tục gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu khi tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Kể từ đó, sự lan rộng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu nhiên liệu thế giới giảm xấp xỉ 30%. Từ tháng 4/2020, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh, trong đó có Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng dầu thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định động thái này đã muộn, và việc nhiều quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế rơi vào đình trệ và thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu nói trên không đủ bù đắp sự giảm mạnh của nhu cầu dầu toàn cầu.
Theo số liệu công bố ngày 21/4 của Viện Dầu mỏ Mỹ, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 13,2 triệu thùng lên 500 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/4. Theo dự kiến, Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu dự trữ quốc gia trong ngày 22/4.
Trong bối cảnh hiện tại, cả Saudi Arabia và Nga ngày 21/4 đều cho biết sẵn sàng thực hiện thêm các biện pháp để bình ổn thị trường dầu cùng với các nước sản xuất dầu khác song hiện vẫn chưa có hành động cụ thể. Theo ông Gregory Leo, Giám đốc đầu tư của IDB Bank, sản lượng dầu thế giới hiện vào khoảng 90 triệu thùng/ngày song nhu cầu dầu toàn cầu mới chỉ ở mức 75 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm sau khi các nhà đầu tư buộc phải bán vàng lấy tiền mặt để bù lỗ cho các loại tài sản khác, chủ yếu do sự cố trên thị trường dầu mỏ.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.671,68 USD/ounce; trước đó trong cùng phiên, kim loại quý này đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 9/4 là 1.659,68 USD/ounce.
Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,4% xuống khép phiên ở mức 1.687,80 USD/ounce.
Sự lao dốc của giá dầu đã khiến toàn bộ thị trường hàng hóa đi xuống. Các báo cáo kinh doanh ảm đạm cũng gây ra nhiều lo ngại về thiệt hại lâu dài từ đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu.
Rất nhiều nhà đầu tư đang hủy các lệnh nắm giữ với thái độ chờ đợi và đánh giá liệu tác động từ cú sốc trên thị trường năng lượng có tiếp tục lan tỏa sang thị trường kim loại quý hay không.
Nhà phân tích của sàn giao dịch tiền tệ trực tuyến FXTM, ông Lukman Otunuga, cho biết sự sụp đổ lịch sử của giá dầu và nỗi lo ngày một gia tăng về nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng có thể tạo ra một đợt bán tháo lấy tiền mặt khác. Điều này về cơ bản khiến vàng chịu nhiều rủi ro xuống giá khi đồng USD tăng giá.
Kinh tế vĩ mô không thuận lợi do sự bùng phát của dịch Covid-19 tiếp tục hậu thuẫn giá vàng, khiến các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang những tài sản an toàn, mặc dù vàng có thể không còn là “điểm an toàn số 1”
Gần đây, giá vàng thỏi đã chuyển hướng sang biến động theo sát thị trường chứng khoán, nhất là khi xảy ra những đợt bán tháo mạnh ở các thị trường lớn – buộc các nhà đầu tư phải bán kim loại quý để bù lỗ cho chứng khoán. Vàng từ chỗ vốn được coi là một kênh an toàn trong thời điểm bất ổn về chính trị và tài chính, đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ một kênh trú ẩn an toàn khác là đồng USD. Tuy nhiên, vàng lại được định giá bằng đồng bạc xanh, khiến việc đồng USD mạnh lên sẽ làm cho vàng đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chỉ số đồng USD – “thước đo” sức khỏe của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – tăng 0,41 điểm lên mức 100,37 trong phiên vừa qua, càng khiến vàng mất dần sức hấp dẫn.
Các kim loại quý khác cũng đồng loạt giảm trong phiên vừa qua, mạnh nhất là palađi.
Cuối phiên giao dịch, giá palađi giảm 9,5% xuống 1.958,00 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có thời điểm xuống chỉ 1.827,92 USD (giảm 15,5%). Bạch kim cũng giảm 3,3% xuống 745,29 USD/ounce, và bạc giảm 4,3% xuống 14,71 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng loạt giảm trong phiên vừa qua.
Giá đồng giảm hơn 2%, do thị trường dầu mỏ đang gây xáo trộn tâm lý các nhà đầu tư và đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu giảm thấp trong khi khiến USD tăng lên. Trên sàn London (LME), kết thúc phiên giao dịch vừa qua, giá đồng kỳ hạn giao au 3 tháng giảm 2,7% xuống 5.045 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 4 năm là 4.37USD/tấn. Hoạt động tinh luyện trên toàn cầu đã giảm từ tháng 3, trong đó sản lượng đồng tinh luyện của Trung Quốc giảm xuống 771.000 tấn, thấp nhất kẻ từ tháng 5/2019.
Các kim loại khác cũng có chung xu hướng với đồng. Giá chì trong phiên vừa qua giảm 1,5% xuống 1.663,5 USD/tấn, trongkhi kẽm giảm 1,7% xuống 1.914 USD/tấn. Các kim loại khác cũng giảm, trong đó nhôm mất 0,8% xuống 1.490,5 USD/tấn, nicle giảm 2,3% xuống 12.225 USD/tấn và thiếc giảm 2,5% xuống 14.840 USD/tấn.
Sản lượng chì và kẽm của Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua cũng giảm, phản ánh nhu cầu suy yếu.
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm trở lại từ mức cao nhất 8,5 năm ở phiên liền trước, do lo ngại nguồn cung sẽ dư thừa do dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu ở các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Kết thúc phiên vừa qua, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,8% xuống 602 CNY (85 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm mạnh 3,4% xuống 599 CNY/tấn.
Giá thép giảm đã gây tác động tới thị trường quặng sắt. Thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 3.337 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 1,4% xuống 3.185 CNY/tấn, trong khi thép không gỉ giảm 1,3% xuống 13.030 CNY/tấn.
Fitch Solutions mới đây đã hạ dự báo về tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng Trung Quốc năm nay xuống 1,8%, so với mức 5,2% dự báo ban đầu. Nippon Steel Corp, hãng sản xuất thép lớn nhất của Nhật Bản, ngày 21/4 thông báo sẽ tạm thời đóng cửa lò luyện thứ 3 ở Nhật Bản tới giữa tháng 5 để phù hợp với nhu cầu - hiện đang sụt giảm vì Covid-19.
Trên thị trường nông sản, giá cũng đồng loạt giảm, mạnh nhất là đường, do có mối liên quan mật thiết với dầu.
Giá đường thô phiên vừa qua đã giảm xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 12 năm do tác động từ thị trường dầu mỏ. Kết thúc phiên này, đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,31 US cent (3,1%) xuống 9,75 US cent/lb, trong phiên có thời điểm xuống chỉ 9,58 US cent, thấp nhất kể từ tháng 6/2008. Đường trắng giao tháng 8 tới cũng giảm 7,1 USD (2,2%) xống 2.318 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đã giảm 3,75 US cent (3,3%) xuống 1,115 US cent/lb, thấp nhất trong vòng 1 tháng; robusta giao cùng kỳ hạn giảm 38 USD (3,2%) xuống 1.139 USD/tấn. Nhà phân tích kỹ thuật Axel Rudolph của Commerzbank cho biết, hợp đồng kỳ hạn tháng 7 – đang được giao dịch nhiều nhất – đã phá vỡ ngưỡng đáy trung bình của 200 phiên gần đây.
Đối với nhóm ngũ cốc, giá ngô Mỹ phiên vừa qua đã giảm 1,4% xuống mức thấp nhất 10,5 năm do nhu cầu nhiên liệu sụt giảm vì Covid-19 đe dọa đến ngành sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 5 US cent xuống 3,17-1/4 USD/bushel, trong phiên có thời điểm xuống thấp chỉ 3,09 USD/bushel, mức chưa từng lặp lại kể từ ngày 11/9/2009.
Lúa mì cũng đi xuống trong phiên vừa qua, loại lúa mì đỏ mềm vụ Đông kỳ hạn giao tháng 7/2020 giảm 1-1/4 US cent xuống 5,46-1/4 USD/bushel.
Riêng đậu tương đi lên khi thị trường kỳ vọng xu hướng giá giảm gần đây sẽ kích thích nhu cầu của một số nhà nhập khẩu. Đậu tương kết thúc phiên tăng 4-1/2 US cent, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 đạt 8,40-3/4 USD/bushel mặc dù có thời điểm xuống mức 8,18-1/2 USD, thấp thất kể từ 23/5/2019.
Giá dầu cọ trên thị trường Malaysia giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng sau khi giá dầu thô giảm xuống dưới 0 USD. Dầu cọ thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) giảm 94 ringgit (4,2%) xuống 2.138 ringgit (487,29 USD)/tấn. Nhập khẩu dầu cọ của Liên minh Châu Âu trong niên vụ 2019/20 đã giảm 15% so với năm trước, xuống 4,48 triệu tấn.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) giảm mạnh nhất trong vòng 3 tuần theo xu hướng giá ở Thượng Hải sau khi dầu mỏ giảm mạnh trong phiên 20/4. Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn TOCOM giảm 3,7 JPY (2,8%) xuống 150,6 JPY/kg. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ 30/3. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng giảm 3,2% xuống 9.800 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 22/4/2020
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

10,01

+47,64

+126,60%

Dầu Brent

USD/thùng

20,00

+0,67

+3,47%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

20.320,00

-3.110,00

-13,27%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,83

+0,01

+0,27%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

54,35

+3,32

+6,51%

Dầu đốt

US cent/gallon

74,65

+1,96

+2,70%

Dầu khí

USD/tấn

219,75

+3,75

+1,74%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

30.490,00

-3.210,00

-9,53%

Vàng New York

USD/ounce

1.705,90

+18,10

+1,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.823,00

-10,00

-0,17%

Bạc New York

USD/ounce

15,08

+0,08

+0,56%

Bạc TOCOM

JPY/g

50,30

-2,30

-4,37%

Bạch kim

USD/ounce

752,99

+3,72

+0,50%

Palađi

USD/ounce

1.953,16

+19,78

+1,02%

Đồng New York

US cent/lb

226,85

+0,40

+0,18%

Đồng LME

USD/tấn

5.030,00

-153,50

-2,96%

Nhôm LME

USD/tấn

1.490,50

-12,50

-0,83%

Kẽm LME

USD/tấn

1.911,00

-36,00

-1,85%

Thiếc LME

USD/tấn

14.760,00

-455,00

-2,99%

Ngô

US cent/bushel

318,50

+1,25

+0,39%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

547,25

+1,00

+0,18%

Lúa mạch

US cent/bushel

277,00

+2,25

+0,82%

Gạo thô

USD/cwt

14,35

+0,01

+0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

841,00

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

294,10

-0,40

-0,14%

Dầu đậu tương

US cent/lb

25,66

-0,10

-0,39%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

460,00

+0,60

+0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.318,00

-40,00

-1,70%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

111,50

-3,75

-3,25%

Đường thô

US cent/lb

10,01

-0,25

-2,44%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

106,90

-0,75

-0,70%

Bông

US cent/lb

53,31

-0,71

-1,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

314,10

-14,50

-4,41%

Cao su TOCOM

JPY/kg

147,20

-3,40

-2,26%

Ethanol CME

USD/gallon

0,91

-0,04

-3,89%

 Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn/

Giá dầu thô lần đầu trong lịch sử về âm

Dầu thô WTI giao tháng 5 trên sàn New York đóng cửa tuần trước ở 18,27 USD nhưng chốt phiên thứ hai đã lao dốc về âm 37,63 USD một thùng.

"Vàng đen" lao dốc mạnh trong phiên 20/4 khi các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu của thị trường sẽ sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch. Ngoài ra, thời gian đáo hạn của hợp đồng tháng 5 tới gần cũng tác động mạnh đến giao dịch của nhà đầu tư.

Trong phiên, dầu thô WTI giao tháng 5 trên sàn New York liên tục lao dốc và chinh phục những mốc chưa từng có trong lịch sử. Thấp nhất, có lúc giá giảm về âm 40,32 USD. Chốt phiên, mỗi thùng dầu loại này chỉ còn âm 37,63 USD, đánh dấu biên độ giảm tồi tệ nhất trong một phiên giao dịch của giá dầu.

Giá dầu WTI và Brend các hợp đồng tương lai. Nguồn: Factset.

Giá dầu WTI và Brend các hợp đồng tương lai. Nguồn: Factset.

Nhưng không phải tất cả hợp đồng dầu đều về âm. Hợp đồng giao tháng 6 của dầu WTI giảm 10% xuống 22,54 USD, trong khi hợp đồng tháng 7 thấp hơn 5% so với tham chiếu, còn 28 USD. Trên sàn London, dầu Brent giao tháng 6 cũng giảm hơn 6% xuống 26,35 USD mỗi thùng.

Khi hợp đồng tương lai sắp đáo hạn, giá thường sẽ dịch chuyển về bằng giá bán dầu thực tế trên thị trường. Điều này khiến WTI giao tháng 5 liên tục mất giá trong những ngày cuối. Còn việc các hợp đồng giao tháng 6 và 7 vẫn neo ở mức cao hơn phần nào cho thấy một bộ phận nhà đầu tư tin rằng giá dầu khả năng phục hồi trong giai đoạn cuối năm.

Giá "vàng đen" chịu tác động mạnh khi nhu cầu sụt giảm do lệnh đóng cửa nền kinh tế. Theo giới phân tích, nhu cầu dầu từ các nhà máy lọc dầu và bể chứa tại Mỹ đang giảm mạnh khi các kho chứa này đã được lấp đầy.

"Có rất nhiều dầu thô nhưng các nhà máy lọc dầu không cần đến nó", Helima Croft, chiến lược gia mảng hàng hóa tại RBC Capital, đánh giá. "Ngay lúc này, chúng tôi không thấy bất kỳ sự hỗ trợ ngắn hạn nào cho thị trường dầu. Chúng tôi thực sự lo ngại về triển vọng trong ngắn hạn".

Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh tế trên toàn cầu và làm giảm nhu cầu về dầu. Trong khi đó, thỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC+ và các nước khác được đánh giá không đủ bù đắp nhu cầu nhiên liệu đang rơi tự do vì đại dịch.       

"Vấn đề thực sự của trạng thái mất cân đối cung cầu đã bắt đầu thể hiện ở giá", Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu mảng thị trường dầu tại Rystad Energy, nhận xét. "Khi sản xuất tiếp tục được giữ như hiện nay, các kho chứa sẽ tiếp tục bị lấp đầy từng ngày".

Trích: https://vnexpress.net

Giá vàng ngày 21/4/2020: Thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ

Giá vàng ngày 21/4/2020: Thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ

 Giá vàng thế giới đêm qua tăng mạnh, nhưng đến sáng nay giảm trở lại trong bối cảnh cả chứng khoán Mỹ và giá dầu đều giảm mạnh, vàng trong nước hôm nay tăng nhẹ, SJC 48,07 triệu đồng/lượng. 
Giá vàng trong nước tăng nhẹ
Vào thời điểm lúc 12h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 47,40 triệu đồng/lượng (tăng 150.000 đ/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua) - bán ra 48,07 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đ/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 47,20 triệu đồng/lượng (không đổi) - bán ra 48,05 triệu đồng/lượng (giảm 250.000 đồng/lượng).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 47,45 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đ/lượng) - bán ra 47,95 triệu đồng /lượng (không đổi).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 47,50 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đ/lượng) - bán ra 48 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đ/lượng).
Giá vàng thế giới giảm nhẹ
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới liên tục giảm và mất mốc 1.695 USD và 1.690 USD/ounce. Lúc 7h30 theo giờ Việt Nam, giá vàng giảm 7,5 USD (0,44%) về 1.689,4 USD/ounce, đến 12h giá ở mức 1.690,7 USD/ounce.
Diễn biến này đã xóa hết nỗ lực tăng giá trong phiên giao dịch đêm qua của kim loại quý.
Đêm qua vàng tăng giá trong bối cảnh cả thị trường chứng khoán Mỹ giá dầu mỏ đều giảm mạnh.
Đêm 20/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.692 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6/2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.706 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 31,9% (409 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 46,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1,1 triệu đồng so với vàng trong nước. Giá vàng thế giới đêm qua tăng trở lại nhờ nhu cầu bắt đáy sau cú sụt giảm cuối tuần trước và các thị trường tài chính, hàng hóa biến động mạnh: giá dầu xuống mức thấp nhất hơn 2 thập kỷ, trong khi phần lớn các thị trường chứng khoán đi xuống.
Đêm qua, giá dầu thô tương lai trên sàn Nymex đã giảm xuống 8,79 USD/thùng. Hiện các cơ sở lưu trữ ở Bắc Mỹ đã đầy và không có nơi nào để đưa vào sản xuất mới, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ xăng giảm mạnh bởi dịch Covid-19 dẫn đến giá bán tại một số địa điểm tại Mỹ cũng giảm xuống dưới 1 USD/gallon. Nếu giá dầu duy trì ở mức thấp như trên trong một vài tuần sẽ kéo theo giá vàng giảm.
Còn trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu toàn cầu tiếp tục giảm trong giao dịch đêm qua. Riêng tại Mỹ, giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp để đánh giá mức độ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế nước này.
Trong bối cảnh số người thất nghiệp ngày càng tăng, càng nhiều công dân yêu cầu chính phủ mở cửa lại để các doanh nghiệp hoạt động. Trong một diễn biến khác, để tiếp tục kích thích kinh tế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc một lần nữa cắt giảm lãi suất cho vay thêm 20 điểm cơ bản xuống còn 3,85%.
Trong khi đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mà không có khả năng phục hồi sớm. Ngân hàng trung ương Đức cho biết, lý do cho sự phục hồi chậm là vì chính phủ Đức có khả năng tiếp tục duy trì cách ly xã hội cho đến khi tìm thấy vắc-xin cho Covid-19.
Tại các thị trường khác, chỉ số USD ổn định nhưng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm đêm qua chỉ còn 0,632% cho thấy mức độ lo lắng của giới đầu tư về suy thoái kinh tế đã tăng lên.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá vẫn đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo của vàng là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự kỹ thuật vững chắc 1.800 USD/ounce. Ngược lại, mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.675 USD/ounce.
 
Giá dầu giảm là một dấu hiệu cho thấy triển vọng của nền kinh tế thế giới khá u ám. Đây là một yếu tố thuận lợi đối với vàng. Vàng tăng còn do tình hình dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu khả quan tại châu Âu, với số người nhiễm và chết tại Tây Ban Nha và Italia thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. Nó khiến giới đầu tư yên tâm hơn, giảm cầm tiền mặt và đầu tư vào một số kênh khác, trong đó có vàng.
Vàng được dự báo tăng trong thời gian còn lại của năm và cả 2021 khi mà các nước đã và đang bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế thông qua các gói tài khóa và tiền tệ. Thông tin từ Reuters cho thấy, Nhật Bản sẽ tăng quy mô gói kích thích kinh tế lên gần 1.100 tỷ USD. Trước đó 2 tuần, chính phủ Nhật cũng đã chi khoảng 1.000 tỷ USD để hỗ trợ cho các hộ gia đình có thu nhập giảm mạnh do dịch bệnh.
Theo Refinitiv, sau suy thoái, vàng luôn tăng giá rất sốc, nhưng trước con đường đến mức giá cao hơn sẽ không phải là một con đường thẳng. Vàng sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng, phù hợp với kỳ vọng về một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ suy thoái.

Nguồn: VITIC

 

 

TP. Hồ Chí Minh: Tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà còn rất lớn

TP. Hồ Chí Minh: Tiềm năng phát triển điện mặt trời trên mái nhà còn rất lớn

 TP. Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, có số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 150-300 giờ, liên tục trong suốt cả năm, ước tính khoảng 6.300 MW. Do đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN).
Tiềm năng điện mặt trời rất lớn
Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc - Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) - cho biết, TP. Hồ Chí Minh có lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày vào tháng 2 và thấp nhất là 3,3 kWh/m2/ngày vào tháng 7. Số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300 giờ, liên tục trong suốt cả năm. Cụ thể, vào mùa khô số giờ nắng lên tới 300 giờ, mùa mưa số giờ nắng khoảng 150 giờ. Do đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời ở TP. Hồ Chí Minh rất lớn, đặc biệt là ĐMTMN.
Trên thực tế, TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đô thị phát triển với mật độ dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhu cầu tiêu thụ điện của các nhóm hộ gia đình, thương mại và công nghiệp cao hơn so với các thành phố (TP) khác của Việt Nam.
Trước nhu cầu điện gia tăng đột biến trong thời gian qua, EVNHCMC định hướng tăng tỷ trọng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Sau một thời gian triển khai, đến nay, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 2% trên tổng công suất sử dụng của TP.
Theo thống kê, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện lắp đặt được 6.407 công trình ĐMTMN với công suất là 81,97 MWp. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2020, đã có thêm 856 công trình với công suất là 16,24 MWp. Tổng sản lượng ĐMTMN phát ngược lên lưới điện trong 3 tháng đầu của năm 2020 là 9,11 triệu kWh, ngành điện đã thanh toán tiền mua ĐMTMN là 5,67 tỷ đồng.
Thời gian tới, để đáp ứng được đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của TP. Hồ Chí Minh, tỷ trọng này tiếp tục được nâng cao do tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời ở TP. Hồ Chí Minh rất lớn, đặc biệt là ĐMTMN.
Qua khảo sát sơ bộ của EVNHCMC, tiềm năng lắp đặt ĐMTMN của một số nhóm như sau: Nhóm hành chính sự nghiệp, bao gồm cả giáo dục, y tế, giao thông khoảng 153,95 MWp; Nhóm sản xuất khoảng 1.471,77 MWp; Nhóm thương mại khoảng 145,88 MWp… Nếu có các cơ chế chính sách phù hợp thì ĐMTMN sẽ có khả năng phát triển rất nhanh trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp khuyến khích phát triển điện mặt trời
Phó Tổng giám đốc EVNHCMC cho biết, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam thay cho Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017.
Theo quyết định trên, giá mua điện với cả 3 loại hình gồm điện mặt trời mặt đất, điện nổi và điện trên mái nhà. Trong đó, các dự án ĐMTMN đang thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều, có giá mua mới là 1.943 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT, tương đương với 8,38 UScents/kWh). Giá mua này được áp dụng cho hệ thống có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống và có xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2020, áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành (cho cả 3 loại hình).
Như vậy, cơ chế mua bán điện mặt trời theo quyết định mới của Chính phủ đã tạo ra hấp dẫn cho các hộ gia đình và nhiều nhà đầu tư tham gia.
Để tiếp tục vận động người dân, doanh nghiệp (DN) sử dụng ĐMTMN, EVNHCMC tiếp tục hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hòa lưới và mua bán điện mặt trời. Theo đó, EVNHCMC liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp, nhà đầu tư điện mặt trời, ngân hàng phối hợp đề xuất cơ chế, chương trình giảm giá, chính sách ưu đãi về lãi suất, đầu tư trước trả tiền sau … để khuyến khích khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham gia thực hiện. Đồng thời cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà cung cấp để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
 
Ngoài ra, thông qua Sở Công Thương TP kiến nghị với UBND TP. Hồ Chí Minh có các cơ chế: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng ĐMTMN; Cơ chế khuyến khích cho phép các đơn vị hành chính sự nghiệp; cơ quan, trường học, bệnh viện và các DN Nhà nước trên địa bàn TP tự đầu tư hoặc kêu gọi xã hội hóa trong việc đầu tư lắp đặt các hệ thống ĐMTMN để sử dụng và bán lại phần còn dư cho ngành điện. Đồng thời, đưa việc lắp đặt ĐMTMN thành yêu cầu bắt buộc trong quy chuẩn xây dựng các tòa nhà có mái lớn như các chung cư, trụ sở, trung tâm thương mại, khách sạn…
 Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử
Trích: http://vinanet.vn/

Hỗ trợ trực tuyến

4384015
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
859
4123
4982
2330825
83961
4384015

Your IP: 3.144.89.152
Server Time: 2024-11-25 03:49:29

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 66 guests and no members online