Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa

Nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa

 Công ty môi giới hàng hóa Marex Spectron cho biết nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển từ thiếu hụt trong niên vụ 2019/20 thành dư thừa trong niên vụ 2020/21, do sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng liên quan tới giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu.
Marex dự kiến sự cân bằng toàn cầu chuyển từ thiếu hụt 4,3 triệu bao (60 kg/bao) trong niên vụ hiện tại thành dư thừa 2 triệu bao trong niên vụ 2020/21( bắt đầu từ tháng 10 tới tháng 9 năm sau).
Steve Pollard nhà phân tích cà phê của Marex Spectron cho biết “tổng cộng tiêu thụ dự báo giảm trong giai đoạn “theo dõi và thích nghi” kéo dài, cho tới khi vaccine được tìm ra”.
Nhưng công ty môi giới này đã tăng ước tính đối với thiếu hụt trong niên vụ hiện tại kết thúc vào tháng 9 năm nay lên 4,3 triệu bao từ 3,2 triệu bao dự báo hồi tháng 2 do việc dự trữ ban đầu của hộ gia định và nhà rang xay đã thúc đẩy nhu cầu.
Họ ước tính rằng khoảng 95% thị trường quán cà phê bị đóng cửa trên toàn cầu, phân khúc đó chiếm khoảng 20% tới 25% tiêu thụ.
Marex dự kiến nhu cầu cà phê arabica sạch bị ảnh hưởng nặng nền nhất, vì đây là loại cà phê được các quán cà phê cao cấp ưu chuộng trên khắp thế giới. Nhu cầu đối với cà phê robusta, loại được sử dụng rộng rãi trong cà phê hòa tan, một sản phẩm sử dụng chủ yếu ở hộ gia đình được giữ vững.
 
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Lợi nhuận sản xuất mazut của Châu Á thấp kỷ lục khi xuất khẩu của Ấn Độ tăng

Lợi nhuận sản xuất mazut của Châu Á thấp kỷ lục khi xuất khẩu của Ấn Độ tăng

Lợi nhuận sản xuất mazut của Châu Á giảm xuống mức thấp kỷ lục trong bối cảnh xuất khẩu tăng vọt từ Ấn Độ, chỉ ra thị trường khu vực này đang vật lộn như thế nào với những hạn chế du lịch và lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới.
Lợi nhuận của dầu mazut với 10 phần triệu lưu huỳnh ở Singapore giảm xuống 1,77 USD/thùng với dầu thô Dubai trong ngày 5/6, thấp kỷ lục theo số liệu của Refinitiv Eikon ghi nhận từ tháng 1/2014. Lợi nhuận đã giảm 85% kể từ cuối tháng 3/2020.
Xuất khẩu dầu mazut của Ấn Độ trong tháng 4 gần mức cao nhất 4 tháng tại 2,73 triệu tấn so với 2,53 triệu tấn trong tháng 3/2020. Xuất khẩu từ Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu mazut lớn nhất Châu Á tăng do các nhà máy lọc dầu của quốc gia này vật lộn với việc gia hạn phong tỏa đã làm giảm nhu cầu trong nước.
Doanh số dầu mazut của các nhà bán lẻ Ấn Độ giảm 57% trong tháng 4/2020 so với một năm trước. Hai thương nhân dầu mazut của Ấn Độ cho biết họ dự kiến nhu cầu trong nước vẫn yếu trong tháng 5, tiếp tục xu hướng nguồn cung của Ấn Độ tràn ngập thị trường khu vực này.
Một trong 2 thương nhân cho biết nhu cầu diesel của Ấn Độ trong tháng 5 cũng rất tồi tệ.
Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã cắt giảm công suất xử lý dầu thô để đối phó với nhu cầu nhiên liệu yếu kể từ khi phong tỏa bắt đầu từ 25/3 và gia hạn tới ngày 18/5
Peter Lee, chuyên gia phân tích dầu và khí tại Fitch Solutions cho biết “nhu cầu yếu trong nước đang buộc thêm nhiều nguồn cung vào thị trường khu vực tại một thời điểm khi thị trường khó hấp thụ chúng”.
Thiếu hoạt động công nghiệp và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có thể giảm nhu cầu dầu mazut toàn cầu hơn 4 triệu thùng/ngày trong quý 2/2020 so với cùng kỳ năm trước.
 
Sàn giao dịch kỳ hạn hoán đổi (EFS), một thước đo giá dầu mazut Châu Á chuyển sang thị trường Châu Âu giao dịch tại -2,38 USD/tấn, cho thấy những chuyến hàng như vậy không có lợi.
Điều này kết hợp với sự cạnh tranh từ các nguồn cung Trung Đông đã thúc đẩy thêm các lô hàng mazut của Ấn Độ sang phía đông, với 1,12 triệu tấn, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 5/2018, trong khi chỉ có 602.000 tấn sang Châu Âu.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

3 kịch bản có thể đẩy giá dầu trên mức 30 USD/thùng

3 kịch bản có thể đẩy giá dầu trên mức 30 USD/thùng

 Dưới đây là 3 kịch bản có khả năng khiến giá dầu tăng cao trong thời gian tới. Thứ nhất là dựa trên các nguyên tắc cơ bản cung cầu của thị trường, thứ hai là nhờ tác động của thảm họa tự nhiên và thứ ba là sự can thiệp của con người.
 
Châu Á là khu vực chiếm 60% dân số toàn cầu và là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, gồm dầu, than và năng lượng tái tạo. Đây cũng là nơi tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn thứ ba sau châu Âu và Bắc Mỹ.
 
Khi khí tự nhiên ngày càng được chuyển hóa thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt nhiều hơn, khu vực này sẽ sớm trở thành nơi tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.
 
Mặc dù là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ nắm giữ 2,8% trữ lượng dầu toàn cầu và chỉ sản xuất 7,63 triệu thùng/ngày so với mức tiêu thụ dầu là 35,8 triệu thùng/ngày, một con số nhập khẩu khổng lồ.
 
Sự phụ thuộc nhập khẩu dầu của châu Á và eo biển Hormuz
Năm 2018, hơn 78% nhu cầu dầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là qua nhập khẩu, tương đương 28,17 triệu thùng/ngày. Hơn 73% trong số đó, 20,7 triệu thùng/ngày, đi qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường hẹp nối Vịnh Ba Tư với biển Arab Saudi và nắm vai trò quan trọng cho an ninh năng lượng toàn cầu và thương mại quốc tế.
 

Nguồn: EIA

 
Tuyến đường này rộng khoảng 21 dặm tại điểm hẹp nhất và do những hạn chế độ sâu nên khoảng cách cho tàu bè đi lại chỉ rộng khoảng 4 dặm.
 
Chuỗi cung ứng này là xương sống của sự thịnh vượng kinh tế của các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Đây cũng là con đường xuất khẩu dầu khí chính từ vùng Vịnh sang châu Á. Bất kì sự gián đoạn nào ở eo biển Hormuz có thể dẫn đến sự chậm trễ đáng kể về nguồn cung tác động lớn tới tâm lí thị trường.
 
Mặc dù có những tuyến đường thay thế nhưng dài hơn và chi phí vận chuyển cao gấp nhiều lần. Sự gián đoạn trong eo biển này cũng có thể khiến các tàu chở dầu gặp nguy hiểm bởi cướp biển, khủng bố, bất ổn chính trị (dưới hình thức chiến tranh) và tai nạn vận chuyển có thể dẫn đến sự cố tràn dầu.
 
3 kịch bản có thể khiến giá dầu tăng cao
Trong số rất nhiều kịch bản có thể xảy ra mà các nhà quan sát thị trường xem xét, 3 tình huống được liệt kê dưới đây có khả năng khiến giá dầu tăng cao nhất. Thứ nhất là dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thị trường, thứ hai là nhờ tác động của thảm họa tự nhiên và thứ ba là sự can thiệp của con người.
 
Nguyên tắc cơ bản thị trường
Vấn đề hiện nay là nhu cầu dầu toàn cầu thấp hơn đáng kể so với nguồn cung. Ngay cả thỏa thuận OPEC + cắt giảm 10 triệu thùng/ngày cũng không đủ để cân bằng thị trường.
 
Nếu chênh lệch cán cân cung cầu vẫn tiếp tục, giá sẽ vẫn ở mức 20 USD/thùng hoặc thậm chí thấp hơn. Để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng, sản xuất dầu phải giảm đáng kể hoặc nhu cầu phải bắt đầu phục hồi trở lại.
 
Nếu OPEC và các đồng minh, gồm các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, quyết định cắt giảm sản lượng dầu trong khoảng 20 - 25 triệu thùng/ngày trong một vài tháng hoặc cho đến khi hết tình trạng dư cung, giá dầu sẽ phục hồi.
 
Hạn ngạch cắt giảm sâu rộng sẽ tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ, có thể khiến giá tăng trở lại phạm vi 30 - 50 USD/thùng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
 
Tuy nhiên, nếu OPEC + thực sự đề xuất cắt giảm bổ sung mà không nhận được ủng hộ từ các nhà sản xuất dầu khác, hạn ngạch cắt giảm vẫn chỉ ở mức 10 triệu thùng/ngày như hiện nay. Thế giới sẽ tiếp tục trải qua sự dư thừa nguồn cung dầu và giá thấp sẽ tồn tại cho đến khi thị trường tìm thấy trạng thái cân bằng mới.
 
Khi dự trữ toàn cầu đạt tối đa, việc ngừng hoạt động sản xuất ngoài dự kiến sẽ gây tổn hại cho ngành dầu mỏ nói chung và các nhà sản xuất đá phiến nói riêng. Giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp trong một thời gian dài cho đến khi nhu cầu dầu toàn cầu quay trở lại và tác động của đại dịch COVID-19 giảm dần.
 
Tác động từ dịch bệnh
Kịch bản thứ hai có thể xảy ra là dịch COVID-19 tấn công trực tiếp vào chuỗi cung ứng - cụ thể tại cơ sở sản xuất hoặc nhà máy lọc dầu - khiến việc hoạt động tạm dừng một phần. Việc này sẽ ngay lập tức khiến giá dầu tăng lên 30 USD/thùng.
 
Và nếu sự cố này kéo dài trong nhiều tuần, giá dầu sẽ tăng lên hơn 40 USD/thùng bất kể tình trạng thặng dư. Tuy nhiên, sự gia tăng như vậy sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì nhu cầu sẽ vẫn giảm và cuối cùng sản xuất sẽ vẫn quay trở lại quỹ đạo ban đầu.
 
 
Sự can thiệp của con người
Trở lại khoảng thời gian tháng 9/2019, các cơ sở dầu của Saudi Aramco bị tấn công - làm gián đoạn nguồn cung đáng kể, dẫn đến giá dầu đạt mức tăng hàng ngày tương đối lớn và rất nhiều biến động giao dịch trong ngày.
 
Trong cuộc tấn công này và nhiều vụ tương tự trong quá khứ, kịch bản thứ ba có thể xảy ra là sự can thiệp của con người. Ví dụ, nếu Iran phản ứng với căng thẳng gần đây ở vùng Vịnh và đóng cửa eo biển Hormuz khiến các nhà xuất khẩu dầu vùng Vịnh không thể xuất khẩu, tác động đối với thị trường dầu mỏ sẽ rất lớn.
 
Iran khó có thể để căng thẳng leo thang đến mức đóng cửa eo biển Hormuz vì sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của chính mình.
 
Tuy nhiên, nếu động thái cực đoan này xảy ra, đây được coi là một thách thức trực tiếp đối với Mỹ, dẫn đến sự leo thang hơn nữa ở vùng Vịnh và thậm chí có thể là một cuộc xung đột. Giá dầu sẽ leo trên mức 30 USD/thùng và thậm chí có thể đạt trên 50 USD/thùng.
 
Tất cả 3 kịch bản trên sẽ dẫn đến sự gia tăng giá dầu khi thị trường buộc phải nhanh chóng thích ứng với một cú sốc cung cầu mới. Mỗi trường hợp sẽ có độ dài thời gian khác nhau tùy thuộc vào tâm lí thị trường và việc nhanh chóng đưa nguồn cung toàn cầu trở lại cân bằng với nhu cầu như thế nào.

Nguồn: Kinh tế & Tiêu dùng

Trích: http://vinanet.vn/

Hàng hóa TG phiên 5/5/2020: Giá đồng loạt tăng

 

Hàng hóa TG phiên 5/5/2020: Giá đồng loạt tăng

 Phiên giao dịch vừa qua, giá dầu tăng mạnh khoảng 20%. Nhiều mặt hàng khác cũng theo xu hướng đi lên.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi môt số quốc gia châu Âu, Á và một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tại thị trường London tăng 3,77 USD (tương đương 13,9%) lên 30,97 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại New York tăng 4,17 USD (20,5%) lên 24,56 USD/thùng.
Giá dầu WTI đã tăng liên tiếp trong 5 phiên giao dịch vừa qua, trong khi giá dầu Brent tăng 6 phiên liên tiếp. Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sau khi giảm khoảng 30% trong tháng 4/2020 hiện đang hồi phục trở lại khi ngày càng nhiều quốc gia nỗ lực dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại.
Nhà phân tích kỳ cựu Phil Flynn của Price Futures Group cho biết, việc mở cửa trở lại đang giúp "vực dậy" nhu cầu nhiên liệu.
Italy, Tây Ban Nha, Nigeria và Ấn Độ cũng như một số bang ở Mỹ như Ohio đã bắt đầu cho phép một số nhóm dân cư quay lại làm việc, mở cửa trở lại các công viên, thư viện và các công trình xây dựng, mặc dù các chuyên gia y tế cảnh báo những động thái như vậy có thể khiến số ca lây nhiễm COVID-19 tăng trở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh giá cao việc các bang của nước này triển khai những biện pháp để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp cân bằng cán cân cung cầu của thị trường dầu mỏ trong quý 3 và thậm chí dự đoán thiếu hụt nguồn cung vào quý 4, dự báo phục hồi vào cuối năm 2020 với dầu Brent đạt 43 USD/thùng và 55 USD/thùng vào giữa năm 2021. Trong khi đó Morgan Stanley cho rằng tình trạng dư cung của thị trường dầu thế giới có thể đã lên tới mức đỉnh điểm và những quan ngại về vấn đề thiếu công suất dự trữ đã giảm bớt phần nào. Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5 dự kiến giảm xuống khoảng 6 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong gần một thập kỷ.
Theo số liệu công bố ngày 5/5 của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), tồn trữ dầu thô của nước này đã tăng 8,4 triệu thùng trong tuần qua, cao hơn mức dự báo tăng 7,8 triệu thùng của giới phân tích. Đồng thời, API cũng cho biết tồn trữ xăng của Mỹ giảm 2,2 triệu thùng, cho thấy nhu cầu xăng ở nước này đang phục hồi. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về dự trữ dầu thô của nước này trong ngày 6/5.
Nhu cầu dầu toàn cầu và giá đã chịu tổn thất lịch sử trong tháng 4 và sự phục hồi có thể chậm do giao thông hàng không sẽ không sớm hồi phục. Những nước chịu tác động nhiều nhất là các quốc gia mà khoản thu từ dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cũng như trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong danh sách này, đứng đầu là Venezuela - nơi sản xuất gần 750.000 thùng/ngày vào năm 2019, tiếp theo sau là Ecuador (500.000 thùng/ngày) và Colombia (800.000 thùng/ngày).
Ở thời điểm hiện tại, Brazil (với sản lượng 2,8 triệu thùng/ngày) và Mexico (có sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày) là hai nước sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực, nhưng lại không phải là những nước xuất khẩu dầu đáng kể. Trên thực tế, Brazil tiêu thụ thậm chí nhiều dầu hơn so với khả năng sản xuất, trong khi đó, nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Mexico không thấm vào đâu so với quy mô của nền kinh tế nước này.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững ở mức trên 1.700 USD/ounce nhờ các biện pháp kích thích quy mô lớn trên toàn cầu.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.705,57 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,2% xuống 1.710,60 USD/ounce.
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, buộc Chính phủ các nước triển khai những chính sách tiền tệ và tài khóa để hạn chế những thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra. Giá vàng hưởng lợi từ một loạt biện pháp kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương trên thế giới vì kim loại quý này được coi là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn và lạm phát gia tăng.
Standard Chartered dự báo giá vàng tiếp tục dao động quanh mức 1.700 USD/ounce trong bối cảnh các biện pháp nới lỏng định lượng và kích thích kinh tế chưa từng có mà các nước triển khai đang hỗ trợ tích cực cho giá vàng, song hoạt động giao dịch trên thị trường vàng vật chất hiện đang khá trầm lắng.
Về các kim loại quý khác, giá palađi giảm 3% xuống còn 1.792,08 USD/ounce, bạch kim tăng 0,3% lên 768,08 USD/ounce trong khi bạc tăng 0,8% lên 14,96 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng loạt tăng do một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa và giá dầu tăng. Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 0,3% lên 1.488 USD/tấn, kết thúc chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp nhưng vẫn gần mức thấp nhất 4 năm tại 1.455 USD đã chạm tới vào ngày 8/4.
Kim loại này - sử dụng trong đóng gói và vận chuyển - đã giảm khoảng 20% kể từ giữa tháng 1 do đại dịch Covid-19 đã đóng cửa công nghiệp toàn cầu. Nhưng sản lượng toàn cầu đã tăng và các nhà phân tích cho biết họ dự kiến dư thừa 1,5 triệu tấn trong năm nay, thị trường tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn một năm. Các nhà đầu cơ dự kiến giá giảm. Lượng nhôm lưu kho trên sàn LME tăng lên 1,36 triệu tấn từ dưới 1 triệu tấn trong giữa tháng 3, trong khi lưu kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm khoảng 120.000 tấn từ giữa tháng 3 xuống 410.543 tấn.
Trong số các kim loại cơ bản khác, giá đồng trên sàn LME tăng 1% lên 5.174 USD/tấn, kẽm tăng 1,1% lên 1.921 USD/tấn, nickel tăng 1,7% lên 12.010 USD/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 3,45 US cent hay 3,2% lên 1,1065 USD/lb, tuần trước giá đã xuống mức thấp nhất trong 1,5 tháng; robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 3 USD hay 0,3% lên 1.200 USD/tấn.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự kiến thị trường cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa 1,95 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ 2019/20 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trước đó đã dự báo thiếu hụt 474.000 tấn. Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3,7% trong tháng 3 so với một năm trước xuống 11,06 triệu bao. Xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng 11,2% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 đóng cửa phiên vừa qua tăng 0,38 US cent hay 3,7% lên 10,78 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 15,6 USD hay 4,6% lên 357,7 USD/tấn.
Lý do chủ yếu khiến giá đường tăng là do giá dầu tăng bởi hy vọng sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu khi một số quốc gia Châu Âu và Châu Á cùng với một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng phong tỏa.
Brazil dự kiến sản xuất 35,3 triệu tấn đường trong niên vụ 2020/21, nhiều hơn 18,5% so với niên vụ trước do các nhà máy phân bổ thêm mía để sản xuất đường thay vì ethanol.
Giá hàng hóa thế giới sáng 6/5/2020
 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

24,25

-0,31

-1,26%

Dầu Brent

USD/thùng

30,74

-0,23

-0,74%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

21.660,00

-410,00

-1,86%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,07

-0,06

-2,81%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

89,51

-0,62

-0,69%

Dầu đốt

US cent/gallon

88,46

-1,14

-1,27%

Dầu khí

USD/tấn

250,00

+8,25

+3,41%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

31.410,00

-680,00

-2,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.715,40

+4,80

+0,28%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.841,00

+58,00

+1,00%

Bạc New York

USD/ounce

15,23

+0,12

+0,76%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,50

+0,30

+0,59%

Bạch kim

USD/ounce

767,11

-2,25

-0,29%

Palađi

USD/ounce

1.813,80

+6,53

+0,36%

Đồng New York

US cent/lb

232,95

-0,30

-0,13%

Đồng LME

USD/tấn

5.158,00

+35,00

+0,68%

Nhôm LME

USD/tấn

1.484,50

+1,50

+0,10%

Kẽm LME

USD/tấn

1.918,00

+18,50

+0,97%

Thiếc LME

USD/tấn

15.200,00

+115,00

+0,76%

Ngô

US cent/bushel

317,50

+0,50

+0,16%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

515,75

-5,00

-0,96%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,50

-3,75

-1,27%

Gạo thô

USD/cwt

14,77

+0,03

+0,20%

Đậu tương

US cent/bushel

837,25

-2,25

-0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

289,30

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,11

-0,20

-0,76%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

463,50

-0,80

-0,17%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.378,00

-9,00

-0,38%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

110,65

+3,45

+3,22%

Đường thô

US cent/lb

10,78

+0,38

+3,65%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

117,40

+0,60

+0,51%

Bông

US cent/lb

53,56

-0,02

-0,04%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

345,20

+6,60

+1,95%

Cao su TOCOM

JPY/kg

148,50

-0,30

-0,20%

Ethanol CME

USD/gallon

1,06

+0,04

+3,62%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg

Trích: http://vinanet.vn

Kazakhstan tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng 22% với các công ty dầu lớn

Kazakhstan tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng 22% với các công ty dầu lớn

 Kazakhstan tiến tới một thỏa thuận với các công ty dầu mỏ quốc tế lớn điều hành các mỏ Tengiz và Kashagan cắt giảm sản lượng 22% từ tháng 5/2020 để hỗ trợ nước này đáp ứng cam kết cắt giảm sản lượng toàn cầu.
 
OPEC và các đồng minh gồm Nga và Kazakhstan đã đồng ý cắt giảm sản lượng kỷ lục để giảm nguồn cung toàn cầu dư thừa chưa từng có do việc phong tỏa để giải quyết nhu cầu bị tàn phá vì đại dịch.
Kazakhstan đã đồng ý cắt giảm sản lượng 390.000 thùng/ngày trong tổng sản lượng khoảng 1,3 triệu thùng/ngày, theo Bộ Năng lượng của Kazakhstan.
Quốc gia trung Á này dự định giảm tổng sản lượng dầu của họ 22 - 23% từ mức trong bình trong quý 1/2020 và đã yêu cầu các nhà sản xuất dầu cắt giảm sản lượng phù hợp.
Tengizchevroil (TCO), nhà điều hành mỏ dầu Tengiz và được lãnh đạo bởi tập đoàn dầu mỏ Chevron của Mỹ, và mỏ dầu Kashagan được điều hành bởi công ty North Caspian Operating (NCOC) đã không được yêu cầu tham trong các thỏa thuận hạn chế sản lượng trước đây.
Nhưng thời điểm này quy mô cắt giảm không thể đạt được nếu không có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Hai nguồn tin cho biết cả hai dự án đã gần đạt được nhất trí giảm sản lượng.
Chevron người phát ngôn cho TCO cho biết họ tập trung vào các hoạt động an toàn và đáng tin cậy và tiếp tục sản xuất theo kế hoạch kinh doanh được cổ đông của công ty chấp thuận. NCOC cho biết họ tuân thủ nghiêm ngặt với thỏa thuận chia sẻ sản phẩm biển bắc Caspian và bất kỳ luật hiện hành nào.
Tổng sản lượng của mỏ Tengiz và Kashgan là gần 900.000 thùng/ngày trong năm 2019, chiếm hơn một nửa sản lượng dầu của Kazakhstan.
Các mỏ này cung cấp tất cả dầu của nó tới đường ống CPC và xuất khẩu dưới dạng dầu thô CPC Blend. Điều đó nghĩa là việc giảm sản lượng sẽ có tác động trực tiếp tới xuất khẩu dầu CPC Blend trong tháng 5/2020.
 
Kế hoạch sơ bộ xuất khẩu CPC Blend trong tháng 5/2020 là 5,73 triệu tấn. Các thương nhân dự kiến số liệu này sẽ điều chỉnh giảm.
Công ty Kashagan gồm Eni, ExxonMobil, CNPC, Royal Dutch Shell, Total, Inpex và công ty năng lượng nhà nước KazMunayGaz.
TCO thuộc sở hữu của Chevron, ExxonMobil, Lukoil của Nga và KazMunayGaz.
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384057
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
901
4123
5024
2330825
84003
4384057

Your IP: 3.23.92.64
Server Time: 2024-11-25 04:00:37

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 63 guests and no members online