Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Giá vàng ngày 13/5/2020 có xu hướng tăng

 

Giá vàng ngày 13/5/2020 có xu hướng tăng

 Giá vàng thế giới vẫn đứng vững trên ngưỡng 1.700 USD/ounce và có xu hướng tăng; giá vàng trong nước hôm nay tăng, riêng SJC không đổi ở mức 48,37 triệu đồng/lượng. 
Giá vàng trong nước tăng
Vào thời điểm lúc 11h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 47,95 triệu đồng/lượng - bán ra 48,37 triệu đồng/lượng (không đổi so với cuối giờ chiều hôm qua cả 2 chiều mua bán).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 47,85 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đ/lượng) - bán ra 48,25 triệu đồng/lượng (tăng 70.000 đ/lượng).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 48,03 triệu đồng/lượng - bán ra 48,33 triệu đồng/lượng (tăng 200.000 đ/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 48,01 triệu đồng/lượng (tăng 160.000 đ/lượng) - bán ra 48,25 triệu đồng/lượng (tăng 120.000 đ/lượng).
Giá vàng thế giới đứng vững trên 1.700 USD/ounce
Lúc 8h30 sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.705 USD/ounce, đến 11h30 về mức 1.701,9 USD/ounce.
Trong đêm qua, giá vàng giao ngay có thời điểm leo lên 1.710 USD/ounce và đã dần hạ độ cao ở thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, vàng vẫn đang ở trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.700 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6/2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.708 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 32,7% (419 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới đứng khá vững ở mức cao trên 1.700 USD/ounce do đồng USD quay đầu giảm trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng với nỗ lực tái mở cửa nền kinh tế của chính phủ các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Trên Kitco, một chuyên gia đến từ Oanda cho biết, việc đồng USD giảm xuống dưới đáy tháng 4 đã mang tới một cú huých đối với vàng. Vàng vững giá còn do lạm phát của Mỹ trong tháng trước giảm mạnh bởi tất cả các dịch vụ không thiết yếu đã bị đóng cửa trong tháng 4 và người tiêu dùng Mỹ được yêu cầu ở nhà để giảm sự lây lan dịch bệnh.
Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số CPI tháng 4 giảm 0,8% (dẫn đầu bởi giá xăng dầu giảm kỷ lục), sau khi đã giảm 0,4% trong tháng 3. Số liệu này thấp hơn so với dự báo 0,7%. Dự báo trong cả năm, lạm phát sẽ tăng 0,3%.
Vàng tăng giá trong bối cảnh các thị trường chứng khoán biến động không có xu hướng và giới đầu tư đang đánh giá khả năng hồi phục của các nền kinh tế trong bối cảnh rất có thể một làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19.
Một số dự báo cho rằng, sự hồi phục của các nền kinh tế sẽ chậm hơn so với dự đoán ban đầu và điều này đang được phản ánh vào các thị trường. Trong một diễn biến mới nhất, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố cơ quan này lần đầu tiên trong lịch sử sẽ bắt đầu mua trái phiếu doanh nghiệp của các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) trong một nỗ lực nhằm bôi trơn hệ thống tài chính Mỹ.
Những động thái bơm tiền liên tục của Fed gây áp lực giảm giá lên đồng USD. Trong quý 1, theo những số liệu mới công bố, nhập khẩu vàng của Mỹ tăng 168% so với cùng kỳ năm trước lên 4,53 tỷ USD, trong khi xuất khẩu giảm.
Vàng tăng giá còn do những tín hiệu xấu từ các tâm dịch trên thế giới, trong đó có Vũ Hán, Trung Quốc. Thành phố này vừa chứng kiến một ổ dịch mới với 5 ca nhiễm hôm 11/5. Còn tại Hàn Quốc, ổ dịch mới có liên quan đến 5 quán bar và hộp đêm tại Itaewon. Tại Đức, số ca nhiễm cũng đang tăng trở lại sau khi nước này nới lỏng một số biện pháp hạn chế dịch Covid-19. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và Úc-Trung leo thang cũng là các yếu tố hỗ trợ cho vàng. Mặt hàng kim loại quý được dự báo sẽ còn tăng mạnh do các mức kích thích tiền tệ ở mức kỷ lục, cao gấp nhiều lần so với những gì đã được thực hiện trong năm 2008.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, thâm hụt ngân sách trong tháng 4 phản ánh mức chi tiêu Chính phủ gia tăng trong khi nguồn thu thì suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mức chi tiêu gia tăng đến 738 tỷ USD đã vượt xa kỷ lục 235 tỷ USD trong tháng 2 vừa qua.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang khi Thượng viện Mỹ ngày 12/5 đề xuất một đạo luật cho phép Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh "không chịu trách nhiệm đầy đủ" về Covid-19. Đạo luật này sẽ cho Tổng thống Mỹ Donald Trump 60 ngày để trình quốc hội rằng Trung Quốc đã cung cấp thông tin đầy đủ hay chưa về Covid-19 cho một cuộc điều tra có thể do Mỹ và các đồng minh dẫn dắt hoặc một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc như WHO. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng phải xác nhận Trung Quốc đã đóng cửa các chợ động vật hoang dã tươi sống có rủi ro lây nhiễm cao hay chưa. Nếu không thể xác nhận những thông tin trên, Trump sẽ được ủy quyền để áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Trung Quốc, như đóng băng tài sản, cấm đi lại, hủy bỏ thị thực hay hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp Trung Quốc đối với thị trường vốn và tài chính ngân hàng Mỹ.
 
Các thương nhân và nhà đầu tư đang đánh giá thị trường trước nguy cơ đợt sóng thứ hai rất có thể xảy ra trong đại dịch COVID-19 khi các nền kinh tế lớn trên toàn cầu bắt đầu mở lại hoạt động kinh doanh và cơ sở hạ tầng giao thông. Tình hình ngày càng chứng minh rằng sự phục hồi kinh tế sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Nếu thị trường tiếp tục chuyển sang phục hồi kinh tế chậm hơn thì có khả năng nhiều thị trường (đặc biệt là thị trường chứng khoán) sẽ phải thực hiện một số hoạt động định giá lại nghiêm trọng.

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

Nhu cầu máy thở trên toàn cầu vượt xa nguồn cung

Nhu cầu máy thở trên toàn cầu vượt xa nguồn cung

  Năm 2019, cung ứng 77.000 máy thở là đủ đáp ứng nhu cầu của toàn thế giới. Thế nhưng, riêng thành phố New York ước tính cần thêm 30.000 máy thở trong tháng 4/2020. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa ai có thể tính toán được thế giới sẽ cần tất cả bao nhiêu máy thở cho đến khi dịch Covid-19 kết thúc.
Theo hãng phân tích GlobalData, thế giới hiện đang cần 880.000 máy thở. Hãng sản xuất thiết bị y tế hàng đầu Trung Quốc - Shenzhen Mindray Bio-Medical Electronics Co. – ước tính nhu cầu sử dụng máy thở trên toàn cầu hiện cao gấp khoảng 10 lần so với số máy hiện có. Trong khi đó, Hiệp hội Hồi sức Tích cực Mỹ dự đoán riêng tại Mỹ, tổng số bệnh nhân Covid-19 cần được máy thở hỗ trợ có thể lên tới khoảng 960.000 người, trong khi Mỹ hiện chỉ có khoảng 200.000 máy thở. Tại Italy, nước có nhiều ca tử vong vì Covid-19 nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại, tình trạng thiếu máy thở đã buộc các bác sỹ phải phân loại bệnh nhân được ưu tiên dùng máy thở.
Các nhà sản xuất máy thở hàng đầu thế giới là Gelinge, Hamilton Medical, Dräger, Mindray, Medtronic, Löwenstein, Vyaire Medical, Philips, GE Heathcare, và Fisher & Paykel đều đang nỗ lực tăng công suất sản xuất thêm 30 – 50% nhưng cũng không thể đáp ứng nhu cầu đặt hàng – tăng khoảng 500 – 1000%. Những nhà máy khác đang gấp rút trang bị lại toàn bộ dây chuyền sản xuất để thực hiện các đơn hàng.
Tuy nhiên, khó khăn đối với các hãng sản xuất máy thở là tình trạng cách ly xã hội ở hầu khắp các nước khiến cho dây chuyền cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị máy móc bị đứt gãy.
 
 
Tất cả các hãng sản xuất máy thở trên thế giới hiện đã kín đơn hàng, không chỉ từ các khách hàng thường xuyên như các bệnh viện, mà còn là các đơn đặt hàng trực tiếp từ phía các chính phủ.
Các hãng sản xuất máy thở đang phải tăng sản lượng ngay cả khi đại dịch CovidD-19 làm gián đoạn nhiều mắt xích vận chuyển cũng như nguồn cung các linh kiện thiết yếu như ống thở, van, động cơ và bảng mạch điện tử. Một vài linh kiện trong đó được sản xuất tại Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Trong bối cảnh đó, công ty nào cũng phải tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 công suất bình thường. Một trong các nhà sản xuất máy thở lớn nhất thế giới, Công ty Hamilton Medical AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, đặt mục tiêu nâng sản lượng lên khoảng 21.000 máy thở trong năm nay, tăng 6.000 chiếc so với 15.000 máy thở năm ngoái. Còn Công ty Siare Engineering International Group có trụ sở tại Bologna (Italy) với 25 kỹ thuật viên quân đội tham gia lắp ráp các máy hi vọng sẽ tăng gấp 3 sản lượng máy thở hàng tháng.
Theo Tina Deng, chuyên gia y tế cấp cao của GlobalDat – hãng phân tích và thu thập dữ liệu hàng đầu thế giới, một số giải pháp sau có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu máy thở hiện nay.
Thứ nhất là các công ty sản xuất thiết bị y tế (trong lĩnh vực hô hấp, nhưng từ trước tới nay chưa sản xuất máy thở) chuyển sang tập trung sản xuất máy thở. Điều này rất khả thi vì những công ty này có sẵn chuyên môn về kỹ thuật thiết bị y tế, có năng lực sản xuất và đã nắm vững các quy định của chị trường.
Thứ hai là tìm kiếm các công ty kỹ thuật ngoài lĩnh vực y tế để sản xuất máy thở. Để điều này mang lại thành công thì cần có sự hợp tác giữa các chính phủ và các nhà sản xuất máy thở hiện tại để hỗ trợ các công ty ngoài lĩnh vực y tế nhằm chuyển đổi nhanh chóng mục tiêu sản xuất. Điều này bắt đầu được triển khai rộng rãi khi hàng loạt các hãng ô tô đang chuyển hướng tập trung sản xuất máy thở.
Các hãng ô tô khắp thế giới như Ford, Toyota, Rolls-Royce…đang đẩy mạnh sản xuất khẩu trang thiết bị y tế và máy thở nhằm hỗ trợ giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 ở khắp Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. 
Tháng 3/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dùng đến quyền khẩn cấp để yêu cầu hãng ô tô General Motors phải nhanh chóng sản xuất máy thở là thiết bị y tế vô cùng cần thiết trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ông chỉ trích hãng ô tô lớn nhất nước Mỹ đang “lãng phí thời gian” cho những cuộc thương lượng.
Ngày 16/3/2020, Chính phủ Anh đề nghị các nhà sản xuất xe hơi đang hoạt động trong nước gồm Ford, Honda và Rolls-Royce tham gia sản xuất máy thở. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của các nhà sản xuất trong việc góp sức vào công cuộc chống dịch Covid-19 của cả nước. Ngày 30/3, Chính phủ Anh đã đặt mua hơn 10.000 máy thở từ hiệp hội các doanh nghiệp, tổ chức hàng đầu thuộc lĩnh vực hàng không, kỹ thuật và các đội đua Công thức 1. Nhóm các công ty Airbus, BAE Systems, Ford và 7 đội đua xe Công thức 1 đã hợp tác để đẩy nhanh tiến độ sản xuất một loại máy thở hiện có của Hãng Smiths Group là mẫu máy Smiths Medical paraPAC plus. Các công ty của Anh, trong đó có Rolls-Royce và Meggitt, đã phải rút bớt nhân viên từ những dự án đang triển khai để dồn thêm nhân lực đáp ứng theo lời hiệu triệu ngày 30/3 của Chính phủ.
Tại Mỹ, hãng General Motors (GM) cho biết họ sẽ hợp tác với Ventec Life Systems để sản xuất máy thở tại nhà máy Kokomo của GM ở bang Indiana, bắt đầu từ tháng 4. Sản lượng sẽ lên đến 200.000 máy với năng suất 10.000 máy/tháng. GM cũng sản xuất khẩu trang y tế tại nhà máy ở Warren, bang Michigan từ đầu tháng 4. Sản lượng được đẩy mạnh đến 50.000 khẩu trang/ngày và có thể tăng gấp đôi. Ford Motor cũng tuyên bố sẽ hợp tác với GE Healthcare để mở rộng sản xuất máy thở của GE đồng thời nghiên cứu phát triển một mẫu sản phẩm đơn giản hơn để Ford có thể tự sản xuất tại nhà máy của mình. Ford cũng sẽ làm việc với hãng 3M để gia tăng sản xuất mặt nạ chống độc của 3M, đồng thời phát triển một mẫu đơn giản hơn để sản xuất tại nhà máy của Ford. Địa điểm có thể là một nhà máy ở Michigan, với sản lượng 100.000 chiếc/tuần.
 
Hãng Toyota Motor cho biết hãng đang chốt thỏa thuận với ít nhất 2 công ty để hỗ trợ tăng sản xuất máy thở và mặt nạ chống độc. Hãng hy vọng có thể bắt đầu sản xuất loại khẩu trang y tế đặc dụng này vào tuần tới và đang tìm kiếm đối tác để làm màng lọc cho khẩu trang.
Hãng Fiat Chrysler Automobiles công bố sẽ bắt đầu sản xuất hơn 1 triệu khẩu trang mỗi tháng. Bước đầu sản phẩm được phân phối cho đội ngũ hỗ trợ và nhân viên y tế ở Bắc Mỹ.
Hãng Tesla thông báo sẽ mở cửa lại nhà máy ở Buffalo, New York, để sản xuất máy thở Medtronic. Hãng ô tô Mahindra CIE cho biết đang làm việc với một nhà sản xuất máy thở ở Ấn Độ để giúp đơn giản hóa mẫu sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất, bao gồm cả việc triển khai sản xuất ở vài nhà máy của Mahindra….
Theo tính toán của GlobalData, thời gian trung bình để một thiết bị hô hấp mới được đưa ra thị trường là 4,4-6,7 năm. Trong bối cảnh gấp rút hiện tại, các chính phủ cần loại bỏ những rào cản về quy định để giúp các nhà sản xuất máy thở tăng tốc độ thiết kế và kỹ thuật. Với sự phối hợp đó, có thể chỉ vài tuần là sản phẩm mới sẽ được cung ứng cho thị trường.
Được biết, phần lớn những máy thở chế tạo riêng cho bệnh nhân Covid-19 có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu, nhưng không phải là loại máy thở tiên tiến với nhiều chế độ và lựa chọn phức tạp. Thiết kế đơn giản sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng công suất sản xuất lên mức tối đa, đồng thời rút ngắn thời gian hướng dẫn sử dụng.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Trích: http://vinanet.vn

Goldman Sachs: Nhu cầu dầu có thể vượt nguồn cung vào cuối tháng 5/2020

Goldman Sachs: Nhu cầu dầu có thể vượt nguồn cung vào cuối tháng 5/2020

 Người phụ trách hàng hóa của Goldman, Jeffrey Currie cho biết nhu cầu dầu có thể phục hồi đủ để vượt nguồn cung vào cuối tháng này, lưu ý rằng điều này sẽ không phải phần nhỏ vì tất cả nhà sản xuất lớn cắt giảm sản lượng.
Currie nói thêm tuy nhiên, có một khoảng 1,2 tỷ thùng trong kho lưu trữ, số lượng đó sẽ cần thiết giảm xuống trước khi giá cải thiện hơn. Điều này sẽ xảy ra trong 2 giai đoạn.
Dầu đầu tiên rời đi trong kho sẽ là hàng triệu thùng trong các kho nổi. Đó là loại kho chứa đắt nhất, vì thế nó có ý nghĩa rằng các thương nhân và nhà sản xuất trước tiên sẽ nhắm đến việc loại bỏ nó để tiết kiểm chi phí. Currie cho biết điều này sẽ xảy ra vào khoảng quý 3 năm nay. Khối lượng dầu được loại bỏ từ kho nổi sẽ khoảng 450 triệu thùng. Trong quý 4 năm nay, tồn kho dầu chứa trên đất liền bắt đầu sụt giảm tới 400 triệu thùng.
Tuy nhiên, giá phục hồi mạnh mẽ không thể diễn ra sớm và sự phục hồi như vậy sẽ là không mong muốn. Người đứng đầu phân tích hàng hóa của Goldman tranh luận nếu giá dầu thô Brent trên 30 USD/thùng, nó sẽ thúc đẩy sự phục hồi sản xuất, ngụ ý phục hồi trong nguồn cung và sự phục hồi trong nguồn cung sẽ ngay tức khắc gây áp lực lên giá cả.
Nhu cầu vẫn là yếu tố chính đối với giá dầu, và nhu cầu có thể vẫn thấp trong cả năm nay. Trong giữa tháng 4, nhu cầu giảm khoảng 30 triệu thùng so với mức trước khủng hoảng. Hiện nay nhu cầu thấp hơn khoảng 19 triệu thùng/ngày so với mức trước khủng hoảng. Trong khi nhu cầu này bắt đầu cải thiện, sẽ vẫn giảm 17 triệu thùng/ngày trong tháng này và 12 triệu thùng trong tháng 6 và tháng 7/2020. Vào tháng 8/2020 nhu cầu thấp hơn 5 - 6 triệu thùng/ngày so với trước khủng hoảng.
 
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng ngày 12/5: Dầu tăng do Saudi Arabia cam kết cắt giảm thêm sản lượng

TT năng lượng ngày 12/5: Dầu tăng do Saudi Arabia cam kết cắt giảm thêm sản lượng

 Giá dầu tăng trong đầu phiên giao dịch hôm nay, được thúc đẩy bởi một cam kết bất ngờ cắt giảm sản lượng sâu hơn trong tháng 5/2020 từ Saudi Arabia để hỗ trợ giảm dư thừa trong thị trường toàn cầu tăng lên do đại dịch Covid-19.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 0,9% hay 28 US cent lên 29,91 USD/thùng. Dầu này đã giảm 1,34 USD trong phiên trước. Dầu WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 1% hay 24 US cent lên 24,38 USD/thùng sau khi chạm mức cao 24,77 USD.
Saudi Arabia đêm qua cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, đưa tổng sản lượng xuống 7,5 triệu thùng/ngày, giảm gần 40% so với tháng 4/2020.
Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường tại AxiCorp cho biết “sự sụt giảm sản lượng này đã đưa ra khuyến khích cho các thành viên OPEC+ khác tuân thủ và thậm chí đưa ra các biện pháp cắt giảm tự nguyện bổ sung giúp đẩy nhanh hành động tái cân bằng của các thị trường dầu mỏ toàn cầu”. OPEC+ là tổ chức gồm các thành viên OPEC và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga.
UAE và Kuwait cũng cam kết cắt giảm thêm sản lượng, hứa hẹn cắt giảm chung thêm 180.000 thùng/ngày.
Những cắt giảm này kết hợp với các nền kinh tế lớn nhất thế giới nới lỏng những hạn chế và dần tạo ra sự phục hồi trong nhu cầu, được dự đoán làm giảm áp lực tới khả năng lưu trữ dầu thô.
Tuy nhiên, với sự bùng phát mới của virus corona, gồm tại Trung Quốc và Hàn Quốc thị trường lo lắng về làn sóng thứ 2 của sự lây nhiễm virus corona có thể dẫn tới việc phong tỏa mới và ngừng trệ sự phục hồi nhu cầu.
Số liệu tồn kho trong tuần này sẽ là yếu tố quan trọng để tiếp tục gia tăng giá dầu gần đây, theo Innes. Ông nói “phần lớn quan điểm hàng đầu của các thương nhân là tồn kho sẽ tăng với tốc độ chậm hơn nhưng sẽ vẫn tăng, hạn chế giá dầu trong trung hạn”.
Tồn kho dầu thô của Mỹ có thể tăng khoảng 4,3 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 8/5, theo một thăm dò sơ bộ của Reuters. Trong khi đó 6 nhà phân tích được thăm dò ước tính tồn kho xăng giảm 2,3 triệu thùng, giảm tuần thứ 3 liên tiếp.
Khí tự nhiên của Mỹ thay đổi ít
Khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ thay đổi ít trong phiên đêm qua do các dự báo thời tiết ôn hòa và nhu cầu ít hơn trong 2 tuần tới bù cho sản lượng tiếp tục giảm bởi các công ty năng lượng giảm chi tiêu cho việc khoan mới và đóng cửa giếng sau khi giá dầu sụt giảm bởi nhu cầu giảm. Những giếng dầu này cũng sản xuất nhiều khí đốt.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch New York tăng 0,3 US cent hay 0,2% đóng cửa tại 1,826 USD/mmBtu.
Các nhà phân tích cho biết giá của Mỹ cao và giá thấp ở nơi khác sẽ thúc đẩy khách hàng LNG tiếp tục hủy một số lô hàng của Mỹ trong những tháng tới. Trong tháng 4/2020, các khách hàng đã hủy khoảng 20 lô LNG của Mỹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo sản lượng khí sẽ giảm xuống trung bình 91,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong năm 2020 và 87,5 bcfd trong năm 2021 so với kỷ lục 92,2 bcfd trong năm 2019 do việc khoan giảm đi.
Refinitiv cho biết sản lượng khí trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm xuống 90,3 bcfd từ đầu tháng 5/2020 tới nay, giảm từ mức thấp nhất 8 tháng tại 92,9 bcfd trong tháng 4/2020 và mức cao kỷ lục 95,4 bcfd trong tháng 11/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 12/5/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

24,4700

0,33

1,37 %

-59,96%

Dầu Brent

USD/thùng

29,7500

0,12

0,40 %

-57,67%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8240

-0,004

-0,22 %

-30,45%

Xăng

USD/gallon

0,9296

-0,0045

-0,48 %

-52,69%

Dầu đốt

USD/gallon

0,8730

-0,0044

-0,50 %

-57,19%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Các nhà sản xuất dầu Bắc Mỹ giảm sản lượng nhanh hơn

Các nhà sản xuất dầu Bắc Mỹ giảm sản lượng nhanh hơn

 Các công ty dầu mỏ Bắc Mỹ đã giảm sản lượng nhanh hơn so với các nhà phân tích và quan chức OPEC dự kiến, hướng tới cắt giảm khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 6/2020, theo phân tích của Reuters.
Tổ chức OPEC và các đồng minh dẫn đầu là Nga gọi là OPEC+ đã ký một thỏa thuận trong tháng trước để kiềm chế dư cung tồi tệ nhất do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu toàn cầu giảm khoảng 30%.
OPEC+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020. Họ cũng thúc đẩy các thành viên ngoài OPEC+ gồm các quốc gia Bắc Mỹ đóng góp cắt giảm sản lượng thêm 10 triệu thùng/ngày, đưa tổng sản lượng cắt giảm khoảng 20% nguồn cung thế giới.
Trong các cuộc đàm phán tháng trước, một số thành viên OPEC đã nâng lo ngại rằng các quốc gia như Mỹ và Canada không thể kiểm soát mức độ cắt giảm của các công ty tư nhân mà không có ủy nhiệm của nhà nước.
Một số các nhà sản xuất tại Bắc Mỹ đã thông báo cắt giảm đáng kể, gồm ConocoPhillips, Exxon Mobil, tập đoàn Chevron và công ty Cenovus Energy của Canada. Mỹ và Canada, sản xuất hơn 17 triệu thùng mỗi ngày, đã sẵn sàng cắt giảm sản lượng khoảng 10% theo ước tính của Reuters.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette trong tháng cho biết rằng bộ này dự kiến sản lượng của Mỹ giảm 2 tới 3 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay. Ông và các quan chức khác của Mỹ cho biết không cần ủy nhiệm cắt giảm vì giá dầu thấp sẽ khiến các công ty giảm sản lượng. Nhà điều hành tại các bang dầu mỏ hàng đầu gồm Texas và Bắc Dakota đã xem xét cắt giảm nhưng không hạn chế sản lượng.
Một nguồn tin OPEC cho biết “sức mạnh của thị trường đôi khi có thể dữ tợn”, bổ sung ông đã ngạc nhiên với tốc độ giảm nguồn cung của Mỹ và Canada.
Một số Bộ trưởng Năng lượng muốn cam kết chính thức cắt giảm từ các quốc gia ngoài OPEC trước khi tổ chức một cuộc họp, nhấn mạnh các quốc gia của họ đã nhường lại thị phần trong nhiều năm.
Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh cho biết trong đầu tháng 4/2020 rằng việc cắt giảm từ các công ty như Mỹ và Canada nên được giải quyết trước khi OPEC tổ chức cuộc họp. Phát ngôn viên của chính phủ Nga Dmitry Peskov cho biết việc cắt giảm liên quan tới kinh tế không bằng với cắt giảm bắt buộc, mạnh mẽ hơn từ các nhà sản xuất dầu để ổn định thị trường.
Họ lo ngại về các nhà sản xuất Mỹ hưởng lợi từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga. Trong khi các nhà sản xuất OPEC+ đang cắt giảm sản lượng để nâng giá kể từ năm 2016, các nhà sản xuất dầu đá phiến tận dụng giá tăng để sản xuất thêm, đánh cắp thị trường một cách hiệu quả. Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong khi OEPC và Nga kiềm chế sản lượng.
Tính tới tháng 2/2020, tháng mới nhất có số liệu chính thức, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 12,8 triệu thùng/ngày. Số liệu hàng tuần cho thấy sản lượng giảm xuống 11,9 triệu thùng/ngày, nhưng số liệu đó được xem như ít tin cậy hơn số liệu hàng tháng. Trong những ngày gần đây, giá dầu trên thị trường giao ngay đã phục hồi. Các nhà phân tích đã điều chỉnh triển vọng đối với việc đóng cửa sản xuất do phản ứng nhanh chóng từ các nhà điều hành.
 
Sản lượng giảm nhanh nhất đến từ Texas, bang sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ, với sản lượng 5 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Texas có thể giảm 20% hay 1 triệu thùng vào cuối tháng 5/2020, theo phó giám đốc điều hành của Liên minh các nhà sản xuất năng lượng Texas.
Tại Bắc Dakota, sản lượng giảm ít nhất 400.000 thùng/ngày kể từ ngày 1/3/2020, gần 1/3 sản lượng 1,4 triệu thùng/ngày của bang này trước khi khủng hoảng. Các quan chức bang dự kiến khối lượng giảm tiếp tục tăng.
ConocoPhillips đã cắt giảm mạnh nhất cho biết họ sẽ giảm 460.000 thùng/ngày ở Mỹ và Canada. Exxon Mobil thông báo cắt giảm toàn thế giới khoảng 400.000 thùng/ngày, với 2/3 trong số đó đến từ 2 quốc gia.
Ông Trump đánh giá giá dầu tăng là do nhu cầu tăng, nhưng sự phục hồi trong tiêu dùng tiếp tục còn ảm đạm. Hàng tỷ thùng đã đưa vào kho do dư thừa. Dư cung sẽ gây sức ép lên thị trường trong nhiều năm nếu nhu cầu không phục hồi.
 

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4383697
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
541
4123
4664
2330825
83643
4383697

Your IP: 3.142.255.23
Server Time: 2024-11-25 02:10:54

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 89 guests and no members online