Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Bộ GTVT: Từ 30/3, mỗi hãng hàng không chỉ được bay 1 chuyến/ngày trên 5 đường bay nội địa

Bộ GTVT: Từ 30/3, mỗi hãng hàng không chỉ được bay 1 chuyến/ngày trên 5 đường bay nội địa

Những đường bay gồm: Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội; đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Phú Quốc và ngược lại; đường bay TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc và ngược lại.

Cổng thông tin Bộ GTVT cho biết chiều 29/3, Bộ GTVT ban hành Văn bản số 2915/BGTVT-VT gửi Cục Hàng không VN về việc thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính thực hiện quyết liệt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó yêu cầu giới hạn các tuyến bay nội địa từ 0h00 ngày 30/3 đến hết ngày 15/4 để ngăn lây nhiễm của dịch Covid-19.

Tại văn bản, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nêu rõ, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đối với các địa phương, Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của Cục Hàng không VN, kể từ 00h00 ngày 30/3 đến hết ngày 15/4, các hãng hàng không chỉ được khai thác vận chuyển hành khách một số đường bay nhất định với tần suất 1 chuyến/ngày/đường bay, gồm: đường bay Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội, đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Phú Quốc và ngược lại;đường bay TP. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc và ngược lại. 

Văn bản cũng nêu rõ, ngoài các đường bay này, toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại đi/đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều phải dừng lại. Không hạn chế các chuyến bay không vận chuyển hành khách.

Bộ GTVT cũng chỉ đạo Cục Hàng không VN căn cứ đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về việc cắt giảm các chuyến bay đi/đến địa phương, kịp thời đề xuất phương án, báo cáo Bộ GTVT xem xét quyết định.

"Trong trường hợp đặc biệt phát sinh nhu cầu vận chuyển hành khách từ các cảng hàng không địa phương đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, các hãng hàng không đề nghị Cục Hàng không VN xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể", Bộ GTVT yêu cầu.          

Theo Trí thức trẻ

TT năng lượng TG ngày 27/3: Dầu bật tăng, khí tự nhiên giảm

TT năng lượng TG ngày 27/3: Dầu bật tăng, khí tự nhiên giảm

 Giá dầu tăng trong ngày hôm nay sau khi các lãnh đạo thế giới hứa hẹn bơm thêm lượng tiền khổng lồ để hạn chế sự sụp đổ của nền kinh tế từ đại dịch virus corona, bất chấp những lo ngại dịch bệnh sẽ phá hủy nhu cầu dầu mỏ.
Sau khi giảm trong 4 tuần qua, dầu thô Brent tăng 50 US cent hay gần 2% lên 26,84 USD/thùng, theo hướng kết thúc tuần ổn định hay giảm nhẹ. Dầu thô WTI tăng 60 US cent hay 2,7% lên 23,3 USD/thùng, hướng tới tuần tăng khoảng 3%.
Lãnh đạo các nền kinh tế G20 ngày hôm qua đã cam kết bơm hơn 5 nghìn tỷ USD vào kinh tế toàn cầu để hạn chế thất nghiệp và giảm thu nhập từ virus corona đồng thời làm bất cứ điều gì để vượt qua đại dịch.
Mỹ hiện nay đã vượt Trung Quốc và Italy là quốc gia với số lượng ca nhiễm virus corona nhiều nhất thế giới, do nước này phải đối mặt với tình trạng tăng vọt số người nhập viện và thiếu hụt các nguồn cung cấp, nhân viên và giường bệnh.
Capital Economics cho biết “Mỹ là khu vực có nhu cầu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới và dữ liệu GPS thời gian thực cho thấy tình trạng tắc nghẽn giảm 82% tại các thành phố lớn của Mỹ”. “Cuối cùng, tiêu thụ của Mỹ phải dẫn đường cho sự phục hồi nhu cầu toàn cầu”.
Tuy nhiên, sự sẵn sàng tiền hỗ trợ đã giúp giá dầu tăng như các thị trường khác trong khi nhiều chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích bổ sung để chống lại đại dịch.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm
Khí tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 1% trong phiên đêm qua 26/3 khi giá dầu giảm gần 8% và các dự báo thời tiết ôn hòa và nhu cầu sưởi giảm trong 2 tuần tới.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ khí giảm 29 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 20/3, xuống 2,005 nghìn tỷ feet tcf, cao hơn 17% so với 1,713 tcf trung bình ở thời điểm này trong 5 năm.
Khí tự nhiên giao tháng 4 trên sàn giao dịch New York giảm 2,2 US cent hay 1,3% đóng cửa tại 1,637 USD/mmBtu, là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng này.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 27/3/2020

 

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

23,0000

-0,17

-0,73 %

-61,13%

Dầu Brent

USD/thùng

26,5700

-0,26

-0,97 %

-60,76%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8090

0,00

0,22%

-33,30%

Xăng

USD/gallon

0,6554

0,0021

0,32 %

-65,05%

Dầu đốt

USD/gallon

1,0748

-0,0071

-0,66 %

-45,41%

 Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 26/3: Giá dầu trái chiều, khí tự nhiên thay đổi ít

 

TT năng lượng TG ngày 26/3: Giá dầu trái chiều, khí tự nhiên thay đổi ít

 Giá dầu diễn biến trái chiều trong ngày hôm nay sau 3 ngày tăng, với khả năng nhu cầu giảm nhanh chóng do lệnh cấm du lịch và phong tỏa bù cho hy vọng kích thích kinh tế khẩn cấp 2 nghìn tỷ USD của Mỹ.
Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 4 US cent hay 0,2% xuống 24,45 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent kỳ hạn tăng 12 US cent hay 0,4% lên 27,51 USD/thùng.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Australia và New Zealand cho biết “với việc phong tỏa tại nhiều quốc gia, dự kiến nhu cầu dầu giảm hơn 10 triệu thùng/ngày. Nhu cầu giảm như vậy sẽ tăng nguồn cung dư thừa”
Hiệp ước cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và các nhà sản xuất khác dẫn đầu là Nga sụp đổ có thể thúc đẩy nguồn cung dầu, Saudi Arabia dự định xuất khẩu hơn 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2020.
Ngân hàng ANZ cho biết “sản lượng của Saudi Arabia và Nga tăng lờ mờ hiện ra, tuy nhiên mọi thứ không rõ ràng do cuộc chiến giá giữa 2 quốc gia này”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,6 triệu thùng trong những tuần gần đây, đánh dấu tuần tăng thứ 9 liên tiếp. Nguồn cung sản phẩm dầu mỏ, đại diện cho nhu cầu của Mỹ đã giảm gần 10% xuống 19,4 triệu thùng/ngày.
Khí tự nhiên của Mỹ ít thay đổi
Giá khí tự nhiên của Mỹ thay đổi ít trong phiên qua mặc dù lượng LNG tới các kho cảng xuất khẩu tăng trong cùng thời điểm này sản lượng lại giảm.
Nhu cầu khí tự nhiên dự kiến giảm trong 2 tuần tới khi gia đình và doanh nghiệp giảm sử dụng thiết bị sưởi.
Khí tự nhiên giao tháng 4 tại New York tăng 0,6 US cent hay 0,4% đóng cửa tại 1,659 USD/mmBtu. Trong ngày 23/3, hợp đồng này đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/1995.
Ngay trước khi virus corona bắt đầu làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng, giá khí đốt đã giao dịch gần mức thấp nhất trong nhiều năm do sản lượng kỷ lục và thời tiết mùa đông ôn hòa.
Công ty số liệu Refinitiv dự kiến nhu cầu khí tại 48 tiểu bang của Mỹ gồm cả xuất khẩu sẽ giảm từ trung bình 105,5 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này xuống 100,3 bcfd trong tuần tới.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang giảm xuống 92,9 bcfd trong ngày 24/3 từ 94 bcfd trong ngày 23/3.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 26/3/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

24,1100

0,2

-0,82 %

-59,45%

Dầu Brent

USD/thùng

27,1300

0,32

-1,17 %

-60,00%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,7980

0,032

-1,75 %

-33,76%

Xăng

USD/gallon

0,6361

0,0058

-0,90 %

-66,44%

Dầu đốt

USD/gallon

1,1008

0,0053

-0,48 %

-44,44%

 

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Có 3.500 tấn thịt lợn Nga về Việt Nam

Có 3.500 tấn thịt lợn Nga về Việt Nam

Đến nay, gần 1.500 tấn thịt lợn Nga đã được nhập về Việt Nam qua cảng Cát Lái, Phước Long và cảng Hải Phòng. Ngoài ra, có thêm khoảng 2.000 thịt lợn cũng của Nga đang trên đường về Việt Nam.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, có 15 công ty của Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua thịt lợn từ Tập đoàn Miratorg của Nga. Đây cũng là tập đoàn có sức sản xuất thịt lợn "top" đầu ở Nga với sản lượng đạt khoảng 500.000 tấn thịt lợn mỗi năm.
Hiện, Tập đoàn Miratorg đã chuyển số lượng gần 3.500 tấn thịt lợn xuống tàu để xuất sang Việt Nam theo hợp đồng ký kết trước đó. Đến nay, có gần 1.500 tấn đã cập cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng và cảng Phước Long; khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn cũng đang trên đường về Việt Nam.
Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường mới đây, đại diện tập đoàn Miratorg khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu thịt lợn mà Việt Nam đang cần với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Doanh nghiệp này kỳ vọng năm 2020 sẽ xuất được sang Việt Nam 50.000 tấn thịt lợn và số lượng sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo.
Ngoài tập đoàn này, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng đang đề nghị 2 doanh nghiệp khác của Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Theo số liệu từ Cục Thú y, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Hoa Kỳ 5,53%.
Ngoài thúc đẩy tái đàn, Bộ NN&PTNT nhận định việc đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng thịt lợn được xem là giải pháp để giảm áp lực nguồn cung trong nước, đồng thời giúp mặt hàng này dần hạ nhiệt khi đã neo giá cao trong một thời gian quá dài.
Bộ NN&PTNT đề nghị các bộ ngành liên quan chỉ đạo cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, đồng thời xem xét chính sách giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thịt lợn.
Nguồn: Haiquanonline
Trích: http://vinanet.vn

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải sử dụng chứng thư điện tử

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải sử dụng chứng thư điện tử

 Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin, Ủy ban Sức khỏe và An toàn thực phẩm của EU (DGSANTE) vừa có thông báo gấp về chứng thư xuất khẩu sang EU trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) và EU đang phong tỏa biên giới.
Theo đó, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, DGSANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (https://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của động vật, thực vật đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang EU.
 
Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, DGSANTE sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng các điều kiện cụ thể.
 
Bản scan giấy chứng thư gốc được gửi bằng email, từ hòm thư thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương của nước sở tại đến hòm thư của Trạm kiểm soát biên giới tại EU của điểm nhập cảnh tại EU, được cung cấp tại các trang web sau: Đối với động vật và sản phẩm động vật là https://ec.europa.eu/food/animals/vet-border-control/bip-contacts_en.
 
Đối với thực phẩm và thức ăn có nguồn gốc phi động vật là https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/non-animal_en.
 
Đối với cây trồng và sản phẩm thực vật là https://ec.europa.eu/food/safe/official_controls/legislation/imports/plants_en.
 
 
Giấy chứng thư gốc được gửi đến Trạm kiểm soát biên giới tại EU sớm nhất có thể về mặt kỹ thuật, khi các hạn chế được đề cập ở trên đã được xem xét hoặc dỡ bỏ đáng kể.
 
Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, cơ quan kiểm tra của EU sẽ liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU để cùng xác nhận.

Nguồn: Congthuong.vn

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384301
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1145
4123
5268
2330825
84247
4384301

Your IP: 13.59.205.182
Server Time: 2024-11-25 05:36:00

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 74 guests and no members online