Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 13/4: Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng

TT năng lượng TG ngày 13/4: Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng

 Giá dầu tăng vọt hơn 1 USD/thùng trong ngày hôm nay sau khi các nhà sản xuất chủ chốt đã đồng ý cắt giảm sản lượng lớn nhất đã từng, nhưng đà tăng bị hạn chế trong bối cảnh lo ngại rằng số lượng cắt giảm đó sẽ không đủ ngăn chặn dư cung.
Sau 4 ngày tranh luận, tổ chức OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác (gọi là OPEC+) trong ngày chủ nhật (12/4) đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày để hỗ trợ giá dầu, hay khoảng 10% của sản lượng toàn cầu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết tổng nguồn cung toàn cầu cắt giảm có thể tới 20 triệu thùng/ngày, khoảng 20% nguồn cung toàn cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 1,23 USD hay 3,9% lên 32,71 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 1,39 USD/thùng hay 6,1% lên 24,15 USD/thùng.
Daniel Yergin, phó chủ tịch của HIS Markit nói “những gì thỏa thuận này làm là cho phép ngành công nghiệp dầu mỏ và các nền kinh tế quốc gia và các ngành công nghiệp khác phục thuộc vào dầu mỏ tránh được một cuộc khủng hoảng sâu sắc”. “Điều này hạn chế tăng tồn khô, sẽ làm giảm áp lực lên giá khi trở lại bình thường”.
Các nhà lãnh đạo của 3 nhà sản xuất dầu lớn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc vương Salman của Saudi Arabia tất cả đã hỗ trợ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô toàn cẩu của OPEC+.
Ông Trump đã ca ngợi thỏa thuận này, nói rằng nó sẽ giữ việc làm trong ngành năng lượng Mỹ.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết Saudi Arabia, Kuwait và UAE tình nguyện cắt giảm nhiều hơn so với thỏa thuận này, khiến OPEC+ sẽ giảm 12,5 triệu thùng từ mức hiện tại.
Tuy nhiên, những lo ngại về nhu cầu đã hạn chế giá tăng. Tiêu thụ nhiên liệu trên thế giới hiện giảm khoảng 30% do đại dịch Covid-19 khiến nhiều chính phủ thực hiện lệnh phong tỏa.
Harry Tchilinguirian thuộc BNP Paribas cho biết “sau phản ứng tích cực ban đầu của giá dầu, chúng tôi dự kiến quyết định của OPEC+ là tốt nhất để thiết lập giá sàn cho thị trường này”, bổ sung rằng giá dầu tăng có thể cũng bị hạn chế bởi rào cản từ các nhà sản xuất. “Chúng tôi không mong đợi sự phục hồi bền vững của giá dầu cho tới khi nhu cầu được phục hồi trong quý 3”.
Thỏa thuận này bị trì hoãn kể từ thứ năm (9/4) sau khi Mexico không chịu cắt giảm sản lượng họ được yêu cầu thực hiện. Tổ chức OPEC+ đã nhóm họp vào chủ nhật (12/4) để đưa ra thỏa thuận.
 
OPEC+ cũng cho biết họ muốn các nhà sản xuất ngoài tổ chức này như Mỹ, Canada, Brazil và Na Uy cắt giảm tiếp 5% hay 5 triệu thùng/ngày.
Canada và Na Uy ra hiệu sẵn sàng cắt giảm. Mỹ, nơi luật chống độc quyền khiến họ khó khăn có thể hành động cùng với tổ chức OPEC, đã cho biết sản lượng của họ sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay mà không cần kế hoạch cắt giảm vì giá thấp.
Phil Flynn, nhà phân tích thuộc Price Futures cho biết “chúng ta sẽ thấy sản xuất giảm đáng kể từ các nhà sản xuất người không thể kiếm tiền từ việc sản xuất này”.
 Nguồn: VITIC/Reuters

Thị trường gạo tuần 15/2020: Thủ tướng đồng ý xuất khẩu 400.000 tấn

Thị trường gạo tuần 15/2020: Thủ tướng đồng ý xuất khẩu 400.000 tấn

 Tuần qua, Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Công Thưong về việc cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4.
 
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo trong tháng 4 và đề xuất Thủ tướng phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5 trước ngày 25/4.
 
Xây dựng kịch bản điều hành thị trường gạo trong nước và xuất khẩu trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài đến hết năm 2020.
 
Đồng thời Thủ tướng giao Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, NN&PTNT và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.
 
Đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan...
 
Cuối cùng, Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung chế tài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Công Thương theo qui định tại Nghị định 107 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (nếu cần thiết).
 
Sau khi Thủ tướng đồng ý phương án trên, Bộ Công Thương cũng đã chính thức công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4/2020 với những nguyên tắc quản lí hạn ngạch cụ thể.
 
Theo đó, áp dụng hạn ngạch xuất khẩu tháng 4 đối với mặt hàng gạo là 400.000 tấn. Thương nhân đăng kí tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng trên tờ khai hải quan đã đăng kí sẽ được trừ lùi vào số lượng được xuất khẩu trong tháng 4.
 
Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
 
Theo Bộ Công Thương, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng kí xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn, tờ khai hải quan nào có số lượng vượt quá mốc này sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan.
 
Trường hợp tờ khai không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
 
Ngoài ra Bộ Công Thương cho biết chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế gồm đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ, đường hàng không.
Nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ từ chối kí hợp đồng
 
Cũng trong ngày 10/4, theo văn bản (hỏa tốc) gửi Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu (XK) gạo, Bộ Tài chính cho biết Tổng cục Dự trữ nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000/190.000 tấn gạo kế hoạch mua dự trữ năm 2020.
 
 
Tuy nhiên, đến nay có rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu nhưng đã có văn bản từ chối kí hợp đồng hoặc không đến kí hợp đồng theo qui định với số lượng gạo là 160.300 tấn.
 
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép thực hiện XK gạo với những DN đã trúng thầu với Cục Dự trữ nhà nước khu vực và phải kí hợp đồng, giao gạo xong cho các Cục Dự trữ nhà nước khu vực và chỉ được thực hiện XK gạo sau ngày 15/6/2020.
 
Nói về lí do các DN từ chối kí hợp đồng đã trúng thầu với Tổng cục Dự trữ nhà nước, đại diện một DN XK gạo ở ĐBSCL cho rằng, có thể giá kí hợp đồng đã thấp hơn so với giá thị trường hiện nay nên các DN ‘không muốn’ thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là do hiện nay đang hạn hẹp về nguồn cung gạo cấp thấp (gạo được lựa chọn để mua dự trữ).

Nguồn: Vietnambiz/Kinh tế - Tiêu dùng

Trích: http://vinanet.vn/

Tăng cường kiểm tra tình trạng xuất khẩu khẩu trang và gạo lậu qua biên giới

Tăng cường kiểm tra tình trạng xuất khẩu khẩu trang và gạo lậu qua biên giới

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép đối với các mặt hàng phòng chống dịch bệnh và mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, đặc biệt là khẩu trang và gạo.
 
Thời gian vừa qua, do dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến nhu cầu đối với nhóm mặt hàng phòng, chống dịch bệnh và hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân cả trong và ngoài nước tăng cao, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang.
 
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã có văn bản về nội dung này gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 và các lực lượng chức năng thuộc địa phương phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép đối với các mặt hàng nêu trên qua biên giới, đặc biệt đối với mặt hàng khẩu trang và gạo.
 
Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công Thương

Saudi Arabia, Nga đạt được thỏa thuận giảm sản lượng dầu kỷ lục

 

Saudi Arabia, Nga đạt được thỏa thuận giảm sản lượng dầu kỷ lục

 OPEC và các đồng minh gồm cả Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu của họ hơn 1/5 và cho biết họ mong Mỹ và các nhà sản xuất dầu khác tham gia nỗ lực hỗ trợ giá.
Lượng dầu cắt giảm của OPEC và các đồng minh, gọi là OPEC+ chiếm 10 triệu thùng/ngày hay 10% tổng nguồn cung toàn cầu, với 5 triệu thùng/ngày khác dự kiến từ các quốc gia khác hỗ trợ thỏa thuận khi khủng hoảng dầu sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ.
Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đã giảm khoảng 30 triệu thùng/ngày hay 30% nguồn cung toàn cầu, do các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus.
Việc giảm sản lượng chưa từng thấy 15 triệu thùng/ngày vẫn không đủ để ngăn đưa dầu thô vào các kho lưu trữ trên thế giới đang đầy lên nhanh chóng. Và thay vì sẵn sàng đưa ra hỗ trợ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa OPEC nếu họ không khắc phục vấn đề dư cung trên thị trường.
Ông Trump người đã cho biết sản lượng của Mỹ đang giảm do giá thấp, đã cảnh báo Riyadh họ có thể đối mặt với các lệnh trừng phạt và thuế quan với dầu mỏ nếu họ không cắt giảm đủ để hỗ trợ ngành dầu mỏ Mỹ, nơi chi phí cao hơn khiến ngành dầu Mỹ đang vật lộn với giá thấp.
Một trợ lý Nhà Trắng cho biết ông Trump đã tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Quốc vương Saudi Arabia, sau khi một quan chức Mỹ cho biết động thái của OPEC+ đã gửi một tín hiệu quan trọng tới thị trường.
Cả các quan chức OPEC và Nga cho biết quy mô của cuộc khủng hoảng này đòi hỏi có sự tham giá của tất cả các nhà sản xuất.
Kirill Dmitriev người đứng đầu quỹ tài sản của Nga và một trong những nhà đàm phán dầu mỏ hàng đầu của Moscow nói “chúng tôi mong các nhà sản xuất khác ngoài OPEC+ tham gia các biện pháp này, điều có thể xảy ra trong ngày mai tại hội nghị G20”. Hôm nay (10/4), bộ trưởng năng lượng các nước G20 cũng sẽ có cuộc điện đàm, Saudi Arabia là nước chủ trì.
Giá dầu Brent đang giao dịch quanh 32 USD/thùng trong ngày 9/4, bằng nửa giá vào cuối năm 2019.
OPEC+, tổ chức của OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác, sẽ cắt giảm 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 tới tháng 6/2020. Tất cả các thành viên sẽ giảm sản lượng 23%, riêng Saudi Arabia và Nga mỗi nước giảm 2,5 triệu thùng/ngày và Iraq cắt giảm hơn 1 triệu thùng/ngày.
OPEC+ sau đó sẽ cắt giảm 8 triệu thùng/ngày từ tháng 6 tới tháng 12/2020 và tiếp tục giảm 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 tới tháng 4/2022.
Các nguồn tin của OPEC+ cho biết họ dự kiến Mỹ và các nhà sản xuất khác cắt giảm khoảng 5 triệu thùng/ngày, nhưng tuyên bố của OPEC+ không đề cập tới điều kiện như vậy.
Việc cắt giảm này sẽ từ từ, do tổ chức này tìm cách vượt qua sự phản kháng từ Mỹ mà họ coi là quan trọng đối với một thỏa thuận. Các quan chức Mỹ cho biết sản lượng sẽ giảm tự nhiên trong 2 năm tới.
Mỹ, quốc gia có sản lượng vượt Saudi Arabia và Nga, được mời tham dự cuộc họp của OPEC+ trong ngày 9/4 nhưng không rõ liệu họ có tham gia hay không. Brazil, Na Uy và Canada cũng được mời.
Trong một dấu hiệu OPEC+ đang vật lộn để được sự ủng hộ rộng rãi hơn, tỉnh Alberta nơi sản xuất chính của Canada cho biết sản lượng đã giảm và không được OPEC yêu cầu giảm tiếp. Tỉnh này cho biết họ ủng hộ ý tưởng của Mỹ về thuế quan với dầu nhập khẩu.
Trước cuộc hội đàm, Moscow và Riyadh đã mâu thuẫn về sản lượng dùng để tính toàn mức giảm, sau khi Saudi Arabia tăng sản lượng trong tháng 4/2020 lên kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày, tăng từ chưa tới 10 triệu thùng/ngày trong tháng liền trước. Trong khi đó, sản lượng của Nga khoảng 11,3 triệu thùng/ngày.
 
Hai quốc gia này đã bất hòa trong một cuộc họp gay gắt tại Vienna hồi tháng 3/2020, khi thỏa thuận sản lượng trước đó sụp đổ. Hai bên đã đồng ý cắt giảm sẽ thực hiện từ mức cơ sở 11 triệu thùng/ngày cho cả 2 quốc gia.
Dmitriev cho biết “chúng tôi cố gắng khắc phục sự khác biệt. Đây sẽ là một thỏa thuận rất quan trọng. Nó sẽ cho phép thị trường dầu bắt đầu con đường phục hồi”.
Một số tiểu bang của Mỹ có thể yêu cầu các công ty tư nhân hạn chế sản lượng theo quyền hạn hiếm khi được sử dụng. Các cơ quan điều hành tại Texas, nhà sản xuất lớn nhất trong số các bang ở Mỹ với sản lượng khoảng 5 triệu thùng/ngày sẽ họp vào ngày 14/4 để bàn về các biện pháp hạn chế có thể.
Nếu Saudi Arabia thất bại trong việc hạn chế sản lượng của họ, các thượng nghị sỹ của Mỹ sẽ kêu gọi Nhà Trắng áp đặt trừng phạt Riyadh, rút quân đội Mỹ khỏi vương quốc này và áp đặt thuế nhập khẩu với dầu mỏ của Saudi Arabia.

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn/

Các nước trên thế giới cùng nỗ lực kích thích kinh tế

Các nước trên thế giới cùng nỗ lực kích thích kinh tế (phần 2)

 Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế quốc gia nói chung cũng như các doanh nghiệp và đời sống của mỗi người dân nói riêng trên toàn thế giới. Để hỗ trợ nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, Chính phủ các nước đã rất nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp.

Châu Âu đang trở thành “tâm dịch” của toàn cầu khi hàng loạt các quốc gia nằm trong số những nước có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.

Ngày 17/3, các bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro - khu vực 19 thành viên nơi các quốc gia chia sẻ đồng euro - cho biết rằng các biện pháp liên quan đến đại dịch Covid-19 của họ sẽ lên tới 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, các chương trình về cộng đồng và hỗ trợ thuế của họ có thể đạt tới 10 % GDP khu vực đồng euro. Ngoài ra, 19 bộ trưởng đã đồng ý triển khai một sáng kiến với tổng trị giá lên tới 65 tỷ euro để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ và các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn khu vực: Để dành từ 8 tỷ đến 20 tỷ euro để cho các công ty vay đồng thời tạo ra một chương trình đầu tư khác trị giá 10 tỷ euro cũng để hỗ trợ các doanh nghiệp.
 
Tây Ban Nha. Trở thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới, ngày 17/3, Tây Ban Nha công bố gói tài chính trị giá 200 tỷ Euro (220 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các công ty, bảo vệ người lao động và các tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Gói tài chính này tương đương khoảng 20% GDP của nước này. 50% trong gói tiền nhằm bảo lãnh tín dụng cho các công ty do nhà nước hậu thuẫn và phần còn lại bao gồm các khoản vay và viện trợ cho những người bị ảnh hưởng.
Tây Ban Nha cũng sẽ trợ cấp cho người lao động tạm thời nghỉ việc và hoãn thanh toán thế chấp cho những người có việc làm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Các biện pháp này sẽ được áp dụng cho giai đoạn kể từ ngày 14/3, khi Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Ngày 19/3, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha thông báo nước này sẽ giải ngân 210 triệu euro (227 triệu USD) hỗ trợ các cơ quan y tế địa phương trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Trước đó, ngày 17/3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã công bố gói biện pháp trị giá 200 tỷ euro (tương đương 219 tỷ USD), trong đó bao gồm các khoản vay, đảm bảo tín dụng, viện trợ trực tiếp nhằm giảm nhẹ tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Sanchez cho biết số tiền trên chiếm 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha, trong đó chính phủ sẽ huy động 117 tỷ euro (128 tỷ USD) và số còn lại sẽ đến từ các công ty tư nhân. Các biện pháp này bao gồm 100 tỷ euro (109,7 tỷ USD) để đảm bảo tín dụng và duy trì thanh khoản không giới hạn cho các công ty.
Ngày 28/3, Thủ tướng Pedro Sanchez thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại, theo đó những lao động làm việc trong ngành dịch vụ không thiết yếu sẽ phải ở nhà trong 2 tuần. Ông Sanchez cho biết các lao động thuộc diện này sẽ vẫn được hưởng lương như bình thường nhưng muộn hơn. Bên cạnh đó, Thủ tướng Sanchez hối thúc EU hành động và kêu gọi khối này đưa ra “chiến lược thống nhất về xã hội và kinh tế”. Ông Sanchez cũng kêu gọi EU phát hành các trái phiếu phục hồi, cho rằng các nền kinh tế thành viên phải cùng chia sẻ gánh nặng nợ công nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Pháp. Trước tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19, nước Pháp tuyên bố sẽ chi 45 tỷ EUR (50 tỷ USD) để đối phó với sự bùng phát của Covid-19. Số tiền này để giúp người dân và các doanh nghiệp nhỏ đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh.
Thủ tướng Edouard Philippe ngày 17/3 khẳng định "nếu cần thiết" phải quốc hữu hóa các doanh nghiệp trọng điểm của đất nước, thì chính phủ sẽ làm điều đó để "bảo toàn năng lực sản xuất". Thủ tướng Philippe xác nhận khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp lên đến 45 tỷ euro. Mục tiêu nhằm giữ cho các doanh nghiệp tồn tại và vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cũng ngày 17/3, Tổng thống Emmanuel Macron nói với người dân nước Pháp rằng trong thời gian này, họ chỉ được phép ra khỏi nhà cho những chuyến đi thiết yếu, chẳng hạn như mua thực phẩm và thuốc men, trong khoảng thời gian hai tuần. Ông cũng cho biết quân đội Pháp sẽ chuyển các bệnh nhân nhiễm virus từ các điểm nóng sang các khu vực khác của Pháp, nơi có khả năng cung cấp đầy đủ các điều kiện chăm sóc người dân. Ngoài ra, tổng thống Pháp cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ tài chính không giới hạn cho các nhà cung cấp và các doanh nghiệp.
Thụy Điển. Chính phủ ngày 20/3 thông báo sẽ mở rộng chương trình tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đang tìm cách giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch Covid-18. Theo đó, mức trần nợ mà các doanh nghiệp có thể vay được điều chỉnh là 200 tỷ crown (khoảng 19,36 tỷ USD), cao hơn hẳn mức 125 tỷ crown lâu nay. Thụy Điển cũng đã tăng tổng các khoản vay thế chấp lên 500 tỷ crown, cao hơn 50 tỷ crown.
Hà Lan. Đầu tháng 3/2020, Chính phủ nước này đã công bố gói hỗ trợ nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, trong đó có viện trợ khẩn cấp trị giá 22 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp, cùng với khoản đền bù thất nghiệp cho những nhân viên bị sa thải hay nghỉ việc.
Các ngân hàng lớn của nước này, trong đó có ING Groep và ABN Amr, ngày 19/3 đã thống nhất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ hoãn thanh toán lãi suất trong 6 tháng. Hiệp hội ngân hàng Hà Lan cho biết những biện pháp này sẽ được áp dụng cho mọi khoản vay không vượt quá 2,5 triệu euro (2, 7 triệu USD). Trong khi đó, Giám đốc điều hành ABN Armo Kees van Dijkhuizen cho biết việc hoãn thanh toán lãi suất sẽ được áp dụng đối với 55.000 khách hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng sẽ không thu các khoản lãi và nợ gốc đến hạn vào tháng 4 cho tới tháng 9 tới từ những khách hàng trên và họ có thể thanh toán các khoản này sau.
Thụy Sỹ. Chính phủ ngày 20/3 công bố gói tài chính trị giá 32 tỷ CHF (32,7 tỷ USD) để hỗ trợ cho thị trường lao động, bao gồm lĩnh vực du lịch, văn hóa và thể thao, bên cạnh gói 10 tỷ CHF đã được công bố tuần trước để đối phó với nguy cơ suy thoái do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra. Bộ trưởng Kinh tế Guy Parmelin cho biết các biện pháp trên nhằm bảo vệ công ăn việc làm, đảm bảo tiền lương và hỗ trợ người tự làm chủ, có công ty riêng. Ông Parmelin không loại trừ các gói viện trợ tiếp theo ở giai đoạn sau để tránh việc đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế. Theo ông Parmelin, nền kinh tế Thụy Sỹ hiện vẫn hoạt động ở mức 80% và thiệt hại hiện được ước tính khoảng 30 tỷ CHF.
Nauy. Ngân hàng trung ương Na Uy ngày 13/3 đã bất ngờ cắt giảm lãi suất từ 1,5% xuống còn 1% trong nỗ lực chống lại tác động kinh tế của đại dịch Covid-19. Trong tuyên bố chính thức, Ngân hàng Trung ương Na Uy cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường và sẵn sàng cắt giảm thêm lãi suất nếu cần thiết. Bên cạnh đó, Ngân hàng này cũng cam kết tài trợ cho các ngân hàng trong việc chống lại những biến động trên thị trường tài chính những tuần gần đây. Những khoản vay ngắn hạn trong 3 tháng cũng được cung cấp cho các ngân hàng.
Ngày 20/3, Ngân hàng trung ương Na Uy một lần nữa thông báo cắt giảm lãi suất chủ chốt từ 1% xuống mức thấp kỷ lục 0,25% trong nỗ lực đối phó với những tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và giá dầu mỏ sụt giảm đối với nền kinh tế, ngày 20/3. Ngân hàng cũng lưu ý tình hình kinh tế Na Uy tiếp tục xấu đi.Trong thông báo của mình, ngân hàng cho biết lãi suất thấp có thể hỗ trợ nền kinh tế phục hồi cho tới khi các biện pháp phòng chống dịch bệnh được thu hẹp và tình hình bình thường trở lại.Đây là lần thứ hai ngân hàng này quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản chỉ trong vòng 1 tuần. Việc hạ lãi suất sâu có thể làm suy yếu giá đồng krone của Na Uy, vốn giảm xuống mức thấp kỷ lục trong những ngày gần đây, song ngân hàng trung ương cho biết đang cân nhắc can thiệp. Là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Âu, nền kinh tế Na Uy đang chịu áp lực lớn do giá dầu sụt giảm cũng như tác động của các biện pháp được triển khai nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19, vốn khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm quy mô hoạt động. Theo thống kê, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Na Uy đã tăng hơn gấp đôi trong 1 tuần, đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước này lên mức 5,3%, mức cao nhất kể từ đầu những năm 1990.
Chính phủ quyết định dành các khoản vay trị giá hàng chục tỷ crown trong quỹ khẩn cấp cho các công ty chịu thiệt hại do đại dịch Covid-19. Ngày 30/3, Ngân hàng Trung ương Na Uy thông báo tăng lượng trái phiếu chính phủ phát hành trong năm nay có giá trị lên tới khoảng 70 tỷ krone tới 80 tỷ krone (6,68 tỷ USD- 8,11 tỷ USD) so với kế hoạch ban đầu lượng trái phiếu trị giá 55 tỷ krone (5,2 tỷ USD). Quốc hội Na Uy đã thông qua việc thành lập Quỹ Trái phiếu chính phủ trị giá 50 tỷ krone (4,74 tỷ USD) tập trung đầu tư vào các trái phiếu do các công ty phát hành. Ngân hàng Trung ương hiện đặt mục tiêu tiến hành 19 cuộc đấu giá trái phiếu trong năm 2020, thay vì 15 cuộc như kế hoạch trước đó.
Trong khi chi tiêu ngân sách tài khóa của Na Uy được lấy từ tiền thuế, nguồn thu dầu mỏ và quỹ phúc lợi quốc gia quy mô lớn, các chương trình cho vay chính phủ dành cho học sinh, sinh viên và các công ty được huy động thông qua trái phiếu chính phủ.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384262
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1106
4123
5229
2330825
84208
4384262

Your IP: 18.225.255.196
Server Time: 2024-11-25 05:25:32

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 75 guests and no members online