Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 25/3: Giá dầu, khí tự nhiên tăng

TT năng lượng TG ngày 25/3: Giá dầu, khí tự nhiên tăng

 Giá dầu tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày hôm nay, cùng với sự gia tăng của các thị trường tài chính do hy vọng Washington sẽ sớm chấp thuận gói cứu trợ khổng lồ để ngăn chặn ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế.
Dầu thô WTI của Mỹ chạm mức 25,1 USD/thùng trong đầu phiên giao dịch. Dầu thô Brent tăng 49 US cent hay 1,8% lên 27,64 USD/thùng.
Quốc hội Mỹ có thể bỏ phiếu trong ngày hôm nay về gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên nhu cầu sản phẩm dầu mỏ, đặc biệt là nhiên liệu bay đang giảm khi nhiều chính phủ thông báo phong tỏa quốc gia để hạn chế sự lây lan của virus corona, đã hạn chế đà tăng của giá dầu.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng ANZ cho biết “sẽ khó khăn để tăng nhu cầu nếu việc phong tỏa được thông báo tại nhiều quốc gia và dịch vụ hàng không sẽ vẫn đình chỉ”.
Họ bổ sung rằng “những mối đe dọa nguồn cung đang tăng của OPEC và Nga là nguy cơ khác kéo thị trường sụt giảm” sau khi OPEC và Nga không đạt được thỏa thuận gia hạn cắt giảm sản lượng và hỗ trợ giá dầu sau tháng 3/2020.
Dự trữ dầu thô của Mỹ có thể tăng 9 tuần liên tiếp, trong khi tồn kho sản phẩm đã lọc được dự kiến giảm trong tuần trước do dự trữ xăng có thể giảm tuần thứ 8 liên tiếp.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng hơn 3% từ mức thấp nhất 24 năm
Khí tự nhiên của Mỹ tăng hơn 3% từ mức thấp nhất 24 năm trong phiên trước do các dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu tăng trong 2 tuần tới, và giá dầu tăng.
Khí tự nhiên giao tháng 4 tại New York tăng 5,1 US cent hay 3,2% lên 1,653 USD/mmBtu. Trong phiên trước giá khí đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/1995. Mức giá khí thấp nhất tại 1,04 USD/mmBtu trong tháng 1/1992.
Ngay cả trước khi virus corona bắt đầu lây lan, giá khí đã giao dịch gần mức thấp nhất nhiều năm do sản lượng kỷ lục và thời tiết ôn hòa nhiều tháng mùa đông, khiến dự trữ tăng.
Với thời tiết lạnh hơn dự kiến, Refinitiv tăng dự đoán nhu cầu trong 2 tuần tới, dự kiến nhu cầu khí tại 48 tiểu bang của Mỹ gồm cả xuất khẩu sẽ giảm từ trung bình 105,6 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này xuống 101,1 bcfd trong tuần tới so với dự đoán trước đó 100,1 bcfd.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang giảm xuống 93,9 bcfd trong ngày 23/3 từ 94 bcfd trong ngày trước đó, theo Refinitiv.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 25/3/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

24,9000

0,50

2,05%

-58,46%

Dầu Brent

USD/thùng

28,0000

0,53

1,93 %

-58,79%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8530

0,009

0,49 %

-32,34%

Xăng

USD/gallon

0,5932

0,02

3,08%

-69,67%

Dầu đốt

USD/gallon

1,1096

-0,003

-0,27 %

-44,23%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Cập nhật tin COVID-19 ngày 24/3 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

Cập nhật tin COVID-19 ngày 24/3 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

Cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương
Cập nhật lúc 16h30 ngày 24/3:
Thế giới383.345 người mắc, 16.582 người tử vong, trong đó:
Ý63.927 người mắc; 6.077 người tử vong.
Mỹ46.148 người mắc; 582 người tử vong.

Ý: Nhà chức trách Ý cho hay tính đến sáng ngày 24/3 số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng thêm 602 ca, lên 6.078 ca tử vong. Số ca tử vong tăng thêm 11%, nhưng là mức tăng ít nhất xét về số ca kể từ hôm 19/3.

Trước đó, vào các ngày 20/3, 21/3 và 22/3, nước Ý lần lượt ghi nhận số ca tử vong mới là 627, 793 và 651 ca.
Trong khi đó, tổng số ca nhiễm ở Ý đã tăng từ 59.138 ca lên 63.927 ca, tức tăng khoảng 8%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ khi dịch lây lan nhanh ở Ý vào ngày 21/2. Số ca hồi phục ở Ý đã tăng từ 7.024 ca lên 7.432 ca.
Mỹ: Theo cập nhật của trang Worldometers tính hết ngày 23/4, số ca nhiễm COVID_19 ở Mỹ đã tăng thêm 9.883 ca, tổng cộng 46.148 ca. Số ca tử vong thêm 132 ca, lên 545 ca. Hiện Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
Tại Anh: Nước này có thêm 54 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này lên 335 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm đã tăng từ 5.683 lên 6.650 ca trong ngày 23/3.
Thổ Nhĩ Kỳ: Theo thông báo mới nất tính đến chiều 24/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng thêm 7 ca, lên 37 ca. Số ca nhiễm tăng lên 293 ca, nâng tổng lên 1.529 ca.

Ấn Độ Tính đến sáng 24/3, nước này ghi nhận gần 500 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 9 trường hợp tử vong. New Delhi đã phong tỏa hoàn toàn 30 bang và vùng lãnh thổ liên bang, bao gồm tổng cộng 548 quận huyện, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

    1.  
    • Đồ họa: Ngọc Thành
    • Nguồn Tuổi trẻ
  1. Malaysia: Bộ Y tế Malaysia ghi nhận thêm 106 ca COVID-19 trong ngày 24/3, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 1.624 ca, bao gồm 15 ca tử vong. Bộ cho biết 43 ca mới có liên quan đến một buổi lễ tôn giáo tụ tập đông người hồi tháng 2. Hiện Malaysia vẫn có số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á.
Philippines: Theo cơ quan ngôn luộn Philippines, nước này ghi nhận thêm 90 ca COVID-19 mới trong ngày 24/3, mức tăng lớn nhất hàng ngày tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 552 ca. Bộ cũng báo cáo thêm 2 ca tử vong, nâng số ca tử vong vì COVID-19 của nước này lên 35 ca.
Indonesia: Theo báo cáo mới nhất từ bộ y tế Indonesia ngày 24/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 107 ca nhiễm mới, số lượng ca nhiễm nhiều nhất trong một ngày, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 686 ca.
Thái Lan: Thủ tướng Prayuth Chan-ocha thông báo trong cuộc họp báo ngày 24/3 rằng Thái Lan sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp một tháng, bắt đầu từ 26/3 để ứng phó với dịch COVID-19. Hiện Thái Lan đã ghi nhận thêm 3 ca tử vong và 106 ca nhiễm mới trong ngày 24/3, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 827 ca.
Lào: Tại Lào, trong cuộc họp báo chiều 24/3, đại diện Bộ Y tế Lào cho biết, nước này đã có 2 trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên. Như vậy, Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á đã bị nhiễm COVID-19. Cả hai bệnh nhân đều đi thăm và làm việc tại Thái Lan trong thời gian qua.
Đài Loan: (Trung Quốc) Theo thông báo chiều 24/3 cho biết, có thêm 20 ca mắc bệnh Covid-19, nâng tổng số ca mắc bệnh dịch nguy hiểm tại vùng lãnh thổ này lên 215 ca. Trong khi, các quan chức tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc thông báo, tỉnh này sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại sau 2 tháng bị phong tỏa.
Hàn Quốc: Bộ Y tế nước này này vừa ghi nhận thêm 76 ca nhiễm, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 9.037 ca, trong đó 118 ca tử vong.
Việt Nam: Tính đến 16h30 ngày 24/3 Việt Nam có 123 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1); 01 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2). Xem chi tiết tại đây
 
 
 
Bộ Công Thương thực hiện kế hoạch ứng phó COVID-19- Bảo đảm nguồn cung khi thị trường xảy ra biến động
Thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày tình hình kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và cập nhật kết quả kiểm tra, xử lý thường xuyên lên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Chuyên trang hành động của Bộ và trang thông tin điện tử của Tổng cục. Theo đó, đến nay, tổng số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng quản lý thị trường: 6.709 vụ; Số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 2.487.381.000 đồng.
  •  
     
    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương
  1.  Đối với công tác bảo đảm cân đối, cung ứng hàng hóa phục vụ người dân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông thông tin, Bộ đã thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thông qua trao đổi trực tiếp, tổng hợp thông tin báo cáo từ các địa phương về diễn biến tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trong thời gian diễn ra dịch Covid-19; Kịp thời phối hợp chỉ đạo các Sở Công Thương địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung khi thị trường xảy ra biến động, nhất là tại các địa phương đang có dịch như Thành phố Hà Nội, các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Dương... Bên cạnh đó, Bộ cũng hỗ trợ kết nối và cung ứng mặt hàng khẩu trang trong hệ thống phân phối, phục vụ đủ cho nhu cầu của người dân. Vụ Thị trường trong nước cũng đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các giải pháp liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm gia súc, gia cầm, nông sản, giấy…
 
Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì, trao đổi, làm việc với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, Hiệp hội dệt may, Tập đoàn dệt may để nắm bắt tình hình sản xuất, cung ứng của các đơn vị.Cho đến nay, qua tổng hợp tình hình sản xuất khẩu trang vải của hơn 20 đơn vị, gồm: Tập đoàn, các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may tham gia may khẩu trang, tổng lượng khẩu trang vải kháng khuẩn có thể đưa ra thị trường cho tới 31/3/2020 vào khoảng gần 60 triệu triếc triệu chiếc với năng lực may trung bình trên 1,1 triệu chiếc/ngày. Dự kiến trong nửa đầu tháng 4/2020, các doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 30 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn, và khẩu trang vải kháng giọt bắn./.

Nguồn: VITIC Tổng hợp

Trích: http://vinanet.vn

Vũ khí tối thượng của ông Trump để kết thúc cuộc chiến dầu mỏ

Vũ khí tối thượng của ông Trump để kết thúc cuộc chiến dầu mỏ

 Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng tăng từ một số nghị sĩ Mỹ nhằm buộc Saudi Arabia kết thúc cuộc chiến giá dầu, nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin Crammer tuần trước đã kêu gọi Tổng thống áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia, Nga và các quốc gia OPEC khác.
Không phải vì các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ không thể đối phó với môi trường giá dầu duy trì thấp hơn nhiều. Đó là vì để đối phó với môi trường này, chi phí kinh doanh phải được cắt giảm xuống mức đã được thấy lần gần nhất khi người Saudi Arabia đã thử làm điều tương tự trong năm 2014 tới 2016.
Ngành đá phiến Mỹ đã giành chiến thắng lần trước và lần này sẽ giành chiến thắng (cùng với Nga) nhưng phía sau hậu trường, chính quyền Tổng thống Mỹ cũng được thông báo họ đã có vũ khí tối thượng để khiến Saudi Arabia chấm dứt cuộc chiến giá dầu ngay bây giờ. Vũ khí là dự luật có tên Đạo luật không sản xuất và xuất khẩu dầu (No Oil Producing and Exporting Cartels Act – NOPEC) đưa các thành viên OPEC đến các vụ kiện chống độc quyền của Mỹ. Được biết, NOPEC là một dự luật với những nội dung chính như sau: sửa đổi Đạo luật Sherman (luật chống độc quyền của Mỹ) và trao quyền cho các tòa án Mỹ xem xét các chính sách chống độc quyền đối với OPEC và các quốc gia khác có quan hệ hợp tác với tổ chức này để tác động đến giá cả trên thị trường dầu mỏ thế giới. Ngoài ra, NOPEC cũng quy định rằng bất kỳ hành động chung nào của các chính phủ khác nhau nhằm hạn chế sản xuất dầu để tác động đến giá dầu đều bị coi là bất hợp pháp. NOPEC đã được Mỹ đe dọa mới nhất vào tháng 10/2018 khi Saudi Arabia cho phép giá dầu Brent trên 70 USD/thùng. Giá dầu Brent trên 70 USD/thùng được chính quyền tổng thống Trump coi là nằm trong khu vực mà thiệt hại với nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nhiều hơn lợi ích cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ khi giá tăng cao. Cụ thể hơn, ước tính cứ mỗi thùng dầu thô thay đổi 10 USD sẽ dẫn đến thay đổi 25-30 US cent giá xăng dầu, và giá trung bình mỗi gallon xăng tăng 1 US cent thì người tiêu dùng Mỹ mỗi năm mất hơn 1 tỷ USD.
Dự luật NOPEC khi được phê chuẩn và trở thành đạo luật sẽ ngay lập tức loại bỏ quyền miễn trừ có chủ quyền hiện đang tồn tại ở các tòa án Mỹ cho OPEC với tư cách là một nhóm và cho mỗi quốc gia thành viên riêng lẻ. Điều này sẽ khiến Saudi Arabia bị kiện theo luật chống độc quyền hiện có của Mỹ, với tổng trách nhiệm pháp lý ước tính 1 nghìn tỷ USD đầu tư riêng ở Mỹ. Sau đó Mỹ sẽ có quyền đóng băng hợp pháp tất cả các tài khoản ngân hàng của Saudi Arabia ở Mỹ, chiếm đoạt tài sản của họ ở trong nước, ngăn chặn tất cả việc sử dụng USD của người Saudi Arabia ở bất cứ đâu trên thế giới. Aramco có thể được lệnh tách ra thành các công ty nhỏ hơn, không được coi là phá vỡ các quy tắc cạnh tranh trong các lĩnh vực dầu, khí đốt và hóa dầu hoặc ảnh hưởng đến giá dầu.
Cho đến gần đây, dự luật đang tiến triển và thực sự rất gần với việc được thông qua luật trước khi Trump bước vào và phủ quyết sau khi Saudi Arabia làm những gì ông bảo họ làm. Vào tháng 2/2019, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã thông qua Đạo luật NOPEC, trong đó đã dọn đường cho một cuộc bỏ phiếu về Dự luật trước toàn thể Hạ viện. Cùng ngày, Patrick Leahy và Amy Klobuchar đảng Dân chủ và - đáng chú ý nhất - hai đảng viên Cộng hòa, Chuck Grassley và Mike Lee, đã giới thiệu Dự luật NOPEC cho Thượng viện. Ngay cả trước đó, sự chấp thuận hoàn toàn của Dự luật chỉ bị Tổng thống dừng lại. Năm 2007, Hạ viện và Thượng viện đã thông qua luật NOPEC và nó đã được Hạ viện thông qua một lần nữa vào năm 2008. Xét về quan điểm của tổng thống về Dự luật, George W. Bush luôn đe dọa phủ quyết và Barack Obama phản đối, nhưng Trump đã ngăn cản từ ban đầu ban.
 Nguồn: VITIC/Oilprice
 Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 24/3: Giá dầu tăng, khí tự nhiên thấp nhất 24 năm

 

TT năng lượng TG ngày 24/3: Giá dầu tăng, khí tự nhiên thấp nhất 24 năm

 Dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng gần 3% trong ngày hôm nay do chính quyền ông Trump triển khai một nỗ lực với Saudi Arabia để ổn định giá dầu.
Dầu thô WTI giao tháng 5 tăng 0,67 USD hay 2,9% lên 24,03 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 5 tăng 52 US cent hay 1,9% lên 27,55 USD/thùng.
Nhà chiến lược thị trường Michael McCarthu thuộc CMC Markets và Stockbroking cho biết “tuy nhiên khối lượng là kinh khủng, rất thấp, vì thế không phải một động thái tự tin”.
Chính quyền Mỹ đã chỉ định một đại diện năng lượng đặc biệt sang Saudi Arabia, là một phần thúc đẩy ngoại giao để ổn định thị trường năng lượng đang bị thiệt hại bởi cuộc chiến giá giữa Saudi Arabia và Nga.
Thị trường này đang kiểm tra sự hỗ trợ giá sau khi giá dầu giảm hơn 60% kể từ đầu năm nay do ảnh hưởng của virus corona tới nhu cầu toàn cầu và cuộc chiến thị phần giữa Saudi Arabia và Nga bắt đầu tăng nguồn cung từ tháng 4/2020.
McCarthy cho biết “dựa vào thị trường đang định giá hoàn toàn vào sản lượng từ Saudi Arabia và Nga và chúng ta đang được định giá nhu cầu phá hủy đáng kể, khó khăn để thấy rằng điều gì sẽ gây ra sự sụt giảm đáng kể từ đây”.
Các nhà máy lọc dầu Úc Viva Energy và Caltex Australia cho biết họ dự kiến nhu cầu nhiên liệu bay giảm 80% tới 90% do các hãng hàng không dừng bay và có kế hoạch mua ít dầu thô hơn.
Khí tự nhiên của Mỹ giữ ở mức thấp 24 năm
Khí tự nhiên kỳ của Mỹ giữ ở mức thấp nhất 24 năm trong phiên đêm qua, do các dự báo thời tiết ôn hòa và nhu cầu ít hơn trong tuần tới bù cho sự gia tăng xuất khẩu LNG và triển vọng lạnh hơn trong tuần này.
Các thương gia cho biết thời tiết ấm hơn trong tuần tới sẽ cho phép các đơn vị tăng cường dự trữ khí lần đầu tiên trong năm nay.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4 trên sàn giao dịch New York giảm 0,2 US cent hay 0,1% đóng cửa tại 1.602 USD/mmBtu, thấp nhất kể từ tháng 9/1995 ngày thứ 2 liên tiếp. Giá khí đốt thấp lịch sử tại 1,04 USD trong tháng 1/1992.
Thậm chí trước khi bùng phát virus corona, giá khí đã giao dịch gần mức thấp nhất trong nhiều năm do sản lượng kỷ lục và nhiều tháng thời tiết ôn hòa cho phép các cơ sở dự trữ thêm, làm tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và giá tăng vọt không thể trong mùa đông này.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 24/3/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

24,4400

0,62

2,60 %

-58,50%

Dầu Brent

USD/thùng

28,0300

0,57

2,08 %

-58,32%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,7820

0,001

0,06 %

-35,46%

Xăng

USD/gallon

0,5802

0,0152

2,68 %

-70,17%

Dầu đốt

USD/gallon

1,0909

0,0159

1,48 %

-44,93%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Bộ Công Thương đồng hành cùng Hà Nội chuẩn bị phương án cung ứng hàng hóa trong dịch

Bộ Công Thương đồng hành cùng Hà Nội chuẩn bị phương án cung ứng hàng hóa trong dịch

 Với diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng ca nhiễm dịch Covid-19 tại Thủ đô, Thành phố Hà Nội dự báo nhu cầu của người dân trong quý II/2020 sẽ tăng gấp đôi những tháng bình thường và đang cùng doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng hóa lên đến gần 130 nghìn tỷ đồng 3 tháng tới.
 
Hà Nội luôn trong trạng thái chủ động
 
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Công Thương chiều (21/3) về kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19, UBND TP. Hà Nội cho biết khi dịch xảy ra, Thành phố đã yêu cầu các hệ thống phân phối tập trung tăng cường dự trữ hàng hóa, theo đó các doanh nghiệp tăng lượng hàng dự trữ 30-40%.
 
Đêm ngày 6/3/2020 và ngày 7/3/2020, khi Hà Nội ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, các doanh nghiệp đã triển khai ngay phương án khai thác và luân chuyển hàng hóa trong chuỗi để phục vụ nhân dân, mở thêm thời gian bán hàng cho đến khi hết khách, cùng với đó phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội.
 
Sở Công Thương Hà Nội cũng đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của Thành phố trong đó tập trung vào cấp độ 3-4, đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly của Thành phố.
 
 
 
 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đang phát biểu tại cuộc họp

Đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retail (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA Mart), Hệ thống siêu thị Đức Thành… đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300 – 500% so với bình thường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Hệ thống Co.op mart tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân.
 
Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn đảm bảo đủ cung cấp cho người dân (Tập đoàn Central Retail chuẩn bị lượng hàng 2,5 triệu chiếc, hệ thống Co.op mart 20 triệu chiếc…).
 

Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Công Thương với UBND TP. Hà Nội về kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với tình hình dịch Covid-19

Các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online, từ đó lượng bán hàng online của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3-4 lần so với trước đó.

 
Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày, hiện lên đến 174 nghìn tỷ đồng và đang tiếp tục gia tăng, đại diện Sở Công Thương thành phố cho biết.
 
 
 
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết Thành phố luôn ở trạng thái chủ động các kịch bản, phương án để đảm bảo đời sống của người dân trong dịch bệnh
 
Căn cứ nhu cầu tiêu dùng của người dân và các cấp độ ảnh hưởng của dịch bệnh, Hà Nội đang chuẩn bị 129.544 tỷ đồng hàng hóa đáp ứng nhu cầu người dân trong 3 tháng của quý II/2020 với nhu cầu sử dụng tăng gấp đôi tháng bình thường.
Trong khi đó, trên cơ sở 4 kịch bản hàng hóa theo mức độ lây lan của dịch bệnh, Thành phố đã giao cho các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng hóa đảm bảo cung ứng cho nhân dân.
 
Hiện Hà Nội đang ở kịch bản số 2, giả định có 5 khu vực cách ly với số người trong khu vực cách ly 1000 người và 12.750 người cách ly tại nơi ở trong thời gian 14 ngày. Hoạt động mua sắm hàng hóa vẫn diễn ra bình thường và nhu cầu tăng cao hơn.
 
Đồng thời, theo kiến nghị của doanh nghiệp, TP Hà Nội mới đây cũng đã cấp phép cho 21 phương tiện vận tải hoạt động 24/7 để tăng cường vận chuyển hàng hóa trong nội thành và từ các tỉnh về thẳng kho hàng của đơn vị phân phối nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân toàn thành phố.
 
 
 
Hà Nội đang tích cực chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong những ngày dịch bệnh
 
Bộ Công Thương sẵn sàng tiếp tục đồng hành
 
Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội cũng nhận định, tình hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô hiện đáp ứng đầy đủ, song nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng hơn, vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ tại một thời gian ngắn nhất định do một số nguồn tin không chính thống ảnh hưởng đến tâm lý đám đông, số lượng người dân đi mua hàng tăng cao vào một thời điểm.
 
“Nếu tình hình dịch diễn ra trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thì việc cung ứng nguồn hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất, cung cấp cho nhà phân phối do thiếu hụt lao động trong sản xuất, lao động trong lĩnh vực logistics, thiếu các phương tiện vận chuyển,…”, đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết.
 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao nỗ lực chủ động của toàn TP. Hà Nội trong đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Mặt khác, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các chuỗi phân phối như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi, chợ… có thể phải tạm ngừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly.
 
 
 
Biểu dương những nỗ lực chủ động, quyết liệt và đã bước đầu có hiệu quả của Hà Nội trong đề ra, triển khai các giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thời gian qua cũng đã “sống” cùng Hà Nội trong mọi tình huống phát sinh.
 
Ngày 7/3, ngay khi thông tin về ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Thủ đô dẫn đến tâm lý hoang mang của người dân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã lập tức chủ trì cuộc họp về đảm bảo cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội, chỉ đạo ngay các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với chính quyền địa phương và doanh nghiệp tăng dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu người dân.
 
Nhờ vậy, tâm lý người dân Thủ đô ổn định hơn, tình trạng tích trữ đã không còn ngay sáng hôm sau (8/3).
 
Trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó dịch cần tiếp tục quán triệt nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, trong đó đặc biệt chú ý tới cân đối cung cầu, phát huy vai trò của Thủ đô trong kết nối liên tỉnh, liên ngành.
 
 
 
 
 
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cùng đoàn công tác Bộ Công Thương khảo sát tình hình cung ứng hàng hóa thực tế tại siêu thị MM Mega Market Hà Nội
 
Với trên 860 điểm bán khẩu trang và 28 đơn vị sản xuất mặt hàng này, Bộ Công Thương cho rằng Thành phố Hà Nội hoàn toàn có đủ năng lực sản xuất và phân phối đáp ứng nhu cầu của người dân về khẩu trang nói riêng cũng như các mặt hàng thiết yếu nói chung.
 
Do vậy, “chúng ta quyết liệt, chủ động, nhưng cũng hết sức bình tĩnh, theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp với địa phương để có các chỉ đạo kịp thời, triển khai các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
 
Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh, dù trong bối cảnh dịch bệnh vẫn cần đảm bảo bình ổn giá, duy trì chất lượng sản phẩm đi cùng với số lượng, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để sản xuất hàng giả, kém chất lượng, nâng giá vật tư y tế; chống đầu cơ tích trữ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
 
Bộ Công Thương, với chức năng quản lý nhà nước của mình, sẽ tiếp tục đề xuất với Chỉnh phủ các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lúc dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
 
Bộ Công Thương hy vọng, lãnh đạo Hà Nội và các cơ quan chức năng Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, cùng chung tay vượt qua bão Covid-19.

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công Thương

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384508
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1352
4123
5475
2330825
84454
4384508

Your IP: 18.221.183.34
Server Time: 2024-11-25 06:56:03

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 42 guests and no members online