Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Cập nhật tin Covid-19 ngày 18/3 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

Cập nhật tin Covid-19 ngày 18/3 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

 Dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát khi số ca nhiễm và tử vong tiêp tục tăng. Theo số liệu cho thấy, thế giới đã ghi nhận gần 200.000 ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 8.000 người tử vong. Các nước châu Âu đang khẩn trương triển khiển khai những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế sự lây lan nhanh chóng của chủng virus này.
 
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận hiện đã có 164 quốc gia và vùng lãnh thổ có người mắc bệnh COVID-19. Trong 24h qua, dịch bệnh đã khiến 799 người thiệt mạng.
Ngày 17/3, nước Anh ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 lên 1.950 ca, tăng từ 1.543 ca so với ngày 16/3. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết sẽ hủy toàn bộ các ca phẫu thuật thông thường trong 3 tháng tới và cho xuất viện càng nhiều bệnh nhân càng tốt nhằm chuẩn bị giường bệnh và nhân viên y tế chống chọi với dịch COVID-19.
Theo Reuters, đến cuối ngày 17/3 Ý nước đã ghi nhận thêm 3.526 ca COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 31.505 ca. Số ca hồi phục là 2.941 người, tăng 192 ca so với ngày 16/3.
Tại Đức, tính đến hết ngày 17/3 đã có tổng cộng 6.612 ca nhiễm COVID-19 với 13 trường hợp tử vong, trong đó riêng bang Bayern có 4 ca tử vong. Thủ hiến bang Bayern, ông Marcus Söder đã ban bố tình trạng thảm họa ở bang miền Nam lớn nhất nước này.
Cho đến thời điểm này, chính quyền bang Bayern đã cho đóng cửa toàn bộ trường học và nhà trẻ cũng như các địa điểm tụ tập đông người nhằm kiềm chế sự lây lan của COVID-19
 
Nguồn: Tuổi trẻ
Quan chức y tế Pháp ngày 17/3 ghi nhận thêm 27 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 ở nước này lên 175 ngừoi và 7.730 ca nhiễm. Chính phủ Pháp bắt đầu ngày phong tỏa đất nước đầu tiên để ngăn dịch bệnh lây lan.
Hãng tin AFP cho biết số người chết vì COVID-19 tại Mỹ đã chạm mốc 100 người, nhiều nhất là tại bang Washington với 50 người chết.
Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 17/3 cho biết số ca nhiễm COVID-19
ở Tây Ban Nha đã tăng lên 11.178 ca , cao hơn nhiều số ca nhiễm của ngày 16-3 là 9.161 ca. Số ca tử vong cũng tăng từ 149 ca lên 491 ca.
Trong 24 giờ qua, Iran có thêm 135 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 988 ca. Cùng ngày 17/3, Iran có thêm 1.178 ca nhiễm mới. Hiện tổng số ca nhiễm toàn quốc ở Iran là 16.169 ca. Bên cạnh đó, có 5.389 người Iran mắc COVID-19 đã hồi phục.
Bộ trưởng Y tế Chile ngày 17/3 cho biết số ca dương tính với COVID-19 tại nước này đã lên tới 201 người, tăng thêm 45 trường hợp so với trước đó 1 ngày. Nước này hiện đã đóng cửa biên giới, dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, các sự kiện thể thao có sự tham gia của đông người.
Tại Brazil, hãng hàng không GOL (lớn thứ hai Brazil) hủy tất cả các chuyến bay quốc tế do dịch COVID-19. Theo thống kê chính thức, Brazil đã ghi nhận hơn 200 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có 1 ca tử vong.
Trong khi đó Campuchia có thêm 21 ca nhiễm COVID-19, tổng số ca nhiễm lên tới 33 ca. 20/21 ca nhiễm mới - gồm 3 người quốc tịch Malaysia, đã tới Malaysia để làm lễ tại một nhà thờ Hồi giáo.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 18/3 cho biết nước này có thêm 93 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 8.413.Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 18/3 cho biết tính đến cuối ngày 17/3, Trung Quốc ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới, thấp hơn 21 ca của ngày trước đó, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 80.894.
 
Nguồn: Tuổi trẻ
Thái Lan vừa ghi nhận 35 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước này lên 212 ca.
Ngày 18/3, Indonesia xác nhận thêm 55 ca nhiễm bệnh COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm trong nước lên 227 trường hợp. Đây cũng là ngày ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất ở nước này.
Tại Việt Nam, tính đến tối ngày 18/3 ghi nhận 75 ca nhiễm COVID-19, trong đó, 16 bệnh nhân tính từ ngày 23/1-13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. 59 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện.
Ngoài ra, có 136 trường hợp nghi nhiễm đang được cách ly theo dõi chặt chẽ, 31.659 trường hợp tiếp xúc với các ca nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi (cách ly).
 
 

Nguồn: Tuổi trẻ

Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch COVID-19
Sau nhiều cuộc họp liên quan đến việc rà soát tình hình sản xuất và phân phối khẩu trang phòng chống dịch bệnh COVID-19, chiều ngày 17/3/2020, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc với các đơn vị thuộc Bộ và các Hiệp hội, doanh nghiệp để đánh giá năng lực sản xuất cũng như khả năng cung ứng khẩu trang ra thị trường trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ghi nhận và đánh giá cao các doanh nghiệp dệt may luôn chủ động sản xuất khẩu trang vải (khẩu trang vải thông thường, khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn, khẩu trang vải dệt thoi kháng nước, kháng bụi, kháng khuẩn công nghệ nano bạc và gần đây nhất là khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn được kiểm nghiệm chất lượng).
Theo số liệu của tổng cục thống kê, sản lượng sản xuất vải của Việt Nam năm 2019 đạt 630 triệu m2 vải dệt từ sợi tự nhiên, 1.200 m2 vải dệt từ sợi nhân tạo, tổng cả 2 loại vải đạt 5 triệu m2/ngày. Nếu tính trung bình 1m2 sản xuất được 20 khẩu trang, thì 1 ngày Việt Nam có thể sản xuất được lượng vải tương đương 100 triệu khẩu trang các loại (nếu tính giả định toàn bộ vải dùng để may khẩu trang).
Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào toàn dân phòng chống dịch COVID-19 do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, chiều ngày 18/3/2020, tại trụ sở Bộ Công Thương, Công đoàn Bộ Công Thương phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức chương trình Lễ Phát động quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Chúng ta đang đứng trước những thời khắc hết sức quan trọng khi Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch COVID-19, kết thúc chuỗi liên tục 22 ngày không có ca bệnh mới phát sinh. Theo đó, trong hơn 2 tháng qua, toàn bộ hệ thống chính trị cũng như người dân đã chung tay đồng tâm, đồng sức tham gia chiến dịch phòng, chống dịch bệnh ở quy mô chưa từng có tiền lệ.
 
 

Vì mức độ nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ xác định mục tiêu mục kép, vừa bảo đảm sức khỏe, tính mạng người dân, vừa tìm mọi biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định, giữ vững và phát triển kinh tế.

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước; có phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; đồng thời nghiên cứu cơ hội và chuyển đổi phương thức kinh doanh tiêu thụ, xuất khẩu các ngành nông, lâm, thủy sản chủ lực… Đặc biệt, đối với các ngành dịch vụ, cần khẩn trương phục hồi và phát triển du lịch, hàng không…

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 18/3: Dầu trái chiều sau khi xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2016

TT năng lượng TG ngày 18/3: Dầu trái chiều sau khi xuống thấp nhất kể từ đầu năm 2016

 Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, bởi lo sợ về nhu cầu nhiên liệu và kinh tế toàn cầu trong bối cảnh phong tỏa du lịch và hoạt động xã hội gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 tại một số quốc gia trên thế giới.
Dầu thô Brent tăng 8 US cent hay 0,3% lên 28,81 USD/thùng, sau khi giảm trước đó xuống 28,4 USD, thấp nhất kể từ đầu năm 2016. Giá dầu Brent đã giảm 4,3% trong ngày hôm qua.
Dầu thô WTI của Mỹ giảm 2 US cent xuống 26,93 USD/thùng, sau khi giảm xuống 26,2 USD, cũng thấp nhất trong 4 năm. Dầu WTI đã giảm 6% trong phiên trước.
Tồn trữ dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ giảm, hỗ trợ giá một phần, nhưng triển vọng nhu cầu vẫn yếu trong bối cảnh cuộc chiến giữa các nhà sản xuất lớn.
Stephen Innes Global, nhà chiến lược thị trường tại AxiCorp cho biết “triển vọng nhu cầu thậm chí còn ảm đạm hơn trong ngày hôm nay do mọi người vội vàng điều chỉnh giảm tăng trưởng nhu cầu”.
Trong những nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, các quốc gia giàu nhất thế giới chuẩn bị hàng nghìn tỷ USD chi tiêu để giảm ảnh hưởng từ sự bùng phát của virus corona, cũng như áp đặt những hạn chế xã hội chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Trong khi đó, Virgin Australia trở thành hãng hàng không mới nhất đóng cửa mạng lưới quốc tế với việc dừng tất cả các chuyến bay quốc tế, trong khi Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo rằng tình trạng này có thể kéo dài 6 tháng hay hơn nữa.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq đã nài xin tổ chức một cuộc họp khẩn giữa các thành viên của OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC để bàn luận hành động ngay giúp cân bằng thị trường dầu.
Một cuộc chiến giá đã nổ ra trong bối cảnh nhu cầu giảm sau một thỏa thuận về nguồn cung giữa OPEC và các nhà sản xuất lớn gồm Nga sụp đổ.
Khí tự nhiên giảm gần 5%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 5% theo xu hướng giá dầu suy giảm do virus corona làm chậm tăng trưởng kinh tế và dự báo thời tiết ôn hòa hơn, nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới ít hơn so với dự báo trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 8,6 US cent tương đương 4,7% xuống 1,729 USD/mmBtu.
Trước khi virus corona bùng phát, giá khí tự nhiên chạm mức thấp nhất nhiều năm do sản lượng đạt mức cao kỷ lục và thời tiết ôn hòa. Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm khoảng 40% từ mức cao nhất 8 tháng tại 2,905 USD/mmBtu trong đầu tháng 11/2019.
Với thời tiết lạnh hơn dự kiến, công ty cung cấp số liệu Refinitiv dự đoán nhu cầu tại 48 tiểu bang của Mỹ gồm cả xuất khẩu sẽ tăng từ trung bình 104,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần này lên 106,8 bcfd trong tuần tới.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang trong ngày 16/3 giữ ở mức 94,5 bcfd trong ngày thứ 3 liên tiếp, so với trung bình 93,9 bcfd trong tuần trước và ngày cao kỷ lục 96,6 bcfd trong ngày 30/11.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 18/3/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

27,0700

0,21

0,78 %

-54,13%

Dầu Brent

USD/thùng

29,0300

0,41

1,43%

-57,06%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8260

0,011

-0,60 %

-36,46%

Xăng

USD/gallon

0,7699

0,0114

1,50 %

-59,31%

Dầu đốt

USD/gallon

1,0644

0,0132

1,26 %

-46,53%

 Nguồn: VITIC/Reuters

 Trích: http://vinanet.vn

Xuất khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2020 sụt giảm mạnh

Xuất khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2020 sụt giảm mạnh

 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu xăng dầu giảm 21,6% về lượng và giảm 21,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu xăng dầu tháng 2/2020 đạt 179.648 tấn, trị giá 102,34 triệu USD, giảm 31,7% về lượng và giảm 39,6% về kim ngạch so với tháng 1/2020 và cũng giảm 13,9% về lượng và giảm 18,9% về kim ngạch so với tháng 2/2019.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu xăng dầu đạt 441.317 tấn, thu về 269,91 triệu USD, giảm 21,6% về lượng và giảm 21,3% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2019.
Giá xuất khẩu bình quân xăng dầu tháng 2/2020 đạt mức 569,7 USD/tấn, giảm 11,5% so với tháng 1/2020 và giảm 5,8% so với tháng 2/2019. Tính trung bình trong 2 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân xăng dầu đạt mức 611,6 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với 2 tháng đầu năm 2019.
Xăng dầu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất, chiếm 25% trong tổng lượng và chiếm 26,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của cả nước, với 110.438 tấn, tương đương 72,46 triệu USD, giá trung bình 656,1 USD/tấn, giảm 13,3% về lượng, giảm 8% về kim ngạch nhưng tăng 6,2% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Đứng thứ 2 là thị trường Campuchia chiếm 23,6% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch, đạt 104.077 tấn, trị giá 62,1 triệu USD, giá trung bình 596,7 USD/tấn, giảm 27,2% về lượng, giảm 22,1% về kim ngạch nhưng tăng 6,9% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến thị trường Hàn Quốc chiếm 7,7% trong tổng lượng và chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của cả nước, đạt 33.791 tấn, thu về 19,3 triệu USD, giá 571,3 USD/tấn giảm 13,7% về lượng và giảm 10% về kim ngạch nhưng tăng 4,3% về giá.
Đáng chú ý, xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Lào sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 41,7% về lượng và giảm 38,6% về kim ngạch, chỉ đạt 12.864 tấn, tương đương 7,9 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu sang Malaysia lại tăng mạnh 19,8% về lượng và tăng 33,5% về kim ngạch, đạt 22.496 tấn, tương đương 10,12triệu USD.

 

Xuất khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2020

Thị trường

2 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng trị giá (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

441.317

269.908.544

-21,63

-21,27

100

Trung Quốc

110.438

72.460.896

-13,33

-7,97

26,85

Campuchia

104.077

62.100.207

-27,16

-22,12

23,01

Hàn Quốc

33.791

19.304.830

-13,71

-10,03

7,15

Malaysia

22.496

10.121.397

19,79

33,47

3,75

Singapore

19.501

9.142.145

6,17

9,69

3,39

Lào

12.864

7.902.754

-41,65

-38,58

2,93

Nga

9.517

6.923.993

2,33

2,92

2,57

 Nguồn: VITIC

 Trích: http://vinanet.vn

TT rau quả Đức: Có dòng nhập khẩu lớn nhất trong thương mại rau quả nội khối EU

TT rau quả Đức: Có dòng nhập khẩu lớn nhất trong thương mại rau quả nội khối EUĐức là nước có dòng nhập khẩu lớn nhất trong thương mại rau quả nội khối châu Âu. (Ảnh minh họa: DW)

 Đức là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất châu Âu. Năm 2018, các công ty Đức đã nhập khẩu tổng cộng 9,2 triệu tấn rau quả, tương đương với 16% nhập khẩu kết hợp của tất cả các nước châu Âu.
 
Dòng chảy thương mại lớn nhất
Châu Âu là một thị trường năng động với những cơ hội và đặc điểm khác nhau. Điều quan trọng là phải xem xét gia nhập thị trường ở các nước tiêu dùng lớn như Đức và Vương quốc Anh.
 
Trong khu vực, Đức là một trong những thị trường chính nhập khẩu rau quả từ Hà Lan. Cùng với Pháp, Đức cũng thường sử dụng Hà Lan hoặc Bỉ cho hoạt động logistics.
 
 
Giá trị nhập khẩu rau quả tươi toàn cầu năm 2018. (Đơn vị: triệu EUR)
 
 
Tổng giá trị nhập khẩu rau quả tươi qua các năm của các nước Châu Âu. (Đơn vị: triệu EUR)
 
Đức là nước có dòng nhập khẩu lớn nhất trong thương mại rau quả nội khối châu Âu và là thị trường lớn nhất trong châu lục này cho mặt hàng rau quả tươi.
 
Năm 2018, các công ty Đức đã nhập khẩu tổng cộng 9,2 triệu tấn rau quả, tương đương với 16% nhập khẩu kết hợp của tất cả các nước châu Âu.
 
Đây là lí do tại sao các công ty thương mại Hà Lan, cũng như các nhà sản xuất Tây Ban Nha và Italy, tập trung mạnh vào việc cung cấp cho Đức.
 
Đức đã nhập khẩu trực tiếp 2,4 triệu tấn rau quả tươi từ các nước đang phát triển. Thị trường Đức cho thấy sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt là bơ và quả việt quất từ các nước đang phát triển.
 
Khi nhắm mục tiêu Đức là điểm đến cuối cùng cho các sản phẩm của bạn, hãy đảm bảo cung cấp sản phẩm sạch, không có dịch hại. Các nhà bán lẻ Đức là một trong những người mua có tiêu chuẩn khắt khe nhất.
 
Dẫn đầu về giá trị tiêu thụ sản phẩm rau quả hữu cơ
Sự chú ý của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với các sản phẩm lành mạnh và tự nhiên làm cho châu Âu trở thành một thị trường quan trọng cho rau quả hữu cơ. EU trên thực tế là thị trường lớn thứ hai thế giới, sau Mĩ.
 
 
Đức chiếm 27% tổng doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ của Châu Âu trong năm 2017. (Ảnh minh họa: Vinanet)
 
Theo Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ (FiBL), tại Châu Âu, Đức là thị trường lớn nhất cho thực phẩm hữu cơ, chiếm 27% tổng doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ của châu Âu trong năm 2017.
 
 
Thụy Sĩ có giá trị tiêu thụ đồ chất hữu cơ cao nhất tính theo đầu người ở châu Âu, đạt mức 288 EUR mỗi năm, tiếp theo là Đan Mạch với 278 EUR, Thụy Điển 237 EUR, Luxembourg 203 EUR và Áo 196 EUR.
 
Khi xuất khẩu rau quả hữu cơ sang Châu Âu, bạn phải tuân theo các thông lệ của Châu Âu dọc theo chuỗi cung ứng và chú ý thêm để tránh dư lượng thuốc trừ sâu, không có dung sai (phạm vi cho phép của sai số - PV). Đức được xem là một trong những quốc gia khắt khe nhất khi nói đến sản phẩm hữu cơ.
 
Nếu muốn nhắm đến thị trường Đức, các doanh nghiệp sản xuất cần chắc chắn rằng sản phẩm hữu cơ của bạn không chứa dư lượng hóa chất có thể truy xuất và chỉ sử dụng phân bón hữu cơ được chứng nhận.
 
Nếu khu vực của bạn không phù hợp để trồng cây hữu cơ, hãy tập trung vào những sản phẩm sạch nhất có thể. Đối với các sản phẩm không hữu cơ, không vượt quá giới hạn dư lượng tối đa được phép (MRLs).

Nguồn: N. Lê/Kinh tế & Tiêu dùng

Trích: http://vinanet.vn

Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ và dứt khoát trong phòng chống dịch

Việt Nam cần tiếp tục các biện pháp mạnh mẽ và dứt khoát trong phòng chống dịch

 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo khẳng định, Việt Nam cần tiếp tục ngăn chặn dịch mạnh mẽ và dứt khoát để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.
 
 
Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Trụ sở Chính phủ, sáng 16/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo khẳng định, Việt Nam cần tiếp tục ngăn chặn dịch mạnh mẽ và dứt khoát để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.
 
* Thực hiện nghiêm cách ly y tế bắt buộc khi nhập cảnh vào Việt Nam
 
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo nhận định, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến nhanh. Đến sáng 16/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận gần 170.000 trường hợp mắc tại 154 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, Việt Nam cần kiên trì các giải pháp giám sát chặt chẽ công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
 
Các thành viên Ban Chỉ đạo thảo luận các biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng chức năng trong việc tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về khai báo y tế bắt buộc, cách ly y tế bắt buộc đối với người nhập cảnh vào Việt Nam đến từ vùng dịch, đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày hoặc có các biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh.
 
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 16/3, Việt Nam ghi nhận 57 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có tới 17 bệnh nhân nước ngoài. Tình hình mắc COVID-19 ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là các trường hợp xâm nhập, tỷ lệ lây thứ phát trung bình với hệ số lây nhiễm 0,77%.
 
Trong thời gian gần đây, một số nước trên thế giới đã tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Điển hình, Chính phủ Singapore thông báo từ 23 giờ 59 phút ngày 16/3, toàn bộ hành khách nhập cảnh vào Singapore từ các nước thuộc ASEAN, Nhật Bản, Anh và Thụy Sĩ, kể cả các công dân Singapore, sẽ phải tự cách ly 14 ngày. Những người này có thể sẽ được xét nghiệm nhanh ngay cả khi không có triệu chứng mắc bệnh. Khách du lịch đến từ các nước ASEAN phải hoàn thành thủ tục khai báo y tế và chờ được chấp thuận trước khi bay. Ngoài ra, Singapore cũng khuyến cáo người dân hạn chế việc đi ra nước ngoài khi không cần thiết trong vòng 30 ngày tới.
 
Tại Trung Quốc, mặc dù số ca lây nhiễm chéo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh, song ca nhiễm mới có liên quan đến người nước ngoài tại Trung Quốc tăng. Từ ngày 16/3, chính quyền thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) quyết định đưa toàn bộ những người từ nước ngoài tới thành phố này đến các cơ sở cách ly do lo ngại về nguy cơ nguồn lây nhiễm. Trong khi đó trước đây, những người từ nước ngoài tới Bắc Kinh được phép cách ly tại nhà trong 2 tuần.
 
 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
 
Chính phủ Tây Ban Nha đã áp đặt lệnh phong tỏa gần như toàn bộ đất nước, trong đó, cấm người dân ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi làm, chăm sóc y tế hoặc mua thực phẩm.
 
Tại Iran, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour khuyến cáo người dân nên hủy các chuyến đi và ở nhà cho đến khi tình hình cải thiện trong những ngày tới.
 
Bắt đầu từ ngày 15/3, thủ đô Manila của Philippines thực hiện biện pháp phong tỏa 1 tháng theo quyết định của chính quyền thành phố nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
 
Tại Anh, phát biểu trên kênh truyền hình BBC, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock khẳng định London sẽ công bố các biện pháp khẩn cấp trong ngày 17/3, dự kiến gồm lệnh cấm tụ tập đông người. Theo một số nguồn tin, một số biện pháp khác được cân nhắc như yêu cầu những người trên 70 tuổi cách ly chặt chẽ ở nhà hoặc các trung tâm chăm sóc trong 4 tháng.
 
Tại Hà Lan, thủ đô Washington (Mỹ)… đã ra lệnh đóng cửa hoặc hạn chế tất cả các trường học, quán bar, nhà hàng, quán cà phê, hộp đêm… để chống lại sự lây lan của dịch COVID-19. Một số thành phố của Mỹ cũng thông báo cấm các cuộc tụ họp và tổ chức các sự kiện có đông người tham gia.
 
* Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền cơ sở
 
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp cơ sở cần phát huy mạnh mẽ vai trò trong công tác chống dịch. Ban Chỉ đạo cấp xã/phường do Chủ tịch UBND xã/phường đứng đầu với lực lượng nòng cốt là công an, y tế và thanh niên, có nhiệm vụ đi đến từng hộ để thu thập thông tin về sức khỏe và di chuyển. Trong trường hợp cần thiết, các nhóm công tác này sẽ giúp người dân có dấu hiệu lâm sàng lấy mẫu tại chỗ để xét nghiệm.
 
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ lập tổ công tác công nghệ thông tin (gồm nhân viên bưu điện, các tập đoàn Viettel và VNPT) để hỗ trợ Ban Chỉ đạo cấp xã/phường trong quá trình thu thập và truyền tải thông tin về sức khỏe người dân bằng việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
 
Ban Chỉ đạo cũng nhất trí việc khuyến khích công dân Việt Nam kê khai y tế toàn dân. Việc làm này sẽ giúp ngành y tế tổ chức phân loại các trường hợp có bệnh nền, người già và người có yếu tố nghi nhiễm một cách thuận lợi hơn để từ đó bảo vệ sức khỏe người dân hiệu quả.
 
* Tăng cường thiết bị bảo hộ cho các lượng lượng làm nhiệm vụ
 
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất giao Tiểu ban Hậu cần xây dựng và triển khai phương án đảm bảo trang thiết bị bảo hộ y tế và chế độ hỗ trợ cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch; phối hợp với Ban Chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận tài trợ từ doanh nghiệp và cộng đồng, giúp ngành y tế bổ sung các trang thiết bị và vật tư chuyên dùng cho phòng, chống dịch.
 
Đại diện ngành y tế cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến tới thiết lập hệ thống xét nghiệm di động, đồng thời huy động lực lượng y tế tư nhân sẵn sàng tham gia vào việc phòng, chống dịch.
 
 
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
 
Về chi phí xét nghiệm, điều trị COVID-19, Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn chi phí xét nghiệm đối với các trường hợp cách ly do cán bộ y tế chỉ định xét nghiệm do ngân sách nhà nước chi trả; đối với người không thuộc đối tượng cách ly, có nhu cầu xét nghiệm thì phải tự chi trả.
 
Riêng đối với người nước ngoài, theo thông báo số 98/TB-VPCP, kể từ 16/3 chỉ được miễn phí xét nghiệm lần đầu, trong quá trình điều trị phải tự trả tiền. Đối với chi phí điều trị, người không có thẻ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước chi trả, người có bảo hiểm y tế do bảo hiểm y tế chi trả theo quy định, phần còn lại do ngân sách nhà nước chi trả.
 
 
* Tổng hợp tình hình dịch bệnh
 
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 8 giờ ngày 16/3/2020, trong tổng số 57 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, 41 bệnh nhân (24 người Việt Nam và 17 người nước ngoài) đang được điều trị tại 8 bệnh viện trên cả nước, 16 trường hợp đã được chữa khỏi.
 
Cụ thể, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 17 người (9 người Việt Nam, 1 người Ireland, 1 người Đức và 6 người Anh); Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình 1 người Việt Nam; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 4 người Anh; Bệnh viện Đà Nẵng 3 người (1 người Việt Nam, 2 người Anh); Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh 1 người Việt Nam, 1 người Latvia; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận 9 người Việt Nam; Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi 2 người Việt Nam, 1 người Séc; Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh 1 người Việt Nam; Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam 1 người Anh.
 
Trong đó, 4 bệnh nhân có diễn biến bệnh nặng, bao gồm: Bệnh nhân số 20 (người Việt Nam, bệnh nền rối loạn tiền đình), bệnh nhân 21 (người Việt Nam, bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường); bệnh nhân số 24 (người Ireland), bệnh nhân số 26 (người Anh, thở máy, bệnh nền tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp II).
 
Theo các chuyên gia, tình hình mắc bệnh COVID-19 ở Việt Nam hiện tại chủ yếu các trường hợp xâm nhập, tỷ lệ lây thứ phát trung bình với hệ số lây nhiễm 0,77%.
 
Tính đến 8 giờ ngày 16/3, thế giới ghi nhận 169.368 trường hợp mắc COVID-19, 6.501 người tử vong tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tại Trung Quốc có 80.847 trường hợp mắc tại 31/31 tỉnh, thành phố. Tại 155 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc đại lục ghi nhận 88.521 ca mắc, 3.199 người tử vong.
 
Cụ thể, Italy có 21.747 ca mắc, 1.809 người tử vong; Iran 13.938 ca mắc, 724 ca tử vong; Tây Ban Nha 7.845 ca mắc, 292 người tử vong; Đức 5.813 trường hợp mắc, 11 ca tử vong; Pháp ghi nhận 5.423 trường hợp mắc, 127 người tử vong; Mỹ ghi nhận 3.680 ca mắc, 69 người tử vong. Tình hình dịch bệnh tại các nước Thuỵ Sỹ, Anh, Na Uy, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Áo, Bỉ… có diễn biến rất phức tạp./.

Nguồn: BNEWS/TTXVN

 Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384700
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1544
4123
5667
2330825
84646
4384700

Your IP: 18.117.70.64
Server Time: 2024-11-25 08:01:34

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 60 guests and no members online