Warning
  • Sorry No Product Found!!.

nCoV không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm

nCoV không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm

 Sau khi so sánh và phân tích bộ gene của nCoV và những virus corona khác, các nhà khoa học khẳng định nCoV không bắt nguồn từ phòng thí nghiệm.
Nhóm các nhà khoa học tại Mỹ, Anh và Australia trong một nghiên cứu mới về nCoV đã so sánh các bộ gene của nCoV với bảy loại virus corona khác để xác định những dấu hiệu biến đổi của chúng, trong đó ba loại lây nhiễm qua người, gây bệnh nghiêm trọng gồm SARS, MERS, nCoV và bốn loại gây ra các triệu chứng nhẹ như HKU1, NL63, OC43 và 229E.
 "Các phân tích của chúng tôi cho thấy rõ ràng nCoV không phải là một dạng cấu trúc được tạo ra từ phòng thí nghiệm hoặc một loại virus bị điều khiển có chủ đích", nhóm nghiên cứu viết trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 17/3.

 nCoV có vỏ chứa vật liệu di truyền tự nhiên. Ảnh: Live Science

Kristian Andersen, phó giáo sư về miễn dịch học và vi sinh học tại Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã xem xét khuôn mẫu di truyền của các gai S protein tăng đột biến nhô ra khỏi bề mặt của nCoV. Các virus corona sử dụng gai này để dính vào bức tường bảo vệ bên ngoài tế bào chủ, sau đó xâm nhập vào các tế bào. Họ theo dõi những trình tự gene chịu trách nhiệm cho hai tính năng chính của S protein gồm chức năng "móc" vào các tế bào chủ, được gọi là miền liên kết với thụ thể (một phân tử protein) và chức năng phân tách để cho phép virus mở và xâm nhập vào các tế bào đó.
Phân tích này cho thấy phần "gai móc" của S protein nhắm vào một thụ thể ở bên ngoài tế bào người gọi là ACE2, có liên quan đến quá trình điều hòa huyết áp. Phần "gai móc" của protein S gắn vào tế bào người một cách dễ dàng và thuần thục, giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận protein S là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên chứ không phải kỹ thuật di truyền nhân tạo.
Đây là lý do tại sao nCoV có liên quan mật thiết với virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), xuất hiện trên toàn cầu gần 20 năm trước. Các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề làm thế nào chứng minh SARS-CoV khác với nCoV với một vài thay đổi trong mã di truyền. Tuy nhiên, trong các mô phỏng trên máy tính, các đột biến trong nCoV có vẻ hoạt động không tốt trong việc giúp virus liên kết với các tế bào của con người. Nếu các nhà khoa học tạo loại virus này có chủ đích, họ sẽ không chọn các đột biến mà mô hình máy tính cho rằng sẽ không hoạt động.
Vậy nCoV bắt nguồn từ đầu? Nhóm nghiên cứu đã đưa ra hai kịch bản có thể xảy ra về nguồn gốc của nCoV ở người. Kịch bản đầu tiên dựa vào nguồn gốc một vài loại virus corona gần đây đã tàn phá dân số loài người như bệnh MERS xuất phát từ lạc đà, bệnh SARS xuất phát từ cầy hương. Về nCoV, các nhà nghiên cứu cho rằng dơi hoặc tê tê là động vật trung gian mang nCoV sang người.Trong kịch bản có thể xảy ra này, virus tiến hóa chọn lọc tự nhiên qua các vật chủ và con vật trước khi lây nhiễm sang người.
Kịch bản thứ hai virus "nhảy" từ vật sang người và quá trình biến đổi để thích ứng sau đó diễn ra trong quá trình lây nhiễm từ người sang người cho đến khi virus đủ mạnh để gây bùng phát dịch. Một số virus corona có nguồn gốc từ tê tê có miền liên kết với thụ thể tương tự như của nCoV. Theo cách đó, tê tê truyền virus vào vật chủ của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Một khi virus vào bên trong vật chủ, chúng có thể đã tiến hóa để có tính năng như phân tách và lây lan trong tế bào người. Một khi virus đạt được khả năng đó, khả năng bùng phát dịch rất cao.
 
Tất cả những cơ sở này chỉ ra bằng chứng rõ ràng về việc tiến hóa tự nhiên của virus corona chủng mới, giúp nhà khoa học dự báo tương lai của Covid-19 và tìm cách loại bỏ những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps, La Jolla, California, Đại học Tulane (Mỹ) và Viện Sinh học tiến hóa, Đại học Edinburgh, Edinburgh (Anh) phối hợp cùng Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và an toàn sinh học Marie Bashir, Trường Khoa học Đời sống và Môi trường, Đại học Sydney, Sydney (Australia).

Nguồn: vnexpress.net

Trích: http://vinanet.vn

Mỹ mua 30 triệu thùng dầu thô để dự trữ khẩn cấp

Mỹ mua 30 triệu thùng dầu thô để dự trữ khẩn cấp

 Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ sẽ mua tới 30 triệu thùng dầu thô cho kho dự trữ dầu mỏ chiến lược SPR vào cuối tháng 6/2020, là bước đầu tiên trong chỉ thị lấp đầy kho dự trữ khẩn cấp của Tổng thống Trump để hỗ trợ các nhà sản xuất dầu mỏ trong nước.
Khu dự trữ này trong các hang động trên bờ biển Texas và Louisiana có công suất chứa 77 triệu thùng. Bộ Năng lượng cho biết, ba mươi triệu thùng dầu mua đầu tiên sẽ là cả dầu thô ngọt và chua, và sẽ tập trung vào mua từ các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ có chưa tới 5.000 nhân viên.
Khoản tiền mua 77 triệu thùng sẽ phải được ủy thác theo luật kích thích mới. Dan Brouillette Bộ trưởng Bộ Năng lượng trả lời các phóng viên trong một hội nghị từ xa rằng Bộ đã yêu cầu Quốc hội khoảng 3 tỷ USD.
Ông Brouillette cũng cho biết đợt mua dầu dự trữ thứ hai có thể diễn ra trong 60 tới 90 ngày.
Các nhà phân tích tại ClearView Energy Partners cho biết bộ này dường như đang thiết lập nhiều cách để thực hiện yêu cầu lấp đầy SPR, phụ thuộc vào nguồn tiền trong tương lai. “Chúng tôi xem hành động ngày hôm nay là một bước cần thiết lấp đầy SPR, nhưng không đủ theo đúng nghĩa”.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết ông sẽ nói với Trump tận dụng giá dầu thấp và yêu cầu Quốc hội chi 10 tới 20 tỷ USD để tăng SPR trong dài hạn. Mnuchin cho biết “chúng tôi sẽ lấp đầy dự trữ trong 10 năm tới”. Brouillette cho biết ông vẫn chưa bàn với Mnuchin về kế hoạch đó nhưng sẽ sớm.
 
Giá dầu Mỹ tăng khoảng 12% trong ngày 19/3 lên gần 23 USD/thùng, sau 3 ngày bán tháo bởi dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến giá giữa Saudi Arabia và Nga khiến giá dầu xuống thấp nhất trong gần 2 thập kỷ.
Bộ Năng lượng sẽ mua tới 11,3 triệu thùng dầu ngọt và tới 18,7 triệu thùng dầu chua, giao từ ngày 1/5 tới 30/6/2020.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

EIA: Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng, dự trữ nhiên liệu giảm bất chấp đại dịch

EIA: Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng, dự trữ nhiên liệu giảm bất chấp đại dịch

 Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng trong tuần trước, trong khi tồn trữ xăng và sản phẩm chưng cất giảm, trong một báo cáo rằng phần lớn phản ứng của ngành dầu với sự bùng phát của virus corona ngày càng tồi tệ và dự kiến nguồn cung tăng từ Saudi Arabia.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tăng 2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 13/3 lên 453,7 triệu thùng, cao nhất kể từ tháng 7/2019. Các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters dự báo tăng 3,3 triệu thùng. Dự trữ xăng và dầu diesel giảm mạnh do các nhà máy lọc dầu giữ công suất sử dụng ổn định.
Tuy nhiên, trong tuần trước nhiều chính phủ trên thế giới đã tăng cường nỗ lực để làm chậm sự lây lan của virus, kêu gọi cư dân hạn chế tụ tập, trong khi các doanh nghiệp đóng cửa.
Nhu cầu xăng đang giảm mạnh, theo các nhà phân tích độc lập nhưng số liệu hàng tuần từ Bộ Năng lượng Mỹ không phản ánh sự điều chỉnh mạnh trong thị trường dầu mỏ.
Các nền kinh tế trên thế giới đang sụt giảm nhanh chóng và các nhà nghiên cứu của Goldman Sachs cho biết nhu cầu toàn cầu trong tháng 3/2020 có thể giảm khoảng 8 tới 9 triệu thùng mỗi ngày. Giá xăng giảm tiếp so với giá dầu diesel, trong dự đoán mọi người đi lại ít hơn .
Cùng thời điểm đó, giá dầu đã bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc chiến giá giữa Saudi Arabia và Nga khi hai quốc gia không đạt được thỏa thuận hạn chế nguồn cung.
Hoạt động lọc dầu tăng 118.000 thùng/ngày trong tuần trước, công suất lọc dầu không đổi.
Dự trữ xăng của Mỹ giảm 6,2 triệu thùng trong tuần này xuống 240,82 triệu thùng, so với dự đoán của giới phân tích trong thăm dò của Reuters giảm 2,9 triệu thùng. Dự trữ sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 2,9 triệu thùng xuống 125,12 triệu thùng, so với dự đoán giảm 2 triệu thùng.
 
Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, kho cảng phân phối dầu WTI tăng 563.000 thùng trong tuần trước.
Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 841.000 thùng/ngày trong tuần trước. Mỹ là nhà xuất khẩu ròng dầu thô và sản phẩm trong 5 tuần liên tiếp, chuỗi dài nhất trong lịch sử.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Saudi Arabia, Iraq sẽ không đền bù cho giá cước vận chuyển dầu tăng vọt

Saudi Arabia, Iraq sẽ không đền bù cho giá cước vận chuyển dầu tăng vọt

 Saudi Arabia và Iraq cho biết họ không thể giảm giá cước vận chuyển dầu thô theo các điều khoản hợp đồng mặc định do giá cước tàu chở dầu tăng kỷ lục.
Sự thay đổi trong các điều khoản cung ứng có thể dẫn tới các khách hàng trên khắp thế giới hủy các lô hàng trong tháng 4/2020 khi họ không mong đợi chịu toàn bộ chi phí vận chuyển.
Sự tăng giá này diễn ra sau khi Saudi Arabia vội vàng đặt số lượng tàu chở dầu kỷ lục khi họ tăng cường khai thác và bổ sung dầu vào thị trường vốn dư thừa như một phần của sự cạnh tranh với Nga. Nhưng động thái này có thể phản tác dụng khi giá thuế tàu tăng vọt trên mức dự kiến.
Giá thuê siêu tàu đã vọt lên mức kỷ lục trên 200.000 USD/ngày trong những ngày gần đây, làm tăng chi phí tổng thể.
Theo bản ghi nhớ gửi cho khách hàng được Reuters dẫn lời Saudi Aramco đã nói với các khách hàng ở Châu Âu họ sẽ cắt giảm các khoản thanh toán bù cho chi phí vận chuyển vì tình trạng trong thị trường vận chuyển hàng hóa.
Lưu ý cho biết “liên quan tới chính sách bảo vệ vận chuyển hàng hóa, do tình trạng thị trường vận tải hỗn loạn hiện nay, việc tính toán bảo vệ cước vận chuyển hàng hóa sẽ bị hạn chế trong 10% giá bán chính thức của Saudi Aramco”.
Chính sách bảo vệ cước vận chuyển áp dụng cho các nhà máy lọc dầu tại Châu Âu, nơi nhận bồi thường vì chi phí vận chuyển giữa Ras Tanura ở Saudi Arabia và Sidi Kerir ở Ai Cập.
Theo hai thương gia, chi phí cho hành trình giữa 2 cảng xuất khẩu được ước tính 3 - 4 USD/thùng.
Công ty tiếp thị dầu mỏ Iraq (SOMO) cũng thông tin cho các khách hàng họ không thể bù cho sự tăng vọt chi phí vận chuyển hàng hóa đến Châu Âu và Châu Mỹ trong tháng 4/2020.
Quyết định này được đưa ra vì giá cước vận tải thay đổi mạnh và chưa từng có cùng với giá dầu giảm mạnh. Chi phí vận chuyển tăng vọt trên toàn cầu vì thêm nhiều tàu để cung cấp dầu khi Saudi Arabia và nhiều nhà sản xuất Trung Đông khác tăng sản lượng sau khi các cuộc đàm phán gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga thất bại.
SOMO đang chào giá giảm cho các khách hàng vận chuyển hàng hóa sang Châu Âu và Châu Mỹ nếu chi phí vận chuyển hàng hóa tăng trên mức nhất định.
 
Việc giảm giá nhằm mục địch giành thị phần tại những khu vực này. Quyết định hủy bỏ giảm giá của SOMO khiến người mua bất ngờ khi nạp các lô hàng tháng 4/2020 đã được phân bổ và giao dịch trên thị trường này.
Trong một tuyên bố, SOMO giới thiệu rằng các khách hàng cũng có nhà máy lọc dầu tại Châu Á nền di chuyển hàng hóa sang phía đông thay vì phía tây.
SOMO cũng có thể xem xét các lô hàng tháng 4/2020 mà họ đã nhận trước đó nếu họ không thể đạt được một thỏa thuận giảm giá cho khách hàng.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá dầu Brent quý 2/2020 xuống 20 USD/thùng

Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá dầu Brent quý 2/2020 xuống 20 USD/thùng

 Goldman Sachs đã giảm dự báo giá dầu Brent quý 2/2020 khoảng 1/3 xuống 20 USD/thùng, dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ giảm kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày trong năm nay do dịch bệnh Covid-19 làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Ở mức giá đó dầu thô Brent sẽ thấp nhất kể từ tháng 2/2002. Giá dầu giảm một lần nữa trong ngày 18/3 có lúc đã giảm xuống 24,55 USD/thùng, thấp nhất kể từ năm 2003. Ngân hàng này cho biết “giá giảm như vậy sẽ phù hợp với các thị trường gấu trước đó năm 1999, 2009 và 2016”.
Nhu cầu bị ảnh hưởng từ virus có thể đạt đỉnh điểm trong cuối tháng 3/2020, với 8 triệu thùng/ngày, dự báo nguồn cung dư thừa 3,9 triệu thùng/ngày và 5,7 triệu thùng tương ứng trong quý 1 và 2/2020.
Trong khi đó công suất lưu trữ toàn cầu gồm cả dự trữ chiến lược của Mỹ khoảng 1.100 triệu thùng, có thể thoải mái chứa sự dư thừa này.
Mặt khác, nguồn cung giảm và nhu cầu phục hồi có thể đưa thị trường dầu trở lại thiếu hụt 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 4/2020, triển vọng giá dầu Brent quý 3 và quý 4/2020 không đổi tương ứng 30 USD/thùng và 40 USD/thùng.
Sản lượng dầu đá phiến dự kiến trong quý 4/2020 giảm 0,75 triệu thùng/ngày so với năm trước, với sản lượng từ các nhà sản xuất chi phí cao ngoại trừ OPEC, Nga và các nhà sản xuất đá phiến khác, cũng có thể giảm 0,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn này.
Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384653
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1497
4123
5620
2330825
84599
4384653

Your IP: 3.14.135.82
Server Time: 2024-11-25 07:48:32

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 72 guests and no members online