Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Dầu giảm 1/3 giá trị khi Saudi Arabia và Nga dự định tăng sản lượng

Dầu giảm 1/3 giá trị khi Saudi Arabia và Nga dự định tăng sản lượng

 Giá dầu giảm khoảng 1/3 trị giá trong ngày 9/3, ngày giảm giá lớn nhất kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, do Saudi Arabia và Nga báo hiệu họ sẽ tăng sản lượng trong thị trường dầu vốn đã dư thừa sau khi thỏa thuận kéo dài 3 năm của họ sụp đổ.
Mặc dù nhu cầu dầu thô giảm do virus corona, Riyadh đã lên kế hoạch tăng sản lượng trong tháng tới sau khi Moscow không đồng ý với đề xuất cắt giảm sản lượng sâu hơn nữa của OPEC trong tuần trước. Saudi Arabia cũng cắt giảm giá bán dầu chính thức.
Nga, một trong các nhà sản xuất hàng đầu thế giới cùng với Saudi Arabia và Mỹ, cũng cho biết họ có thể nâng sản lượng, bổ sung rằng họ có thể đối phó với giá dầu thấp trong 6 tới 10 năm.
Dầu thô Brent kỳ hạn giảm hơn 27% xuống 35,5 USD/thùng sau khi đầu phiên đã giảm khoảng 31% xuống 31,02 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 12/2/2016.
Dầu thô WTI giảm hơn 28% xuống 32 USD/thùng sau khi trong phiên có lúc giảm 33% xuống 27,34 USD, cũng thấp nhất kể từ ngày 12/2/2016.
Giá dầu WTI giảm mạnh nhất trong kỷ lục vào năm 1991 khi giá giảm khoảng 1/3.
Sự tan rã của tổ chức OPEC+, bao gồm các thành viên OPEC cộng với Nga và các nhà sản xuất khác, đã kết thúc sự hợp tác hơn 3 năm để hỗ trợ thị trường.
Saudi Arabia dự định tăng sản lượng dầu thô của họ lên trên 10 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020 sau khi thỏa thuận hạn chế sản lượng hiện nay hết hạn vào cuối tháng 3/2020. Vương quốc này đang sản xuất khoảng 9,7 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây.
Saudi Arabia, Nga và các nhà sản xuất chủ chốt khác đã trải qua cuộc chiến thị phần trong năm 2014, điều đó đã thúc đẩy sản lượng từ Mỹ, quốc gia không tham gia hiệp ước hạn chế sản lượng và hiện nay là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
Cuối tuần qua Saudi Arabia đã giảm giá bán chính thức tất cả các loại dầu thô giao tháng 4/2020 từ 6 đến 8 USD/thùng.
Goldman Sachs “tiên lượng cho thị trường dầu thậm chí còn khủng khiếp hơn so với tháng 11/2014, khi cuộc chiến giá như vậy bắt đầu, do nhu cầu sụt giảm đáng kể bởi virus corona”.
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự bùng phát của virus corona đã phá vỡ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hạn chế các chuyến hàng đến nhà nhập khẩu dầu lớn nhất. Virus cũng đã lan sang các nền kinh tế lớn khác như Ý và Hàn Quốc.
 
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu có thể giảm vào năm 2020, lần đầu tiên kể từ năm 2009. IEA đã cắt giảm dự báo nhu cầu gần 1 triệu thùng dầu mỗi ngày và thị trường hiện sẽ giảm 90.000 thùng/ngày.
Các ngân hàng lớn đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu của họ. Morgan Stanley dự đoán Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu bằng không vào năm 2020, trong khi Goldman Sachs dự kiến nhu cầu toàn cầu sụt giảm 150.000 thùng/ngày. Goldman Sachs cũng cắt giảm dự báo của mình về giá Brent xuống còn 30 USD cho quý 2 và 3/2020.
 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích: http://vinanet.vn

Đầu tư của ngành dầu khí sẽ giảm 30 tỷ USD do virus corona

Đầu tư của ngành dầu khí sẽ giảm 30 tỷ USD do virus corona

 Theo Reuters, dịch Covid-19 bùng phát có thể làm cho ngành dầu khí trong năm 2020 phải cắt giảm đầu tư hàng chục tỷ USD và trì hoãn việc lắp đặt các giàn khoan ngoài khơi Châu Á.

Audun Martinsen, người đứng đầu nghiên cứu dịch vụ mỏ dầu của Rystad cho biết Covid-19 có thể dẫn đến đầu tư sản xuất và thăm dò toàn cầu (E&P) giảm khoảng 30 tỷ USD vào năm 2020.

Các nước sản xuất dầu lớn cảnh báo, giá dầu Brent trên sàn London đã giảm gần 25% trong năm nay do nhu cầu giảm và tăng trưởng kinh tế dự kiến chậm lại.
Giá dầu giảm sẽ dẫn đến việc các công ty dầu khí giảm đầu tư ngân sách linh hoạt của họ, đặc biệt là các nhà khai thác đá phiến ở Mỹ cũng như một số công ty khai thác và thăm dò ngoài khơi.
Sự bùng phát dịch virus corona có thể làm trì hoãn việc bàn giao các giàn khoan dầu và các thiết bị khác ít nhất từ ba đến sáu tháng, do thiếu nhân viên hoặc nguồn cung cấp, cũng như các lệnh cấm đi lại một cách nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tình trạng lây lan của dịch bệnh.
 
Các chuyên gia chưa biết khi nào ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ giảm bớt, nhưng diễn biến vẫn còn rất phức tạp và tác động của Covid-19 không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành dịch vụ toàn cầu.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Chi tiết về hành trình di chuyển của ca nhiễm COVID-19 thứ 17 ở Việt Nam

 

Chi tiết về hành trình di chuyển của ca nhiễm COVID-19 thứ 17 ở Việt Nam Rất nhiều người dân phường Trúc Bạch- khu vực có liên quan đến cô gái nhiễm COVID-19 đang được đưa đến khu cách ly. Ảnh chụp đêm 6.3: Sơn Tùng

 Bộ Y tế vừa cung cấp thông tin chi tiết về hành trình của nữ bệnh nhân dương tính với COVID-19. Đây được xác định là ca nhiễm COVID thứ 17 ở Việt Nam.
 
Theo đó, người phụ nữ Hà Nội trong nửa cuối tháng 2.2020 đã đi du lịch tới London (Anh), Milan (Italia), Paris (Pháp), nhưng khi về nước, nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Nội Bài ngày 2.3 không khai báo y tế, được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định mắc bệnh COVID-19 lúc 21h30 tối 6.3.2020.
 
Đó là chị N.H.N, 26 tuổi, làm quản lý khách sạn, có địa chỉ thường trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
 
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội: Người phụ nữ này xuất cảnh ngày 15.2 bay sang London (Anh), ngày 18/2 bay sang Milan (tỉnh Lombardy, Italia) du lịch. Tại thời điểm này, tại tỉnh Lombardy chưa ghi nhận dịch COVID-19 bùng phát. Ngày 25.2.2020, bệnh nhân sang Paris, Pháp du lịch 1 ngày. Tại đây bệnh nhân có tiếp xúc với chị gái bị nhiễm COVID-19, sau đó quay trở lại London ngày 26.2.
 
Ngày 29.2, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện ho, nhưng không đi khám. Đến ngày 1.3, bệnh nhân bị thêm đau mỏi người, không rõ sốt. Sau đó bệnh nhân lên máy bay trở về Việt Nam trên chuyến bay có số hiệu VN0054 của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng ngày 2.3. Do bệnh nhân lúc này không sốt, không khai báo tình trạng sức khỏe của mình nên đã được nhập cảnh. Bệnh nhân được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà riêng tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.
 
Kể từ khi về nước, bệnh nhân đã chủ động tự cách ly tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, không đi đâu ra khỏi nhà, chủ động đeo khẩu trang kể cả khi ở trong nhà.
 
Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ ngày 2.3. Ngày 5.3 bệnh nhân xuất hiện sốt liên tục (38 độ C) kèm theo ho nhiều, có đờm, mệt mỏi. Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở 55 Yên Ninh, Ba Đình, được chẩn đoán viêm phổi (phim chụp XQ có hình ảnh đám mờ ở đáy phổi phải). Do có tiền sử đi từ nước ngoài về, nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị.
 
Lúc 18h ngày 5.3, bệnh nhân nhập viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, đang được cách ly, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại phòng áp lực âm của bệnh viện.
 
Ngay sau khi ghi nhận thông tin về ca nghi nhiễm, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình và các lực lượng của ngành y tế và quận Ba Đình đã trực tiếp xuống khu vực nhà bệnh nhân để chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch, cụ thể:
 
 
- Thành lập ngay Ban chỉ đạo đáp ứng khẩn cấp với dịch COVID-19 tại phường Trúc Bạch gồm các lực lượng: Chủ tịch UBND phường, Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Ba Đình, cán bộ y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và các lực lượng khác của phường: y tế, công an, dân phòng.
 
- Lập sơ đồ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại 2 đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực.
 
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cử 3 đội đáp ứng nhanh phối hợp với đội đáp ứng nhanh của Trung tâm Y tế quận Ba Đình và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra dịch tễ lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân và những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần tại khu vực nhà bệnh nhân đang sinh sống; tại Bệnh viện Hồng Ngọc (55 Yên Ninh) nơi bệnh nhân đến khám ban đầu; tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 và hồi cứu quá trình nhập cảnh tại sân bay Nội Bài của bệnh nhân. Theo đó, đã làm rõ những thông tin sau:
 
+ Chuyến bay VN0054 có tổng cộng 197 hành khách và phi hành đoàn.
 
 + Tại nhà riêng của bệnh nhân: có 08 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.
 
+ Tại Bệnh viện Hồng Ngọc: Có 16 người tiếp xúc với bệnh nhân. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.
 
Y tế Hà Nội đã tổ chức phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại nhà bệnh nhân và khu vực lân cận, bệnh viện Hồng Ngọc và nhà những người tiếp xúc gần.
 
Toàn bộ những người tiếp xúc gần đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để cách ly tập trung và lấy mẫu xét. Còn lại những người tiếp xúc gần với những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân được thống kê lập danh sách và yêu cầu thực hiện cách ly y tế tại nơi ở theo quy định.
 
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội sẽ tiếp tục thông tin về kết quả xét nghiệm của trường hợp này.
 
Bộ Y tế kêu gọi tất cả các công dân trở về Việt Nam từ vùng có dịch, cần nghiêm chỉnh khai báo y tế trước khi nhập cảnh để được tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp về y tế.

Nguồn: Thùy Linh - LH/Laodong.vn

Trích: http://vinanet.vn

Khai báo sức khỏe toàn dân từ 10-3, tạm dừng miễn thị thực đơn phương với EU và Anh

Khai báo sức khỏe toàn dân từ 10-3, tạm dừng miễn thị thực đơn phương với EU và AnhPhó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các cơ quan liên quan chuẩn bị để chậm nhất ngày 10-3 triển khai việc khai báo sức khỏe toàn dân - Ảnh: CP

 Việc khai báo sức khỏe y tế với mọi người dân trên toàn quốc sẽ được triển khai từ ngày 10-3 để góp phần phòng, chống dịch bệnh.
  
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19) - đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp của ban chỉ đạo ngày 8-3.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Đây là giai đoạn khó khăn hơn khi dịch đã lan ra hơn 100 nước, nên phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả và virút đã xâm nhập vào nước ta, "đang âm thầm mai phục".
 
Do đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh chúng ta đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Vì vậy, những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ.
 
Về nhập cảnh, ban chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
 
Với những nước ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày cũng đề nghị tạm dừng; từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ theo quy định.
 
Ngoài ra, chúng ta đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên như vậy cũng chưa đủ nên Phó thủ tướng cho rằng cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam.
 
Mục tiêu để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.
 
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10-3 thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.
 
Trong những ngày tới phải tiếp tục đề cao kỷ cương, trách nhiệm, thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia… bởi đã có tình trạng những ngày qua đã có bệnh viện không thực hiện. Do vậy, phải làm rõ trách nhiệm thuộc về cấp nào, thuộc về ai để xử lý nghiêm theo quy định.
 
 
Bên cạnh đó, phải rà soát lại tất cả các hướng dẫn, hoàn thiện để có các hướng dẫn chính xác, đơn giản, dễ hiểu nhất giúp người dân hiểu rõ về dịch bệnh, những việc cần làm, những việc không được làm để chống dịch,…
 
Phó thủ tướng đề nghị phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm COVID-19, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi hay khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.

Nguồn: N.An/tuoitre.vn

Trích: http://vinanet.vn

Sở Y tế ra Quyết định thu hồi Phiếu tiếp nhận công bố nước rửa tay khô

 

Sở Y tế ra Quyết định thu hồi Phiếu tiếp nhận công bố nước rửa tay khô

 Sở Y tế Hà Nội ban hành Quyết định số 202/QĐ-SYT ngày 21/02/2020 về việc thu hồi phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại A và sản xuất đối với chế phẩm diệt khuẩn tay không dùng nước.
Với lý do Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị loại A và hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất không thuộc nhóm trang thiết bị y tế theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ, khiến 48 hồ sơ công bố bị thu hồi.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 3, Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ: “Hóa chất, chế phẩm chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế được quản lý theo quy định của Nghị định này. Hóa chất, chế phẩm có mục đích khử khuẩn trang thiết bị y tế nhưng ngoài ra còn có mục đích sử dụng khác được quản lý theo quy định của pháp luật về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế”.
Danh sách này gồm:
- Dung dịch xịt kháng khuẩn Hemomum của Công ty Cổ phẩn phát triển Dược Vesta;
- Dung dịch vệ sinh mũi Kasea Fresh Baby của Công ty TNHH Cadupharco;
- Dung dịch rửa tay khô Clean Hand của Công ty TNHH Liên doanh Dược - Mỹ phẩm quốc tế Shabiphar;
- Dung dịch rửa tay khô thảo mộc Dr. Vin của Công ty TNHH Dược phẩm và Y dược Việt Xuân;
- Xịt sát khuẩn Clean Virus của Công ty Cổ phần Dược phẩm Elaphe;
- Gel rửa tay khô tiệt khuẩn của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Châu;
- Dung dịch rửa tay sát khuẩn nhanh của Công ty Cổ phần Y dược ADK;
- Kháng khuẩn tay nano bạc Corona của Công ty Cổ phần Dolexco Việt Nam;
- Anti-virus Anti-virus của Công ty TNHH Công nghệ Dược liệu Việt;
- Dung dịch xịt rửa tay khô 24H của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Love Mom…
Dẫn nguồn tieudung.vn, các chuyên gia y tế khuyến cáo để chọn mua được sản phẩm dung dịch rửa tay khô an toàn, hiệu quả, trước khi mua người tiêu dùng nên kiểm tra các nội dung thông tin trên nhãn có đầy đủ và đúng quy định không, nếu chưa yên tâm có thể điện thoại để yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Cục Quản lý Môi trường Y tế cấp để hạn chế những rủi ro và bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4384928
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1772
4123
5895
2330825
84874
4384928

Your IP: 3.137.218.176
Server Time: 2024-11-25 09:39:10

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 59 guests and no members online