Warning
  • Sorry No Product Found!!.

TT năng lượng TG ngày 28/2: Dầu giảm, theo xu hướng tuần giảm mạnh nhất trong 4 năm

TT năng lượng TG ngày 28/2: Dầu giảm, theo xu hướng tuần giảm mạnh nhất trong 4 năm

 Giá dầu giảm phiên thứ 6 liên tiếp trong ngày hôm nay và hướng tới tuần giảm 12%, giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm, do sự lây lan của virus corona bên ngoài Trung Quốc làm tăng lo sợ nhu cầu toàn cầu chậm lại.
Virus này đã giết chết hơn 2.700 người tại Trung Quốc, đã lan ra 46 quốc gia. Các nhà đầu tư lo lắng bệnh dịch có thể trở thành đại dịch và có thể gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 90 US cent hay 1,7% xuống 50,83 USD/thùng, thấp nhất 14 tháng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 4/2020 hết hạn vào ngày hôm nay. Hợp đồng này đã giảm khoảng 2% trong ngày hôm qua, giảm khoảng 12% trong tuần này và theo hướng có tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 1/2016.
Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 73 US cent hay 1,6% xuống 56,36 USD/thùng. Dầu thô Mỹ đã giảm khoảng 13% trong tuần này, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2014.
Tổ chức WHO cho biết ca nhiễm mới được báo cáo khắp thế giới hiện nay đã vượt Trung Quốc đại lục, tất cả các nước cần chuẩn bị ngăn chặn virus này.
Các quan chức y tế Mỹ đã kêu gọi người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho sự lây lan của virus corona tại Mỹ.
Thị trường dầu mỏ đang hy vọng tổ chức OPEC và các đồng minh gồm Nga cắt giảm nguồn cung sâu hơn. Các nhà sản xuất OPEC+ này hiện nay đang giảm sản lượng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 5 - 6/3/2020.
Nhà phân tích Jason Gammel tại Jefferies cho biết “chúng tôi tin tưởng tổ chức này cần thực hiện cắt giảm nhiều hơn 600.000 thùng/ngày theo đề xuất từ ủy ban kỹ thuật của họ để hỗ trợ giá”.
Khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất gần 4 năm, do dự báo thời tiết trong 2 tuần tới ôn hòa hơn và theo xu hướng giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 năm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 8,5 US cent tương đương 4,6% xuống 1,752 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Tính đến nay giá khí tự nhiên giảm 40% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 28/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

46,3810

0,8

-1,70 %

-17,03%

Dầu Brent

USD/thùng

51,2819

2,12

-3,97 %

-22,06%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8534

0,01

-0,33%

-35,17%

Xăng

USD/gallon

1,3757

0,0098

-0,71 %

-20,57%

Dầu đốt

USD/gallon

1,4695

0,0087

-0,59 %

-26,65%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Gia tăng khó khăn cho kinh tế Việt Nam khi Covid-19 lan nhanh tại Hàn Quốc

Gia tăng khó khăn cho kinh tế Việt Nam khi Covid-19 lan nhanh tại Hàn Quốc

 Hoạt động du lịch cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ hứng chịu thêm những tác động tiêu cực khi dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp tại Hàn Quốc.
 
Tính đến chiều ngày 24/2, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch của Hàn Quốc báo cáo số ca nhiễm Covid-19 tại nước này đã tăng lên con số 833 và đã có 7 người tại nước này chết do virus Covid-19, khiến nước này vượt qua Nhật Bản trở thành nước có số ca nhiễm bệnh Covid-19 nhiều thứ hai thế giới sau Trung Quốc Đại Lục.
 
Việc xuất hiện nhiều ca ghi nhận nhiễm virus Covid-19 mới vào cuối tuần qua tại Hàn Quốc và các quốc gia khác đã tạo ra tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về bối cảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2020. Do đó kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm 3,87%, chỉ số Hangseng của Hongkong và Nikkei 225 của Nhật Bản cũng lần lượt giảm 1,79% và 0,39%.
 
Thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam – khiến VnIndex đóng cửa giảm 29,75 điểm – tương đương với giảm 3,19%, đóng cửa ở mức 903,34 điểm.
 
Đánh giá về diễn biến bệnh dịch do virus Covid-19 tại Hàn Quốc đối với Việt Nam, báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể khiến lượng khách du lịch từ nước này vào Việt Nam giảm mạnh.
 
Theo số liệu thống kê năm 2019, khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tới 56% tổng lượng khách đến Việt Nam trong năm qua. Với việc lượng khách du lịch tới từ Trung Quốc giảm mạnh do dịch bệnh bùng phát khắp tại Trung Quốc, việc lượng du khách đến từ Hàn Quốc giảm mạnh sẽ có tác động như một cú đánh bồi vào ngành du lịch Việt Nam, do khách du lịch từ nước này chiếm tới 29,9% tổng lượng khách du lịch vào Việt Nam trong năm 2019.
 
Thêm vào đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam – vốn đã chịu tác động tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng không mấy tích cực do xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm tới 23,2% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi đó nhập khẩu của Việt Nam từ 2 quốc gia này chiếm tới 48,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
 
Đáng chú ý, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam, do các sản phẩm điện tử của Samsung - chiếm gần tới 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị thiếu các sản phẩm đầu vào. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Nguồn: Haiquanonline.com.vn

Trích: http://vinanet.vn

Chuyên gia của Goldman Sachs giảm 10 USD/thùng khi dự báo về giá dầu do Covid-19

Chuyên gia của Goldman Sachs giảm 10 USD/thùng khi dự báo về giá dầu do Covid-19

 Trong thông báo mới nhất gửi khách hàng của mình, chiến lược gia hàng hóa của Goldman Sachs, ông Damien Courvalin, đã giảm 10 USD/thùng đối với dự báo về giá dầu trong quý I/2020, xuống còn 53 USD/thùng, và cho rằng mức giá đó sẽ duy trì cho tới cuối năm do nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sụt giảm vì dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid-19).
Dịch Covid-19 khiến nhu cầu dầu của Trung Quốc và toàn cầu giảm đáng kể. Mặc dù vậy, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ thời gian giảm sẽ kéo dài bao lâu, mức độ giảm trong tương lai sẽ như thế nào, và cũng chưa chắc chắn liệu Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng hay không. Hiện nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm khoảng 4 triệu thùng/ngày so với trước khi xảy ra dịch bệnh.
Dự trên dữ liệu về mức độ tồn trữ dầu của OPEC hiện nay, Goldman Sachs đã hạ dự báo về giá dầu thô, theo đó dầu Brent sẽ lần lượt ở các mức 53 USD/thùng, 57 USD/thùng, 60 USD/thùng trong các quý I, II, III và IV của năm 2020 (so với mức dự báo trước đây là 63 USD/thùng trong quý I/2020) (dự báo giá dầu WTI sẽ thấp hơn khoảng 4,5 USD/thùng so với dầu Brent).
Goldman Sachs sẽ liên tục cập nhật thông tin về nhu cầu dầu của Trung Quốc và thế giới, cũng như nhận định về các động thái của OPEC.
 
Ngoài ra, còn một rủi ro lớn nữa đối với thị trường dầu thế giới, đó là Trung Quốc có thể không còn chỗ chứa dầu tồn kho nếu nhu cầu của nước này giảm nhiều hơn dự kiến. Trong trường hợp đó, giá dầu sẽ còn giảm nhiều hơn nữa.
 

Nguồn: VITIC/Reuters

Trích: http://vinanet.vn

Giá vàng ngày 27/2/2020 biến động nhẹ

Giá vàng ngày 27/2/2020 biến động nhẹ

 Giá vàng thế giới hồi phục nhẹ do thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh virus Corona bùng phát, vàng trong nước hôm nay tăng nhẹ, SJC lên mức 46,82 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước biến động nhẹ
Vào thời điểm lúc 11h giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 46,10 triệu đồng/lượng (giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua) - bán ra 46,82 triệu đồng/lượng (giảm 150.000 đồng/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 45,70 triệu đồng/lượng - bán ra 46,80 triệu đồng/lượng (giảm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng SJC niêm yết tại Phú Quý SJC mua vào 46,10 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng) - bán ra 46,60 triệu đồng/lượng (không đổi).
Giá vàng SJC của công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá mua vào 46,10 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng) - bán ra 46,70 triệu đồng/lượng (tăng 150.000 đồng/lượng).
Giá vàng thế giới hồi phục nhẹ
Trên thị trường thế giới, giá vàng đã phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch đêm qua. Trong phiên này giá kim loại quý dao động trong khoảng 1.640-1.650 USD/ounce. Trong phiên này, dù có lúc giá kim loại quý giảm mạnh xuống 1.624,5 USD/ounce nhưng ngay sau đó đã bật tăng trở lại giúp vàng có phiên phục hồi sau phiên giảm mạnh trước đó. Tình chung toàn phiên, giá vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 2,1 USD xuống 1.647,7 USD/ounce, vàng giao ngay tăng 11,8 USD lên 1.649 USD/ounce.
Đến 7h30 sáng nay giá vàng thế giới được giao dịch quanh 1.644 USD/ounce tại thị trường Châu Á, tăng nhẹ 0,17% so với mức giá chốt đêm qua, lúc 11h sáng đạt mức 1.648 USD/ounce.
Diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán đang hậu thuẫn giá vàng. Các thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh virus Corona bùng phát khó kiểm soát. Riêng các chỉ số chứng khoán Mỹ phiên đêm qua chứng kiến mức giảm mạnh phiên thứ hai liên tiếp lớn nhất trong lịch sử sau khi các quan chức của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ trong cuộc họp báo chiều thứ ba theo giờ địa phương cho biết dịch Covid-10 sẽ lan rộng ở Mỹ và cả các nước châu Á và châu Âu.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục là 1,328% đã thúc đẩy dòng vốn chuyển sang thị trường kim loại. Tuy nhiên kim loại màu cũng gặp trở ngại bởi thị trường tiêu thụ nhiều vàng nhất là Trung Quốc đang gặp khó khăn bởi đại dịch Corona.
Mục tiêu đột phá giá ngắn hạn tiếp theo của thị trường là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự kỹ thuật vững chắc cũng là mức cao nhất trong tuần này là 1.691,7 USD/ounce. Ngược lại, mục tiêu giảm giá ngắn hạn tiếp theo đang đẩy giá xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức cao nhất trong tháng 1 là 1.619,6 USD/ounce.
Quỹ đầu tư vàng lớn thế giới SPDR đã thực hiện mua vào 6,15 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ lên 940,09 tấn vàng.
Hiện giá dầu thô Nymex thấp hơn, ở mức thấp gần 14 tháng và giao dịch quanh mức 49,00 đô la một thùng. Dầu thô Brent cũng đang giao dịch gần mức thấp nhất trong 14 tháng; trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ nhỉnh hơn một chút.
Kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu kết thúc hơn 1 thập kỷ trước, các nhà đầu tư cảnh giác nhất trước nhiều loại rủi ro lại có xu hướng thua lỗ. Trên toàn cầu, giá các loại tài sản vẫn liên tục tăng lên bất chấp các sự kiện như khủng hoảng nợ ở eurozone, Mỹ chấm dứt các gói nới lỏng định lượng hay chiến tranh thương mại.
Sự lây lan nhanh chóng của virus corona ở bên ngoài Trung Quốc và tác động của nó đối với hoạt động kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng dự báo về việc các ngân hàng trung ương thế giới sẽ nới lỏng chính sách, với các thị trường tiền tệ tương lai của Mỹ đặt cược 100% vào khả năng lãi suất giảm 0,25 điểm % vào cuối tháng 6.
 
Theo giới phân tích, giá vàng vẫn có thể chạm ngưỡng 1.700 USD/ounce khi có các thông tin đột biến liên quan đến dịch COVID-19.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, những ảnh hưởng của dịch bệnh có thể lan ra bên ngoài Trung Quốc vì hầu hết các nền kinh tế lớn trong khu vực đều dự báo chậm lại đáng kể, đi ngang hoặc giảm trong quí I/2020.
Sau khi TTCK Mỹ trải qua 2 phiên bán tháo tồi tệ nhất trong 2 năm trở lại đây, Tổng thống Donald Trump và các cố vấn thân cận của ông đã có những động thái nhằm trấn an niềm tin của nhà đầu tư, khuyến khích họ đừng hoảng sợ mà hãy tận dụng cơ hội để mua vào.
Phát biểu tại Las Vegas cuối tuần trước, Tổng thống Trump nói rằng giới báo chí chỉ hi vọng thị trường sụt giảm mạnh bởi vì điều đó sẽ phá hủy nỗ lực tái tranh cử của ông. Tại buổi vận động tranh cử ở Phoenix đầu tháng 2, ông tự hào nói về "144 lần TTCK lập đỉnh, và điều đó có nghĩa là tài khoản hưu trí của bạn tăng lên 60, 70, 80, 90 thậm chí 100%".

Nguồn: VITIC

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 26/2: Giá dầu tăng bất chấp lo sợ về virus corona

TT năng lượng TG ngày 26/2: Giá dầu tăng bất chấp lo sợ về virus corona

 Giá dầu thô tăng trong ngày hôm nay do các nhà đầu tư mua để đóng giao dịch bán khống sau 3 phiên giảm giá, ngay cả khi lo sợ về sự lây lan nhanh chóng của virus corona sẽ dẫn tới đại dịch toàn cầu.
Dầu thô Brent tăng 42 US cent hay 0,8% lên 55,37 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 43 US cent hay 0,9% lên 50,33 USD/thùng. Tuy nhiên, cả hai loại dầu này đã giảm gần 7% kể từ đóng cửa ngày 20/2/2020.
Lo sợ về đại dịch leo thang sau khi virus corona lây lan thêm nhiều quốc gia, trong khi virus đã giết chết 16 người Iran, nhiều nhất ngoài Trung Quốc, và sự lây nhiễm trở nên tồi tệ ở Hàn Quốc và Italy.
Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết người Mỹ nên chuẩn bị khả năng sự lây lan của virus ra cộng đồng.
Hideshi Matsunaga, nhà phân tích tại Sunward Trading cho biết “các nhà đầu tư đóng lại hợp bán ra sau khi WTI giảm dưới mức hỗ trợ quan trọng 50 USD, khi họ đã thực hiện vài lần trong đầu tháng này”. “Sự sụt giảm sản lượng của Libya và dự đoán tổ chức OPEC sẽ cắt giảm thêm sản lượng cũng hỗ trợ”.
Sản lượng dầu tại Libya đã giảm mạnh kể từ ngày 18/1/2020, vì phong tỏa các cảng và mỏ dầu của tổ chức trung thành với tướng Khalifa Haftar. OPEC và các đồng minh gồm cả Nga, gọi lai OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 5 - 6/3 tại Vienna.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết ông tin rằng OPEC và các đối tác đối phó một cách trách nhiệm với sự lây lan của virus corona.
Tuy nhiên, lo lắng kéo dài rằng sự lây lan nhanh chóng của virus này sẽ làm giảm kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ, điều này đang gây sức ép lên tâm lý nhà đầu tư.
Ông Fatih Birol, giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết triển vọng của IEA về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, bổ sung rằng triển vọng sẽ giảm tiếp do sự bùng phát của virus corona.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng tuần thứ 5 liên tiếp. Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô tăng 1,3 triệu thùng trong tuần trước.
Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela, trong một nỗ lực bóp nghẹt tài chính của chính phủ Tổng thống Nicolas Maduro.
Khí tự nhiên tăng trở lại
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng, mặc dù dự báo nhu cầu trong hơn 2 tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn New York tăng 2 US cent tương đương 1,1% lên 1,847 USD/mmBTU và giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 tăng dưới 1 US cent lên 1,851 USD/mmBTU.
Tuy nhiên, tính đến nay giá khí tự nhiên giảm 36% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại 48 tiểu bang sẽ vẫn gần bình thường trong 2 tuần tới ngoại trừ vài ngày lạnh hơn bình thường từ 27/2 tới 1/3.
Refinitiv dự đoán nhu cầu trung bình tại 48 triểu bang, gồm xuất khẩu sẽ giảm từ 117,1 tỷ feet khối mỗi ngày trong tuần này xuống 115,5 tỷ feet khối trong tuần tới.
Sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang giữ ở mức 94,6 bcfd ngày thứ 2 liên tiếp trong ngày 24/2, so với trung bình 94,2 bcfd trong tuần trước và mức cao kỷ lục 96,8 bcfd vào ngày 30/11/2019.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 26/2/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

50,2091

0,39

0,78 %

-11,83%

Dầu Brent

USD/thùng

55,2662

0,33

0,60 %

-16,73%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,8436

-0,01

-0,47%

-34,13%

Xăng

USD/gallon

1,5187

-0,0084

-0,55 %

6,99

Dầu đốt

USD/gallon

1,5728

-0,0037

0,24 %

-22,18%

 
 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn

Hỗ trợ trực tuyến

4385153
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1997
4123
6120
2330825
85099
4385153

Your IP: 3.139.235.177
Server Time: 2024-11-25 11:20:02

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 29 guests and no members online