Warning
  • Sorry No Product Found!!.

Hiệp định giữa Việt Nam và Đức về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

Hiệp định giữa Việt Nam và Đức về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

 Hiệp định giữa Việt Nam và Đức về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của công dân, hay công ty của nước này trên lãnh thổ của nước kia.
 
Thông tin cơ bản về Hiệp định giữa Việt Nam và Đức về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư
Thời gian kí kết: 3/4/1993
 
Địa điểm kí kết: Hà Nội, Việt Nam.
 
Hiệp định giữa Việt Nam và Đức về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư được kí kết với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của công dân, hay công ty của nước này trên lãnh thổ của nước kia.
 
Việt Nam và Đức nhận thức rằng việc khuyến khích và bảo hộ bằng Hiệp định các khoản đầu tư này là thích hợp để làm sống động các hoạt động kinh tế, kể cả sáng kiến kinh tế tư nhân và tăng cường sự phồn thịnh của nhân dân hai nước.
 
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Mỗi Bên kí kết sẽ khuyến khích việc đầu tư của công dân, hay công ty của Bên kí kết kia trên lãnh thổ của nước mình và sẽ cho phép việc đầu tư đó được thực hiện phù hợp với luật pháp của nước mình. Các đầu tư sẽ được hưởng sự đối xử công bằng và thỏa đáng trong mọi trường hợp.
 
Đầu tư của các công dân hoặc công ty của một Bên kí kết đã được phép thực hiện trên lãnh thổ của Bên kí kết kia, phù hợp với luật pháp ở đó sẽ được Hiệp định này bảo hộ đầy đủ.
 
Mỗi Bên kí kết hoàn toàn không tiến hành các biện pháp tuỳ tiện hay phân biệt đối xử làm ảnh hưởng đến việc quản lí, chi dùng, sử dụng hoặc tận dụng khoản vốn đầu tư của công dân hay công ty của Bên kí kết kia trên lãnh thổ nước mình.
 
Đối xử tối huệ quốc theo Hiệp định
Mỗi bên kí kết đối xử với đầu tư thuộc sở hữu hoặc thuộc sự chi phối của công dân, hay công ty của Bên kí kết kia trên lãnh thổ nước mình không kém thuận lợi hơn so với đầu tư của công dân và công ty nước mình, hay so với đầu tư của công dân và công ty nước thứ ba.
 
Đối với các hoạt động liên quan tới đầu tư trên lãnh thổ của mình, mỗi Bên kí kết đối xử với công dân hay công ty của Bên kí kết kia không kém thuận lợi hơn so với công dân và công ty của mình, hay so với công dân và công ty nước thứ ba.
 
Đức sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 12,6 tỉ USD và năm 2017 ở mức trên dưới 10 tỉ. Con số này là 12 tỉ USD theo thống kê của phía Đức.
 
Bốn tháng đầu năm 2018, xuất nhập khẩu song phương đạt 3,321 tỉ USD. Nếu tính từ thời điểm 2008 với mức kim ngạch là 3,55 tỉ USD thì sau 10 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã tăng gấp ba lần.
 
Bốn tháng đầu năm 2018, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Đức cũng thay đổi, với hàng hóa từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như điện thoại và linh kiện điện tử tăng mạnh (685 triệu USD), sau đó là các mặt hàng truyền thống như giày dép (279 triệu USD), hàng dệt may (217 triệu USD), cà phê (176 triệu USD) và thủy sản (61 triệu USD).
 
Nếu chỉ tính riêng cà phê nguyên liệu thì Việt Nam đứng đầu danh sách nước xuất sang Đức với mức ổn định khoảng 500 triệu USD. Do một số yếu tố ngoại cảnh tác động nên mặt hàng thủy sản, nhất là cá tra, có xu hướng giảm hơn so với trước kia.
 
 
Về đầu tư trực tiếp từ Đức vào Việt Nam, Đức vẫn đứng ở vị trí khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của hai nước. Đến tháng 4/2018, Đức có 286 dự án FDI tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng kí hơn 1,4 tỉ USD, đứng thứ 20 trong tổng số 116 nước có đầu tư ở Việt Nam.
 
Trong 4 tháng đầu năm 2018, có 14 dự án mới được đăng kí với số vốn khoảng 40 triệu. Đầu tư từ Việt Nam sang Đức đạt mức 21,44 triệu USD với 11 dự án.
 
Nguồn: https://kinhtetieudung
Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 5/3/2020: Giá dầu tăng hơn 1%

TT năng lượng TG ngày 5/3/2020: Giá dầu tăng hơn 1%

  IMF cho biết virus corona làm giảm kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2020. Tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng nhẹ, xuất khẩu đạt 4 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thô ngày 5/3/2020 tăng hơn 1%, bù đắp mức giảm phiên trước đó do tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng ít hơn so với dự kiến, song mức tăng bị hạn chế do không chắc chắn về việc cắt giảm nguồn cung bởi các nước sản xuất dầu chủ yếu.
Giá dầu thô Brent tăng 78 US cent tương đương 1,5% lên 51,91 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 69 US cent tương đương 1,5% lên 47,47 USD/thùng.
Saudi Arabia và các thành viên khác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang thuyết phục sự hậu thuẫn từ Nga tham gia trong việc cắt giảm thêm sản lượng dầu, nhằm hỗ trợ giá đã giảm 20% trong năm nay do virus corona bùng phát.
Saudi Arabia muốn cắt giảm thêm 1 triệu đến 1,5 triệu thùng/ngày trong quý 2/2020 và giữ mức cắt giảm hiện tại 2,1 triệu thùng/ngày đến cuối năm 2020.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya thuộc công ty môi giới OANDA cho biết: “Nếu OPEC+giải quyết vấn đề gì đó giữa yêu cầu không thay đổi việc cắt giảm của Nga và mục tiêu 1,5 triệu thùng/ngày của Saudi, điều này sẽ không hỗ trợ giá”.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khiêm tốn, trong khi xuất khẩu dầu của Mỹ tăng hơn 4 triệu thùng/ngày – lần đầu tiên – kể từ tháng 12/2019, điều này cho thấy nhu cầu dầu nước ngoài tăng.
Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu. Liên minh dẫn đầu là Saudi chiến đấu tại Yemen cho biết, đã ngăn chặn một cuộc tấn công vào 1 tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Yemen trên biển Ả Rập, hãng thông tấn nhà nước SPA, Saudi cho biết.
Virus corona lây lan toàn cầu làm giảm kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm nay và giữ mức tăng trưởng sản lượng toàn cầu năm 2020 chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009, Giám đốc quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Kristalina Georgieva cho biết.

 Bảng giá năng lượng thế giới sáng 5/3/2020:

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

47,3400

0,28

0,59 %

-15,78%

Dầu Brent

USD/thùng

51,8200

0,42

0,82 %

-21,46%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,9260

0,007

-0,36 %

-32,17%

Xăng

USD/gallon

1,5433

0,0054

0,35 %

-13,72%

Dầu đốt

USD/gallon

1,5437

0,0052

0,34 %

-23,42%

 Nguồn: VITIC/Reuters
Trích:http://vinanet.vn

Tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do

Tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do

 Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh đến tình hình xuất nhập khẩu nước ta. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu hàng hóa vẫn đang mở ra từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Xuất nhập khẩu ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 2/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 37,1 tỷ USD, tăng nhẹ 0,8% so với tháng 1/2020 và tăng gần 30% so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 74,02 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 năm 2020 ước đạt 18,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng 1 và tăng 34% so với cùng kỳ tháng 02 năm 2019. Ước chung 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,92 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng 2/2020, Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 11,41 tỷ USD, tăng 6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,51 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam với mức tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp FDI.
Về các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, nông, thủy sản chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong tháng 2/2020 đã giảm tới 15,1% so với tháng 1/2020. Có tới 8/9 mặt hàng trong nhóm này có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2019.
Tiếp tục khẳng định là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến trong tháng 2 đã tăng 4% so với tháng 1/2020, đạt 16 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 55,8% so với tháng 1/2020 do hãng Samsung đã xuất khẩu và bán ra thị trường bộ ba sản phẩm mới là Galaxy S20, S20+, S20 Ultra. Tính chung 2 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 31,39 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ, chiếm 85,01% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trong 2 tháng đầu năm 2019, cả nước có 7 mặt hàng đạt trị giá trên 1 tỷ USD, trong đó đều là các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 02 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 37,1 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại của Việt Nam ước tính nhập siêu 176 triệu USD. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc (thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam) từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam.
Cơ hội sẽ đến từ các FTA
Bộ Công Thương nhận định, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản - những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020.
Bên cạnh đó, những tác động của Covid-19 không chỉ khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại của Việt Nam với các thị trường khác. Nguyên nhân là hầu hết nguyên liệu sản xuất của Việt Nam như may mặc, linh kiện điện tử được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.
Đối với Trung Quốc, xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các cửa khẩu tại các tỉnh biên giới phía Bắc trong tháng 2/2020 bị gián đoạn do Trung Quốc tạm ngưng trao đổi hàng hóa biên mậu theo hình thức cư dân biên giới để đối phó với dịch Covid-19. Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương đã đưa ra các biện pháp tháo gỡ kịp thời, song nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tính đến cuối tháng 2/2020, tiến độ thông quan tại một số cửa khẩu chưa được cải thiện nhiều do hai bên vẫn tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và lực lượng bốc xếp của phía Trung Quốc còn mỏng, lượng xe vận chuyển hàng hóa cả xuất và nhập khẩu thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thấp hơn nhiều so với trước thời điểm dịch bệnh.
Bộ Công Thương khẳng định, bên cạnh những khó khăn, thách thức, động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới có thể đến từ Hiệp định EVFTA được ký kết và sớm có hiệu lực. Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam - EVFTA, và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Hiệp định EVFTA được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn thâm nhập thị trường quy mô GDP tới 18.000 tỉ USD. EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2020.
 
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Với CPTPP, ngay trong năm đầu thực thi, Hiệp định CPTPP đã giúp kim ngạch xuất khẩu nước ta tăng 8,3%.
Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng – Nguyên Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích, CPTPP và EVFTA được đánh giá là những hiệp định quan trọng nhất, đã mở ra điều kiện để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường cao cấp. Trong đó, CPTPP được đánh giá là FTA thế hệ mới, được cam kết ở mức rất cao. Rất nhiều mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, có thể XK hiệu quả vào các khu vực này như dệt may, giày dép, điện thoại, thủy hải sản…
Doanh nghiệp cũng được khuyến cáo cần đặc biệt chú ý vì đây là những thị trường tiềm năng, có khả năng xuất khẩu lớn. Nhưng phải lưu ý, chỉ khi hàng hóa Việt Nam có chứng nhận xuất xứ Việt Nam, đạt tỷ lệ nội địa hóa nhất định mới được hưởng thuế suất đó. Do vậy bên cạnh việc nỗ lực nội địa hóa, cần đề phòng hiện tượng hàng hóa nước ngoài mạo danh hàng Việt Nam để xuất khẩu.

Nguồn: Congthuong.vn

Trích: http://vinanet.vn

Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới ngành giấy do dịch bệnh Corona gây ra

Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới ngành giấy do dịch bệnh Corona gây ra

 Khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona diễn ra, không chỉ nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng, kinh tế Việt Nam cũng bị tác động kéo theo, trong đó bao gồm ngành giấy. Bài viết sau giúp các doanh nghiệp ngành giấy có cái nhìn khách quan về mức độ ảnh hưởng để có hướng giải quyết phù hợp.
 
Nhận định chung về sự ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu
 
Nếu năm 2003, nền kinh tế Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 8.8% của nền kinh tế thế giới, thì đến năm 2019, con số này đã tăng lên 19.5% ( tính theo sức mua tương đương (PPP)), so với Mỹ chỉ chiếm khoảng 15% tổng GPD thế giới. Cho thấy mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế của Trung Quốc đến các thị trường khác hiện nay đang tăng lên rất nhiều lần nếu so với thời điểm dịch SARS xảy ra năm 2003.
 
Tuy tỷ lệ tử vong của Corona hiện chỉ là 2% trên tổng ca nhiễm, thấp hơn nhiều so với SARS là 10%, nhưng số ca lây nhiễm đã lên tới 31.482, người tính đến hết 0 giờ ngày 07/02/2020, cũng như đã ảnh hưởng đến 28 quốc gia trên thế giới và vẫn đang lan truyền với tốc độ rất cao, nên tác động của dịch bệnh sẽ không hề nhỏ.
 
 

Ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giấy Trung Quốc:

 
Theo phân bố địa lý thì hầu hết các các nhà máy giấy lớn của Trung Quốc cách Vũ Hán từ 600-1.000km, nên nhiều khả năng sẽ được cho phép sản xuất trở lại sớm sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
 
Tuy nhiên, do Vũ Hán ở vị trí trung tâm của Trung Quốc và được coi là “Lá phổi công nghiệp” của Trung Quốc, nên nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện trong 7-14 ngày tới thì khả năng các nhà máy giấy phải tiếp tục đóng cửa là rất cao và ngành công nghiệp giấy Trung Quốc có thể đối mặt với các vấn nạn sau đây:
 
1- Làn sóng công nhân viên quay lại nhà máy sau kỳ nghỉ tết có thể bị trì hoãn hoặc tạm ngưng chưa rõ thời hạn;
 
2- Doanh nghiệp giấy đối mặt với những thách thức lớn trong phòng ngừa dịch bệnh và kiểm soát an ninh;
 
3- Sau khi công việc bắt đầu, có thể đối mặt với tình huống thiếu hụt giấy nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, cùng những hạn chế về năng lực và hiệu quả của dịch vụ hậu cần;
 
4- Nhu cầu giấy bao bì sau dịch bệnh có thể tăng mạnh và giá cả sẽ tăng đi theo với giá nguyên liệu tăng do thiếu hụt;
 
5- Nhu cầu về các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt có thể tăng mạnh, trong khi nhu cầu về giấy văn phòng có thể sẽ giảm;
 
Có thể không chỉ Trung Quốc đối mặt với những vấn nạn trên, mà nhiều quốc gia khác cũng phải tìm phương án ứng phó với những vấn đề này do Trung Quốc hiện là một mắt xích quan trọng trong ngành giấy trên phạm vi toàn cầu.
 
Giá giấy tăng do tâm lý bất ổn
 
Các chuyên gia kinh tế của Fastmarkets RISI – Công ty nghiên cứu và tư vấn, cung cấp dữ liệu về ngành giấy toàn thế giới – nhận định, thời điểm này còn quá sớm để khẳng định đại dịch sẽ gây ra suy thoái kinh tế, tuy vậy cũng không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng tiềm tàng của nó. Đặc biệt là với các quốc gia có chi nhánh đặt tại Trung Quốc, hay có khách hàng hoặc nhà cung cấp chủ yếu là từ Trung Quốc đại lục như Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
 
Đối với ngành giấy, các tác động lên cung và cầu hiện chưa quá lớn, nhưng do dịch bệnh, nên nguồn cung của Trung Quốc bị sụt giảm, dẫn đến tăng cầu lên các thị trường khác. Trong khi việc mở rộng sản xuất lúc này là một điều không khả thi. Cộng với yếu tố tâm lý bất an của người tiêu dùng, giá cả dự báo sẽ tăng trong ngắn hạn, điển hình đã có một số nhà cung cấp điều chỉnh tăng giá trong tháng 2/2020. Cụ thể: Các nhà máy giấy Duplex tại Hàn Quốc đã thông báo tăng giá USD20/MT – USD30/MT; Các nhà máy Ấn Độ (Duplex) đã công bố tăng giá USD30/MT ngay đầu tháng 2. Các nhà cung cấp giấy Couche của Hàn Quốc cũng đưa thông tin dự kiến tăng giá USD20/MT.
 
Việc tăng giá lần này không xuất phát 100% trực tiếp từ dịch Corona, mà một phần do giá cả của các nhà máy Ấn Độ đã ổn định khá lâu, một phần do giá nguyên liệu giấy, kể cả giấy thu hồi cũng đã tăng USD10-20/MT từ tháng 01/2020 và đây là thời điểm phù hợp để các nhà sản xuất điều chỉnh tăng giá bán.
 
Tác động mạnh tới ngành giấy Việt Nam
 
Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu giấy (chủ yếu là giấy bao bì lớp sóng và lớp mặt thông thường) sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn, chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số giấy xuất khẩu, nên khi xuất khẩu đi Trung Quốc giảm mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các bài toán phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sản xuất và tồn kho.
 
Về nhập khẩu giấy, theo số liệu tổng kết năm 2019, nếu xét về 10 dòng hàng giấy/bìa chủ đạo Việt Nam nhập khẩu cả năm thì lượng hàng có xuất xứ Trung Quốc chiếm 19.76% với số lượng là 248,565.26. Các dòng hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol, … Cùng với các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà Việt Nam hiện vẫn đang phải nhập khẩu với lượng lớn từ Trung Quốc.
 
Bảng thông tin nhập khẩu giấy Việt Nam năm 2019 theo số liệu từ Hải quan:
 
 
Theo thông tin chúng tôi tổng hợp được, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện giao thương của nước ta và Trung Quốc đang có một số khó khăn, như:
 
Chính quyền các tỉnh biên giới phía Bắc đang siết chặt kiểm soát ở các cửa khẩu, Lạng Sơn tạm dừng thông quan hàng hóa tại nhiều cửa khẩu.
 
Các tàu xe chở hàng hóa từ Trung Quốc nhập về Việt Nam trong vòng 14 ngày từ các cảng Trung Quốc phải được kiểm dịch và cách ly theo quy định, sẽ gây phát sinh chi phí và chậm trễ tiến độ dẫn đến nguồn cung chậm, thiếu hụt, …
 
Hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc của Việt Nam cũng bị ùn ứ ở các cửa khẩu do không có người nhận hàng, giao hàng và nhu cầu giảm, …
 
Ngoài ra, lao động Trung Quốc sẽ phải kéo dài thêm ngày nghỉ, và chưa được phép nhập cảnh Việt Nam dẫn đến có thể thiếu hụt chuyên gia, lao động kỹ thuật làm sản xuất ngưng trệ…
 
Chính vì vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh từ virus Corona lên việc xuất nhập khẩu của ngành là không nhỏ và có thể còn kéo dài.
 
Giải pháp ứng phó với khó khăn
 
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp ngành giấy cần bình tĩnh theo sát tình hình dịch bệnh để có sự thích ứng và chuẩn bị kịp thời, và phải nhanh chóng có các giải pháp để đối phó với tình trạng khó khăn giai đoạn này, do dự báo dịch bệnh có thể còn kéo dài.
 
Cụ thể, các công ty trong ngành cần chủ động tìm và đa dạng hóa nguồn cung ứng vật tư, thiết bị (mền xeo, bạt sấy, phụ tùng,…), chuyên gia và các sản phẩm giấy Couche, Bristol, Ivory, Duplex, … từ các thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á và các nước Châu Âu, để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất và tránh bị lệ thuộc, bị động trong tương lai; Đồng thời đánh giá đúng nhu cầu xuất khẩu giấy bao bì và hàng hóa (chủ yếu là nông, hải sản) đi Trung Quốc để đảm bảo an toàn trong thanh khoản và không bị tồn kho cao.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn: Hiệp hội Giấy và Bột giấy VN

Trích: http://vinanet.vn

TT năng lượng TG ngày 4/3/2020: Giá dầu tiếp đà tăng, khí tự nhiên giảm

TT năng lượng TG ngày 4/3/2020: Giá dầu tiếp đà tăng, khí tự nhiên giảm

 OPEC+ khuyến nghị cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày. OPEC+ sẽ họp vào ngày 5-6/3 để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng.
Giá dầu ngày 4/3/2020 tăng hơn 1% do kỳ vọng các nhà sản xuất chủ yếu tiến gần hơn đến thỏa thuận cắt giảm sâu sản lượng, nhằm bù đắp nhu cầu suy giảm do virus corona bùng phát.
Giá dầu thô Brent tăng 58 US cent tương đương 1,12% lên 52,44 USD/thùng, sau khi giảm 4 US cent trong phiên trước đó. Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 53 US cent tương đương 1,12% lên 47,71 USD/thùng, tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
Tuy nhiên, tính đến nay cả hai loại dầu Brent và WTI đều giảm khoảng 27% kể từ mức cao đỉnh điểm năm 2020 trong tháng 1/2020, do nhu cầu suy giảm bởi virus corona bùng phát.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+ đề nghị cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày. Khuyến nghị này có nghĩa là Nga và Saudi Arabia – hai nước sản xuất lớn nhất trong nhóm OPEC+, tiến gần hơn đến 1 thỏa thuận nhằm hỗ trợ giá.
Do vậy, sản lượng dầu cắt giảm sẽ tăng lên 2,1 triệu thùng/ngày (bpd) bao gồm 1,7 triệu bpd trong các hạn chế bởi OPEC+ và sự cắt giảm tự nguyện khác bởi Saudi Arabia – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
OPEC+ ban đầu xem xét cắt giảm thêm 600.000 bpd để bù đắp nhu cẩu sụt giảm bởi virus corona. Nhóm sẽ họp tại Vienna vào ngày 5-6/3/2020, mặc dù các hội nghị quốc tế khác bị hủy vì virus, các cuộc đàm phán có thể được tổ chức bằng video.
Sự không chắc chắn về mức độ xói mòn nhu cầu gia tăng do virus corona bùng phát và thời gian phục hồi không xác định trong sản lượng Libya, sẽ ảnh hưởng đến quyết định của OPEC+, các nhà phân tích Barclays cho biết.
Các nhà phân tích cho biết: “Đây không phải lúc cần thận trọng đối với OPEC+. Tình trạng dư cung trong quý 2/2020 cần nỗ lực từ nhóm nhằm bù đắp ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát. Dự kiến OPEC+ sẽ cắt giảm sâu sản lượng trong quý 2/2020 thêm ít nhất 500.000 bpd”.
Morgan Stanley cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong quý 2/2020 xuống 55 USD/thùng và triển vọng dầu WTI xuống 50 USD/thùng, do dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ tiến gần hơn tới bằng 0 và nhu cầu ngoài Trung Quốc có thể chậm hơn do virus corona.
Khí tự nhiên tăng khi Fed cắt giảm lãi suất
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng phiên thứ 2 sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới khỏi tác động của virus corona.
Giá khí tự nhiên tăng theo xu hướng giá dầu thô tăng do dự báo thời tiết ấm hơn và nhu cầu khí trong hai tuần tới giảm so với dự kiến ban đầu.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn giao dịch New York tăng 4,4 US cent tương đương 2,5% xuống 1,8 USD/mmBtu.

 

Bảng giá năng lượng thế giới sáng 4/3/2020:

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

48,0600

0,81

1,71 %

-14,89%

Dầu Brent

USD/thùng

52,7900

0,89

1,71 %

-19,72%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

1,9050

0,003

0,16 %

-33,88%

Xăng

USD/gallon

1,5347

0,0254

1,68 %

-13,10%

Dầu đốt

USD/gallon

1,5429

0,0239

1,57 %

-23,43%

 Nguồn: VITIC/Reuters
 Trích: http://vinanet.vn
 

Hỗ trợ trực tuyến

4384900
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tổng
1744
4123
5867
2330825
84846
4384900

Your IP: 3.148.106.49
Server Time: 2024-11-25 09:30:43

SUPPORT ONLINE

Ông Giang Tử - 0913.329.033
Bà Nga - 0903.228.574

 

 

We have 55 guests and no members online