Chiều 21/7, Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình đã tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy Điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Đây là nhà máy điện gió thứ tư trong cả nước được khởi công xây dựng, sau hai nhà máy khác cũng tại tỉnh Bình Thuận và một nhà máy tại tỉnh Bạc Liêu.
Ðiện gió được xem là nguồn năng lượng sạch vì trong quá trình sản xuất không phát thải các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Cùng với các nguồn năng lượng tái tạo khác, điện gió là nguồn năng lượng của tương lai sẽ dần thay thế các dạng năng lượng truyền thống.
Nhà máy Điện gió Phú Lạc có tổng diện tích 400ha, trong đó diện tích chiếm đất vĩnh viễn của dự án khoảng 11ha và diện tích chiếm đất tạm thời khoảng 8ha.
Ở giai đoạn 1, Nhà máy Điện gió Phú Lạc được thiết kế bao gồm 12 tuabin với công suất 24MW, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của Nhà máy Điện gió Phú Lạc dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 14 tháng.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thiếu hụt năng lượng điện hiện nay và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng về điện gió ở Bình Thuận rất lớn. Nhiều nhà đầu tư chọn Bình Thuận bởi nơi đây có gió lớn quanh năm, ít bão, nhiều khu vực có ngọn đồi cao, vận tốc gió có thể đạt tới 7m/giây mà theo thiết kế, với tốc độ gió 3m/giây thì cánh quạt khởi động, tuabin sẽ phát điện được.
Tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư điện gió như: hỗ trợ đất đai, thuế, các ưu đãi khác... Tuy nhiên, vấn đề khó khăn để phát triển điện gió của tỉnh chính là công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Nhiều dự án vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài bởi cả Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, hầu như chưa có một cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên về điện gió.
Hiện Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện với hơn 12 dự án phong điện, với tổng công suất hơn 2.000 MW./.
Trích nguồn : http://www.vietnamplus.vn/
- Sáng 12-7, UBND TP.Hải Phòng cùng Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công xây dựng dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái tại đảo Vũ Yên (quận Hải An và huyện Thủy Nguyên).
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo TP.Hải Phòng và các bộ, ngành bấm nút khởi công dự án - Ảnh: Đ.Bình |
Phát biểu trước khi bấm nút phát lệnh khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định đây là một dự án lớn, rất quan trọng đối với Hải Phòng, khi hoàn thành (năm 2020) sẽ là điểm nhấn phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút du khách, tạo nhiều việc làm cho địa phương.
Phó Thủ tướng cho rằng một dự án lớn, nhiều hạng mục, với mức đầu tư 19.000 tỷ đồng mà Hải Phòng và các đơn vị liên quan chỉ mất 6 tháng chuẩn bị thể hiện sự quan tâm và quyết tâm của thành phố cùng các nhà đầu tư. Phó Thủ tướng yêu cầu dự án cần triển khai đúng tiến độ, và đảm bảo chất lượng cao nhất.
Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 870 ha, nằm trên toàn bộ đảo Vũ Yên (đảo nằm ở vị trí độc đáo, giao điểm của ba dòng sông Cấm-Ruột Lợn và Bạch Đằng).
Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup dự án này được quy hoạch hoàn toàn theo mô hình đô thị du lịch sinh thái, gồm các hạng mục: sân gofl 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế; các biệt thự sinh thái; khu vui chơi giải trí phức hợp (khu mua sắm, ẩm thực, thủy cung, công viên nước…); công viên sinh thái và hệ thống cáp treo dài 1,5 km nối đảo với đất liền.
Dự án được đầu tư xây dựng với mức 19.000 tỷ đồng, và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Trích nguồn: http://tuoitre.vn/
Nguồn cung nhân sự cho ngành bán lẻ còn quá ít so với nhu cầu .
|
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tỏ ra không mấy tin tưởng kinh tế cả năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng 6,2% nếu không khai thác thêm dầu.
Một lần nữa, khai thác dầu thô lại được sử dụng như công cụ để đảm bảo tăng trưởng. Ảnh: Triệu Trùng Điệp
“Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2015 thì lượng dầu thô khai thác phải đạt 16 triệu tấn, tăng 400.000 tấn so với năm ngoái”, ông báo cáo tại phiên họp Chính phủ tổ chức đầu tuần này. Ông Vinh cũng đã từng nói rằng không hề cảm thấy “vui mừng gì” khi tăng trưởng phải dựa vào khai thác dầu thô và các tài nguyên khác.
Lo ngại của Bộ trưởng Vinh được người đồng nhiệm Vũ Huy Hoàng chia sẻ. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu: “Nếu tiếp tục giữ sản lượng khai thác theo kế hoạch đã đề ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mục tiêu tăng trưởng 6,2% trong năm nay”. Ông Hoàng giải thích, mức tăng trưởng 6,2% được tính toán hồi tháng 9 năm ngoái trên nền tảng phải khai thác được 14,74 triệu tấn dầu thô với mức giá 100 đô la Mỹ/thùng. Nay, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được chỉ đạo khai thác thêm hơn 1 triệu tấn so với kế hoạch 14,74 triệu tấn.
Có vẻ như chỉ tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đã ấn định như một pháp lệnh đang gây ám ảnh cho các nhà hoạch định chính sách, nhất là trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ. Một lần nữa, khai thác dầu thô lại được sử dụng như công cụ để đảm bảo tăng trưởng.
Câu hỏi đặt ra là vì sao các bộ trưởng lại không tự tin với mức tăng trưởng của nửa cuối năm nay. Theo số liệu mới được công bố, tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm nay đạt 6,28%, là mức cao nhất từ 2011 trở lại đây.
Ông Vinh là người có vị trí nhìn thấy rõ nhất điều này. Ông giải thích: “Có hai khu vực tăng mạnh, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng GDP nửa đầu năm. Thứ nhất là khu vực chế biến chế tạo, năm nay tăng hơn 9% so với 6 tháng cùng kỳ. Thứ hai là khai thác dầu khí được 8,3 triệu tấn, giá bán trên thị trường bình quân là 60 đô la Mỹ/thùng đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP đầu năm”.
Liệu tăng trưởng có tiếp tục cao trong bối cảnh những yếu tố then chốt khác thậm chí còn trở nên xấu đi?
Đó là, chưa bao giờ sản lượng và giá sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh như gần đây. Nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng vỏn vẹn 2,36% trong nửa đầu năm nay, giảm mạnh so với mức tăng 2,9% của cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê. Rõ ràng, tình trạng hạn hán trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn. Cùng với đó là nhiều mặt hàng thủy sản, nông sản không xuất khẩu được. Vấn đề của ngành nông nghiệp cần phải được mổ xẻ, phân tích để tìm ra giải pháp.
Thứ hai, trong sáu tháng đầu năm nay nhập siêu ước tính 3,7 tỉ đô la Mỹ, tương đương 4,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, gần chạm ngưỡng chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra. Nhập siêu vượt quá sẽ tạo thêm rủi ro làm mất cân bằng cán cân thanh toán ngoại tệ, gây áp lực lớn hơn lên tỷ giá vốn đã rất mong manh.
Còn hàng loạt những nghịch lý tăng trưởng khác. Chẳng hạn, vì sao chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp chỉ 0,86% mà lãi suất của nhiều khoản vay vẫn cao ngất ngưởng hơn 10%? Vì sao đà phá sản của doanh nghiệp vẫn không bị chặn lại? Vì sao tăng trưởng mà số lượng việc làm mới không tăng?...
Dù sao thì dầu thô đã góp phần “cứu” tăng trưởng. Trong nửa đầu năm nay, lượng dầu thô khai thác đạt 8,3 triệu tấn, tăng tới 11% so cùng kỳ, song thu từ dầu thô chỉ là 32.600 tỉ đồng, bằng 35% kế hoạch. Một báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, với giá dầu ước tính 60 đô la Mỹ/thùng thì giảm thu từ dầu thô theo kế hoạch sẽ vào khoảng 20.000-30.000 tỉ đồng.
“Phải dùng thu nội địa bù lại thì mới đảm bảo thu ngân sách. Tinh thần là thu nội địa phải tăng trên 10%, đặc biệt là thu ngân sách trung ương”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng “ép” Tổng cục Thuế tại phiên họp tổng kết ngành mới đây, dù ngành thuế chỉ “dám” cam kết vượt thu nội địa 8%.
Liệu những nỗ lực cải cách thể chế có thực sự tạo dấu ấn lên tăng trưởng? Câu trả lời không khó khi mà có tới 13 bộ, ngành, và 51 tỉnh thành chưa có kế hoạch hành động theo yêu cầu của Nghị quyết 19, văn bản quan trọng nhất trong điều hành của Chính phủ trong hai năm nay.
Trích nguồn: http://www.vinpa.org.vn/
Lễ công bố chuyển đổi mô hình GPBank từ ngân hàng cổ phần thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tại Ngân hàng Nhà nước .
|
Trích nguồn : http://www.ktdt.vn/
Ông Giang Tử - 0913.329.033 |
Bà Nga - 0903.228.574 |
We have 37 guests and no members online